Giáo án chuẩn KTKN môn Ngữ văn 8 - Tuần 36

Giáo án chuẩn KTKN môn Ngữ văn 8 - Tuần 36

TỔNG KẾT PHẦN VĂN (TIẾP THEO)

(Cụm văn học nước ngoài - văn bản nhật dụng)

A - Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

- Hệ thông hoá những kiến thức cơ bản của cụm bài văn học nước ngoài và văn bản nhật dụng, nắm vững giá trị nội dung và NT tiêu biểu của 2 cụm văn bản này, những chủ đề chính của cụm văn bản nhật dụng.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện hs kỹ năng tổng hợp, phân tích so sánh.

3. Thái độ:

- Có ý thức chăm chỉ học tập.

B - Chuẩn bị

- GV: Máy chiếu.

- HS : Ôn tập - chuẩn bị bài.

C. Kỹ năng sống được gd trong bài.

- Hs Có kỹ năng tự nhận thức và xác định được giá trị.

D. Tổ chức các hoạt động dạy – học

 

doc 8 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 813Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án chuẩn KTKN môn Ngữ văn 8 - Tuần 36", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22 . 4 . 2011 Tiết133 
Ngày giảng: 8A: 25 . 4
 8B: 25 . 4
Tổng kết phần văn (tiếp theo)
(Cụm văn học nước ngoài - văn bản nhật dụng)
A - Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: Giúp học sinh: 
- Hệ thông hoá những kiến thức cơ bản của cụm bài văn học nước ngoài và văn bản nhật dụng, nắm vững giá trị nội dung và NT tiêu biểu của 2 cụm văn bản này, những chủ đề chính của cụm văn bản nhật dụng.
2. Kĩ năng: 
- Rèn luyện hs kỹ năng tổng hợp, phân tích so sánh.
3. Thái độ: 
- Có ý thức chăm chỉ học tập. 
B - Chuẩn bị 
- GV: Máy chiếu.
- HS : Ôn tập - chuẩn bị bài.
C. Kỹ năng sống được gd trong bài.
- Hs Có kỹ năng tự nhận thức và xác định được giá trị.
D. Tổ chức các hoạt động dạy – học
1. ổn định lớp:	8A: ........................................ ........................................
2 - Kiểm tra : 
3 - Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài mới.
 Để giúp các em củng cố những kiến thức cơ bản về các tác phẩm VHNN đã học trong chương trình...
HĐ2: Luyện tập..
- Mục tiêu: Hiểu sâu sắc hơn về nội dung bài học.
- Phương pháp : Tái hiện, nêu và giải quyết vấn đề.
- Kỹ thuật: Động não
- Thời gian: 35’
I. Bảng hệ thống các TP văn học nước ngoài đã học.
STT
Tên văn bản
Tác giả - Thể loại
Nội dung
Nghệ thuật
1
Cô bé bán diêm
- An-đéc-xen (1805 - 1875)
- Truyện cổ tích (tiếng Đan mạch)
- Lòng thương cảm sâu sắc đối với 1 em bé Đan Mạch bất hạnh, chết cóng bên đường trong đêm giao thừa.
NT kể hấp dẫn, đan xen hiện thực& mộngtưởng
2
Đánh nhau với cối xay gió (trích)
- M.Xéc-Van - tét (1547 - 1616)
- Tiểu thuyết phiêu lưu (tiếng Tây ban nha)
- Sự tương phản về mọi mặt giữa Đôn-Ki-Hô-Tê và giám mã Xanchô Pan-Xa.Cả 2 đều có những mặt tốt, mặt đáng chê trách trong chiến công đánh cối xay gió trên đường phiêu lưu.
NT m/tả& kể chuyện theo trật tự t/g XD cặp n/v tương phản, giọng điệu hài hước.
3
Chiếc lá cuối cùng (trích)
- OHen - ri (1862 - 1910)
- Truyện ngắn hiện thực (tiếng anh)
- Tình/y thương cao cả giữa những nghệ sĩ nghèo.
NT đảo ngược tình huống 2 lần
4
Hai cây phong(trích)
- Ai - Ma - Tốp (1928)
- Truyện ngắn (tiếng Nga)
- Tình yêu quê hương da diết gắn với câu chuyện 2 cây phong và thầy giáo Đuy-Sen thời thơ ấu của tác giả.
NT miêu tả sinh động, ngôn ngữ đậm chất hội hoạ.
5
Đi bộ ngao du(trích)
-Ru - Xô
- Tiểu thuyết luận đề (VB nghị luận)
- Bàn về lợi ích của đi bộ ngao du với lối sống tự do của con người, với qui trình học tập, rèn luyện sức khoẻ
NT miêu tả sinh động.
HĐ của thầy
HĐ của trò
ND cần đạt
H: Hãy xác định chủ đề của cụm bài văn bản nhật dụng đã học ở lớp 6, 7, 8?
H: Các chủ đề đó được thể hiện qua các văn bản nào?
H: Trong các chủ đề đó, chủ đề nào theo em là thiết thực và cấp bách nhất? Giải thích vì sao?
H: Em đã làm gì góp phần làm tốt những chủ đề được nêu trên?
H: Em có thể tìm ra những giải pháp nào để phát huy những chủ đề được nêu ở trên?
- HĐN
- Suy nghĩ trả lời
- Liên hệ
- Tự bộc lộ
II. Chủ đề của các văn bản nhật dụng; 
a) Lớp 6:
+ Bảo vệ giới thiệu danh lam thắng cảnh di tích lịch sử:
- " Cầu Long Biên - chứng nhận lịch sử"
- "Động Phong Nha"
+ Bảo vệ đất đai, quyền dân tộc:
- "Bức thư của thủ lĩnh da đỏ"
b) Lớp 7:
+ Nhà trường và gia đình:
- "Cổng trường mở ra"
- "Mẹ tôi"
- " Cuộc chia tay của những con búp bê"
+ Giữ gìn, bảo vệ văn hoá, phong tục cổ truyền dân tộc:
- "Ca Huế trên sông Hương"
c) Lớp 8:
+ bảo vệ môi trường trái đất:
- "Thông tin vè ngày TĐ năm 2000"
+ Phòng chống tệ nạn xã hội:
- "Ôn dịch, thuốc lá"
+ Dân số KHHGĐ
- "Bài toán dân số"
 HĐ 3 : Củng cố: 
 Hãy phân tích một hình ảnh gây cho em ấn tượng sâu sắc nhất trong 1 tác phẩm nêu trên?
* GV yêu cầu h/s viết đoạn văn 
* Gợi ý: 
- Chọn 1 hình ảnh: Que diêm, ngọn lửa (Cô bé bán diêm), cây phong (Hai cây phong)
- Phân tích vẻ đẹp của hình ảnh ấy.
HĐ 4: Hướng dẫn tự học
- Học & xem lại kiến thức. Ôn tập tổng hợp chuẩn bị kiểm tra học kỳ II.
Ngày soạn: 22 . 4 . 2011 Tiết134 
Ngày giảng: 8A: 27 . 4
 8B: 27 . 4
ôn tập phần tập làm văn 
A - Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: Giúp học sinh: 
- Hệ thống hoá kiến thức và kỹ năng phần TLV đã học trong năm, hs nắm chắc khái niệm và biết cách viết văn bản thuyết minh, biết k/h miêu tả, biểu cảm trong tự sự, miêu tả, biểu cảm tự sự trong văn nghị luận. 
2. Kĩ năng: 
- Rèn hs kỹ năng hệ thống hoá, so sánh, viết đoạn văn, phát triển đoạn văn theo kiểu loại chủ đề.
3. Thái độ: 
- Có thái độ tích cực trong học tập.
B - Chuẩn bị 
- GV: Giáo án, bảng phụ.
- HS : Ôn tập theo hệ thống câu hỏi (SGK)
C. Kỹ năng sống được gd trong bài.
- Hs Có kỹ năng tự nhận thức và xác định được giá trị.
D. Tổ chức các hoạt động dạy – học
1. ổn định lớp:	8A: .........................................
8B : ........................................
2 - Kiểm tra : 
3 - Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài mới.
 Để các em có kỹ năng hệ thống hoá, so sánh, viết đoạn văn, phát triển đoạn văn theo kiểu loại chủ đề tốt hơn...
HĐ2: Ôn tập.	
- Mục tiêu : Giúp hs
 + Nắm chắc khái niệm và biết cách viết văn bản thuyết minh, biết k/h miêu tả, biểu cảm trong tự sự, miêu tả, biểu cảm tự sự trong văn nghị luận.
- Phương pháp: Vấn đáp, tái hiện nêu vđ, hđ nhóm.
- Kỹ thuật: Động não 
- Thời gian: 40’
HĐ của thầy
HĐ của trò
ND cần đạt
Tính thống nhất của văn bản 
GV: Thế nào là tính thống nhất của một văn bản ? Thể hiện rõ nhất ở đâu.
GV: Chủ đề văn bản là gì.
GV: Tính thống nhất của chủ đề được thể hiện ntn, có tác dụng gì.
* GV y/c HS viết, đọc đoạn văn theo yêu cầu của bài tập 2.
 Văn bản tự sự
GV: Tóm tắt văn bản tự sự để làm gì.
GV: Hãy nhắc lại cách tóm tắt một văn bản tự sự.
* GV đưa một đoạn văn tự sự, yêu cầu của h/s thêm yếu tố miêu tả, biểu cảm.
=>Ôn tập về văn bản thuyết minh 
GV: (HS trả lời câu hỏi 6 sgk)
GV: (H/s trả lời câu hỏi 7 sgk) 
* Yêu cầu h/s nhắc lại các kiểu đề tài thuyết minh và trình bày khái quát từng kiểu bài (đã học)
=> Ôn tập về văn bản nghị luận. 
GV: Nêu ví dụ và phân tích, phân biệt giữa luận điểm, luận cứ. Vai trò của luận điểm trong bài văn nghị luận.
GV: Vai trò yếu tố biểu cảm, miêu tả trong văn nghị luận? Lấy ví dụ.
(H/s tự trả lời, phân tích ví dụ)
- Suy nghĩ trả lời
- Nêu chủ đề
- Suy nghĩ trả lời
- Nêu cách tóm tắt vb ts
-HĐN
- Suy nghĩ trả lời
I. Tính thống nhất của văn bản.
* Tính thống nhất của văn bản thể hiện trong chủ đề, trong tính thống nhất của chủ đề văn bản.
* Chủ đề văn bản là chủ đề chủ chốt, là đối tượng chính mà văn bản biểu đạt
* Tính thống nhất về chủ đề xác định, không xa rời, lạc sang chủ đề khác, thể hiện ở sự mạch lạc trong liên kết giữa các phần, các đoạn trong 1 văn bản. Tình cảm đều tập trung làm sáng tỏ, nổi bật chủ đề của văn bản. 
II. Ôn tập về văn bản tự sự.
- Tóm tắt văn bản tự sự giúp người đọc dễ dàng nắm bắt được nội dung chủ yếu, hoặc tạo cơ sở cho việc tìm hiểu, phân tích, bình giá. 
III. Ôn tập về văn bản thuyết minh 
- Thuyết minh là giới thiệu, trình bày một đối tượng nào đó cho người ta hiểu đúng, hiểu rõ một cách trung thực, khách quan, khoa học
- Có các phương pháp thuyết minh : Miêu tả, giải thích, so sánh, thống kê, nêu ví dụ, phân tích, phân loại
IV. Ôn tập về văn bản nghị luận 
* Luận điểm : Là ý kiến, quan điểm của người viết để làm rõ, sáng tỏ vấn đề cần bàn luận.
- Luận điểm có vai trò quan trọng trong bài văn nghị luận, không có luận điểm bài văn nghị luận sẽ không có sương sống, không có linh hồn, không có lý do tồn tại. 
* Luận cứ : Lí lẽ, dẫn chứng, căn cứ để giải thích, chứng minh luận điểm. 
* Luận chứng : Quá trình lập luận, viết dẫn, phân tích, chứng minh làm sáng tỏ, bảo vệ luận điểm.
HĐ 3 : Củng cố: 
- Giáo viên hệ thống bài học 
HĐ 4: Hướng dẫn tự học
 - Ôn tập tổng hợp chuẩn bị kiểm tra học kỳ II.
Ngày soạn: Tiết135 + 136 
Ngày giảng: 8A: 
 8B: 
Kiểm tra tổng hợp cuối năm
A - Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: Giúp học sinh: 
 - Kiểm tra nhận thức của học sinh về các kiến thức đã học của học kỳ II. Có tích hợp với phần Tiếng Việt, Văn và Tập làm văn.
2. Kĩ năng: 
- Rèn luyện kĩ năng thực hành trong bài làm kiểm tra.
3. Thái độ: 
- Học sinh có ý thức trung thực, nghiêm túc trong kiểm tra.
B - Chuẩn bị 
- GV: hướng dẫn HS ôn tập. 
- HS : Ôn tập toàn bộ kiên thức đã học
C. Kỹ năng sống được gd trong bài.
- Hs Có kỹ năng tự nhận thức và xác định được giá trị.
D. Tổ chức các hoạt động dạy – học
1. ổn định lớp:	8A: .........................................
8B : ........................................
2 - Kiểm tra : 
3 - Bài mới:

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 36.doc