Giáo án Ngữ văn 8 cả năm (tham khảo)

Giáo án Ngữ văn 8 cả năm (tham khảo)

Tuần 1:

 Tiết 1, 2:

Văn Bản: TÔI ĐI HỌC

 ( Thanh Tịnh )

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

Giúp HS: - Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật "Tôi" ở buổi tựu trường đầu tiên.

- Thấy được thái độ, cử chỉ yêu thương và trách nhiệm của người lớn đối với thế hệ tương lai.

- Thấy đượcc ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ của nhà văn Thanh Tịnh.

2. Kĩ năng:

Rèn cho HS kĩ năng đọc diễn cảm, sáng tạo, kĩ năng phân tích, cảm thụ tác phẩm văn xuôi giàu chất trữ tình.

3. Thái độ:

Giáo dục HS biết rung động, cảm xúc với những kỉ niệm thời học trò và biết trân trọng, ghi nhớ những kỉ niệm ấy.

II. Chuẩn bị:

1/ GV: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.

2/ HS: Đọc kĩ văn bản, soạn bài theo SGK.

 

doc 330 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 658Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 cả năm (tham khảo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
( Từ tiết 1 đến tiết 4)
- Tôi đi học
- Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
-Tính thống nhất về chủ đề của văn bản
Tuần 1: Ngày soạn:15/8/2010 
 Ngày dạy :17/8/2010 
 Tiết 1, 2:
Văn Bản:	TÔI ĐI HỌC
 ( Thanh Tịnh )
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Giúp HS: - Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật "Tôi" ở buổi tựu trường đầu tiên.
- Thấy được thái độ, cử chỉ yêu thương và trách nhiệm của người lớn đối với thế hệ tương lai.
- Thấy đượcc ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ của nhà văn Thanh Tịnh.
2. Kĩ năng:
Rèn cho HS kĩ năng đọc diễn cảm, sáng tạo, kĩ năng phân tích, cảm thụ tác phẩm văn xuôi giàu chất trữ tình.
3. Thái độ:
Giáo dục HS biết rung động, cảm xúc với những kỉ niệm thời học trò và biết trân trọng, ghi nhớ những kỉ niệm ấy.
II. Chuẩn bị:
1/ GV: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
2/ HS: Đọc kĩ văn bản, soạn bài theo SGK.
III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học
 1. Ổn định:
 2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
 3. Bài mới:
ĐVĐ: Trong cuộc đời mỗi con người, những kỉ niệm của tuổi học trò thường được lưu giữ bền lâu trong trí nhớ. Đặc biệt là những kỉ niệm về buổi đến trường đầu tiên. Tiết học đầu tiên của năm học mới này, cô và các em sẽ tìm hiểu một truyện ngắn rất hay của nhà văn Thanh Tịnh. Truyện ngắn " Tôi đi học " Thanh Tịnh đã diễn tả những kỉ niệm mơn man, bâng khuâng của một thời thơ ấy.
 Hoạt động của thầy và trò
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm
Chú ý đọc giọng chậm, dịu, hơi buồn và lắng sâu; cố gắng diễn tả được sự thay đổi tâm trạng của nhân vật " tôi ". ở những lời thoại cần đọc giọng phù hợp
Cho HS đọc kĩ chú thích * và trình bày ngắn gọn về tác giả Thanh Tịnh? 
 HS trả lời. GV lưu ý thêm
HS đọc kĩ những chú thích.
? Bất giác có nghĩa là gì?
? Lạm nhận có phải là nhận bừa nhận vơ không?
? Lớp 5 ở đây có phải là lớp năm em học cách đây 3 năm?
Xét về thể loại văn học, đây là một truyện ngắn và truyện ngắn này có thể xếp vào kiểu văn bản nào? Vì sao? - Văn bản biểu cảm - thể hiện cảm xúc, tâm trạng.
Mạch truyện được kể theo dòng hồi tưởng của nhân vật " Tôi ", theo trình tự thời gian của buổi tựu trường đầu tiên. Vậy có thể tạm ngắt thành những đoạn như thế nào?
- Đoạn 1: Khơi nguồn kỉ niệm
- Đoạn 2: Tâm trạng....trên con đường cùng mẹ đến trường.
- Đoạn 3: Tâm trạng .....Khi đến trưưòng.
- Đoạn 4: ....Khi nghe gọi tên rời tay mẹ.
- Đoạn 5: Khi ngồi vào chỗ và đón nhận tiết học.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chi tiết
 ? Em hãy cho biết nhân vật chính của văn bản này là ai?
- Nhân vật " Tôi "
? Vì sao em biết đó là nhân vật chính?
? Truyện được kể theo ngôi thứ mấy?
HS: Suy nghĩ trả lời, học sinh khác nhận xét, bổ sung
? Nỗi nhớ buổi tựu trường được khơi nguồn từ thời điểm nào?
? Em có nhận xét gì về thời điểm ấy? 
? Cảnh thiên nhiên, cảnh sinh hoạt hiện lên như thế nào?
Tâm trạng của nhân vật tôi khi nhớ lại những kỉ niệm cũ như thế nào?
? Những từ đó thuộc từ loại gì? tác dụng của những từ loại đó?
- Từ láy diễn tả cảm xúc, góp phần rút ngắn khoảng cách thời gian giữa hiện tại và quá khứ
 Nội dung ghi bảng
I. Tìm hiểu chung :
 1. Tác giả, tác phẩm:
 2. Tìm hiểu chú thích:
 ( Sgk) 
 3. Tìm hiểu thể loại và bố cục:
 - Thể loại: Truyện ngắn
 - Bố cục: 5 đoạn
II. Tìm hiểu chi tiết về văn bản
 1. Tâm trạng của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên:
 a). Khơi nguồn kỉ niệm:
- Thời điểm gợi nhớ: cuối thu
Cảnh thiên nhiên: Lá rụng nhiều, mây bàng bạc
Cảnh sinh hoạt: Mấy em nhỏ rụt rè.............
=> Liên tưởng tương đồng, tự nhiên giữa hiện tại - quá khứ.
- Tâm trạng: Nao nức, mơn man, tưng bừng rộn rã......
4. Củng cố :
? Tóm tắt văn bản ?
? Những kỉ niệm được khơi nguồn trong tâm trạng nhân vật tôi như thế nào ?
5. Hướng dẫn về nhà
Học bài và tiếp tục chuẩn bị bài tiết 2
 ***********************************************************
 Ngày soạn:15/8/2010
 Ngày dạy :17/8/2010
TIẾT 2 TÔI ĐI HỌC
 ( Thanh Tịnh )
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: Giúp HS cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, lo lắng của nhân vật tôi qua các thời điểm.
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, phân tích, cảm thụ tác phẩm.
 3. Thái độ: Giáo dục HS tình cảm nâng niu trân trọng những kĩ niệm đẹp.
 II. Chuẩn bị:
 - GV: Bài soạn, tư liệu
 - HS: Hiểu nội dung tác phẩm, chuẩn bị theo hướng dẫn của GV
 III. Tiến trình lên lớp:
 1. ổn định lớp: 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 Nêu bố cục của văn bản?
 3. Bài mới: 
Vậy trên con đường cùng mẹ đến trường, nhân vật tôi có tâm trạng như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp ở đoạn 2.
HS đọc diễn cảm toàn đoạn.
? Thanh Tịnh viết: " Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần...hôm nay, tôi đi học ". Điều này thể hiện như thế nào trong Đ2?
Theo em những từ " thèm, bặm, ghì, xệch, chúi, muốn....." là những từ loại gì? - Động từ được sử dụng đúng chỗ -> Hình dung dễ dàng tư thế và cử chỉ ngộ nghĩnh, ngây thơ và đáng yêu.
HS đọc diễn cảm đoạn 3.
Nhân vật có tâm trạng và cảm giác như thế nào khi nhìn ngôi trường ngày khai giảng, khi nhìn mọi người và các bạn? 
? Em có nhận xét gì về cách kể và tả đó? tinh tế, hay
? Ngày đầu đến trường em có những cảm giác và tâm trạng như nhân vật " Tôi " không? Em có thể kễ lại cho các bạn nghe về kĩ niệm ngày đầu đến trường của em? 
? Qua 3 đoạn văn trên em thấy tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì?
- So sánh.
? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó? - Gợi cảm, làm nổi bật tâm trạng của nhân vật " tôi " cũng như của những đứa trẻ ngày đầu đến trường.
HS đọc đoạn 4:
Tâm trạng của nhân vật " Tôi ". Khi nghe ông Đốc đọc bản danh sách học sinh mới như thế nào? Theo em tại sao " tôi " lúng túng?
? Vì sao tôi bất giác giúi đầu vào lòng mẹ nức khóc khi chuẩn bị vào lớp.
( Cảm giác lạ lùng, thấy xa mẹ, xa nhà, khác hẳn những lúc chơi với chúng bạn).
? Có thể nói chú bé này có tinh thần yếu đuối hay không?
HS đọc đoạn cuối:
Tâm trạng...của nhân vật " tôi" khi bước vào chỗ ngồi lạ lùng như thế nào?
Dòng chữ " tôi đi học " kết thúc truyện có ý nghĩa gì?
Dòng chữ trắng tinh, thơm tho, tinh khiết như niềm tự hào hồn nhiên trong sáng của " tôi "
Thái độ, cử chỉ của những người lớn ( Ông Đốc, thầy giáo trẻ, người mẹ....) như thế nào? Điều đó nói lên điều gì?
Em đã học những văn bản nào có tình cảm ấm áp, yêu thương của những người mẹ đối với con? ( Cổng trường mở ra, mẹ tôi..... )
 b).Trên con đường cùng mẹ tới trường:
- Cảm thấy trang trọng, đứng đắn
- Cẩn thận, nâng niu mấy quyển vỡ, lúng túng muốn thử sức, muốn khẳng định mình khi xin mẹ cầm bút, thước.
 c). Khi đến trường:
- Lo sợ vẩn vơ
- Bỡ ngỡ, ước ao thầm vụng
-Chơ vơ, vụng về, lúng túng
 d). Khi nghe ông Đốc gọi tên và rời tay mẹ vào lớp:
- Lúng túng càng lúng túng hơn
- Bất giác bật khóc
 e). Khi ngồi vào chỗ của mình đón nhận tiết học đầu tiên:
- Cảm giác lạm nhận
- Kết thúc tự nhiên, bất ngờ -> Thể hiện chủ đề của truyện
 2. Thái độ, tình cảm của người lớn:
- Chăm lo ân cần, nhẫn nại, động viên.....
- Nhân hậu thương yêu và bao dung.
 III/- Tổng kết
HS đọc to, rõ ghi nhớ SGK
* Ghi nhớ SGK
4. Củng cố:
GV: Treo bảng phụ, yêu cầu học sinh đọc và khoanh tròn vào câu đúng.
Câu 1: Theo em, nhân vật chính trong tác phẩm “Tôi đi học” của Thanh Tịnh được thể hiện chủ yếu ở phương diện nào?
A. Ngoại hình	B. Lời nói	C. Tâm trạng	D. Cử chỉ
- Câu 2: Hình ảnh thân thương, in đậm nhất đối với em bé trong buổi tựu trường đầu tiên là?
A. Mẹ hiền	B. Ngôi trường	C. Con đường	D.Con chim non
5. Dặn dò:
Bài cũ: - Nắm kĩ nội dung bài học.
	- Viết một đoạn văn ngắn phát biểu cảm nghĩ của bản thân ngày đầu đến trường.
Bài mới: Soạn bài: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
 Ngày soạn:16/8/2010
 Ngày dạy :18/8/2010
Tiết 3:
CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức- Hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ khái quát của nghĩa từ.
 2 Kĩ năng:- Thông qua bài học, rèn luyện tư duy trong việc nhận thức mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng.
 3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức tự học
II. Chuẩn bị:
1/ GV: Bảng phụ, soạn giáo án.
2/ HS:Xem trước bài mới.
III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạv và học:
1. Ổn định:
2. Bài Cũ: 
ở lớp 7 các em đã học về từ đồng nghĩa, trái nghĩa, hãy lấy một số ví dụ về 2 loại từ nay.
3.Bài mới:
Hoạt động 1: Từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp: 
GV cho HS quan sát sơ đồ trong bảng phụ
Nghĩa của từ động vật rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của từ thú, chim, cá? Tại sao?
Nghĩa của từ động vật rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của từ voi, hươu? Từ chim rộng hơn từ tu hú, sáo?
Nghĩa của các từ thú, chim, cá rộng hơn đồng thời hẹp hơn nghĩa của từ nào?
Thế nào là một từ ngữ có nghĩa rộng? Thế nào là một từ ngữ có nghĩa hẹp?
Một từ ngữ có thể vừa có nghĩa rộng và nghĩa hẹp được không? Tại sao?
Em hãy lấy một từ ngữ vừa có nghĩa rộng và nghĩa hẹp?
HS đọc ghi nhớ: SGK
 I/ - Từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp: 
 1 Quan sát sơ đồ:
 b.. Nhận xét:
- Nghĩa của từ động vật rộng hơn nghĩa của từ thú, chim, cá
- Vì: Phạm vi nghĩa của từ động vật bao hàm nghĩa của 3 từ thú, chim, cá
- Các từ thú, chim, cá có phạm vi nghĩa rộng hơn các từ voi, hươu, tu hú....có phạm vi nghĩa hẹp hơn động vật.
Vì tính chất rộng hẹp của nghĩa từ ngữ chỉ là tương đối.
2. Ghi nhớ: SGK
 Hoạt động 2: II/ - Luyện tập:
Cho HS lập sơ đồ, có thể theo mẫu bài học hoặc HS tự sáng tạo
Cho HS thảo luận 1 nhóm làm một câu
Cho 4 nhóm lên bảng ghi những từ ngữ có nghĩa hẹp của các từ ở BT3 trong thời gian 3 phút? ( Câu a, b, c, d)
Làm ở nhà
 Bài tập 1:
 Bài Tập 2:
 a. Chất đốt.
 b. Nghệ thuật.
 c. Thức ăn.
 d. Nhìn.
 e. Đánh.
 Bài tập 3:
a. Xe cộ: Xe đạp, xe máy, xe hơi.
b. Kim loại: Sắt, đồng, nhôm.
c: Hoa quả: Chanh, cam.
d. Mang: Xách, khiêng, gánh.
 Bài tập 4:
 Bài tập 5:
- Động từ nghĩa rộng: Khóc.
- Động từ nghĩa hẹp: Nức nỡ, sụt sùi.
 4: Củng cố:
- HS nhắc lại thế nào là từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp?
 5: Hướng dẫn ,dặn dò:
Bài cũ: - Học kĩ nội dung.
	 - Làm bài tập 4.
Bài mới: Chuẩn bị bài " Tính thống nhất về chủ đề của văn bản "
 *********************************************************
 Ngày soạn:16/8/2010
 Ngày dạy :18/8/2010
Tiết 4:
TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ TRONG VĂN BẢN
I. Mục tiêu:
1/ Kiến thức:
- Nắm được chủ đề của văn bản.
- Nắm được tính thống nhất về chủ đề của văn bản trên hai phương diện nội dung và hình thức.
2/ Kĩ năng:
- Kĩ năng vận dụng kiến thức vào việc xây dựng các văn bản nói, viết đảm bảo tính thống nhất về chủ đề
 3. Thái độ:
 - H S có ý thức xác định chủ đề và có tính nhất quán khi xác định chủ đề của văn bản.. 
II. Chuẩn bị:
1/ GV: Soạn giáo án.
2/ HS:Học bài cũ và xem trước bài mới.
III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy:
1/ ổn định:
2/ Bài Cũ:- Nêu nội dung chính của văn bản " Tôi đi học"
3/ Bài mới:
 Hoạt độn ... ỢNG MỒ
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Hiểu được ý nghĩa của những bức tượng nhà mồ trong đời sống tình cảm- tâm linh của người Ba- na, Gia rai
- Cách dùng từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi, thể thơ lục bát có sự ngắt dòng linh hoạt, âm điệu trầm lắng du dương của bài thơ.
2. Kĩ năng
- Nhận biết thể loại thơ và cách sử dụng từ giàu sức gợi cảm.
3. Thái độ
- Thể hiện sự đồng cảm sâu sắc của tác giả trước nỗi buồn sâu lắng và tình người sâu lặng của đồng bào Tây Nguyên.
II. Đồ dùng
1. GV: SGK, SGV, máy chiếu, một số hình ảnh tượng nhà mồ.
2. HS: SGK, Bài soạn
III. Tiến trình tiết dạy
1. Ổn định lớp
2. KTBC: Kiểm tra vở soạn của học sinh
3. Bài mới.
GV: Yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh và cho biết đây là hình ảnh gì? Em đã từng thấy ở đâu?
GV: Dẫn dắt vào bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung
GV: Yêu cầu học sinh nêu những nét chính về tác giả?
HS: Nêu một số nét chính.
GV: Yêu cầu học sinh quan sát lên máy chiếu chân dung của tác giả Văn Công Hùng
GV? Tác phẩm được trích từ tuyển thơ nào?
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc- hiểu chú thích.
GV: Hướng dẫn học sinh đọc giọng chậm rãi, sâu lắng, hướng vào chiều sâu nội tâm.
GV: Đọc mẫu một đoạn, sau đó yêu cầu học sinh đọc tiếp.
GV? Văn bản được sáng tác theo thể loại thơ gì?
HS: Thể thơ lục bát
GV: Yêu cầu học sinh nêu một số chú thích
GV: Yêu cầu học sinh cho biết bài thơ có thể chia thành mấy đoạn? ý chính của từng đoạn?
HS: Xung phong chia bố cục, lớp nhận xét, bổ sung.
GV: Yêu cầu học sinh quan sát lên máy chiếu 
Theo dõi bố cục và nội dung của các phần.
* Bài thơ được chia làm 3 phần:
- Đoạn 1: Hai câu đầu: Gợi mở thời gian, không gian và ấn tượng đầu tiên trước những pho tượng mồ
- Đoạn 2: Tiếp theo đến “ một ngàn lời yêu”: Nỗi buồn và ý nghĩa của những bức tượng mồ trong việc thể hiện tình cảm của người sống với người đã khuất
- Đoạn 3: Còn lại: sự đống cảm sâu sắc của tác giả trước tình yêu thương lâu bền của con người.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu văn bản
GV? Hình ảnh “ chiều như lửa đốt” và “ tượng mồ run rẩy” ở hai câu đầu gợi lên điều gì?
GV: Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi trong 2 phút, sau 2 phút thảo luận kết quả theo nhóm mảnh ghép 2 phút và trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét.
GV? Theo quy luật của tự nhiên con người phải trải qua những giai đoạn nào của cuộc đời?
HS: Sinh, lão, bệnh, tử.
GV? Vậy theo sự hiểu biết của em khi chết mọi người quan niệm là hết tất cả hay còn tồn tại ở đâu?
HS: Tồn tại ở một thế giới khác.
GV? Những người còn sống họ có quên được người đã khuất không?
HS: Họ không quên được và nhớ thương mãi.
GV? Vậy nỗi đau thương này người Ba- na và Gia Rai đã tìm cách nào để gửi nỗi buồn của người sống vào người đã mất?
HS: Nỗi buồn gửi vào đường rìu, nhát rựa, đẽo tạc thành các bức tượng mồ.
GV: Yêu cầu học sinh quan sát lên máy chiếu để xem những hình ảnh tượng mồ.
GV? Bốn dòng thơ “ Hoang sơ . Rượu cần” gợi lên những điều gì trong văn hoá, phong tục của người Tây Nguyên?
HS: Lễ hội bỏ mả của người Tây Nguyên.
Gv: Yêu cầu học sinh quan sát tranh nói về lễ hội bỏ mả.
GV? Ở hai câu thơ cuối tình cảm của tác giả được thể hiện như thế nào?
HS: Thảo luận nhóm trong 3 phút và thay phiên nhau trình bày, nhận xét.
* Hoạt động 4: Hướng dẫn tổng kết.
GV? Em hãy nêu nhận xét chung về nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
HS: Xung phong trả lời, học sinh khác nhận xét, bổ sung.
* Hoạt động 5: Hướng dẫn học sinh luyện tập, củng cố
GV: Yêu cầu học sinh đọc bài tập 2 và trả lời ý 1 câu 2
HS: Xung phong trả lời, lớp nhận xét, bổ sung
GV: Yêu cầu cả lớp quan sát lên máy chiếu và đọc bài tập 
* Câu 1: Người dân tộc Gia Rai và Ba- na khắc những pho tượng mồ làm gì?
A. Bày tỏ nỗi đau buồn, sự nhớ nhung quyến luyến của người sống với người đã khuất.
B. Chia sẻ niềm vui cùng người đã khuất.
C. Cả A và B đều đúng.
* Câu 2: Nghệ thuật đặc sắc của bài thơ 
“ Tượng mồ” là:
A. Nghệ thuật so sánh giữa người sống và người đã khuất.
B. Ngắt dòng đặc biệt, linh hoạt , âm điệu trầm lắng góp phần diễn tả sự đồng cảm của tác giả với nỗi đau và tình cảm con người.
C. Cả A và B đều sai.
HS: Quan sát đọc và chọn câu đúng. Học sinh khác nhận xét, bổ sung.
GV? Hãy nêu cảm xúc của em khi học song bài “ Tượng mồ” và cho biết em sẽ làm gì để những bức tượng kia còn được bảo vệ và thể hiện được văn hoá đặc sắc của dân tộc mình
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Văn Công Hùng ( 19-5-1958) quê Thừa Thiên Huế, Sinh ở Thanh Hoá. Là một trong những nhà thơ tiêu biểu của tỉnh Gia Lai.
2. Tác phẩm
- Tác phẩm “Tượng mồ” được trích từ tuyển thơ Gia Lai.
II. Đọc- hiểu chú thích, bố cục
1. Đọc
2. Chú thích( Sgk)
3. Bố cục: 3 phần. 
III. Tìm hiểu văn bản
1. Ấn tượng ban đầu về buổi chiều và những pho tượng mồ
- Chiều là thời khắc chuyển giao ngày của con người và đêm của các linh hồn. 
- Những pho tượng mồ run rẩy bàng hoàng vì phải chia tay với linh hồn của người đã khuất.
--> Gợi cảm giác buồn bã ảm đạm
2. Ý nghĩa của những bức tượng mồ.
- Khi phải chia tay với người thân. Sống đã gắn bó nâu nặng, khi chết lại nhớ thương nhiều hơn.
- Nỗi buồn gửi vào đường rìu, nhát rựa, đẽo tạc thành các bức tượng mồ. Tượng mồ thay lời người sống ru người chết an giấc ngàn thu.
--> Tượng mồ là sứ giả truyền tải tình cảm và hơi thở cuộc sống cho người chết, theo người chết sang thế giới bên kia.
3. Tình cảm yêu thương
- Lời gọi cùng lời hát hướng vào con người vào tình cảm bất diệt vượt qua các ranh giới
--> Kéo gần khoảng cách của người sống và người đã khuất.
IV. Tổng kết
* Ghi nhớ ( SGK)
V. Luyện tập, củng cố
4. Hướng dẫn tự học
- Học thuộc lòng bài thơ và nội dung, nghệ thuật toàn bài.
- Làm bài tập 2,3. Đọc thêm “ Tự khúc PhoThi”
- Soạn bài : “ Chữa lỗi diễn đạt”. Phát hiện ra những lỗi sai hàng ngày trong nói và viết củaNhững câu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh khi người ở Pác Bó 
Đầu năm 1941, Bác Hồ về nước, Người đã chọn Pác Bó (huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng) làm nơi đứng chân xây dựng căn cứ địa cách mạng.
Vào những năm 1940 - 1941, đời sống người dân Pác Bó vô cùng cực khổ, lương thực chủ yếu chỉ là ngô. Có những gia đình thiếu đói, vào những ngày giáp hạt phải vào rừng để đào củ mài để kiếm sống qua ngày. Còn có những gia đình bốn đời truyền nhau một tấm áo chàm, miếng vá nọ chồng lên miếng và kia, đến khi nhìn lại thì không còn nhận ra đâu là miếng vải may từ lúc đầu tiên nữa. Người về nước trong thời điểm đó và chọn hang Cốc Bó làm nơi trú ẩn. Cuộc sống của Người kham khổ đạm bạc cũng chỉ cháo ngô và rau rừng như những đồng bào quanh vùng. Thấy Bác đã có tuổi, vất vả ngày đêm, lại phải ăn cháo ngô sợ Người không đủ sức khoẻ nên các đồng chí đã bàn nhau mua gạo để nấu riêng cho Bác. Biết vậy Người đã kiên quyết không đồng ý. Có lần ngô non xay để lâu ngày mới dùng đến, nấu cháo bị chua. Các đồng chí lại đề nghị Bác cho nấu cháo gạo để Bác dùng Bác vẫn không nghe. Người hỏi các đồng chí:
- Có cách nào làm cho bắp non khỏi bị chua không?
Các đồng chí thưa:
- Nếu rang lên thì có thể ăn được nhưng không ngon.
- Không ngon cũng được, thế thì rang lên mà ăn, không nên bỏ phí. Một hạt bắp lúc này cũng quí.
Lời Bác nói đã cho anh em thấm thía một bài học về sự tiết kiệm. Và câu thơ "Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng" ra đời trong thời kỳ này. Trong hoàn cảnh khó khăn gian khổ, Bác chúng ta vẫn luôn tin tưởng vào một ngày mai tươi sáng.
Đầu tháng 4/1941, Bác và các đồng chí chuyển sang sống ở lán Khuổi Nặm. Đồng chí Bảo An - quê ở Sóc Giang, Hà Quảng bẫy được một chú gà lôi. Mọi người trầm trồ khen con gà đẹp quá và xin Bác giữ lại nuôi làm cảnh. Bác bảo:
- Nuôi gà lôi giải trí cũng thích, nhưng hiện nay lương thực rất thiếu thốn, cơm gạo chúng ta còn chưa đủ ăn thì các chú lấy gì để nuôi gà cảnh?
Anh em thưa với Bác: - Chúng cháu sẽ bắt sâu bọ để nuôi gà.
Bác đồng ý, nhưng chỉ được vài ngày sau con gà lôi gầy sút đi. Thấy vậy Bác hỏi:
- Bây giờ chúng ta giải quyết thế nào đây?
Biết ý, anh em thưa:
- Vậy xin phép Bác cho chúng cháu thịt gà ạ.
Bác nhất trí. Anh em hớn hở vì nghĩ hôm nay sẽ được cải thiện một bữa ra trò. Nhưng khi thịt gà, Bác chỉ cho phép lấy bộ lòng để nấu một bữa tươi. Còn tất cả băm thật nhỏ cho nhiều muối và ớt rang mặn lên để vào ống tre ăn dần trong các bữa sau. Bác còn dặn, nhớ để phần cho những đồng chí đang đi công tác cơ sở chưa về. Chỉ một miếng ăn nhỏ lạ miệng Người cũng không quên các đồng chí vắng nhà.
Năm 1942, Bác sang Trung Quốc để gặp gỡ với chính quyền Trung ương Tưởng Giới Thạch bàn về mối quan hệ giữa hai nước trong công cuộc chống Nhật. Không may, đi đến phố Túc Vinh, huyện Đức Bảo, Quảng Tây, Trung Quốc, Người đã bị chính quyền địa phương Tưởng Giới Thạch bắt giữ. Người đã bị giải đi qua hơn 30 nhà lao của 13 huyện thị Quảng Tây, Trung Quốc. Tháng 10/1943, Người được trả lại tự do. Đến tháng 10/1944, Người quay trở lại Pác Bó. Các đồng chí đã đưa Bác vào nhà cụ Dương Văn Đình (bố đồng chí Dương Đại Lâm) mọi người mừng rỡ khi thấy Bác trở về. Nhìn thấy Bác gầy yếu, tóc bạc đi mấy phần, ai cũng xót xa, thương Bác. Cụ Dương Văn Đình đã cho người nhà nấu cháo và bưng đến một bát cháo trứng gà mời Bác. Bác hỏi:
- Ở đây một ngày ăn mấy bữa hả cụ?
- Dạ, một ngày ăn ba bữa, bữa sáng thì ăn cháo.
- Thế ai cũng được ăn cháo đánh với trứng à?
Mọi người phải thú thực vì thấy Bác đi đường mệt nên mới làm mời Bác thôi. Bác không bằng lòng bảo với mọi người
- Các đồng chí làm cách mạng, tôi cũng làm cách mạng, tại sao tôi lại được đặc biệt hơn các đồng chí? Cách mạng gian khổ phải cùng nhau chịu đựng, mọi người ăn sao tôi ăn vậy.
Và Người đứng dậy, bưng bát cháo trứng đến mời bà cụ cố của đồng chí Dương Đại Lâm. Bác nói: "Đây mới là người cần được bồi dưỡng. Bà cố đã sống gần trăm tuổi rồi, cực khổ vất vả đã nhiều, cần ăn ngon để sống với con cái đến ngày nước nhà độc lập, vui hưởng thái bình".
Nghe Bác nói vậy ai cũng thấy sống mũi cay cay. Thương Bác và càng thêm cảm phục Bác. Chưa bao giờ Bác đòi hỏi phải có sự ưu tiên cho riêng mình. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào Người cũng đều nghĩ cho người khác và quan tâm đến tất cả mọi người xung quanh.
Qua các nguồn tư liệu, hồi ký, lời kể của những đồng chí cán bộ Đảng viên đã từng được Bác trực tiếp dìu dắt, rèn luyện trưởng thành chúng ta thấy còn rất nhiều những câu chuyện về tấm gương đạo đức cách mạng của Người. Mỗi lời nói, việc làm dù nhỏ của Người đều mang trong đó một bài học sâu sắc về đạo đức cách mạng. Cả cuộc đời Người đã hiến dâng cho dân tộc, cho nhân dân và toàn nhân loại. Người là tấm gương đạo đức cách mạng mẫu mực, trong sáng tuyệt vời, để mỗi chúng ta tự soi mình vào đó nguyện suốt đời học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người./.
 các bạn trong lớp và bản thân để sửa chữa.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 8 cu moi Moi cac ban tham khao.doc