Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn 8 - Phần 10

Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn 8 - Phần 10

Tuần 28 – Bài 27, Văn bản

ĐI BỘ NGAO DU

Kết quả cần đạt:

1. Giúp học sinh hiểu rõ đoạn văn nghị luận trích trong luận văn – tiểu thuyết, với cách lập luận, chứng minh chặt chẽ, hoà quyện với thực tiễn cuộc sống của tác giả, không những rất sinh động mà qua đó ta còn thấy bóng dáng tinh thần của nhà văn – một con người giản dị rất yêu tự do và thiên nhiên.

2. Tích hợp với phần Tiếng Việt ở bài Hội thoại (tiếp theo), với phần TLV ở bài Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận, với các tác giả và tác phẩm văn học Pháp đã và sẽ học.

3. Rèn kỹ năng đọc văn nghị luận dịch vừa gọn rõ vừa truyền cảm, tìm hiểu và phân tích các luận điểm, luận cứ và cách trình bày chúng trong bài văn nghị luận.

Tiến trình thực hiện các hoạt động dạy – học:

Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:

Tập trung câu hỏi vào nghệ thuật trào phúng trong bài văn chính luận Thuế máu của NAQ.

Nội dung 2: Chỉ ra hệ thống luận điểm có tính liên kết chặt chẽ của văn bản nghị luận: Thuế máu. Bên cạnh phương thức nghị luận, người viết còn sử dụng kết hợp với yếu tố nào? nêu một số chi tiết và nói được tác dụng hỗ trợ ấy.

 

doc 11 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 634Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn 8 - Phần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 	Ngày dạy:
Tuần 28 – Bài 27, Văn bản
Đi bộ ngao du
Kết quả cần đạt:
1. Giúp học sinh hiểu rõ đoạn văn nghị luận trích trong luận văn – tiểu thuyết, với cách lập luận, chứng minh chặt chẽ, hoà quyện với thực tiễn cuộc sống của tác giả, không những rất sinh động mà qua đó ta còn thấy bóng dáng tinh thần của nhà văn – một con người giản dị rất yêu tự do và thiên nhiên.
2. Tích hợp với phần Tiếng Việt ở bài Hội thoại (tiếp theo), với phần TLV ở bài Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận, với các tác giả và tác phẩm văn học Pháp đã và sẽ học.
3. Rèn kỹ năng đọc văn nghị luận dịch vừa gọn rõ vừa truyền cảm, tìm hiểu và phân tích các luận điểm, luận cứ và cách trình bày chúng trong bài văn nghị luận.
Tiến trình thực hiện các hoạt động dạy – học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
Tập trung câu hỏi vào nghệ thuật trào phúng trong bài văn chính luận Thuế máu của NAQ.
Nội dung 2: Chỉ ra hệ thống luận điểm có tính liên kết chặt chẽ của văn bản nghị luận: Thuế máu. Bên cạnh phương thức nghị luận, người viết còn sử dụng kết hợp với yếu tố nào? nêu một số chi tiết và nói được tác dụng hỗ trợ ấy.
Hoạt động 2: Dẫn vào bài:
Có thể gợi nhắc các em đến các nhà tư tưởng đã được biết của trào lưu tư tưởng ánh sáng của Pháp thế kỷ XVIII => tên tuổi của J. J Rút-xô
Hoạt động 3: Hướng dẫn Đọc – Chú thích:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
? SGK giúp em biết những gì về nhà văn đồng thời là một nhà tư tưởng lớn của nước Pháp: Rút-xô?
HS dưạ vào SGK, nêu được những nét cơ bản.
GV có thể bổ sung thêm một số nét khác:
+ J.J Rút-xô (1712 – 1778), nhà văn Pháp, mồ côi mẹ từ nhỏ, cha là một người thợ sửa đồng hồ. Thời thơ ấu, ông khong được học nhiều vì phải sớm lăn lộn kiếm sống. Thường xuyên bị chủ đánh đập, ông chán nản bỏ đi lang thang kiếm sống bằng nhiều nghề khác nhau và sau này trở thành nhà triết học, nhà văn nổi tiếng với hành loạt tiểu thuyết cac ngợi tự do và các luận văn triết học mang tư tưởng tiến bộ.
+ Xã hội phong kiến Pháp XVIII đàn áp ráo riết các tư tưởng tiến bộ của Rút-xô khiến ông bị truy nã khắp nơi. Song chính các sáng tác ấy của Rút-xô lại được quần chúng nhân dân đón nhận bởi ông luôn đề cao cuộc sống tự do, thể hiện một luận điểm triết học bao trùm là sự đối lập giữa con người tự nhiên và con người xã hội. 11 năm sau khi Rút-xô qua đời, cách mạng tư sản 1789 đã đánh đổ chế độ quân chủ PK và bức tượng bán thân của ông cùng Vôn-te được đặt trang trọng tại phòng họp Quốc hội Pháp.
I. Đọc – Chú thích:
1. Tác giả:
+ Cuộc sống sơm từng trải nhiều nghề, học hỏi và trưởng thành từ lao động => nhà văn, nhà tư tưởng với xu hướng đề cao tự do, phản đối xã hội quan chủ phong kiến.
+ Tư tưởng chủ đạo: sự đối lập giữa con người tự nhiên và con người xã hội. Tác giả của nhiều tác phẩm lớn.
? Văn bản học được rút từ tác phẩm nào Rut-xô?
? Nếu hiểu ngao du là dạo chơi đó đây thì nghĩa của nhan đề được người soạn sách đặt nên hiểu thế nào?
Trích Ê-min hay Về giáo dục- chương V, cuốn luận văn - tiểu thuyết, nội dung đề cập đến việc giáo dục một em bé từ khi nhỏ đến lúc trưởng thành. 
Dạo chơi khắp nơi bằng cách đi bộ.
Tên văn bản đã khái quát được nội dung văn bản: bàn về lợi ích của việc dạo chơi mọi nơi theo cách đi bộ.
2. Văn bản:
* Xuất xứ:
* Tựa đề:
? Từ hiểu biết ấy, hãy cho biết có thể gọi văn bản này là một văn bản nghị luận được không? vì sao?
? So với đề tài và nhân vật trong các văn bản nghị luận khác có gì riêng?
Vì được viết theo phương thức lập luận: dùng lý lẽ và dẫn chứng để thuyết phục bạn đọc về lợi ích của việc đi bộ ngao du.
+ Tính chất đề tài: sinh hoạt đời thường.
+ Tính chủ quan của tác giả luôn được thể hiện ở vai “tôi” hoặc “Ta”
? Để thuyết phục mọi người nếu muốn ngao du nên đi bộ, người viết đã triển khai vấn đề ấy thành ba luận điểm> Em hãy nêu ra ba luận điểm tương ứng ấy?
+ Đoạn 1: từ đầu đôi bàn chân nghỉ ngơi: Đi bộ ngao du được tự do thưởng ngoạn.
+ Đoạn 2: tiếp đếnkhông thể làm tốt hơn: Đi bộ ngao du đầu óc được sáng láng.
+ Đoạn 3: Còn lại: đi bộ ngao du tính tình được vui vẻ.
* Bố cục:
? Cần đọc thế nào để tạo được sự thuyết phục đối với người nghe?
Gv chốt, chuyển, có thể nói rõ hơn về tác phẩm:
HS nêu cách đọc. 3 em đọc nối tiép.
Gv nhận xét, góp ý.
Nhân vật chính trong tác phẩm là bé Ê-min và người thầy giáo là sự nhập thân của chính Rút-xô. Tác phẩm gồm 5 chương= 5 giai đoạn của quá trình giáo dục. Giai đoạn thứ nhất là từ khi em bé mới sinh đến khoảng 2, 3 tuổi: nhiệm vụ giáo dục là làm cho cơ thể em được phát triển tự nhiên. Giai đoạn 2 kể từ khi lên 4, 5 tuổi đến 12: giáo dục cho em một số nhận thức ban đầu song không gò bó. Tiếp là giai đoạn 3 năm bé được trang bị một số kiến thức khoa học hữu ích song không phải trong sách vở mà từ thực tiễn sinh động của cuộc đời và thiên nhiên. Năm 15 tuổi, bé được theo học một nghề lao động chân tay. Từ năm 16 đến 20 chú được giáo dục về đạo đức và tôn giáo. Sáng quyển cuối cùng, E-min đã trưởng thành, Rut-xô bố trí cho chàng trai gặp gỡ và yêu mến cô bé Xô-phi, một cô gái được giáo dục theo nguyên tắc tương tự. Trước ki cưới, E-min đi du lịch nhiều nơi trong hai năm để đạo đức và nghị lực được thử thách và cũng là dịp hiểu biết thêm về xã hội rộng lớn
3. Đọc.
Hoạt động 4: Hướng dẫn Đọc – Hiểu văn bản:
1. Đi bộ ngao du - được tự do thưởng ngoạn.
? Đoạn văn này tác giả sử dụng chủ yếu loại câu gì? Nhằm mục đích gì?
? Những điều thú vị đó là gì?
+ Câu trần thuật.
+ Kể lại những đièu thú vị mà người đi bộ ngao du có thể được tận hưởng.
+ Lúc nào đi thì đi, thích dừng lúc nào thì dừng.
+ Quan sát khắp nơi xem xét tất cả một dòng sông một khu rừng rậm một hang động một mỏ đá các khoáng sản
+ Xem tất cả những thứ có thể không phụ thuộc vào những con ngựa hay gã phu trạm nào
+ Hưởng thụ tất cả sự tự do mà con người có thể hưởng
? Các cụm từ: ta ưa di, ta thích dừng, ta muốn hoạt động, tôi hưởng thụ xuất hiện nhiều trong đoạn văn có ý nghĩa ra sao?
? Như vậy, tức là tác giả muốn thuyết phục người đọc tin vào những lợi ích nào mà việc đi bộ ngao du mang lại?
Nhấn mạnh niềm thoả mãn các cảm giác tự do, phóng khoáng hoàn toàn mang tính cá nhân mà người đi bộ ngao du có thể được tận hưởng
+ Đem lại cảm giác tự do thưởng ngoạn cho con người
+ Thoả mãn nhu cầu được hoà hợp với thiên nhiên.
? Nhận xét về ngôi kể trong đoạn văn?
? Vì sao có lúc là Tôi lại có lúc là ta hạơc Ê-min?
? Sự thay đổi cách xưng hô nhưng vẫn theo ngôi thứ nhất có tác dụng gì?
+ Kể theo ngôi thứ nhất
+ Ta khi nói đến vấn đề lý luận chung; nhưng lý luận ấy chỉ được thuyết phục bằng kinh nghiệm thực tế vì vậy ngôi kể thay là Tôi khiến lý luận trở nên gần gũi, sống động. Cách thay đổi là Ê-min cũng vậy bởi đây là nhân vật do chính nhà văn phân thân đề tạo sự đồng cảm, sinh động cho bài văn.
Nhấn mạnh kinh nghiệm của bản thân trong việc đi bộ ngao du, từ đó tác động đến lòng tin của người đọc. 
? Khi quả quyết rằng: Tôi chỉ quan niệm được một cách đi ngao du thú vị hơn đi ngựa là đi bộ, tác giả đã bộc lộ mình là người thế nào?
+ Ưa thích sự ngao du bằng đi bộ.
+ Quý trọng sở thích và nhu cầucá nhân.
+ Muốn mọi người cũng chia sẻ niềm vui giản dị tìm thấy trong thú ngao du bằng đi bộ.
2. Đi bộ ngao du - đầu óc được sáng láng
? Theo dõi đoạn 2, cho biết:
Theo tác giả, khi đi bộ ngao du như Ta-let, Pla-tông, Pi-ta-go, ta sẽ thu nhận được những gì?
? để đánh giá sự phong phú của chúng, tác giả đã có sự so sánh, bình luận nào?
Đó là kiến thức của các nhà khoa học tự nhiên: các sản vật đặc trưng cho khí hậu cách thức trồng trọt chúng các hoa lá, các hoá thạch
So sánh kiến thức linh tinh trong các phòng sưu tập của vua chúa với sự phong phú trong phòng sưu tập của người đi bọ ngao du.
+ Phòng sưu tập ấy là cả trái đất đến nhà tự nhiên học nổi tiếng người Pháp là Đô-băng-tôngchắc cũng không thể làm tốt hơn.
? ý nghĩa của những so sánh ấy?
+ Đề cao kiến thức thực tế khách quan.
+ Phê phán kiến thức sách vở giáo điều.
+ Khẳng định giá trị to lớn của vốn sống mà tự nhiên mang đến
? Khi đem thú ngao du đặt trong quan hệ với ngao du kiểu các nhà khoa học, tác giả đã bộc lộ quan điểm đi bộ của mình ra sao?
? Từ đó, những ích lợi nào của việc đi bộ ngao du được tiếp tục khẳng định?
GV bình, chuyển.
+ đề cao kiến thức của các nhà khoa học am hiểu đời sống thực tế.
+ khích lệ mọi người hãy đi bộ để mở mang kiến thức.
+ Mở mang năng lực khám phá đời sống.
+ Mở rộng tầm hiểu biết.
+ Làm giàu trí tuệ
+ Đầu óc sáng láng
3. Đi bọ ngao du – tính tình được vui vẻ.
? Đoạn văn cuối đã nhắc đến những lợi ích cụ thể nào m,à việc đi bộ ngao du mang đến?
? Sự xuất hiện liên tiếp các tính từ có giá trị gì?
Sức khoẻ được tăng cường, tính khí trở nên vui vẻ, khoan khoái và hài lòng với tất cả, hân hoan khi về đến nhà, thích thú ngồi vào bàn ăn, ngủ ngon giấc trong một cái giường tồi tàn
Nêu bật được cảm giác phấn chấn và niềm vui dồi dào về tinh thần mà thú ngao du đi bộ đem lại cho con người.
? Nhà văn đã sử dụng hình thức so sánh nào? Tác dụng của sự so sánh ấy?
? Bằng các lý lẽ kết hợp dẫn chứng, người viết muốn bạn đọc tin vào những tác dụng nào mà việc đi bộ ngao du đem tới?
? Việc diễn đạt bằng kiểu câu cảm thán (ta hân hoan biết bao) đã phản ánh đặc điểm nào trong lối văn nghị luận của Rút-xô và bộc lộ trạng thái tinh thần ra sao của ông?
+ So sánh tương phản hai trạng thái tinh thần: người đi bộ ngao du (vui vẻ, hân hoan, sảng khoái) với người ngồi trong xe ngựa (mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh hoặc đau khổ)
=> Khẳng định lợi ích tinh thần của đi bộ ngao du từ đó thuyết phục bạn đọc, muốn tránh khỏi buồn bã hãy nên đi bộ ngao du.
+ Nâng cao sức khoẻ và tinh thần.
+ Khơi dậy niềm vui sống.
+ Tính tình được vui vẻ.
+ Nghị luận không khô khan, giáo điều mà trái lại tràn đầy cảm xúc và hiểu biết thực tế.
+ Tinh thần của người viết rất phấn chấn, khoan khoái, tin tưởng nhiệt tình vào những cảm nhận và kinh nghiệm của bản thân mình, tha thiết muốn truyền gửi đến người đọc niềm vui và niềm tin đó.
Hoạt động 5: Hướng dẫn tổng kết bài học:
? Bài văn đã đem đến cho em những hiểu biết ra sao về ích lợi mà việc đi bộ ngao du đem lại cho con người?
+ Thoả mãn nhu cầu được thưởng ngoạn mọi vẻ đẹp cuộc sống một cách tự do.
+ Mở rộng tầm hiểu biết của mỗi người về cuộc sống phong phú muôn màu.
+ Nhân lên nièm vui, tình yêu đối với cuộc sống.
? Những biểu hiện hình thức nào đã góp phần làm nên tính hấp dẫn cho văn bản nghị luận này?
+ dẫn chứng sinh động vì lấy chính từ kinh nghiệm bản thân.
+ đan xen các yếu tố tự sự và biểu cảm khi nghị luận.
+ câu văn tự do phóng túng.
+ Giọng điệu tươi vui, nhẹ nhàng.
? Bóng dáng của nhà văn Rút-xô đã bọc lộ ra sao qua văn bản ngắn?
GV bình, nhấn mạnh vẻ đẹp tư tưởng và trí tuệ của nhà văn, nhà triết học vĩ đại Rút-xô, liên hệ với cuộc sống hiện tại và khuyến khích các em có lối sống giản dị, hoà hợp với thiên nhiên.
Chốt lại phần Ghi nhớ.
+ Tôn trọng kinh nghiệm đời sống.
+ Coi trọng tự do cá nhân.
+ Yêu quý đời sống thiên nhiên.
+ Tâm hồn giản dị và trí tuệ sâu sắc.
HS nghe.
HS đọc phần Ghi nhớ.
Hướng dẫn luyện tập.
A. Bài tập dành cho học sinh trung bình:
Viết đoạn căn cảm nhận ngắn gọn khoảng 8 –10 câu về bài học thấm thía rút ra sau khi học xong văn bản.
B. Bài tập dành cho học sinh khá.
Từ sự so sánh cách nghị luận trong hai văn: Thuế máu và Đi bộ ngao du, em hãy thử viết một bài văn nghị luận ngắn theo cách diễn đạt trên về vấn đề sinh hoạt đời thường tự chọn: thú đọc sách hoặc niềm vui trong lao động chân tay.
Ngày soạn: 	Ngày dạy:
Tuần 28 – Bài 27, Tiếng Việt
Hội thoại
Kết quả cần đạt:
1. Giúp học sinh nắm được khái niệm: Lượt lời trong hội thoại và có ý thức tránh hiện tượng “cướp lời” trong khi giao tiếp.
2. Tích hợp với phần Văn ở bài Đi bộ ngao du và bài Tiếng Việt phần trước, với phần TLV ở bài Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận.
3. Rèn kỹ năng “cộng tác hội thoại” trong giáo tiếp xã hội.
Tiến trình thực hiện các hoạt động dạy – học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
Cho hai học sinh thực hiện hoạt động giao tiếp bằng hội thoại trong một số vai. Nhận xet, rút ra lý thuyết bài trước.
Hoạt động 2: Tổ chức các bước lên lớp:
Hình thành khái niệm “lượt lời” trong hội thoại:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
GV yêu cầu HS xem lại đoạn văn đã dẫn ở SGK, tr92-93và trả lời:
? Trong cuộc đối thoại đó, mỗi nhân vật nói bao nhiêu lượt?
? Bao nhiêu lần bé Hồng lẽ ra được nói nhưng không nói? Sự im lặng của Hồng thể hiện thái độ của chú đối với người cô như thế nào?
? Vì sao Hồng không cắt lời người cô khi không muốn nghe những điều bà cô nói?
HS đọc.
Có năm lượt lời của bà cô.
Có hai lượt lời của bé Hồng.
Có hai lần bé Hồng không nói.
Sự im lặng ấy thể hiện thái độ bất bình, uất ức nghẹn ngào của bé Hồng trước những lời nói mỉa mai ác độc của cô.
Hồng không ngắt lời người cô mặc dù không muốn nghe vì chú cố gắng kiềm chế để giữ sự lễ phép đối với người trên.
? Vậy, trong khi thực hiện hành động giao tiếp, chúng ta cần lưu ý điều gì?
HS nêu lên được nội dung phần Ghi nhớ.
HS đọc Ghi nhớ SGK.
Hướng dẫn luyện tập:
Bài tập 1: Qua cuộc đối thoại giữa các nhân vật cai lệ, người nhà lý trưởng, chị Dậu và anh Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ, nhận xét tính cách mỗi nhân vật?
HS thảo luận, phát hiện:
+ Số lượt lời tham gia hội thoại của chị Dậu và cai lệ là nhiều nhất.
+ Số lượt lời của người nhà lý trưởng ít hơn.
+ Số lượt lời của anh Dậu ít nhất, chỉ hướng đến chị Dậu sau cuộc xung đột.
+ Kẻ duy nhất ngắt lời là cai lệ.
+ Chi Dậu từ chỗ nhún nhường, nhẫn nhịn đã chuyển cách xưng hô
=> Chị Dậu là người “biết người biết ta”, cũng là người phụ nữ rất có bản lnhx, sẵn sàng vùng lên khi cần thiết.
Cai lệ tỏ ra là một tên tiểu nhân đắc chí, luôn thể hiện bản chất thô bạo, mất hết tính người. Người nhà lý trưởng biết thân phận mình hơn song vẫn dựa hơi cai lệ để làm phách trước người nghèo.
Anh Dậu là người cam chịu, yếu đuối.
Bài tập 2: 
Yêu cầu: 
a. Sự chủ động tham gia cuộc thoại của chị Dậu và cái Tý phát triển ngược chiều nhau như thế nào?
b. Tác giả miêu tả diễn biến cuộc thoại ấy có hợp lý không? Vì sao?
c. Việc tác giả tô đậm sự hồn nhiên và hiếu thảo của cái Tý qua phần đầu cuộc thoại làm tăng kịch tính của câu chuyện thế nào?
Hình thức hoạt động: HS thảo luận theo nhóm, trả lời theo đại diện 3 nhóm.
a. Ban đầu cái Tý là người nói nhiều, chị Dậu lại im lặng. Về sau, cái Tý hầu như không nói nữa còn chị Dậu lại nói nhiều.
b. Sự thay đổi chiều hướng cuộc thoại là hợp lý bởi:
+ Lúc đầu cái Tý chưa bóêt bị bán nên bản tính hồn nhiên nó muốn khoe với mẹ về sự đảm đang của mình để mẹ vui lòng và đồng thời muốn xoá đi không khí nặng nề để mẹ nó khuây khoả. Còn chị Dậu càng tháy con hồn nhiên, ngoan ngoãn, lại càng đau lòng nên không nói lên lời. 
+ Về sau: khi biết mình bị bán, cái Tý hoảng hốt và tuyệt vọng nen nó không biết nói gì, còn chị Dậu nói nhiều để dằn nỗi đau xót trong lòng cũng như để thuyết phục các con.
c. Việc tác giả tô đậm sự hồn nhiên của cái Tý càng làm tăng kịch tính bởi
Bài tập 3: Trong đoạn trích có hai lần nhân vật “tôi” im alựng sau câu hỏi của người mẹ:
+ Lần 1: vì ngỡ ngàng, hãnh diện, xấu hổ.
+ Lần 2: Vì xúc động trước tâm hồn và tình cảm trong sáng nhân hậu của em gái.
Bài tập 4: HS thảo luận, thực hành về nhà.
GV chốt lại kiến thức.
Ngày soạn: 	Ngày dạy:
Tuần 28 – Bài 27, Tập làm văn
Luyện tập
Đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận
Kết quả cần đạt:
1. Giúp học sinh củng cố những hiểu biết về yếu tố biểu cảm trong bài văn nghị luận; vận dụng những hiểu biết đó trong một câu, một đoạn, một bài văn nghị luận có đề tài gần gũi, quen thuộc.
 2. Tích hợp với phần Văn bài Đi bộ ngao du, phần Tiếng Việt bài Hội thoại 
3. Rèn kỹ năng: Xác định và sắp xếp luận điểm, xác định cảm xúc và cách đưa cảm xúc vào bài văn nghị luận.
4. Chuẩn bị: Giao đề tài trước cho HS:
.+ Sự bổ ích của các chuyến tham quan du lịch với học sinh.
+ Tác hại của thuốc lá đối với học sinh
+ Bóng đá - môn thể thao vua.
Yêu cầu:
+ Xác định những luận điểm chủ yếu và sắp xếp một cách mạnh lạc, hợp lý.
+ Xác định yếu tố biểu cảm cần đưa vào bài.
Tiến trình thực hiện các hoạt động dạy – học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của HS.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Y/ c HS đọc đề bài của SGK, mục I.
? Đọc hệ thống luận điểm thể hiện yêu cầu đề bài trong SGK, nhận xét xem trình tự các luận điểm ấy đã hợp lý hay chưa?Vì sao?
Nếu sửa thì nên sửa như thế nào?
Nhìn chung, sau khi kiểm tra kết quả của các em, Gv cần hướng vào một hệ thống luận điẻm rõ ràng theo dàn bài:
HS đọc to đề bài trong SGK.
Kiểm tra hệ thống luận điểm của SGK, thảo luận và rút ra nhận xét:
Hệ thống luận điểm trên chưa được sắp xếp theo trình tự hợp lý vì các luận điểm chưa có tính liên kết chặt chẽ, chưa có sức hỗ trợ cho nhau trong việc thể hiện nội dung.
HS chia nhóm, nêu cách sửa. Dàn bài tham khảo:
A. MB:
Nêu ích lợi chung của việc tham quan.
B. TB: Trình bày các ích lợi cụ thể:
(1)Về thể chất, những chuyến tham quan, du lịch có thể giúp ta tăng cường sức khoẻ
(2)Về tình cảm, tâm hồn:
+ Tìm thêm được nhiều niềm vui cho bản thân.
+ Có thêm tình yêu đối với đất nước, quê hương.
(3) Về kiến thức:
+ Hiểu cụ thể, sâu sắc hơn những đièu được học trong trường lớp, sách vở bằng ắmt thấy tai nghe.
+ Đưa lại nhiều kinh nghiệm bài học chưa nhắc đến trong sách vở.
C. KB: Khẳng định tác dụng của hoạt động tham quan và nhắn gửi đến mọi người
? Quan sát mục 2.I SGK
Đọc lại đoạn văn và chỉ ra yếu tố biểu cảm trong đoạn văn đó?
? Em sẽ chọn đưa yếu tố biểu cảm vào đoạn văn triển khai luận diểm nào? 
? Nếu phải trình bày luận điểm “Những chuyến thamq uan du lịch đem đến cho ta nhiều niềm vui”, luận điểm ấy gợi cho em cảm xúc gì?
? Những gợi ý trong SGK đã nói đủ cho em những tình cảm ấy hay chưa? Hãy trình bày theo cách của mình?
GV cho HS viết lại đoạn văn, giới hạn thời gian và nhắc các em kiểm tra:
+ Đoạn văn có yếu tố biểu cảm chưa?
+ Tình cảm được biểu hiện đã chân thành, tự nhiên hay chưa?
+ Sự diễn đạt đã trong sáng rõ ràng hay chưa?
HS đọc, đánh dấu và nêu lên được những từ ngữ và câu văn có yếu tố biểu cảm trong đoạn.
HS có thể nêu ý thích của các em về lận điểm bất kỳ.
HS tự bộc lộ ý kiến cá nhân.
Các em có thể thay đổi họăc bổ sung thêm, sắp xếp và diễn đạt theo cách thức của các em.
GV gọi 2- 3 em đọc đoạn văn của các em trước tập thể. Gợi ý các bạn khác nhận xét, góp ý.
Hướng dẫn về nhà:
Thực hành một trong hai yêu cầu:
+ Viết tiếp một đoạn khác trong dàn ý trên.
+ Tìm hệ thống luận điểm cho đề bài trong BT3 SGK. Chọn một đoạn và tập đưa yếu tố biểu cảm.
Ngày soạn: 	Ngày dạy:
Tuần 29 – Bài 28.
Kiểm tra Văn.
Kết quả cần đạt:
1. Giúp học sinh ôn tập và củng cố kiến thức văn học (nội dung tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật qua các văn bản văn học đã được học.
2. Tích hợp với phần Văn ở tất cả các văn bản đã học và đọc thêm, trừ các văn bản nhật dụng từ đầu học kỳ II đến hết tuần 28, với phần Tiếng Việt ở các kiểu câu phân loại theo mục đích và hành động nói., với phần TLV ở các kiểu bài biểu cảm, nghị luận.
3. Rèn kỹ năng hệ thống hoá, phân tích, tổng hợp, so sánh, kết hợp kiểm tra trắc nghiệm và kiểm tra tự luận bài viết ngắn.
Tiến trình thực hiện các hoạt động dạy – học:
GV chuẩn bị đề bài để học sinh tham khảo:

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 8 - phan 10.doc