Giáo án chuẩn KTKN môn Ngữ văn 8 - Tuần 3

Giáo án chuẩn KTKN môn Ngữ văn 8 - Tuần 3

 Văn bản:

TỨC NƯỚC VỠ BỜ

(Trích Tắt đèn- Ngô Tất Tố)

A - Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức:

- Cốt truyện , nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ.

- Giá trị hiện thực và nhân đạo qua một đoạn trích trong tác phẩm Tắt đèn.

- Thành công của nhà văn trong việc tạo tình huống truyện, miêu tả, kể chuyện và xây dựng nhân vật.

2. Kĩ năng:

- Tóm tắt văn bản truyện.

- Phân tích tác phẩm theo khuynh hướng hiện thực.

3. Thái độ:

- căm ghét những bất công tàn ác, bất nhân .

- Cảm thông với tình cảnh đau thương của người nông dân cùng khổ trong xã hội cũ.

- Yêu thương con người, biết đấu tranh với cái ác và bênh vực lẽ phải.

 

doc 12 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 740Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án chuẩn KTKN môn Ngữ văn 8 - Tuần 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26.8.2010 Bài 3 Tiết 9
Ngày giảng: 8A: 30. 8
 8B: 30. 8
 Văn bản:
Tức nước vỡ bờ
(Trích Tắt đèn- Ngô Tất Tố)
A - Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
- Cốt truyện , nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ.
- Giá trị hiện thực và nhân đạo qua một đoạn trích trong tác phẩm Tắt đèn.
- Thành công của nhà văn trong việc tạo tình huống truyện, miêu tả, kể chuyện và xây dựng nhân vật.
2. Kĩ năng: 
- Tóm tắt văn bản truyện.
- Phân tích tác phẩm theo khuynh hướng hiện thực.
3. Thái độ: 
- căm ghét những bất công tàn ác, bất nhân .
- Cảm thông với tình cảnh đau thương của người nông dân cùng khổ trong xã hội cũ.
- Yêu thương con người, biết đấu tranh với cái ác và bênh vực lẽ phải. 
B - Chuẩn bị 
- GV: hướng dẫn HS soạn bài , thiết kế bài dạy , chuẩn bị các phương tiện dạy học cần thiết 
- HS : Soạn bài theo yêu cầu của SGK và những huớng dẫn của GV.
C. Tổ chức các hoạt động dạy – học
1. ổn định lớp:	8A: ................................................
8B : ............................................
2 - Kiểm tra : 
 (?) Phân tích diễn biến tâm trạng của bé Hồng trong cuộc đối thoại với cô.
 (?) Phân tích diễn biến tâm trạng của bé Hồng khi gặp mẹ.	
3 - Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài mới.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh.
- Phương pháp: Thuyết trình
- Thời gian: 2’
 Trong tự nhiên có quy luật đã được khái quát thành câu tục ngữ: Tức nước vỡ bờ. Trong XH, đó là quy luật: Có áp bức có đấu tranh. Quy luật ấy đã được chứng minh rất hùng hồn trong chương XVIII tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố.
HĐ2: Tìm hiểu chung.
- Mục tiêu : Giúp hs
 + Hiểu được những nét chính về tác giả - tác phẩm.
- Phương pháp: Vấn đáp, tái hiện nêu vđ, hđ nhóm.
- Kỹ thuật: Động não 
- Thời gian: 10’
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
H: Nêu những hiểu biết của em về t.giả. 
- Ngô Tất Tố là 1 trong những nhà văn suất sắc nhất của trào lưu văn học hiện thực trước C.M. ông nổi tiếng trên nhiều lĩnh vực: Viết báo, phóng sự, tiểu thuyết, dịch thuật văn học ông là nhà văn của nông thôn & nông dân vì ông viết nhiều về nông thôn & nông dân, đặc biệt ông đã rất thành công ở mảng đề tài này. 
- Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của nhà văn.
H: đoạn trích được trích từ tác phẩm nào. Hãy nêu vị trí của đoạn trích.
H: em biết gì về thể loại, ND, n.v chính của tác phẩm.
- Thể loại: Tiểu thuyết.
- ND: Bộ mặt tàn ác bất nhân của XH thực dân nửa PK & c/s cực khổ của người n.dân.
- N.v chính: Chi Dậu.
* Đọc : làm rõ được K.khí truyện hồi hộp, khẩn trương, căng thẳng ở đoạn đầu, bi hài, sảng khoái ở đoạn cuối.
- Đọc chú thích (*)
- Đọc - Tóm tắt.
- HS tìm hiểu vài chú thích.
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả.
 (1893-1954)
2. Tác phẩm.
- Thể loại.
- Nội dung. 
- NV chính.
*) Đọc
 HĐ2: Tìm hiểu văn bản.
- Mục tiêu : Giúp hs hiểu được
 + Bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân phong kiến
 + Sự thấu hiểu, cảm thông sâu sắc của tác giả với tình cảnh cơ cực bế tắc của người nông dân
 + Sự phát hiện của tác giả về tâm hồn yêu thương tinh thần phản kháng mãnh liệt của người nông dân vốn hiền lành chất phác.
 + Nghệ thuật tạo tình huống có tính kịch.Nghệ thuật miêu tả, kể chuyện chân thực, sinh động. 
- Phương pháp: Vấn đáp, tái hiện nêu vđ, hđ nhóm.
- Kỹ thuật: Động não và mảnh ghép.
- Thời gian: 20’
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
H: Hãy tìm 2 n.v thuộc 2 thế đối lập tương phản.
 - Chị Dâụ – cai lệ.
* Về n.v chi Dậu, tình cảnh g.đình chi có gì đ.biệt trong buổi sáng hôm ấy. Chúng ta cùng tìm hiểu.
H: Trong buổi sáng hôm ấy (khi anh Dậu được người ta cõng ở đình về) chị đã làm gì khi anh vừa tỉnh lại.
- Cháo chín, chị bắc ra giữa nhà, múc la liệt rồi quạt cho chóng nguội.
- Động viên chồng ngồi dậy ăn 1 bát cháo.
- Ngồi xem chồng ăn có ngon miệng K.
H: Tất cả những điều đó diễn ra trong K khí ntn.
- Không khí căng thẳng, trong âm vang dục giã, hối thúc đầy đe doạ của tiếng trống, tiếng tù và.
H: ở đây t.gả đã SD BPNTgì để m.tả không khí trong g.đình chị & không khí đầy căng thẳng của tiếng trống..
- NT tương phản.
H: Nêu t.dụng của biện pháp này.
- Làm nổi bật tình cảnh cùng quẫn của người nông dân nghèo dưới ách bóc lột của chế độ PK tàn nhẫn=> Làm nổi bật phẩm chất của chị Dậu.
H; Như vậy em thấy tình cảnh của g.đình chi Dậu trong buổi sáng hôm ấy ntn.
H: Đối lập với n.v chị Dậu là ai.
H: cai lệ có nghĩa là gì? cai lệ là danh từ chung hay riêng.
H: Tên cai lệ có vai trò gì trong vụ thuế ở làng Đông Xá.
- ở làng Đông Xá cai lệ được coi là tên tay sai đắc lực của quan phủ, giúp bọn lí dịch tróc nã những người nghèo chưa nộp sưu thuế.
* Đọc: 
H: Cai lệ được m.tả với những hành động, lời nói nào
- H.động: 
+Sầm sập tiến vào, trợn ngược 2 mắt, đùng đùng giật phắt cái thừng, bịch luôn vào ngực chị Dậu, sấn đến để trói anh Dậu, tát vào mặt chị Dậu.
+ Quát, thét, chửi, hầm hè.
- Lời nói: 
H: Ngôn ngữ cửa miệng của hắn có phải là ngôn ngữ bình thường của những con người với nhau K.
- Ngôn ngữ của hắn đâu phải là ngôn ngữ bình thường của con người, hắn chỉ biết: Quát, thét, chửi, hầm hègiống như tiếng sủa, rít của thú dữ. Dường như hắn K biết nói tiếng người, K có khả năng nghe tiếng nói của đồng loại.
H: Những từ ngữ m.tả hành động của cai lệ thuộc từ loại gì.
- Động từ mạnh.
H: Em có nhận xét gì về h.đ của cai lệ.
* Toàn bộ ý thức của tên cai lệ chỉ là ra tay đánh trói người thiếu thuế.
H: Nên khi đến nhà chi Dậu hắn chỉ nhằm vào ai. Mục đích duy nhất của hắn là gì.
-Anh Dậu.
- MĐ: Bắt trói anh Dậu, giải ra đình theo lệnh quan.
* Hắn bỏ ngoài tai những lời van xin thảm thiết của chị Dậu, trái lại hắn đã đáp lại chị bằng những h.đ: chửi, đểu cáng, hung hãn táng tận lương tâm.
H: Qua đó em thấy bản chất của hắn là gì.
- Nhưng hắn K ngờ lại bị thảm hại nhanh chóng & bất ngờ đến thế trước người đàn bà lực điền.
H: Khi bọn tay sai kéo đến, chị Dậu đã đối phó bảo vệ chồng bằng cách nào.
- Ban đầu chị cố “van xin tha thiết” vì chị có phần sợ hãi. đó là cách ứng xử của người nông dân với các ông người nhà quan.
H: Lúc này chị xưng hô ntn với tên cai lệ .
- Xưng hô: ông – cháu.
H: Lời nói & cách xưng hô của chị lúc này có hợp lý K? Vì sao.
- Hoàn toàn hợp lý. Vì chị luôn coi mình là hàng con sâu, cái kiến nghèo khổ nhất nhì trong làng, nên mong được chút từ tâm, lòng thương người của ông cai.
* Nhưng chúng K thèm nghe & đáp lại chị bằng những quả bịch vào ngực & chạy sầm sập đến anh Dậu định hành hung anh Dậu.
H: Lúc này chị có thái độ ntn.
- Chị xám mặt lại. Hình như tức quá nên chị liều mạng cự lại.
H: Thoạt tiên chị cự lại bằng lời nói nào? Câu nói đó có gì thay đổi.
- Chồng tôi đau ốm ông k được phép hành hạ.
- Thay đổi cách xưng hô: ông – tôi.
=> đây k phải là lời van xin mà là lời cành báo.
H: Đến khi cai lệ tát vào mặt chị, thì chị đã phản ứng ntn.
- Lúc này chị K còn cự lại bằng lí lẽ nữa mà vụt đứng dậy với niềm căm giận ngùn ngụt. Chị nghiến 2 hàm răng: “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem”.
H: Trong lời thách thức đó có gì thay đổi.
- Thay đổi ở cách xưnh hô: Bà - mày=> Cơn giận đã lên đến đỉnh điểm. Chị quát lại với những lời lẽ nanh nọc, đanh đá & thách thức.
H: Sau khi đấu lí K được chị (chuyển sang) làm gì.
H: Tìm những chi tiét miêu tả cảnh tượng chị Dậu quật 2 tên tay sai.
- Chi túm lấy cổ hắn ấn dúi ra cửa, ngã chỏng quèo, giằng co, du đẩy nhau => anh chàng hầu cận yếu hơn chị chàng con mọn.
H: Khi m.tả diễn biến tâm lí & H.động của chị Dậu T/g dùng BPNT gì? T/ dụng của BPNT đó.
-N.thuật tăng cấp => Làm nổi rõ tính cách của con người trong thế “tức nước vỡ bờ”.
- N. thuật tương phản=> Làm nổi bật sức mạnh của chị Dậu.
H: Do đâu mà chị Dậu có sức mạnh như vậy.
- Vì quá giận dữ, vì bị khinh khi áp bức, bị dồn đến đường cùng& vì nhiều hơn là T. yêu thương chồng hơn cả bản thân mình.
H: Sự chiến thắng của chị Dậu C.minh điều gì.
- CM quy luật: Có áp bức, có đấu tranh; con giun xéo lắm cũng quằn, hoặc mạnh mẽ hơn “tức nước vỡ bờ”.
H: Qua P.tích ta thấy chị Dậu là người ntn.
H: Em hiểu ntn về nhan đề của đoạn trích
 - Thể hiện quy luật có áp bức có đấu tranh.
H: Đoạn trích đã làm rõ điều gì.(GN)
H: Để làm nổi bật nội dung trên tác giả đã sử dụng những bp nt nào?
- Tạo tình huống có tính kịch: Tức nước vữ bờ
- Kết hợp kể, tả nhân vật chân thực(ngoại hình, ngôn ngữ, hành động, tâm lí...)
- Ngoài ra còn có các thủ pháp như đối lập tương phản.
H: Văn bản có ý nghĩa ntn?
- Với cảm quan nhạy bén, nhà văn NTT đã phản ánh hiện thực về sức phản kháng mãnh liệt chống lại áp bức của những người nông dân hiền lành, chất phác.
- HS tìm chi tiết.
- Hs kết luận
*HS đọc đoạn  Anh Dậu uốn vai-> sầm sập đến chỗ anh Dậu ( trang 29,30).
(HS tự tìm).
- Trả lời
- Theo dõi nhân vật chị Dậu
- Suy nghĩ, trả lời
- Tìm chi tiết
- HS đọc GN.
II. Tìm hiểu văn bản.
1. Tình cảnh của g.đình chi Dậu khi bọn tay sai xông đến.
- Thê thảm, đáng thương, cơ cực, bế tắc.
2. Nhân vật cai lệ.
- Tàn bạo, thô lỗ.
- Không chút tình người.
3. Nhân vật chi Dậu.
- Ban đầu van xin tha thiết 
- Xưng hô: ông – cháu.
- Liều mạng cự lại.
+ Bằng lí lẽ: xưng ông- tôi
+ Thách thức: xưng hô bà- mày.
+ Đấu lực với bọn tay sai.
=> Là người hiền lành,chất phát.Giầu tình yêu thương, có sức sống mạnh mẽ, tinh thần phản kháng mãnh liệt.
*) Ghi nhớ – 33.
HĐ4: Luyện tập..
- Mục tiêu: Hiểu sâu sắc hơn về nội dung bài học.
- Phương pháp : Tái hiện, nêu và giải quyết vấn đề.
- Kỹ thuật: Động não
- Thời gian: 5’
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hướng dẫn luyện tập.
 GV phân vai cho HS đọc đoạn trích.
III. Luyện tập.
 Đọc phân vai.
 HĐ 4 : Củng cố:
- Mục tiêu : Nắm chắc nd – nt của bài
- Phương pháp : Vấn đáp, tái hiện.
- Thời gian: 03’
 H: Nhận định nào sau đây nói đúng nhất ND chính của đ.trích.
A. vạch trần bộ mặt tàn ác của XHTDPK đương thời.
B. Chỉ ra nỗi khổ cực của người n.dân bị áp bức.
C. Cho thấy vẻ đẹp của người P.nữ n.dân: Vừa giàu lòng yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.
D. Kết hợp cả 3 nhận định trên.
 (?) Hình ảnh tên cai lệ đại diện cho thế lực nào của XHPK.
(?) Ta thấy được gì về c/s của người n.dân trong XHPK.
HĐ 5: Hướng dẫn tự học
- Tóm tắt đoạn trích khoảng 10 dòng theo ngôi kể của nhân vật chị Dậu.
- Đọc diễn cảm đoạn trích.(chú ý giọng điệu ngữ điệu của nhân vật, nhất là sự thay đổi trong ngôn ngữ đối thoại của nhân vật chị Dậu).
Ngày soạn: 28.8.2010 Bài 3 Tiết 10
Ngày giảng: 8A: 31.8
 8B: 31.8 
 Xây dựng đoạn văn trong văn bản
A - Mục tiêu cần đạt 
1. Kiến thức:
- Khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ dề,quan hệ giữa các câu trong đoạn văn.
2. Kĩ năng: 
- Nhận biết được từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong một đoạn văn đã cho.
- Hình thành chủ đề, viết các từ ngữ và câu chủ đề, viết các câu liền mạch theo chủ đề và quan hệ nhất định.
- Trình bày một đoạn văn theo kểu quy nạp, diễn dịch, song hành, tổng hợp.
3. Thái độ: 
- Viết đ.v mạch lạc, đủ sức làm sáng tỏ 1 ND nhất định.
B - Chuẩn bị 
- GV: hướng dẫn HS soạn bài , thiết kế bài dạy , chuẩn bị các phương tiện dạy học cần thiết 
- HS : Soạn bài theo yêu cầu của SGK và những huớng dẫn của GV.
C. Tổ chức các hoạt động dạy – học
1. ổn định lớp:	8A: ........................................
8B : .....................................
2 - Kiểm tra : 5’
 (?) Nêu bố cục của v.b, n.v của từng phần. 
 (?) Nêu cách bố trí sắp xếp các phần của thân bài 
3 - Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài mới.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh.
- Phương pháp: Thuyết trình
- Thời gian: 2’
HĐ2: Tìm hiểu thế nào là đoạn văn.
- Mục tiêu : 
 + Đoạn văn là đơn vị tạo nên văn bản.
 + Có nhiều cách trình bày đoạn văn.
- Phương pháp: Vấn đáp, tái hiện nêu vđ, hđ nhóm.
- Kỹ thuật: Động não và mảnh ghép.
- Thời gian: 10’
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
HS đọc v.b.
H: V.b trên gồm mấy ý. Mỗi ý được viết thành mấy đ.v.
H: Em thường dựa vào dấu hiệu hình thức nào để nhận biết đ.v.
- Viết hoa lùi đầu dòng & dấu chấm xuống dòng
H: Về ND đ.v thường biểu đạt điều gì.
- Thường biểu đạt 1 ý tương đối hoàn chỉnh.
H: Đ.v thường gồm mấy câu.
- Thường do nhiều câu tạo thành.
* Những điều mà chúng ta vừa được biết là đ.v.
H: Vậy em hiểu thé nào kà đ.v. (HS đọc ý1 GN).
* HS làm BT 1 – 36.GV treo bảng phụ – HS đọc.
H: V.b trên có thể chia làm mấy ý. Mỗi ý được diễn đạt bằng mấy đ.v.
- 2 ý. Mỗi ý được diễn đạt thành 1 đ.v.
I. Thế nào là đoạn văn.
* Bài tập: VB: Ngô Tất Tố & T.P “Tắt đèn”.
- Gồm 2 ý. Mỗi ý được viết thành 1 đ.v. 
*) Ghi nhớ.1
HĐ3: Tìm hiểu từ ngữ và câu trong đoạn văn.
- Mục tiêu : 
 + Đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề.
 + Có nhiều cách trình bày đoạn văn.
- Phương pháp: Vấn đáp, tái hiện nêu vđ, hđ nhóm.
- Kỹ thuật: Động não 
- Thời gian: 10’
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
H: Đối tượng được nói đến trong đ.v đó là ai? Từ ngữ nào duy trì đ/ tượng đó.
- Đối tượng: Ngô Tất Tố.
- Từ ngữ duy trì đ/ tượng: NTT, ông, nhà báo, nhà văn.
H: Những từ ngữ giúp ta x.đ được đ/tượng nói đến trong cả đ.v đó được gọi là gì.
- Từ ngữ chủ đề.
H: Đoạn văn thứ 2 viết về đ/tượng nào.
- Đối tượng: TP “Tắt đèn”.
H: Câu văn nào là câu văn then chốt giúp ta hiểu 1 cách khái quát nhất về đ/tượng.
- Câu 1 “Tắt đèn là t.p tiêu biểu nhất của NTT”=> Đây là câu mang ý nghĩa khái quát của cả đoạn.
H: Câu mang ý nghĩa khái quát của cả đoạn được gọi là câu gì. - Câu chủ đề.
H: Về hình thức em thấy câu chủ đề có gì đ.biệt? Nó đứng ở vị trí nào trong đ.v.
- Lời lẽ ngắn gọn, thường có đủ 2 T.phần chính (C-V). - Đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn.
H: Qua đó em hiểu thế nào là từ ngữ chủ đề & câu chủ đề * Chú ý đ.v 1- BT1.
H: Đoạn văn này có chủ đề K (Không ).
H: Về ý nghĩa giữa các câu trong đ.v chúng có v.trò ntn với nhau.
- Các câu bình đẳng với nhau.
H: yếu tố nào giúp ta biết đ.v trên nói về 1 đ/tượng.
- Từ ngữ chủ đề: NTT, ông, nhà báo, nhà văn. 
H: Dựa vào QH ý nghĩa giữa các câu trong đ.v, em cho biết ND đ.v được triển khai theo trình tự nào.
H: Đoạn văn 2 có câu chủ đề không? Nếu có thì nó ở vị trí nào?
H: Đoạn văn được triển khai theo cách nào.
H: Đọc đoạn văn 3 và trả lời câu hỏi bên dưới.
* Giáo viên chốt lại:
+ Đoạn 1 trình bày theo cách song hành
+ Đoạn 2 ý chính nằm trong câu chủ đề ở đầu đoạn, các câu tiếp theo cụ thể hoá ý chính (chính - phụ)
+ Đoạn 3: ý chính nằm trong câu chủ đề ở cuối đoạn văn, cac câu trước nó nêu ý cụ thể. câu chủ đề chốt lại (phụ - chính).
=> Các câu trong đoạn văn triển khai và làm sáng tỏ chủ đề bằng cách song hành, diễn dịch, quy nạp.
H: Vậy em hãy nêu cách trình bày nội dung đoạn văn .
H: Nội dung bài học cần ghi nhớ mấy ý.
- Nhấn mạnh ghi nhớ
- HS đọc lại đ.v 1 của v.b trên.
- HS đọc đ.v 2 của v.b.
- HS đọc ý 2 GN.
- Học sinh khái quát.
- Cho học sinh đọc ghi nhớ.
II. Từ ngữ và câu trong đoạn văn.
1. Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn.
* Bài tập: 
- Từ ngữ chủ đề: NTT, ông, nhà báo, nhà văn. 
- Câu chủ đề: “Tắt đèn là t.p tiêu biểu nhất của NTT”.
*) Ghi nhớ. 2
2. Cách trình bày nội dung đoạn văn.
* Bài tập: 
- Đ1: t/bày theo cách song hành.
- Đoạn 2: trình bày theo cách diễn dịch
- Đoạn 3: trình bày theo cách quy nạp.
*) Ghi nhớ .3
HĐ3: Luyện tập.
- Mục tiêu: Hiểu sâu sắc hơn về nội dung bài học.
- Phương pháp : Tái hiện, nêu và giải quyết vấn đề.
- Kỹ thuật: Động não, mảnh ghép.
- Thời gian: 10’
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
H: Văn bản sau đây có thể chia thành mấy ý? Mỗi ý được diễn đạt băng mấy đoạn văn .
H: Hãy phân tích cách trình bày nội dung trong 3 đoạn văn.
- Cho câu chủ đề :'' Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta''. Hãy viết 1 đoạn văn theo cách diễn dịch, sau đó biến đổi đoạn văn đó thành đoạn văn quy nạp.
H: Đọc yêu cầu bt 3.
Câu 1: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Câu 2: Chiến thắng của Ngô Quyền
Câu 3: Chiến thắng của nhà Trần
Câu 4: Chiến thắng của Le Lợi
Câu5: Kháng chiến chống Pháp thành công.
Câu 6: Kháng chiến chống Pháp cứu nước toàn thắng
 đổi sang quy nạp: trước câu chủ đề thường có các từ: vì vậy, cho lên, do đó, tóm lại...
- Học sinh đọc bài tập 1
- Học sinh đọc bài tập 2, làm việc nhóm.
III. Luyện tập
1. Bài tập 1
- văn bản gồm 2 ý, mỗi ý được diễn đạt bằng một đoạn văn 
 mối đoạn văn trình bày 1 ý, những đoạn văn tạo thành 1 văn bản 
2. Bài tập 2
+ Đoạn a: diễn dịch 
+ Đoạn b: song hành	
+ Đoạn c: song hành
3. Bài tập 3
- Câu chủ đề
- Các câu khai triển:
 HĐ 4 : Củng cố:
- Mục tiêu : 
- Phương pháp : Vấn đáp, tái hiện.
- Thời gian: 03’
 + Nhắc lại Khái niệm đoạn văn.
 ? Các nội dung cần nắm trong bài:
 ? Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề. Cách trình bày nội dung đoạn văn .
HĐ 5: Hướng dẫn tự học
- Tìm hiểu mqh giữa các câu trong đoạn văn cho trước, từ đó chỉ ra cách trình bày các ý trong đoạn văn.
Ngày soạn: 28.8.2010 Bài 3 Tiết 11-12
Ngày giảng: 8A: 3.9.2010
 8B: 
 viết bài tập làm văn số 1
 ( văn tự sự )
A - Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
- Học sinh ôn lại kiểu bài tự sự đã học ở lớp 6, có kết hợp với kiểu bài biểu cảm đã học ở lớp 7: chú ý tả người, kể việc, kể những cảm xúc của tâm hồn mình .
2. Kĩ năng: 
- Học sinh luyện tập viết bài văn và đoạn văn.
3. Thái độ: 
- Yêu thích và trân trọng những cảm xúc của bản thân.
B - Chuẩn bị 
- GV: hướng dẫn HS soạn bài , thiết kế bài dạy , chuẩn bị các phương tiện dạy học cần thiết 
- HS : Soạn bài theo yêu cầu của SGK và những huớng dẫn của GV.
C. Tổ chức các hoạt động dạy – học
1. ổn định lớp:	8A: ................................................
8B : ..............................................
2 - Kiểm tra : 
 - Kiểm tra vệc chuẩn bị của hs.
3 - Bài mới:
HĐ1: GV nêu yêu cầu kiểm tra.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh.
- Phương pháp: Thuyết trình
- Thời gian: 2’
HĐ2: Đề kiểm tra.
 I. Đề bài : 
- Em hãy kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học của mình .
 II. Đáp án biểu điểm:
a. Mở bài : 1,5đ
- Nêu lí do nhớ lại ngày tựu trường đầu tiên.
- ấn tượng sâu đậm về buổi tựu trường.
b. Thân bài: 6đ
- Những kỉ niệm có thể kể lại:
 + Những cảm xúc của bản thân khi chuẩn bị đi; Khi đi trên đường đến trường; Khi đứng trên sân trường; Khi xếp hàng cùng các bạn; Khi nhận thày giáo chủ nhiệm; Khi vào lớp; Khi ngồi vào ghế trong lớp học bài đầu tiên....
- Những kỉ niệm có thể được kể theo trình tự:
+ Thời gian, không gian.
+ Diễn biến tâm trạng.
+ Mỗi kỉ niệm để lại ấn tượng cảm xúc sâu đậm được trình bày thành một đoạn.
c. Kết bài : 1,5đ
- Kết thúc những kỉ niệm bằng dòng cảm xúc của bản thân về ngày đầu đi học.
*) Hình thức : 1đ
- Bài viết đúng thể loại tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm nhuần nhuyễn, khéo léo, giàu cảm xúc, văn viết mạch lạc. 
 HĐ 3 : Thu bài
- Rút kinh nghiệm ý thức làm bài .
- Củng cố về kiểu bài tự sự có vận dụng yếu tố biểu cảm. 
HĐ 4: Hướng dẫn tự học
- Ôn lại kiểu bài tự sự 
- Xem lại các bài: ''Tôi đi học'', ''Trong lòng mẹ'' ,''Tức nước vỡ bờ'' để học tập cách kể , tả.
- Xem trước bài''Liên kết đoạn văn trong văn bản'' . 

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 3.doc