Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 74: Nhớ rừng - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 74: Nhớ rừng - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang

 A Mục tiêu:* Giúp học sinh:

1. Kiến thức

- Cảm nhận được niềm khao khát tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc cái thực tại tù túng, tầm thường, giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú.

- Thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của bài thơ.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích và cảm nhận thơ.

3. Thái độ: Biết yêu tự do, trân trọng giá trị cuộc sống.

B. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: Giáo án, Đọc tư liệu về thơ mới và nhà thơ Thế Lữ.

2. Học sinh: Chuẩn bị kĩ bài như đã hướng dẫn

C. Tiến trình lên lớp:

I. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số(1p)

II. Bài cũ : (3p)

HS1: Trình bày những nét chính về nhà thơ Thế Lữ và bài thơ Nhớ rừng.

HS2: Phân tích cảnh con hổ ở vườn bách thú.

III Bài mới:

1.Hoạt động 1:(2p) Giới thiệu bài

Cảnh con hổ ở vườn bách thú khác với cảnh con hổ trong chốn giang sơn hùng vĩ của nó như thế nào? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu tiếp.

 

doc 3 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 3822Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 74: Nhớ rừng - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 9/12/07
Tiết 74: NHỚ RỪNG
 ( Thế Lữ)	 
 A Mục tiêu:* Giúp học sinh:
1. Kiến thức
- Cảm nhận được niềm khao khát tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc cái thực tại tù túng, tầm thường, giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú.
- Thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của bài thơ.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích và cảm nhận thơ.
3. Thái độ: Biết yêu tự do, trân trọng giá trị cuộc sống.
B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Giáo án, Đọc tư liệu về thơ mới và nhà thơ Thế Lữ.
2. Học sinh: Chuẩn bị kĩ bài như đã hướng dẫn
C. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số(1p)
II. Bài cũ : (3p) 
HS1: Trình bày những nét chính về nhà thơ Thế Lữ và bài thơ Nhớ rừng.
HS2: Phân tích cảnh con hổ ở vườn bách thú.
III Bài mới:
1.Hoạt động 1:(2p) Giới thiệu bài
Cảnh con hổ ở vườn bách thú khác với cảnh con hổ trong chốn giang sơn hùng vĩ của nó như thế nào? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu tiếp.
2. Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 2(13P) Tìm hiểu văn bản
Gv gọi hs đọc lại khổ hai và khổ 3.
Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh giang sơn –nơi con hổ từng ngự trị?
Chân dung của con mãnh thú được tác giả khắc hoạ như thế nào? 
Em có cảm nhận gì về những câu thơ này?
Cảnh giang sơn đó thực sự tuyệt đẹp được thể hiện ở khổ thơ thứ ba ntn?
Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ?
Em có nhân xét gì về cách sử dụng từ ngữ của tác giả?
Tâm sự của con hổ gợi cho em liên tưởng đến điều gì?
Hoạt động 3:(7p) .Hướng dẫn tổng kết.
Rút ra những giá trị về nội dung và nghệ thuật?
Hoạt động 4:(5p) Luyện tập
Gọi hai hs đọc diễn cảm.
III Tìm hiểu văn bản
2. Cảnh con hổ trong chốn giang sơn hùng vĩ của nó.
* Cảnh: bóng cả, cây già, gió gào ngàn, nguồn hét núi, khúc trường ca dữ dội
-> Cảnh dữ dội, hoang sơ, đầy uy lực của thiên nhiên.
* Hình ảnh con hổ hiện ra nổi bật với một vẽ đẹp oai phong lẫm liệt: “bước chân lên dõng dạc, đường hoàng”
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng
Vờn bóng âm thầm lá gai cỏ sắc
-> Sống động, giàu chất tạo hình diễn tả vẽ đẹp vừa uy nghi, dũng mãnh vừa mềm mại uyển chuyển của chúa sơn lâm.
* Bộ tranh tứ bình đẹp lộng lẫy: 
+ Những đem vàng bên suối
+ Ngày mưa
+ Bình minh
+ Chiều lênh láng máu sau rừng
-> Cảnh đẹp, vừa hùng vĩ vừa thơ mộng, con hổ nổi bật, lẫm liệt, kiêu hùng, làm chủ vũ trụ
- Sử dụng điệp từ, điệp ngữ “ nào đâu?”, “Đâu?”-> nỗi nhớ da diết, khôn nguôi về một thời vàng son. Giấc mơ khép lại trong một tiếng than” Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu?”
-> Ngôn ngữ và nhạc điệu hong phú,giàu sức biểu cảm.
-> Lời của con hổ cũng là lời của nhân vật trừ tình: thể hiện sự bất hoà sâu sắc với thực tại và niềm khao khát tự do mãnh liệt. Đó cũng là tâm trạng chung của người dân Việt Nam.
IV. Tổng kết:
1. Nội dung: Thể hiện niềm khát khao tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét cảnh sống tù túng, tầm thường, giả dối.
2. Nghệ thuật: Bài thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn.
- Thủ pháp nhân hoá.
- Hình ảnh thơ giàu chất tạo hình.
-Ngôn ngữ và nhạc điệu phong phú, giàu sức biểu cảm
V. Luyện tập: 
Đọc diễn cảm và thuộc lòng bài thơ.
D.Củng cố, dặn dò:(5p)
* Củng cố:
Khái quát lại các nội dung chính:
-Tác giả.
-Giá trị của bài thơ.
 * Dặn dò:
 - Học bài.Soạn bài Câu nghi vấn.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet74.doc