Giáo án Ngữ văn 8 tiết 111 bài 30: Tiếng Việt: Hội thoại (tiếp theo)

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 111 bài 30: Tiếng Việt: Hội thoại (tiếp theo)

TIẾT 111 TIẾNG VIỆT

HỘI THOẠI (tiếp theo)

1. Mục tiêu: Giúp HS:

 a) Về kiến thức: - Hiểu thế nào là hội thoại.

 - Trong hội thoại ngoài vai xã hội trong hội thoại còn giúp học sinh hiểu lượt lời trong khi nói.

 b) Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng sử dụng từ ngữ, thái độ giao tiếp lịch sự trong hội thoại.

 c) Về thái độ: Có ý thức học tập nghiêm túc để lĩnh hội kiến thức, có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

2. Chuẩn bị của GV và HS:

 a) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV – nghiên cứu soạn giáo án.

 b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi – học bài cũ – đọc, chuẩn bị bài theo SGK.

3. Tiến trình bài dạy:

 * Ổn định tổ chức: Sĩ số 8B: . .

 Sĩ số 8C: . .

a) Kiểm tra bài cũ (10’): Kiểm tra viết.

 Câu hỏi: Nêu đặc điểm của vai xã hội trong hội thoại? Lấy ví dụ xác định rõ vai?

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 533Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 111 bài 30: Tiếng Việt: Hội thoại (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 	Ngày dạy: Dạy lớp 8B
	Ngày dạy:.Dạy lớp 8C
TIẾT 111 TIẾNG VIỆT
HỘI THOẠI (tiếp theo)
1. Mục tiêu: Giúp HS:
	a) Về kiến thức: - Hiểu thế nào là hội thoại.
	- Trong hội thoại ngoài vai xã hội trong hội thoại còn giúp học sinh hiểu lượt lời trong khi nói.
	b) Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng sử dụng từ ngữ, thái độ giao tiếp lịch sự trong hội thoại.
	c) Về thái độ: Có ý thức học tập nghiêm túc để lĩnh hội kiến thức, có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
2. Chuẩn bị của GV và HS:
	a) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV – nghiên cứu soạn giáo án.
	b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi – học bài cũ – đọc, chuẩn bị bài theo SGK.
3. Tiến trình bài dạy:
	* Ổn định tổ chức: Sĩ số 8B: ....
	 Sĩ số 8C: ...
a) Kiểm tra bài cũ (10’): Kiểm tra viết.
	Câu hỏi: Nêu đặc điểm của vai xã hội trong hội thoại? Lấy ví dụ xác định rõ vai?
	Đáp án: - Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại. Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội: (3 điểm)
	+ Quan hệ trên – dưới hay ngang hàng (theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình và xã hội); (1 điểm)
	+ Quan hệ thân – sơ (theo mức độ quen biết, thân tình). (1 điểm)
	- Vì quan hệ xã hội vốn rất đa dạng nên vai xã hội của mỗi người cũng đa dạng, nhiều chiều. Khi tham gia hội thoại, mỗi người cần xác định đúng vai trò của mình để chọn cách nói cho phù hợp. (3 điểm)
	- Ví dụ: Khoảng 10 giờ đêm, bố nhắc Nam: 
	+ Con học xong bài rồi thì ngủ đi để mai còn dậy sớm đi học. (vai trên) (1 điểm)
	+ Vâng, con học xong rồi, con đi ngủ bây giờ đây ạ. (vai dưới) (1 điểm)
	* Vào bài (1’): Giờ trước, chúng ta đã tìm hiểu về đặc điểm của vai xã hội. Giờ học này, ta tiếp tục tìm hiểu khái niệm về lượt lời trong hội thoại.
b) Dạy nội dung bài mới:
	I. LƯỢT LỜI TRONG HỘI THOẠI (15’)
	1. Ví dụ
	GV: Gọi HS đọc lại đoạn trích ví dụ ở tiết trước SGK trang 92, 93.
	?TB: Trong cuộc thoại đó, mỗi nhân vật nói bao nhiêu lượt? Nếu tính cả lần người cô “tươi cười kể các chuyện” thì người cô thực hiện mấy lượt lời?
	HS: Người cô thực hiện 6 lần lượt lời nói với bé Hồng. Còn bé Hồng thực hiện hai lần lượt lời (hai lần trả lời người cô).
	?TB: Bao nhiêu lần lẽ ra Hồng được nói nhưng Hồng không nói? 
	HS: Bốn lần Hồng được phép nói nhưng Hồng chỉ nói có hai lần, còn hai lần Hồng im lặng. Lần thứ nhất là “tôi cúi đầu không đáp” im lặng sau câu hỏi thứ nhất của người cô. Lần không nói thứ hai là im lặng sau lượt lời thứ hai của người cô: “Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất”.
?TB: Sự im lặng thể hiện thái độ của Hồng đối với những lời nói của người cô như thế nào?
	HS Sự im lặng thể hiện thái độ bất bình của Hồng đối với những lời nói của người cô vì Hồng nhận ra cô không thật lòng mà chỉ cố tình nói xấu người mẹ tội nghiệp của bé và chia rẽ tình cảm mẹ con của bé.
	GV: Như vậy, ta thấy rằng nhiều khi im lặng khi đến lượt lời của mình cũng là một cách biểu thị thái độ.
	?KH: Vì sao	Hồng không cắt lời người cô khi bà nói những điều Hồng không muốn nghe?
	HS: Hồng không cắt lời người cô bởi những lí do sau: Thứ nhất: trong giao tiếp, cần phải tôn trọng người đang đối thoại với mình nếu cắt lời của người khác thì không lịch sự. Thứ hai: vai xã hội của Hồng thấp hơn vai xã hội của người cô.
	GV: Có thể thấy, bé Hồng là người biết giữ lịch sự, biết tôn trọng lượt lời của người khác trong cuộc hội thoại.
	?TB: Qua phân tích ví dụ, em hiểu thế nào là lượt lời trong hội thoại? Những yêu cầu nào cần có trong khi thực hiện hội thoại là gì?
	2. Bài học
	Ghi:- Trong hội thoại, ai cũng được nói. Mỗi lần có một người tham gia hội thoại nói được gọi là một lượt lời.
	- Để giữ lịch sự, cần tôn trọng lượt lời của người khác, tránh nói tranh lượt lời, cắt lời hoặc chêm vào lời người khác.
	- Nhiều khi, im lặng khi đến lượt lời của mình cũng là một cách biểu thị thái độ.
	GV: Gọi HS đọc to ghi nhớ SGK. T. 102.
	II. LUYỆN TẬP (17’)
	1. Bài 1 (T. 102)
	?: Qua cách miêu tả cuộc thoại giữa các nhân vật cai lệ, người nhà lí trưởng, chị Dậu và anh Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ (Ngữ văn 8, tập một, tr. 28), em thấy tính cách của mỗi nhân vật được thể hiện như thế nào?
	HS: Xét về sự tham gia hội thoại, ta thấy những người nói nhiều lượt lời nhất là cai lệ và chị Dậu; người nhà lí trưởng nói ít hơn; anh Dậu chỉ nói với vợ sau khi cuộc xung đột giữa chị Dậu với cai lệ và người nhà lí trưởng đã kết thúc. Kẻ duy nhất cắt lời người khác trong cuộc thoại này là cai lệ. Xét về cách thể hiện vai xã hội, chị Dậu từ chỗ nhún nhường (xưng cháu, gọi cai lệ là ông, van vỉ thiết tha) đã vùng lên kháng cự (xưng tao, gọi cai lệ là mày, đe dọa và thực hiện lời đe dọa); cai lệ trước sau hống hách; người nhà lí trưởng có phần giữ gìn hơn (gọi vợ chồng anh Dậu là anh, chị, xưng là tôi) nhưng cũng tỏ thái độ mỉa mai từ các chi tiết trên có thể nói: 
- Chị Dậu là người rất yêu thương chồng, tỉnh táo, thông minh trong ứng xử - khi cần thì nhẫn nhục chịu đựng nhưng khi bị đẩy vào đường cùng thì lại quyết liệt chống trả thế lực tàn bạo.
- Cai lệ là kẻ tính cách hung bạo, mất hết tính người.
- Người nhà lí trưởng cũng là kẻ a dua, làm tay sai cho giai cấp thống trị song chưa mất hết tính người.
- Anh Dậu là người hiền lành, nhu nhược.	
2. Bài 2 (T. 103 =>107)
	?: Sự chủ động tham gia cuộc thoại của chị Dậu với cái Tí phát triển ngược chiều nhau như thế nào?
	HS: Thoạt đầu, cái Tí nói rất nhiều, rất hồn nhiên, còn chị Dậu thì chỉ im lặng. Về sau, cái Tí nói ít hẳn đi, còn chị Dậu lại nói nhiều hơn.
	?: Tác giả miêu tả diễn biến cuộc thoại như vậy có hợp với tâm lí nhân vật không? Vì sao?
	HS: Tác giả miêu tả diễn biến cuộc thoại như vậy rất phù hợp với tâm lí nhân vật: Thoạt đầu, cái Tí rất vô tư vì nó chưa biết là sắp bị bán đi, còn chị Dậu thì đau lòng vì buộc phải bán con nên chỉ im lặng. Về sau, cái Tí biết là sắp bị bán nên sợ hãi và đau buồn, ít nói hẳn đi, còn chị Dậu phải nói để thuyết phục cả hai đứa con nghe lời mẹ.
	?: Việc tác giả tô đậm sự hồn nhiên và hiếu thảo của cái Tí qua phần đầu cuộc thoại làm tăng kịch tính của câu chuyện như thế nào?
	HS: Việc tác giả tả cái Tí hồn nhiên kể lể với mẹ những việc nó đã làm, khuyên bảo thằng Dần để phần những củ khoai to hơn cho bố mẹ, hỏi thăm mẹ, càng làm cho chị Dậu đau lòng khi buộc phải bán đứa con hiếu thảo, đảm đang như vậy đi và càng tô đậm nỗi bất hạnh sắp giáng xuống đầu cái Tí.
	3. Bài 3 (T. 107)
	?: Dựa vào những điều đã biết về truyện Bức tranh của em gái tôi (Ngữ văn 6, tập hai, tr. 30) và vào đoạn trích trong bài 3, hãy cho biết sự im lặng của nhân vật “tôi” biểu thị điều gì?
	HS: Theo dõi đoạn trích ta thấy có hai lần nhân vật “tôi” im lặng. Sự im lặng của nhân vật “tôi” biểu thị sự ngạc nhiên xấu hổ và ân hận trước tấm lòng yêu thương mà em gái dành cho mình.
	4. Bài 4 (T. 107)
	GV: Gọi HS đọc toàn bộ nội dung, yêu cầu của bài 4. Cho HS làm bài sau đó trả lời.
	HS: Cả hai nhận xét đều đúng, nhưng mỗi nhận xét đúng với một số hoàn cảnh khác nhau. Trong trường hợp cần im lặng để giữ bí mật, để thể hiện sự tôn trọng người khác, để đảm bảo sự tế nhị trong giao tiếp,  thì im lặng đúng là vàng. Nhưng im lặng trước những hành vi sai trái, trước áp bức bất công, trước sự xúc phạm nhân phẩm đối với mình hay đối với người lương thiện,  thì sự im lặng đó lại là dại khờ, hèn nhát.
c) Củng cố, luyện tập (1’):
	GV: Gọi HS đọc lại ghi nhớ SGK. T. 102.
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’):
	- Học thuộc ghi nhớ.
	- Tiết tới chuẩn bị bài Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm và bài văn nghị luận. Yêu cầu:
	+ Xem lại kiến thức về yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận.
	+ Đọc kĩ đề bài trong mục I. SGK. T. 108 sau đó thực hiện trả lời các câu hỏi thuộc mục II.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 111 bai 30.doc