Giáo án Công dân lớp 8 cả năm

Giáo án Công dân lớp 8 cả năm

Tiết 1 - Bài 1.

TÔN TRỌNG LẼ PHẢI.

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1.Kiến thức:

- Thế nào là lẽ phải

 -Biểu hiện của sự tôn trọng lẽ phải

 - ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải

2.Thái độ:

- Biết tôn trọng lẽ phải, học tập những tấm gương tốt trong XH

 -Biết phê phán những hành vi không tôn trọng lẽ phải

3.Kĩ năng:

- Biết phân biệt hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống

 - Rèn luyện và giúp đỡ mọi người biết tôn trọng lẽ phải

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN.

 GV: Nghiên cứu tài liệu ,soạn giảng

 HS: Học bài cũ, soạn bài mới

 

doc 76 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 706Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công dân lớp 8 cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1.
Ngày soạn:
Ngày giảng: Tiết 1 - Bài 1.
tôn trọng lẽ phải. 
A. Mục tiêu bài học
1.Kiến thức: 
- Thế nào là lẽ phải 
	-Biểu hiện của sự tôn trọng lẽ phải
	- ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải
2.Thái độ: 
- Biết tôn trọng lẽ phải, học tập những tấm gương tốt trong XH
	-Biết phê phán những hành vi không tôn trọng lẽ phải
3.Kĩ năng: 
- Biết phân biệt hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống
	- Rèn luyện và giúp đỡ mọi người biết tôn trọng lẽ phải
B. phương tiện thực hiện.
	GV: Nghiên cứu tài liệu ,soạn giảng	
	HS: Học bài cũ, soạn bài mới
C. cách thức tiến hành.
 Thảo luận, đàm thoại, nêu vấn đề.
D. Tiến trình lên lớp
	1/.Tổ chức: SS 8A: 8B: 8C:
 2/.Kiểm tra:
	3/.Bài mới: 
- Yêu cầu hs đọc phần ĐVĐ.
Hỏi: Những việc làm của tri huyện Thanh Ba với tên nhà giàu và người nông dân nghèo?
Hỏi: Hình bộ thượng thư anh ruột của tri huyện Thanh Ba có hành động gì?
Hỏi: Việc làm của quan Tuần phủ Nguyễn Quang Bích ?
Hỏi: Việc làm của quan tuần phủ thể hiện đức tính gì?
Hỏi: Trong cuộc tranh luận, có bạn đưa ra ý kiến nhưng bị đa số các bạn khác phản đối. Nếu thấy ý kiến đó đúng thì em xử sự như thế nào?
Hỏi: Thế nào là tôn trọng lẽ phải?
Hỏi: Biểu hiện của tôn trọng lẽ phải?
ý nghĩa?
GV khái quát
I.Đặt vấn đề 
- Ăn hối lộ của tên nhà giàu
- ức hiếp dân nghèo 
- Xử án không công minh , đổi trắng thay đen 
- Xin tha cho chi huyện 
- Bắt tên nhà giàu , trả ruộng cho người nông dân
- Phạt tiền nhà giàu về tội hối lộ , ức hiếp
- Cách chức chi huyện Thanh Ba 
- Không nể nang đồng lõa với kẻ xấu
- Dũng cảm dám đấu tranh với kẻ xấu 
- Bảo vệ chân lí , tin tưởng lẽ phải 
Cần ủng hộ và bảo vệ ý kiến của bạn bè bằng cách phân tích cho các bạn thấy những điểm mà em cho là đúng , hợp lí 
II : Nội dung
- Lẽ phải là những điều được coi là đúng đắn phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội 
- Tôn trọng lẽ phải là công nhận , ủng hộ , tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn 
- Biểu hiện : thái độ , lời nói , cử chỉ và hành động ủng hộ , bảo vệ điều đúng đắn của con người 
Giúp con người có cách ứng xử phù hợp , làm lành mạnh mối quan hệ XH, góp phần thúc đẩy XH ổn định và phát triển
III. Bài tập :Bài tập 1
4. Củng cố .
- Em hãy lựa chọn cách giải quyết nào trong nhưng trường hợp sau đây và giải thích vì sao?
a) Trong các cuộc tranh luận với các bạn cùng lớp em sẽ:
1.Bảo vệ ý kiến của mình, không cần lắng nghe ý kién của người khác
2. ý kiến nào được đa số đồng tình thì theo
3. Lắng nghe ý kiến của bạn phân tích đánh giá xem ý kiến nào hợp lí thì theo
4. khong bao giờ đưa ra ý kiến của mình
 5. Hướng dẫn về nhà .
- Học bài cũ
- Soạn bài Liêm khiết
Tuần 2.
Ngày soạn:
Ngày giảng: Tiết 2 - Bài 2
Liêm khiết
A. Mục tiêu bài học.
1.Kiến thức:
	- Học sinh hiểu thế nào là liêm khiết
 - Biết phân biệt hành vi không trái ngược với liêm khiết 
 - Biểu hiện và ý nghĩa của liêm khiết 
2.Thái độ:
	- Đồng tình , ủng hộ , học tập gương liêm khiết 
 - Phê phán hành vi không liêm khiết trong cuộc sống 
3.Kĩ năng:
HS biết kiểm tra hành vi của mình để tự rèn luyện bản thân về đức tính liêm khiết.
B. phương tiện thực hiện.
	GV: Nghiên cứu tài liệu , soạn giảng	: tục ngữ , ca dao , danh ngôn nói về liêm khiết 
	HS: Tìm những tấm gương liêm khiét trong cuộc sống.
C. cách thức tiến hành.
 Đàm thoại, thảo luận. 
D. Tiến trình lên lớp 
	1. Tổ chức: SS 8A: 8B: 8C:
2.Kiểm tra ( 5 phút) Hỏi: Thế nào là tôn trọng lẽ phải? cho ví dụ
	2.Bài mới ( 35 phút)
- Cho biết việc làm của bà Ma-Ri Quy-ri ?
-Việc làm đó thể hiện đức tính gì ?
- Hãy nêu hành động của Dương Chấn?
- Ông có đức tính gì?
- GV: Tấm gương liêm khiết của Bác Hồ:Cả cuộc đời Bác luôn sống trong sạch, không hám danh, lợi, không toan tính riêng tư cho bản thân, khước từ những ưu đãI dành cho chủ tịch nước để chăm lo cho nhân dân, cho đất nước. 
? Em hiểu thế nào là liêm khiết?
- Trích câu nói của Bác Hồ:” Tôi chỉ có một ham muốn.”
? Câu nói trên thể hiện phẩm chất gì của Bác?
? Sống liêm khiết có ý nghĩa ntn?
Hỏi: Nêu những hành vi trái với liêm khiết?
I. Đặt vấn đề
- Cùng chồng là Pi e Quy- ri đã giúp cho tác giả những sản phẩm có giá trị khoa học và kinh tế 
- Không giữ bản quyền phát minh mà vui lòng sống túng thiếu, sẵn sàng giữ quy trình chiết tách Ra- đi cho ai cần tới 
 - Gửi tài sản 1gam Ra- đi cho việc nghiên cứu 
Bà không vụ lợi , tham lam, sống có trách nhiệm với gia đình và XH
Không đòi hỏi điều kiện vật chất nào 
- Là nhà kiến thiết đời Đông Hán , được bổ đi làm quan thái thú quận Đông Lai
- Vương mật người được ông tiến cử đem vàng đến lễ 
- Ông tiến cử người làm việc tốt không cần đến tiền bạc vàng của người đó 
- Đức tính của ông thanh cao, vô tư và không hám lợi 
II. Nội dung bài học
- Liêm khiết là lối sống trong sạch, không hám danh hám lợi, không toan tính nhỏ nhen ích kỉ.
- Sống liêm khiết sễ được thanh thản, được mọi người quý mến, tin cậy, góp phân làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.
III. Bài tập
Bài 1 : - Hành vi liêm khiết 1,3,5,7
 - Không liêm khiết 2,4,6
4. Củng cố .
 - Em hiểu thế nào là liêm khiết?
 - Tại sao phải liêm khiết?
 5. Hướngdẫn về nhà .
- Học bài cũ, làm bài tập còn lại
- sưu tầm truyện nói về liem khiết
- Soạn bài tôn trọng người khác
Tuần 3
Ngày soạn:
Ngày giảng: Tiết 3 - Bài 3.
tôn trọng người khác
A. Mục tiêu bài học
1.Kiến thức:
 -Hiểu thế nào là tôn trọng ngựời khác, sự tôn trọng ngựời káhc đối với mình
	-Biểu hiện của tôn trọng người khác
2.Thái độ:
 -Đồng tình ủng hộ và học tập những hành ci biết tôn trọng người khác
	-Có thái độ phê phán hành vi thiếu tôn trọng người khác
3.Kĩ năng:
 -Biết phân biệt hành vi tôn trọng và không tôn trọng người khác
	-Có hành vi rèn luỷện thói quen tự kiểm tra đánh giá và điều chỉnh hành ci của mình cho phù hợp
B. phương tiện thực hiện.
	GV: Nghiên cứu tài liệu chuyện đọc thơ , tục ngữ, ca dao , soạn giảng	
	HS: Học bài cũ, soạn bài mới
C. cách thức tiến hành.
 Thảo luận, đàm thoại, nêu vấn đề.
D. Tiến trình lên lớp
	1. Tổ chức: SS 8A: 8B: 8C:
1.Kiểm tra: Hỏi: Em hãy kể một câu chuyện về tính liêm khiết?
 Hỏi: Đọc một câu tục ngữ, ca dao nói về tính liêm khiết?
	2.Bài mới:
Hỏi: Nhận xét về cách cư xử, thái độ và việc làm của Mai?
Hỏi: Hành vi của Mai được mọi người đối xử như thé nào?
Hỏi: Nhận xét cách cư xử của một số bạn đối với Hải?
Hỏi: Suy nghĩ của hải như thế nào?
Hỏi: Thái độ của Hải thể hiện đức tính gì?
Hỏi: Nhận xét việc làm của Quân và Hùng?
Hỏi: Em cho biết thế nào là tôn trọng người khác?
GV: Cùng HS tìm hiểu biểu hiện của tôn trọng người khác:Các hành vi, việc làm bảo vệ môI trường là coi trọng cuộc sống của mình và mọi người, là thể hiện sự tôn trọng người khác: Không vứt rác, đổ rác thảI bừa bãI, không hút thuốc lá, không làm mất trật tự ở nơI công cộng, không mở ti vi, bật nhạc quá tỏtong giờ nghỉ trưa, nghỉ tối của người khác
Hỏi: Vì sao chúng ta phải tôn trọng người khác?
? Để trở thành người biết tôn trọng người khác, cần rèn luyện ntn?
I. đặt vấn đề
HS thảo luận
- Mai là học sinh giỏi 7 năm liền nhưng không liêu căng coi thường người khác
- Lễ phép, chan hoà, cởi mở, giúp đỡ nhiệt tình vô tư gương mẫu chấp hành nội quy
Mai được mọi người tôn trọng quý mến
Trêu chọc Hải vì em là da đen
- Hải không cho da đen là xấu mà còn tự hào vì được hưởng màu da của cha mình
- Đọc truyện, cười trong lớp
- Quân và Hùng thiếu tôn trọng ngựời khác
II. Nội dung
1.Thế nào là tôn trọng ngựời khác
- Là đánh giá đúng mức , coi trọng danh dự , phẩm giá lợi ích người khác, thể hiện lối sống có văn hoá của mọi người.
2.ý nghĩa
Tôn trọng người khác thì mới nhận được sự tôn trọng của người khác đối với mình
Mọi người tôn trọng nhau thì xã hội trở nên lành mạnh trong sáng và tốt đẹp hơn
3. cách rèn luyện
- Tôn trọng người khác mọi lúc mọi nơi
- Thể hiện cử chỉ hành động và lời nói tôn trọng người khác
III. Bài tập: HS làm bài tập
 4. Củng cố : -Thế nào là tôn trọng người khác? 
 5. Hướng dẫn về nhà: - Học bài cũ, soạn bài Giữ chữ tín?
Tuần 4.
Ngày soạn:
Ngày giảng: Tiết 4 - Bài 4.
Giữ chữ tín
A. Mục tiêu bài học.
1.Kiến thức:
	- Hiểu thế nào là chữ tín
 - Biểu hiện của việc giữ chữ tín như thế nào ?
 - Vì sao phải giữ chữ tín?
2.Thái độ:
	- Mong muốn rèn luyện theo gương người biết giữ chữ tín 
3.Kĩ năng: 
	- Biết giữ lời hứa, có trách nhiệm đối với công việc.
B. phương tiện thực hiện.
	GV: SGK, SGV
	HS: Những tấm gương luôn biết giữ lời hứa trong thực tế.
C. cách thức tiến hành:
 Nêu vấn đề, thảo luận, đàm thoại.
D. Tiến trình lên lớp
	1. Tổ chức: SS 8A: 8B: 8C:
 2.Kiểm tra : - Thế nào là tôn trọng người khác?
	- Vì sao phải tôn trọng người khác?
	3.Bài mới :
Hỏi: Tìm hiểu việc làm của nước Lỗ 
Hỏi: Tìm hiểu việc làm của Nhạc Chính Tử. Vì sao Nhạc Chính Tử làm như vậy ?
Hỏi: Một em bé đã nhờ Bác điều gì ? Bác đã làm gì ? Vì sao ?
GVbổ sung:Tấm gương về giữ chữ tín của Bác Hồ: Bác luôn giữ lời hứa với mọi người và coi trọng lòng tin của mọi người với mình.
Hỏi: Người sản xuất, kinh doanh hàng hoá phải làm tốt việc gì đối với người tiêu dùng ? Vì sao ?
Hỏi: Kí kết hợp đồng phải làm đúng điều gì ? Vì sao không làm trái với quy định kí kết ?
Hỏi: Khi làm việc, cần làm gì để được người khác tin cậy , tín nhiệm ?
Hỏi: Thế nào là giữ chữ tín ? ý nghĩa của việc giữ chữ tín?
Hỏi: Mỗi người cần rèn luyện đức tính trên ntn?
I. Đặt vấn đề.
- Nước Lỗ phải cống nạp một cái đỉnh quý . Nước Lỗ làm đỉnh giả mang sang
- Vua Tề chỉ tin người mang đi là Nhạc Chính Tử . Nhưng ông không chịu đưa sang vì chuyện cái đỉnh giả đó sẽ làm mất lòng tin của vua Tề đối với ông
- Đòi Bác mua cho một cái vòng bạc . Bác đã hứa và giữ đúng lời hứa đó . Bác làm như vậy vì Bác trọng chữ tín
- Đảm bảo chất lượng hàng hoá , giá thành , mẫu mã , thời gian, thái độ 
- Vì nếu không làm như vậy sẽ mất lòng tin đối với khách hàng và hàng hoá sẽ không tiêu thụ được
- Thực hiện đầy đủ các yêu cầu đã kí Nếu không sẽ ảnh hưởng đến yếu tố kinh tế , thời gian , uy tín 
- Cẩn thận, chu đáo , làm tròn trách nhiệm , trung thực
 II. Bài học 
1. Thế nào là giữ chữ tín
- Là coi trọng lòng tin của người khác đối với mình , biết trọng lời hứa
2. ý nghĩa
- Sẽ được mọi người tin cậy , tín nhiệm
- Giúp mọi người đoàn kết và hợp tác với nhau 
3. Cách rèn luyện 
- Làm tốt nghĩa vụ của mình , giữ lời hứa . 
III. Luyện tập
 HS làm bài tập 
4. Củng cố 
 Nêu một vài tấm gương về giữ chữ tín?
 5. Hươớng dẫn về nhà
 - Học bài cũ
 - Soạn bài Pháp luật và kỉ luật
Tuần 5
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 5 - Bài 5.
Pháp luật và kỉ luật
A. Mục tiêu bài học.
 1. Kiến thức
 - Học sinh hiểu thế nào là pháp luật , kỉ luật và mối quan hệ của pháp luât và kỉ luật 
 - Học sinh thấy được lợi ích của việc thực hiện pháp luật và  ... ể vu khống trả thù 
6. Cùng với người lớn phòng chống tệ nạn XH
Câu 2: Em hiểu gì về nghĩa vụ tôn trọng , bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng
Câu3: Tìm những câu danh ngôn , ca dao , tục ngữ có nội dung tôn trọng tài sản của người khác 
D. GV thu bài 
E. Dặn dò 
 Học và soạn bài 
 Quyền tự do ngôn luận
Ngày soạn : 
Tuần : 
Tiết :
A. Kết quả cần đạt
- HS hiểu nội dung , ý nghĩa quyền tự do ngôn luận
- Nâng cao nhận thức về tự do và quyền tự do ngôn luận
B. Chuẩn bị
	GV: Nghiên cứu tài liệu ,soạn giảng	
	HS: Học bài cũ, soạn bài mới
C. Tiến trình lên lớp
	1.Kiểm tra ( 5 phút) Hỏi: Em hiểu gì về quyền tôn trọng tài sản của người khác
	2.Bài mới ( 35 phút) GV giới thiệu bài
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hỏi: Những việc làm nào dưới đây thể hiện quyền tự do ngôn luận công dân ? Vì sao ?
A, HS thảo luận bàn về biện pháp giữ gìn trường lớp 
B, Tổ dân phố họp bàn về công tác trật tự an ninh địa phương
C, Gửi đơn kiện lên toà án đòi quyền thừa kế 
D, Góp ý kiến vào dự thảo pháp luật và hiến pháp 
Hỏi: Thế nào là tự do ngôn luận
Hỏi: Thế nào là quyền tự do ngôn luận
Hỏi: Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận như thế nào? Vì sao ?
Hỏi: Trách nhiệm của nhà nước , công dân 
 GV khái quát lại 
GV hướng dẫn học sinh làm bài
D. Củng cố ( 3phút)
Hỏi:Thế nào là tự do ngôn luận? Cho ví dụ?
 E. Dặn dò ( 2 phút)
- Học bài cũ
- Soạn bài 
I. Đặt vấn đề 
Đáp án a , b , d là thể hiện quyền tự do ngôn luận
- Ngôn luận có người dùng lời nói(ngôn) để diễn đạt công khai ý kiến suy nghĩ của mình nhằm bàn bạc một vấn đề chuẩn 
- Tự do ngôn luận là tự do phát biểu ý kiến bàn bạc công việc chung
II. Nội dung bài học
1. Quyền tự do ngôn luận 
- Là quyền của công dân tham gia bàn bạc , thảo luận , đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của đất nước , XH 
2. Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận
- Phải theo quy định của pháp luật
Vì : Như vậy sẽ phát huy tính tích cực quyền làm chủ công dân, góp phần xây dựng nhà nước , quản lí XH theo yêu cầu chung của XH
3. Nhà nước làm gì ?
- Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do ngôn luân , tự do báo trí 
III. Bài tập
Đáp án b , d
 Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Ngày soạn : 
Tuần : 
Tiết :
A. Kết quả cần đạt
- Học sinh biết được hiến pháp là đạo luât cơ bản của nhà nước
- Hình thành cho học sinh ý thức “ sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật”
- Hoc sinh có nếp sống và thói quen “sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật”
B. Chuẩn bị
	GV: Nghiên cứu tài liệu ,soạn giảng	
	HS: Học bài cũ, soạn bài mới
C. Tiến trình lên lớp
	1.Kiểm tra ( 5 phút) Hỏi: 
	2.Bài mới ( 35 phút) GV giới thiệu bài
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Điều 146 hiến pháp 
Điều 6 
Hỏi: Ngoài điều 6 đã nêu ở trên , theo em còn co điều nào trong luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em và giáo dục trẻ em được cụ thể hoá trong điều 65 của hiến pháp ?
Hỏi: Từ điều 65, 146 , em có nhận xét gì về hiến pháp và điều luật hôn nhân gia đình , luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em
Hỏi: Hiến pháp đầu tiên của nước ta ra đời từ năm nào? Có sự kiện lịch sử nào ?
Hỏi: Vì sao có hiến pháp 1959, 1980, 1992
GV: cho HS thảo luận
HS : Chia làm 3 nhóm 
HS : Cử đại diện nhóm , thư kí
GV : Nhận xét , giải đáp , tổng kết 
GV : Cho HS lấy VD
GV :Chốt lại và chuyển ý 
Hỏi: Cơ quan nào có quyền lập ra hiến pháp pháp luật ?
Hỏi: Cơ quan nào có quyền sửa đổi hiến pháp ?
BT1. ( Nhóm 1)
BT2. ( Nhóm 2)
BT3. ( Nhóm 3)
Các nhóm giải bài tập vào phiếu 
D. Củng cố ( 3phút)
Hỏi:Cơ quan nào có quyền sủa đổi hiến pháp?
 E. Dặn dò ( 2 phút)
- Học bài cũ
- Soạn bài 
Điều 8 : Luật bảo vệ chăm sóc và bảo vệ trẻ em
Giữa hiến pháp và các điều luật có quan hệ với nhau ,mọi văn bản pháp luật đều phải phù hợp với hiến pháp và cụ thể hoá hiến pháp 
* Tìm hiểu hiến pháp Việt Nam
 - Hiến pháp 1946
 Sau khi CM tháng Tám thành công
- Hiến pháp 1929 thời kì xây dựng cách mạng XHCN
- Hiến pháp 1980 thời kì quá độ lên CNXH
- Hiến pháp 1992 thời kì đổi mới đất nước 
II. Nội dung bài học
1. Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước , có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật VN
Mọi văn bản quy định của hiến pháp , không được trái với hiến pháp 
* Bản chất của nhà nước ta là nhà nước của dân , do dân và vì dân
* Nội dung quy định các chế độ
- Chế độ chính trị
- Chế độ kinh tế 
- Chính sách XH , giáo dục , khoa học công nghệ 
- Bảo vệ tổ quốc
- Quyền và nhiệm vụ cơ bản của công dân
* Việc ban hành sửa đổi hiến pháp 
- Quốc hội
* Bài tập
Nhóm 1
 Các lĩnh vực
Điều luật
Chế độ kinh tế 
15, 23
Văn hoá, giáo dục, công nghệ , khoa học
40
Quyền và nghĩa vụ của công dân
52, 57
Tổ chức bộ máy nhà nước 
101, 131
Nhóm 2 
Văn bản
 Các cơ quan
QH
BGD
BKH
CP
BTC
ĐTN
Hiến pháp
*
Điểu lệ đoàn
*
Luật doanh nghiệp
*
Quy chế tuyển sinh
*
Luật thuế 
GTGT
*
Luật giáo dục
*
 Pháp luật nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Ngày soạn : 
Tuần : 
Tiết :	
A. Kết quả cần đạt
- HS hiểu được định nghĩa đơn giản về pháp luật và vai trò của pháp luật trong đời sống XH
- Bồi dưỡng cho HS có niềm tin vào pháp luật
- Hình thành ý thức tôn trọng pháp luật và thói quen sống , làm việc theo pháp luật
B. Chuẩn bị
	GV: Nghiên cứu tài liệu ,soạn giảng	
	HS: Học bài cũ, soạn bài mới
C. Tiến trình lên lớp
	1.Kiểm tra ( 5 phút) Hỏi: 
	2.Bài mới ( 35 phút) GV giới thiệu bài
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
GV: Cho HS các tình huống của phần đặt vấn đề
Hỏi: Những nội dung trong bảng thể hiện vấn đề gì ?
GV: Giải thích về việc thực hiện đạo đức và thực hiện pháp luật
Hỏi: Cơ sở hình thành đạo đức , pháp luật
Hỏi: Biện pháp thực hiện đạo đức , pháp luật
Hỏi: Nhà trường ra nội quy để làm gì ? Vì sao ?
Hỏi: Rút ra khái niệm pháp luật như thế nào ?
GV củng cố 
Hỏi: Nêu đặc điểm của pháp luật ? Cho VD
Hỏi: Bản chất pháp luật Việt Nam, phân tích vì sao ? Cho VD ?
Hỏi: Vai trò của pháp luật , cho VD ?
 GV chốt lại
BT4/61
GV chữa và giải thích thêm vì đây là bài thuộc lí luận . GV lấy VD 
GV :Tổ chức cho học sinh kể về những tấm gương bảo vệ pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật
GV : Cho học sinh chuẩn bị các câu hỏi theo cac nội dung sau :
Hỏi: Đọc thơ , tục ngữ , ca dao pháp luật 
D. Củng cố ( 3phút)
Hỏi:Vai trò của pháp luật? Cho ví dụ
E. Dặn dò ( 2 phút)
- Học bài cũ
- Soạn bài 
I. Đặt vấn đề
 Điều 74
Điều 
Bắt buộc công dân
Biện pháp xử lí
74
189
Cấm trả thù người khiếu nại , tố cáo
Huỷ hoại rừng 
- Cải tạo không giam giữ 3 năm
- Phạt tiền
- Phạt tù 
HS trả lời cá nhân
- Mọi người phải tuân theo pháp luật
- Khi vi phạm sẽ bị pháp luật xử lí
II. Bài học 
 Đạo đức
-Chuẩn mực đạo đức XH đúc kết từ thực tế cuộc sống và nguyện vọng của nhân dân
- Tự giác thực hiện
- Sợ dư luận XH lương tâm cắn rứt
 Pháp luật
- Do nhà nước đặt ra được gi lại bằng văn bản 
- Bắt buộc
- Phạt cảnh cáo , phạt tù , phạt tiền
1. Khái niệm
Pháp luật là quy tắc xử sự chung , có tình bắt buộc do nhà nước ban hành , được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục , thuyết phục cưỡng chế 
2.Đặc điểm
a. Tính quy phạm phổ biến 
b. Tính chính xác chặt chẽ 
c.Tính bắt buộc
VD : Luật giao thông đường bộ quy định , khi đi qua ngã tư mọi người , mọi phương tiện phải dừng lại trước đèn đỏ
3. Bản chất pháp luật Việt Nam
Pháp luật nước XHCN VN thể hiện tính dân chủ XHCN và quyền làm chủ của công dân lao động
VD: Quyền kinh doanh , Nghĩa vụ đóng thuế 
4. Vai trò pháp luật 
- Pháp luật là phương tiện quản lí nhà nước , quản lí XH
- Pháp luật là phương tiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp lệ của công dân
III. Bài tập
So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa đạo đức và pháp luật
Đạo đức
Pháp luật
Cơ sở hình thành
Đúc kết từ thực tế cuộc sống và nguyện vọng của nhân dân qua nhiều thế hệ
Do nhà nước ban hành 
Hình thức thể hiện
Các câu ca dao , tục ngữ , các câu châm ngôn 
Các văn bản pháp luật như bộ luật, luậttrong đó quy định các quyền nghĩa vụ công dân
Biện pháp bảo đảm thực hiện
Tự giác thông qua tác động của dư luận XH
Bằng sự tác động của nhà nước thông qua tuyên truyền, giáo dục thuyết phục hoặc răn đe
*Bồi dưỡng tình cam niềm tin vào pháp luật
HS Chơi trò chơi : “ Hái hoa dân chủ” về chủ đề “ Sống , lao động học tập theo hiến pháp và pháp luật”
1. Kể chuyện gương tốt và chưa tốt 
2. Đọc thơ , tục ngữ , ca dao về pháp luật
3. Tiểu phẩm ngắn (1, 2 nhân vật)
* Anh Nguyễn Hữu Thành , công an tỉnh Vĩnh Phúc đã hi sinh trong khi đuổi bắt tội phạm
* Cảnh sát giao thông quận N ( thành phố HCM) nhận mãi lộ của tài xế
Tục ngữ
- Làm điều phi pháp , việc ác đến ngay
- Pháp lụât bất vị thân
- Chí công vo tư
Ca dao 
- Làm người trông rộng nghe xa
- Biện luận , biết lí mới là người tinh
ÔN TậP HọC Kì II
Ngày soạn : 
Tuần : 
Tiết :
A. Kết quả cần đạt
- Học sinh nhớ lại các đơn vị kiến thức đã học 
- Vận dụng lí thuyết trong bài tập
B. Chuẩn bị
	GV: Nghiên cứu tài liệu ,soạn giảng	
	HS: Học bài cũ, soạn bài mới
C. Tiến trình lên lớp
	1.Kiểm tra ( 5 phút) Hỏi: 
	2.Bài mới ( 35 phút) GV giới thiệu bài
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tôn trọng lẽ phải 
Hỏi: Em hiểu thế nào là lẽ phải ?
Hỏi: Tôn trọng lẽ phải 
GV khái quát lại
2. Tôn trọng người khác 
Hỏi: thế nào là tông trọng người khác
D. Củng cố ( 3phút)
Hỏi:
 E. Dặn dò ( 2 phút)
- Học bài cũ
- Soạn bài 
- Lẽ phải là những điều được coi là đúng đắn , phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của XH
- Là công dân , ủng hộ , tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn
- HS làm bài tập 
- Là sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự phẩm giá và lợi ích của người khác , thể hiện lối sống có văn hoá của mỗi người
- Có tôn trọng người khác thì mới nhận được sự tôn trọng của người khác đối với mình
 HS làm bài tập
- Pháp luật là những quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc do nhà nước ban hành , được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục , thuyết phục , cưỡng bức 
- Kỉ luật là những quy định , quy ước của mọi cộng đồng 
- Là tình cảm gắn bó giữa hai hoặc nhiều người trên cơ sở hợp nhau về tính tình , sở thích hoặc có chung xu hướng hoạt động , có cùng lí tưởng sống 
VD :M ác - ăng ghen
Bạn bè là nghĩa tương thân
Khó khăn
- Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ ông bà
+ Cha , mẹ có quyền dạy bảo con cái 
+ Ông , bà có quyền trông nom , chăm sóc , giáo dục cháu
Ngày soạn : kiển tra học kì II
Tuần : 
Tiết :
A. Kết quả cần đạt
1.Kiến thức:
	-
2.Thái độ:
	-
3.Kĩ năng:
	-
B. Chuẩn bị
	GV: Nghiên cứu tài liệu ,soạn giảng	
	HS: Học bài cũ, soạn bài mới
C. Tiến trình lên lớp
	1.Kiểm tra ( 5 phút) Hỏi: 
	2.Bài mới ( 35 phút) GV giới thiệu bài
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
D. Củng cố ( 3phút)
Hỏi:
 E. Dặn dò ( 2 phút)
- Học bài cũ
- Soạn bài 

Tài liệu đính kèm:

  • docGDCD 8 ca nam 2 cot.doc