Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 17 - Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 17 - Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu

Tiết 64. Tập làm văn.

TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3

1. Mục tiêu bài dạy.

 a) Về kiến thức: Tự đánh gía bài làm của mình theo yêu cầu văn bản và nội dung của đề bài tập làm văn thuyết minh

 2) Về kĩ năng: Hình thành năng năng lực tự đánh và sửa chữa bài văn thuyết minh của mình

 c) Về thái độ: Giáo dục ý thức tích luỹ trí thức cho học sinh.

2. Chuẩn bị của GV và HS.

 GV: Chấm trả bài, soạn giáo án

 HS: Xem lại lí thuyết văn thuyết minh và lập dàn ý cho đề bài

3. Tiến trình bài dạy.

 * Ổn định: Kiểm tra sĩ số lớp 8B: /17

 a) Kiểm tra bài cũ: kết hợp trong tiết dạy.

 Giớí thiệu bài: Tuần trước các em đã viết bài làm văn số 3 thuyết minh về cái đồng hồ, cô đã chấm bài của các em, giờ học hôm nay cô sẽ trả bài để các em tự đánh giá bài viết của mình xem bài viết đã làm được gì, còn những gì cần ?Khắc phục.

 

doc 18 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 716Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 17 - Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17
Kết quả cần đạt
 - Đánh giá được ưu, nhược điểm của bài viết Tập làm văn số 3.
- Cảm nhận được tình cảnh tàn tạ của "ông đồ", đồng thời thấy được lòng thương cảm và niềm hoài cổ của nhà thơ được thể hiện qua lối viết bình dị mà gợi cảm.
- Cảm nhận được tâm sự yêu nước của Trần Tuấn Khải và giọng điệu trữ tình thống thiết của đoạn trích bài thơ Hai chữ nước nhà.
Ngày soạn: 05/12/2010
Ngày dạy: 08/12/2010
Dạy lớp: 8B
Tiết 64. Tập làm văn.
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
1. Mục tiêu bài dạy. 
 a) Về kiến thức: Tự đánh gía bài làm của mình theo yêu cầu văn bản và nội dung của đề bài tập làm văn thuyết minh
 2) Về kĩ năng: Hình thành năng năng lực tự đánh và sửa chữa bài văn thuyết minh của mình
 c) Về thái độ: Giáo dục ý thức tích luỹ trí thức cho học sinh.
2. Chuẩn bị của GV và HS.
 GV: Chấm trả bài, soạn giáo án
 HS: Xem lại lí thuyết văn thuyết minh và lập dàn ý cho đề bài
3. Tiến trình bài dạy.
 * Ổn định: Kiểm tra sĩ số lớp 8B:/17
 a) Kiểm tra bài cũ: kết hợp trong tiết dạy.
 Giớí thiệu bài: Tuần trước các em đã viết bài làm văn số 3 thuyết minh về cái đồng hồ, cô đã chấm bài của các em, giờ học hôm nay cô sẽ trả bài để các em tự đánh giá bài viết của mình xem bài viết đã làm được gì, còn những gì cần ?Khắc phục.
 b) Dạy nội dung bài mới:
 	* Đề bài: Thuyết minh về cây bút bi.
1. Tìm hiểu đề: (5’)
HS: Đọc đề bài
??Tb. Hãy xác định yêu cầu chính của đề bài?
 * Yêu cầu: 
	- Thể loại: Thuyết minh
- Nội dung trọng tâm: 
 	+ Cây bút bi (một loại đồ dùng học tập)
 	 + Suy nghĩ và tình cảm dành cho cây bút.
- Các thao tác lập luận: Giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận.
- Phạm vi tư liệu: thực tế cuộc sống.
2. Lập dàn bài - Biểu điểm. (10’)
 * Lập dàn bài:
 	a) Mở bài: 
??Tb. Nêu ý cơ bản của phần mở bài?
	Giới thiệu Khái quát về cây bút bi:
	 - Bút bi là đồ dùng học tập rất thân thiết, gần gũi với các bạn học sinh.
 	b) Thân bài: 
??Kh. Phần thân bài em sẽ nêu những nội dung nào?
	 * Hình dạng: Bút bi có nhiều màu sắc, kiểu dáng khác nhau Š đặc điểm chung là có dáng thuôn, dài hình trụ.
	 * Cấu tạo: Thường có hai phần là phần vỏ và phần ruột.
	 - Phần vỏ:
	+ Dài chừng 17 cm, đường kính khoảng 0,7 cm.
	+ Thường được làm bằng nhựa màu, màu của vỏ thường phản ánh màu của mực.
	+ Gồm hai phần: phần thân vỏ và nắp đậy hoặc hai phần gắn vào nhau bởi một hệ thống rãnh xoắn giúp bút có thể bấm được.
	+ Giữa bút và ruột bút có một lò xo, giúp bật bút khi cần thiết; cũng có loại không có lò xo mà ruột bút và vỏ bút được cấu tạo và gắn cố định với nhau.
	 - Phần ruột bút: gồm ba phần: ruột bút, mực, đầu bi.
	* Tác dụng của bút bi:
	 - Giúp viết nhanh và viết sạch
	 - Làm quà tặng khuyến mãi.
	 - Là phương tiện quảng cáo.
	 - Là đồ chơi,
	* Cách giữ gìn và vảo quản bút:
	 - Đựng bút trong hộp kín.
	 - Dùng xong phải đậy nắp hoặc bấm cho ngòi bi thụt vào trong, tránh để bút rơi làm đầu bi cắm xuống đất.
 c) Kết bài:
? ?Kh. Yêu cầu phần kết bài cần đạt được ý gì?
 Khẳng định lại vai trò của chiếc bút bi đối với đời sống của chúng ta. 
(VD: Trong thời đại thông tin phát triển nhanh như hiện nay, việc tốc kí dường như là điều bắt buộc. Và như vậy, chiếc bút bi sẽ luôn đóng vai trò trông hề nhỏ trong đời sống con người).
 * Biểu điểm: 
 Về hình thức: (1 điểm) 
 - Viết đúng theo yêu cầu của bài văn, có sự kết hợp hài hoà giữa các phương thức thuyết minh.
 	- Giữa các phần các đoạn có sự liên kết bằng các từ ngữ liên kết và chuyển đoạn
 	- Văn phong sáng sủa, rõ ràng, kông mắc lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt.
 Về nội dung (9 điểm): 
 a. Mở bài : Giới thiệu được cây bút bi như dàn ý (1 điểm)
 b. Thân bài : Thuyết minh về cây bút bi đủ ý theo như dàn bài, cụ thể:
	 * Hình dạng: Bút bi có nhiều màu sắc, kiểu dáng khác nhau Š đặc điểm chung là có dáng thuôn, dài hình trụ. (2 điểm)
	 * Cấu tạo: Thường có hai phần là phần vỏ và phần ruột.
	 - Phần vỏ: (2 điểm)
	 - Phần ruột bút: (1 điểm)
	* Tác dụng của bút bi: (1 điểm)
	* Cách giữ gìn và vảo quản bút: (1 điểm)
 c) Kết bài : (1 điểm)
 Khẳng định lại vai trò của chiếc bút bi đối với đời sống của chúng ta. 
 3. Nhận xét chung. 10’
? HS. Với dàn ý vừa lập các em có nhận xét gì về bài làm của mình?
HS: (nhận xét về bố cục và sự liên kết trong văn bản).
GV: Nhận xét:
	* Ưu điểm:
	- Nhìn chung các em đã xác định đúng yêu cầu bài ra, cách viết trình bày theo đúng trình tự, nhiều bài thuyết minh ká kĩ về đặc điểm cấu tạo cũng như công dụng của chiếc bút bi, đảm bảo bố cục 3 phần, nhiều bài diễn đạt rõ ràng mạch lạc, chữ viết đẹp, một số bài nắm chắc phương pháp thuyết minh: Thuỳ linh, Hà, Lụa.
	* Nhược điểm:
	 - Bên cạnh ưu điểm còn có nhiều bài dùng từ sai, diễn đạt chưa rõ ý, còn thiếu ý, chưa thực sự cố gắng trong việc trình bày, viết còn gạch xoá, chữ viết cẩu thả, sai lỗi chính tả, bố cục chưa rõ ràng, dùng từ chưa chuẩn xác: Thuận, Đức, Lèo Linh, Khánh,
4. Chữa lỗi sai cơ bản:
	a) Lỗi chính tả.
GV. Ghi một số lỗi cơ bản:
	- Bút bi rất thân thuộc với tuổi học chò.
	- Bút bi có nhiều màu xắc, ciểu dáng khác nhau.
	- Ruột bút có lò so, dễ bật.
	- Viết bút bi không những nhanh mà còn rất xạch.
? ?Kh. Theo em những câu trên mắc lỗi gì?
HS: Lỗi chính tả.
? ?Kh. Hãy chỉ ra những lỗi cụ thể trong từng câu trên?
HS: Xác định, GV gạch chân lỗi.
??Tb, ?Kh: Hãy chữa lại cho đúng.
Chữa: 
	- Bút bi rất thân thuộc với tuổi học trò.
	- Bút bi có nhiều màu sắc, kiểu dáng khác nhau.
	- Ruột bút có lò xo, dễ bật.
	- Viết bút bi không những nhanh mà còn rất sạch.
	b) Lỗi diễn đạt, dùng từ.
GV. Ghi một số lỗi cơ bản - HS đọc, xác định lỗi và chữa lỗi:
	- Bút bi có màu sắc sặc sỡ, cái thì đỏ, cái thì đen, cái vàng tím
Chữa: Bút bi có nhiều màu sắc, kiểu dáng khác nhau như: đen, xanh, đỏ, tím,...
	- Bút bi có lò xo, dễ bật tanh tách, dũng rất thuận lợi.
Chữa: Bút bi có lò xo, dễ bật, rất tiện dùng.
	- Vỏ ngoài: Là chất liệu nhựa nhôm, sắt tuỳ theo loại bút.
Chữa: Vỏ ngoài và được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau như: sắt, nhựa, nhôm,...
5. Đọc bài mẫu, trả bài, gọi điểm:
 Giỏi: ....... 
 Khá:........ 
 Tb:.......... 
 Yếu:......... 
 c) Củng cố và luyện tập:
	Nhắc lại những yêu cầu cơ bản khi viết bài văn thuyết minh.
 d) Hướng dẫn học bài và làm bài ở nhà: (1’)
	- Xem lại bài viết của mình và sửa chữa lỗi sai
	- Soạn: Hai chữ nước nhà (hướng dẫn học thêm)
 + Nhận xét về giọng điệu của đoạn trích
 + Bố cục của bài thơ
 + Tâm trạng và hoàn cảnh của hai cha con Nguyễn Phi Khanh Khi chia tay.
 + Biện pháp nghệ thuật của bài thơ và tác dụng của nó
 + Ở 8 câu thơ cuối, tại sao khi khuyên con trở về tìm cách cứu nước, người cha lại nói đến cái thế bất lực của mình và sự nghiệp của tổ tông.
==============================
Ngày soạn: 06/12/2010
Ngày dạy: 09/12/2010
Dạy lớp: 8B
	Tiết 62. Văn bản:
ÔNG ĐỒ
 Vũ Đình Liên 
1. Mục tiêu bài dạy.
 Giúp học sinh:
 a) Về kiến thức: Cảm nhận được tình cảnh tàn tạ của nhân vật ông đồ, qua đó thấy được niềm cảm thương và nỗi nhớ tiếc ngậm ngùi của tác giả đối với cảnh cũ người xưa gắn liền với một nét đẹp văn hóa cổ truyền.
 b) Về kỹ năng: Thấy được sức truyền cảm nghệ thuật đặc sắc của bài thơ.
 c) Về thái độ: Giáo dục học sinh tình yêu, trân trọng những giá trị văn hóa tinh hoa của cha ông.
2. Chuẩn bị của GV và HS.
 GV: Nghiên cứu sgk, sgv; sách bình giảng văn 8; soạn giáo án.
	HS: Học bài cũ, đọc và trả lời câu hỏi phần Đọc – Hiểu văn bản.
3. Tiến trình bài dạy.
 * Ổn định tổ chức:
 - Kiểm tra sĩ số lớp 8B: /17
 - Lớp phó học tập báo cáo việc học bài và chuẩn bị bài của các bạn.
 a) Kiểm tra bài cũ: (3 phút) 
 - GV kiểm tra vở soạn văn của học sinh tổ 3 và nhận xét.
 * Đặt vấn đề vào bài mới. (1 phút) Theo thời gian bất tận, mọi thứ sẽ lui vào dĩ vãng mịt mờ, để lại cho con người bao nỗi niềm tiếc nuối. Nhất là khi những vẻ đẹp tài hoa một thời chỉ còn vang bóng. Cũng bắt nguồn từ cảm hứng ấy, Vũ Đình Liên – Một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào thơ mới – đã cho ra đời một thi phẩm thể hiện một hoài niệm day dứt, thương cảm cho một giá trị tinh thần sắp tàn lụi. Đó là Ông đồ, tiết học hôm nay cô trò ta cùng tìm hiểu.
(GV ghi tên bài dạy)
 b) dạy nội dung bài mới.
I. Đọc và tìm hiểu chung. (6 phút)
 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
HS: Đọc phần chú thích ê sgk (tr - 9) Sách Ngữ văn 8 – tập 2.
?Tb: Em hãy nêu vài nét về tác giả và tác phẩm?
 - HS trả lời, GV bổ sung, ghi bảng.
GV: Vũ Đình Liên sinh ngày 15/10/1913 ở Hà Nội, ông từng học ở trường Bảo Hộ, trường Luật. Ông trải qua cuộc đời dạy học tư, làm quản lí ở báo Tinh hoa, làm tham tá Thượng chánh Hà Nội, đã có thơ đăng ở các báo: Phong hóa, Loa, Phụ nữ thời đàm, Tinh hoa, Thơ ông thường mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ. Ông là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào Thơ mới. Ông viết ?Không nhiều nhưng đã để lại trong lòng người đọc một ấn tượng ?Khó quên. Với bài Ông đồ Vũ Đình Liên đã có một vị trí xứng đáng trong phong trào Thơ mới.
 - Vũ Đình Liên (1913 - 1996), quê gốc ở Hải Dương, sống chủ yếu ở Hà Nội; là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào Thơ mới. Thơ ông thường mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ.
 - "Ông đồ" là bài thơ tiêu biểu nhất cho hồn thơ giàu thương cảm của tác giả.
2. Đọc văn bản:
GV: Nêu yêu cầu đọc: Bài thơ được viết theo thể ngũ ngôn, toàn bài gồm năm khổ. khi đọc cần chú ý nhấn giọng ở những câu thơ có cấu trúc lặp lại, các câu hỏi tu từ, giọng đọc trầm lắng, xót xa thể hiện được niềm thương cảm của tác giả trước tình cảnh thất thế, tàn tạ của ông đồ.
 - GV đọc một lần, sau đó gọi 2 học sinh đọc lại toàn bài thơ, GV nhận xét.
?Tb: Bài thơ chia làm mấy phần? Nêu giới hạn và nội dung của từng phần?
 - Bài thơ chia làm 3 phần:
 + Phần 1: Hai khổ thơ đầu: Hình ảnh ông đồ thời đắc ý.
 + Phần 2: Hai khổ thơ tiếp theo: Hình ảnh ông đồ thời tàn.
 + Phần 3: Ba khổ thơ cuối: Sự vắng bóng của ông đồ và sự bâng khuâng nhớ tiếc của nhà thơ.
Y: Đọc to chú thích (1) sgk (tr - 9)?
 Chuyển: Để các em cảm nhận được hình ảnh ông đồ và niềm thương cảm của tác giả đối với "cảnh cũ người xưa" thể hiện trong bài thơ, ta cùng tìm hiểu theo bố cục đã chia.
II. Phân tích. (27 phút)
HS: Đọc hai ?Khổ thơ đầu.
?Tb: Nhắc lại nội dung chính của hai khổ thơ đầu?
 1. Hình ảnh ông đồ thời đắc ý:
?Tb: Hình ảnh ông đồ thời đắc ý được tác giả khắc hoạ qua những câu thơ nào?
 - HS phát hiện, gv ghi bảng.
 Mỗi năm hoa đào nở
 Lại thấy ông đồ già
 Bày mực tàu giấy đỏ
 Bên phố đông người qua.
 Bao nhiêu người thuê viết
 Tấm tắc ngợi ?Khen tài
 "Hoa tay thảo những nét
 Như phượng múa rồng bay".
?Kh: Những từ "mỗi năm", "lại" trong khổ thơ đầu gợi cho em suy nghĩ gì về sự xuất hiện của ông đồ?
 - Những từ "mỗi năm", "lại" cho thấy sự có mặt của ông đồ đã trở nên rất quen thuộc và dường ...  đầu?
 1. Tâm trạng của người cha trong cảnh ngộ éo le, đau đớn:
?Tb: Cảnh vật thiên nhiên trong 4 câu thơ đầu được miêu tả như thế nào? 
 Chốn ải Bắc mây sầu ảm đạm, 
 Cõi giời Nam gió thảm đìu hiu,
 Bốn bề hổ thét chim kêu,
 Đoái nom phong cảnh như khêu bất bình.
?Kh: Em có nhận xét gì về từ ngữ và bối cảnh không gian được nói đến trong 4 câu thơ đầu?
 - Bốn câu thơ với những danh từ chỉ địa danh: ải Bắc, giời Nam; hình ảnh nhân hóa, ước lệ: mây sầu, gió thảm và một loạt động từ, tính từ giàu sức gợi tả: ảm đạm, đìu hiu, thét, kêu, đoái nom, bất bình. Cuộc chia li diễn ra nơi biên cương thật heo hút, ảm đạm.
?Tb: Trong bối cảnh đau thương ấy, tâm trạng của người cha ra sao, em hãy tìm những câu thơ nói lên điều ấy?
 Hạt máu nóng thấm quanh hồn nước,
 Chút thân tàn lần bước dặm khơi,
 Trông con tầm tã châu rơi,
 Con ơi, con nhớ lấy lời cha khuyên.
G': Hãy phân tích 4 câu thơ để thấy được hoàn cảnh, tâm trạng của hai cha con Nguyễn Phi Khanh?
 - Bốn câu thơ là máu và lệ. Ở đây ta thấy tác giả sử dụng các hình ảnh ẩn dụ, lối nói ước lệ "Hạt máu nóng thấm quanh hồn nước, "Chút thân tàn lần bước dặm khơi", "tầm tã châu rơi" để diễn tả sâu sắc nhiệt huyết yêu nước của người cha cùng cảnh ngộ bất lực của ông và hoàn cảnh éo le của hai cha con: cha bị giải sang Trung Quốc không mong này trở lại, con muốn đi theo để lo phụng dưỡng cha già cho tròn đạo hiếu, nhưng cha phải dằn lòng khuyên con trở lại để lo tính việc trả thù nhà, đền nợ nước. Đối với cả hai cha con, tình nhà, nghĩa nước đều sâu đậm, da diết và đều tột cùng đau đớn, xót xa: nước mất, nhà tan, cha con li biệt cho nên máu và lệ hòa quyện là sự chân thật tận đáy lòng, không có chút sáo mòn nào cả.
?Kh: Trong bối cảnh không gian và tâm trạng như thế, lời cha khuyên con có ý nghĩa gì?
 - Lời khuyên của người cha có ý nghĩa như một lời trăn trối. Nó thiêng liêng, xúc động và có sức truyền cảm mạnh hơn bao giờ hết, khiến người nghe phải khắc cốt ghi xương.
?Tb: Em hãy khái quát lại tâm trạng của người cha ở 8 câu thơ đầu?
 Tình nhà, nghĩa nước sâu đậm, da diết và tột cùng đau đớn, xót xa.
HS: Đọc từ câu "Giống Hồng Lạc Lấy ai tế độ đàn sau đó mà" và cho biết nội dung đoạn thơ em vừa đọc?
 2. Hiện tình đất nước trong cảnh đau thương tang tóc:
GV: Hai mươi dòng thơ này là lời Nguyễn Phi Khanh nhắc nhở con trai (cũng là lời Trần Tuấn Khải) nhắn gửi người đời về tình cảnh đất nước dưới gót giày quân xâm lược.
?Kh: Đọc đoạn thơ em thấy tâm sự yêu nước của tác giả hiện qua những tình cảm nào?
 - HS tìm câu thơ, gv ghi bảng.
 Giống Hồng Lạc hoàng thiên đã định,
 Mấy ngàn năm suy thịnh đổi thay,
 Giời Nam riêng một cõi này,
 Anh hùng hiệp nữ xưa nay kém gì!
?Tb: Em có nhận xét gì về giọng điệu thơ?
 - Giọng thơ vừa thể hiện sự tự hào vừa bộc lộ sự lâm li, thống thiết, xen lẫn nỗi phẫn uất, hờn căm.
?Kh: Đoạn thơ sử dụng phương thức biểu đạt nào là chính? Tác dụng của phương thức biểu đạt đó?
 - Để làm nổi bật tâm trạng của nhân vật, tác giả sử dụng phương thức tự sự xen những lời cảm thán. Diễn tả được tâm sự yêu nước được bộc lộ qua tình cảm đan xen, nối tiếp: tự hào, đau xót, căm uất, sầu thảm trước một đất nước có truyền thống anh hùng nay đang rơi vào thảm họa xâm lăng.
?Kh: Mở đầu lời khuyên con Nguyễn Phi Khanh nói chuyện gì? Tại sao lại nói chuyện ấy với Nguyễn Trãi?
 - Nguyễn Phi Khanh nhắc: Lịch sử vẻ vang của dân tộc, khuyên con trở về tìm cách cứu nước, cứu nhà. Người cha nhắc đến lịch sử anh hùng của dân tộc để khích lệ dòng máu anh hùng dân tộc ở con.
?Kh: Sau mấy lời tóm tắt về lịch sử dân tộc, trong những câu thơ tiếp tác giả để người cha tâm sự với con về họa đất nước thể hiện qua những câu thơ nào?
 Bốn phương khói lửa bừng bừng,
 Xiết bao thảm họa xương rừng máu sông!
 Nơi đô thị thành tung quách vỡ,
 Chốn nhân gian bỏ vợ lừa con,
 Làm cho xiêu tán heo mòn
 Lạ gì khác giống dễ còn thương đâu!
?Tb: Trong đoạn thơ, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Hãy phân tích để thấy được tâm sự của Nguyễn Phi Khanh?
 - Yếu tố tự sự xen miêu tả và những lời cảm thán, những hình ảnh: "Khói lửa bừng bừng", "thành tung quách vỡ"; hình ảnh ẩn dụ "xương rừng máu sông"nối nhau hiện lên làm ta hình dung cảnh nước mất nhà tan: giặc ngoại xâm giày xéo non sông, hủy hoại cuộc sống nhân dân. Về nghĩa gốc, đoạn thơ miêu tả "vận nước" khi bị quân Minh xâm lược, nhưng người đọc nhận rõ đây là hình ảnh đất nước ta dưới ách thống trị của thực dân Pháp và sự bạc nhược của nhà Nguyễn lúc bấy giờ.
?Tb: Họa mất nước gieo đau thương cho dân tộc, cho lòng người yêu nước. Hãy tìm những chi tiết thơ diễn tả nỗi đau này?
 Thảm vong quốc kể sao xiết kể,
 Trông cơ đồ nhường xé tâm can,
 Ngậm ngùi đất khóc giời than,
 Thương tâm nòi giống lầm than nỗi này!
 Khói Nùng Lĩnh như xây khối uất,
 Sông Hồng Giang nhường vật cơn sầu,
 Con ơi! Càng nói càng đau,
 Lấy ai tế độ đàn sau đó mà? 
G': Nhận xét cách sử dụng từ ngữ và cách diễn đạt của tác giả trong doạn thơ này như thế nào?
 - Tác giả trực tiếp bày tỏ cảm xúc của mình bằng những lời cảm thán, những tiếng nói từ gan ruột mà thốt lên từ hai tiếng "con ơi!" là lời của Phi Khanh gọi Nguyễn Trãi, còn lại tất cả là lời của nhà thơ; hơn nữa đây là lời của non nước nhắn gửi quốc dân đồng bào. Vì thế tác giả sử dụng nhiều từ ngữ, hình ảnh diễn tả cảm xúc mạnh, sâu như: kể sao xiết kể, xé tâm can, ngậm ngùi, khóc, than, thương tâm, nhiều hình ảnh lớn lao, kì vĩ, những so sánh, nhân hóa đặc sắc: đất khóc giời than, khói Nùng Lĩnh như xây khối uất, - Sông Hồng Giang nhường vật cơn sầu. Nỗi đau mất nước, mất tự do như lên đến tột đỉnh, kết lại thành những cơn đau xét tâm can, những khối đau cuồn cuộn mịt mờ như sương khói phủ tối núi non, những dòng đau cuồn cuộn, vật vã như sóng nước sông Hồng. Nhà thơ dùng nhiều từ ngữ khoa trương, nhiều ẩn dụ đặc sắc rất sát hợp những cung bậc cảm xúc vừa đau xót vừa căm hờn cháy bỏng. Tất cả những biện pháp nghệ thuật đó có tác dụng cực tả nỗi đau mất nước thấu đến cả trời đất, sông núi Việt Nam, đồng thời cũng biểu hiện rõ niềm xót thương vô hạn trước tội ác của quân xâm lược. Đó cũng là biểu hiện sâu sắc của tình cảm yêu nước trong lòng nhà thơ.
?Kh: Em có cảm nhận gì trước nỗi đau thương được nói đến trong đoạn thơ?
 - Đây là một nỗi đau thiêng liêng cao cả, vượt lên trên số phận cá nhân mà trở thành nỗi đau non nước, kinh động cả đất trời. Giọng điệu thơ nhờ thế trở nên lâm li, thống thiết xen lẫn nỗi phẫn uất, hờn căm, mỗi dòng thơ là một tiếng than, một tiếng nấc xót xa, cay đắng.
 - Một nỗi đau thiêng liêng, cao cả kinh động cả đất trời trước tội ác của quân xâm lược đối với quê hương đất nước.
GV: Giọng thơ tâm huyết đầy bi phẫn này là sở trường của Trần Tuấn Khải, nó có sức rung động lớn, nhất là đối với những tâm hồn đồng điệu ở thời đại đó. Có thể nói đây là những tiếng hịch truyền, những lời bố cáo của một tâm hồn yêu nước thiết tha, mong muốn thức tỉnh nhân dân, đồng bào nhận rõ hiện tình đất nước để có những suy nghĩ, những hành động đúng đắn, kịp thời đứng lên cứu nước.
?Tb: Đọc 8 câu thơ cuối và cho biết nội dung?
 3. Thế bất lực của người cha và lời trao gửi cho con: 
?Tb: Chi tiết, hình ảnh nào cho ta thấy thế bất lực của người cha và lời trao gửi cho con?
 Cha xót phận tuổi già sức yếu, 
 Lỡ sa cơ đành chịu bó tay,
 Thân lươn bao quản vũng lầy,
 Giang sơn gánh vác sau này cậy con.
 Cho nên nhớ tổ tông khi trước,
 Đã từng phen vì nước gian lao,
 Bắc Nam bờ cõi phân mao,
 Ngọn cờ độc lập máu đào còn dây
?Tb: Nêu nhận xét của em về giọng điệu của 8 câu thơ cuối?
 - 8 câu thơ cuối có giọng điệu thống thiết, chân thành diễn tả những lời tâm huyết nhất của người cha muốn trao gửi cho con.
?Kh: Tại sao khi khuyên con trở về tìm cách cứu nước cứu nhà người cha lại nói đến cái thế bất lực của mình và sự nghiệp của tổ tông?
 - Người cha nói đến cái thế bất lực của mình: tuổi già sức yếu, lỡ sa cơ, đành chịu bó tay, thân lươn là để nhằm kích thích, hun đúc ý chí "gánh vác" của người con, làm cho lời trao gửi thêm sức nặng tình cảm "Giang sơn gánh vác sau này cậy con".
 Còn nói đến sự nghiệp của tổ tông là nhằm mục đích khích lệ con nối nghiệp vẻ vang của tổ tông, phải thay cha đền nợ nước, trả thù nhà cho xứng đáng với tổ tông.
?Kh: Hình ảnh "Ngọn cờ độc lập máu đào còn dây" gợi cho em suy nghĩ gì?
 - Hình ảnh này mang nhiều ý nghĩa, nó vừa nhắc nhở thế hệ con cháu ngày nay niềm tự hào về truyền thống anh hùng dân tộc, vừa giục giã, khích lệ hành động. Đó vừa là lời của cha ông dặn lại con cháu, cũng là lời hịch của lịch sử, của đất nước vọng về, là lời tâm sự của nhà thơ muốn chia sẻ những khát vọng và niềm tin tới thế hệ trẻ, tới nhân dân lúc bấy giờ.
 - Nhà thơ muốn chia sẻ những ?Khát vọng và niềm tin tới thế hệ trẻ, tới nhân dân lúc bấy giờ.
III. Tổng kết – ghi nhớ. (4 phút)
?Giỏi: Tại sao tác giả lấy "Hai chữ nước nhà" làm đầu đề bài thơ? Nó gắn với tư tưởng chung của đoạn trích như thế nào?
 - "Nước" và "nhà" vốn là hai khái niệm riêng, nhưng ở đây, trong hoàn cảnh cha con Nguyễn Phi Khanh, Nguyễn Trãi (mà cũng là hoàn cảnh chung của thời đại những năm 20 của thế kỉ XX) hai khái niệm đó lại có mối liên quan không thể tách rời. Nước mất thì nhà tan, thù nhà chỉ có thể trả được khi thù nước đã rửa. Bởi thế tất cả những điều mà Phi khanh muốn nhắc nhở con tựu trung chỉ là: Hãy lấy nước làm nhà, lấy cái nghĩa với nước thay cho chữ hiếu với cha như thế là vẹn cả đôi đường.
?Kh: Hãy nêu nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của đoạn trích?
 - Cách khai thác đề tài lịch sử, sự lựa chọn thể thơ song thất lục bát thích hợp, giọng điệu trữ tình thống thiết đã tạo nên sức hấp dẫn của đoạn thơ trích. Qua đó Trần Tuấn Khải đã mượn một câu chuyện lịch sử có sức gợi cảm lớn để bộc lộ cảm xúc của mình và khích lệ lòng yêu nước, ý chí cứu nước của đồng bào.
HS: Đọc * Ghi nhớ: sgk (tr - 163)
IV. Luyện tập. (4 phút)
?HS: Người ta nói thơ Trần Tuấn Khải vẫn sử dụng nhiều hình ảnh, từ ngữ có tính chất ước lệ, sáo mòn. Hãy tìm trong đoạn thơ này một số hình ảnh, từ ngữ như thế và cho biết tại sao nó vẫn có sức truyền cảm mạnh mẽ?
 - HS thảo luận nhóm (bàn) thời gian 3 phút, sau đó đại diện nhóm lên trả lời.
 - Những hình ảnh, từ ngữ mang tính chất ước lệ, sáo mòn trong đoạn thơ: ải Bắc, mây sầu, gió thảm, hổ thét, chim kêu, hạt máu nóng, hồn nước, Hồng Lạc, vong quốc
 - Sức truyền cảm của đoạn thơ là ở cảm xúc chân thành, mãnh liệt, vừa gợi tả tâm trạng khắc khoải, đau thương của nhân vật lịch sử, vừa "rung vào dây đàn yêu nước thương nòi của mọi lòng người" thời đại.
 c) Củng cố. luyện tập: (2 phút)
 d) Hướng dẫn HS tự học ở nhà: (2 phút)
 - Học thuộc lòng và phân tích lại bài thơ; học thuộc phần ghi nhớ.
 - Xem lại kiến thức tiếng Việt, tiết sau trả bài kiểm tra tiếng Việt.
==================================

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 17.doc