Giáo án Bồi dưỡng HS yếu môn: Ngữ văn 8

Giáo án Bồi dưỡng HS yếu môn: Ngữ văn 8

Buổi 1:

RÈN ĐỌC ; RÈN VIẾT

CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ; TRƯỜNG TỪ VỰNG

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

-Nhằm củng cố kiến thức cơ bản cho các em về cách phát âm đúng chính tả khi nói, dùng từ đúng chính tả khi viết.

- ôn tập kiến thức cơ bản về nghĩa từ ngữ qua 2 bài Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ; trường từ vựng.

B. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

I. RÈN ĐỌC

- Tập phát âm l/n

- Tập đọc 1 số đoạn văn đoạn thơ có âm l/n.

II. RÈN VIẾT

Chính tả (nghe đọc) Tôi đi học (từ đầu tôi đi học)

III. CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ

1. Khái niệm:

- Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn ( khái quát hơn) hoặc hẹp hơn (ít khái quát hơn) nghĩa của từ ngữ khác:

- Một từ ngữ được coi là nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.

- Một từ ngữ được coi là nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.

- Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này, đồng thời có thể có nghĩa hẹp đối với một từ ngữ khác.

 

doc 26 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1033Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Bồi dưỡng HS yếu môn: Ngữ văn 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bồi dưỡng HS yếu
Môn: Ngữ văn 8
Tuần
Bài dạy
Rèn đọc ; Rèn viết
Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ;
 Trường từ vựng
Rèn đọc;Rèn viết
Bố cục của văn bản
Luyện tập tìm bố cục của văn bản
Rèn đọc; Rèn viết
Xây dựng đoạn văn trong văn bản ( cách diễn dịch)
Ôn tập văn học
Rèn đọc;Rèn viết
Xây dựng đoạn văn trong văn bản ( cách quy nạp)
Ôn tập văn học
Rèn đọc; Rèn viết
Từ tượng hình, từ tượng thanh
Ôn tập truyện kí VN
Rèn đọc;Rèn viết
Tóm tắt văn bản tự sự
Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự
Rèn đọc;Rèn viết
Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự
Tập viết ĐV tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm
Rèn đọc;Rèn viết
Tập lập dàn ý cho bài tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm (2t)
Viết bài văn tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm(2t)
Trợ từ, thán từ
Rèn đọc;Rèn viết
Ôn tập VH nước ngoài (2t)
Rèn đọc;Rèn viết
Ôn các biện pháp tu từ: Nói quá, nói giảm nói tránh(2t)
Ôn tập về Dấu câu
Ôn tập về thơ văn yêu nước và cách mạng 
Ôn tập về thơ văn yêu nước và cách mạng (2t)
Ôn tập tiếng Việt
Thuyết minh về một thứ đồ dùng
Luyện nói: Thuyết minh về một thứ đồ dùng
Tập viết đoạn văn thuyết minh về 1 thứ đồ dùng
Ôn tập về câu chia theo mục đích nói (2T)
Ôn tập về luận điểm
Lựa chọn trật từ từ trong câu
Chữa lỗi diễn đạt
Ôn tập thơ văn yêu nước và cách mạng
Lựa chọn trật từ từ trong câu
Tập xây dựng và trình bày luận điểm (2T)
Tìm hiểu chung về văn nghị luận
Ôn tập văn học (2t)
Tìm hiểu các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn nghị luận (2t)
Tập làm bài văn nghị luận
Danh sách HS yếu
Môn: Ngữ văn 8
TT
Họ và tên
Điểm các bài kiểm tra tháng
Lớp
Ghi chú
10
11
12
1
2
3
4
8c
1
Nguyễn Hải Đăng
8c
2
Nguyễn Kim Đăng
8c
3
Trần Thị Hiền
8c
4
Nguyễn Văn Hoàng
8c
5
Nguyễn Thị Luyến
8c
6
Nguyễn Văn Nhất
8c
7
Nguyễn Văn Quyết
8c
8
Nguyễn Kim Sơn
8c
9
Nguyễn Kim Tài
8c
10
Đinh Quốc Tân
8c
11
Nguyễn Duy Thạnh
8c
12
Nguyễn Kim Thuyền
8c
13
Nguyễn Phụ Thuyết
8c
14
Hoàng Tiến Tiến
8c
15
Nguyễn Đình Tùng
8c
16
Nguyễn Đức Vũ
8c
17
Đinh Văn Sơn
8c
18
8
19
8
20
8
21
Buổi 1:	
Rèn đọc ; Rèn viết
Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ; trường từ vựng
A. mục tiêu bài học:
-Nhằm củng cố kiến thức cơ bản cho các em về cách phát âm đúng chính tả khi nói, dùng từ đúng chính tả khi viết.
- ôn tập kiến thức cơ bản về nghĩa từ ngữ qua 2 bài Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ; trường từ vựng. 
B. Tiến trình bài dạy
I. Rèn đọc
- Tập phát âm l/n
- Tập đọc 1 số đoạn văn đoạn thơ có âm l/n.
II. Rèn viết
Chính tả (nghe đọc) Tôi đi học (từ đầutôi đi học)
III. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
1. Khái niệm:
- Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn ( khái quát hơn) hoặc hẹp hơn (ít khái quát hơn) nghĩa của từ ngữ khác:
- Một từ ngữ được coi là nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
- Một từ ngữ được coi là nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
- Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này, đồng thời có thể có nghĩa hẹp đối với một từ ngữ khác.
2. Bài tập
BT1:Tìm từ ngữ có nghĩa rộng bao hàm theo các nhóm từ ngữ sau đây:
lúa ,ngô, khoai, sắn
su hào, bắp cải, xà lách, diếp cá
thịt, cá, rau, nước mắm
BT2: Vẽ sơ đồ cấp độ khái quát nghĩa của các nhóm từ vừa tìm được ở BT1
IV. Trường từ vựng
1. Khái niệm
Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
2. Bài tập:Tìm các từ thuộc trường từ vựng sau:
- Hoạt động dùng lửa của người: châm, đốt, nhen, nhóm,bật, quẹt,vùi,quạt, thổi, dụi
- tính tình của người: vui vẻ, hiền lành, khó tính
- Các loài thú đã được thuần dưỡng: trâu, bò,dê, chó
HS giải lại BT1,2 sgk
Buổi 2	Rèn đọc;Rèn viết
Bố cục của văn bản
Luyện tập tìm bố cục của văn bản
A. mục tiêu bài học:
-Nhằm củng cố kiến thức cơ bản cho các em về cách phát âm đúng chính tả khi nói, dùng từ đúng chính tả khi viết.
- Nhận biết một bài văn hoàn chỉnh phải có bố cục 3 phần. Bước đầu thực hành tìm được bố cục của một số vb đơn giản
B. Tiến trình bài dạy
I.Rèn đọc: luyện phát âm s/x
II.Rèn viết: Viết chính tả phân biệt s/x
III.Bố cục của văn bản
 Khái niệm
- Bố cục của văn bản là sự tổ chức các đoạn văn để thể hiện chủ đề. VB thường có bố cục 3 phần: MB, TB, KB
- Phần MB có nhiệm vụ nêu ra chủ đề của vb. Phần TB thường có một số đoạn nhỏ trình bày các khía cạnh của chủ đề .Phần KB tổng kết chủ đề của vb.
IV. Luyện tập tìm bố cục của văn bản
BT: Dựa vào những hiểu biết về bố cục vb và cách trình bày ý, em hãy chia vb sau đây thành các đoạn văn sao cho phù hợp với nội dung chủ đề của vb
Cây và hoa bên lăng Bác
 Trên khắp quảng trường Ba Đình lịch sử, lăng Bác uy nghi mà gần gũi. Cây và hoa khắp miền đất nước về đây tụ hội, đâm chồi phô sắc và toả ngát hương thơm. Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một hàng quândanh dự đứng trang nghiêm. Những cây chò nâu của đất Tổ từ Vĩnh Phú về sóng đôi suốt dọc đường Hùng Vương.Hướng chính lăng, cạnh hàng dầu nước thẳng tắp, những đoá hoa ban đã nở lứa đầu. Sau lăng, những cành đào Tô Hiệu của Sơn La đã khoẻ khoắn vượt lên, reo vui với nhành sứ đỏ của đồng bằng Nam Bộ. Và mai tứ quý, mai vàng miền Nam, song mai Đông Mĩ của thủ đô Hà Nội điểm xuyết những nụ tươi. Trên bậc tam cấp, hoa dạ hương chưa đơm bông nhưng hoa nhài trắng mịn, hoa mộc, hoa ngâu kết chùm đang toả hương ngào ngạt. Cây và hoa của non sông gấm vóc đang dâng niềm tôn kính thiêng liêng theo đoàn người vào viếng Bác.
MB: Trên quảng trườnghương thơm
TB: Cây và hoa bên lăng Bác
- Ngay thềm lăng
- Hướng chính lăng
- Sau lăng
- Trên bậc tam cấp
KB: Cây và hoaviếng Bác
Buổi 3 Rèn đọc; Rèn viết
Xây dựng đoạn văn trong văn bản 
Ôn tập văn học
I. Rèn đọc; Rèn viết
- Tập đọc văn bản “ Hai cây phong” 
- Chính tả ( nghe đọc) “ Hai cây phong” từ Vào năm học cuối cùng đến không gian bao la và ánh sáng.
II. Xây dựng đoạn văn trong văn bản 
1.Khái niệm ĐV
- Một văn bản gồm nhiều ĐV hợp thành. Vậy, đoạn văn là một phần của văn bản. ĐV chỉ có 1 câu văn hoặc do một số câu văn tạo thành. ĐV biểu đạt 1 ý tương đối trọn vẹn của vb. Về hình thức chữ đầu ĐV phải viết hoa, lùi vào khoảng 1 ô tính từ lề. Kết thúc ĐV bằng dấu chấm xuống dòng.
2. Câu chủ đề của ĐV
Câu chủ đề mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính C-V; nó có thể đứng đầu ĐV (đoạn diễn dịch) cũng có thể đứng cuối đoạn (đoạn quy nạp)
3. Luyện tập: ĐV sau đây được trình bày nội dung theo cách nào? Em hãy xác định câu chủ đề trong các đoạn văn ấy:
 Có nhiều người có bệnh “dùng chữ Hán”, những tiếng ta sẵn có không dùng mà dùng chữ Hán cho bằng được. Thí dụ: “ba tháng”không nói “ba tháng” mà nói “tam cá nguyệt”. “ Xem xét” không nói “ Xem xét” àm nói “quan sát”.
III. Ôn tập văn học
TP. Tức nước vỡ bờ ( Ngô Tất Tố)
-Vài nét về t/g, t/p
Phân tích nhân vật chị Dậu 
-Khi bọn tay sai sầm sập tiến vào, chị Dậu vừa rón rén bưng bát cháo lên cho anh Dậu, đang hồi hộp chờ xem chồng chị ăn có ngon miệng không.Anh Dậu ốm yếu, khiếp đảm quá đã lăn đùng ra không nói được câu gì. Chỉ còn một mình chị Dậu đứng ra đối phó với lũ ác nhân đó. Lúc này, tính mạng của anh Dậu nằm cả trong tay chị Dậu.
--Ban đầu chị Dậu cố van xin tha thiết.Chị ý thức được rằng mình là người nông dân thấp cổ bé họng, là người biết rõ thân phận của mìnhlà đang có tội nên chị phải van xin, chị van xin rất lễ phép, khơi gợi từ tâm và lương tri của “ông cai”
--Nhưng đến khi tên cai lệ không thèm nghe chị lấy nửa lời , đáp lại chị bằng những quả “Bịch” vào ngực và cứ xông đến anh Dậu , thì chỉ đến khi ấy, chị Dậu hình như tức quá mới liều mạng cự lại
+Ban đầu chị cự lại bằng lí lẽ: “Chồng tôi đau yếu, ông không được phép hành hạ”. Thực ra chị không nói pháp luật mà chỉ nói cái đương nhiên, cái đạo lí tối thiểu của con người.Với cách xưng hô thay đổi Tôi-ông, chị đã đứng thẳng lên vị thế của kẻ ngang hàng, nhìn thẳng vào mặt đối thủ.
-Khi tên cai lệ vẫn không thèm trả lời, còn tát vào mặt chị cứ xông đến anh Dậu , chị đã vụt đứng lên với niềm căm giận ngùn ngụt bốc lên “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem”.Cách xưng hô Mày -bà là cách xưng hô hết sức “đanh đá”của phụ nữ bình dân, thể hiện sự căn giận khinh bỉ cao độ, đồng thời khẳng điịnh tư thế “đứng trên đầu thù”đè bẹp đối phương. Lần này chị không đấu lí mà ra tay đấu lực với chúng.
-Sức mạnh kì diệu của chị Dậu là sức mạnh của lòng căm hờn, uất hận bị dồn nén tới mức không thể chịu đựng được nữa. Đó còn là sức mạnh của tình thương yêu chồng con vô bờ bến . Một người đàn bà lúc nào cũng chỉ nghĩ tới chồng, tới con, nhiều lần lấy thân thể của mình che chở đòn roi cho chồng, vì chồng con, người đàn bà ấy sẵn sàng “thà ngồi tù”.
Buổi 4 Rèn đọc;Rèn viết
Xây dựng đoạn văn trong văn bản ( cách quy nạp)
Kiểm tra tháng 10
I. Rèn đọc; Rèn viết
- Tập đọc văn bản “Chiếc lá cuối cùng” 
- Chính tả ( nghe đọc) “Chiếc lá cuối cùng”- đoạn cuối
II. Xây dựng đoạn văn trong văn bản 
Bài tập1: ĐV sau được trình bày nội dung theo cách nào? Xác định câu chủ đề của ĐV
 Cây lan, cây huệ, cây hồng nói chuyện bằng hương, bằng hoa. Cây mơ, cây cải nói chuyện bằng lá. Cây bầu, cây bí nói bằng quả.Cây khoai, cây dong nói bằng củ, bằng rễ. Bao nhiêu thứ hoa, bấy nhiêu tiếng nói.
BT2: Cho câu chủ đề sau : “ Lão Hạc là người cha thương con hết mực” em hãy viết một đv theo cách quy nạp có câu chủ đề trên.
Lão Hạc có 1 người con trai.Lão thương con vì nghèo không có tiền cưới vợ nên lão tích cóp tiền bòn vườn dành dụm cho con. Vì thương con, lão đành phải bán đi con chó Vàng khi lão không còn khả năng nuôi mình, nuôi nó nữa. Lão thà chết chứ nhất định không tiêu vào tiền dành cho con dù chỉ là một xu. Lão Hạc đúng là người cha thương con hết mực.
III. Kiểm tra tháng (45 phút)
Câu 1: (1đ) Các tác phẩm “Tôi đi học”, “Trong lòng mẹ”, “Tức nước vỡ bờ”, “Lão Hạc” được sáng tác vào thời kì nào?
A.1900- 1930 B.1930-1945 C.1945-1954 D.1955-1975
Câu 2: (1đ) Có người cho rằng “ Chiếc lá cuối cùng” là truyện có kết thúc mở, để lại nhều dư âm và suy nghĩ trong lòng người đọc. Điều đó đúng hay sai?
 A. Đúng B.Sai
Câu 3: (1đ)Vì sao có thể nói chiếc lá cuối cùng mà cụ Bơ-men vẽ là một kiệt tác?
Vì chiếc lá rất giống chiếc lá thật
Vì chiếc lá ấy đã mang lại sự sống cho Giôn-xi
Vì cụ Bơ-men coi đó là kiệt tác của mình
Câu 4: (2đ) Đặt tên cho trường từ vựng sau: ha hả, rúc rích, khà khà, hi hí
Câu 5: (5đ) Trong truyện Cô bé bán diêm, cô bé đã mấy lần quẹt diêm, mỗi lần quẹt diêm, cô bé mộng tưởng thấy những gì?
Đáp án
Câu1:B Câu 2: A Câu 3:B Câu 4: Tả tiếng cười của người
Câu 5: Bé 5 lần quẹt diêm
Lần 1: mộng tưởng 1 lò sưỏi đang cháy
Lần 2: Một bàn ăn sang trọng đã dọn
Lần3: Một cây thông Nô-en rực rỡ
Lần 4: Bà đang mỉm cười
Lần 5: Cùng bà bay lên
Buổi 5 ...  cảm xúc , tình cảm thái độ của người nói với sự vật, sự việc được nói tới.
2. Đặc điểm hình thức và chức năng:
-Được cấu tạo nhờ những từ ngữ cảm thán.
-Dùng để biểu thị cảm xúc trực tiếp của người nói.
VD: Ôi! lòng Bác vậy cứ thương ta
D. Ôn tập về luận điểm
1. Khái niệm
Thế nào là luận điểm? Trong bài văn nghị luận có hệ thống luận điểm như thế nào? Khi làm bài văn nghị luận cần chú ý yêu cầu gì về luận điểm?
- Luận điểm trong bài văn nghị luận là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương mà người viết (nói) nêu ra ở trong bài.
2. Khi trình bày luận điểm trong đoạn văn nghị luận cần chú ý:
+ Thể hiện rõ ràng chính xác nội dung của luận điểm trong câu chủ đề. Trong ĐV trình bày LĐ,câu chủ đề thường đặt ở vị trí đầu tiên ( đoạn diễn dịch) hoặc cuối cùng ( đoạn quy nạp)
+ Tìm đủ các LC cần thiết, tổ chức lập luận theo một trật tự nhất định để làm nổi bật LĐ
+ Diễn đạt trong sáng hấp dẫn để sự trình bày luận điểm có sức thuyết phục.
Bài tập.
Thử tìm luận điểm trong đoạn văn sau:
Nguyên Hồng là con người rất dễ xúc động, rất hay khóc. Khóc khi nhắc đến nỗi khổ của con người trong xã hội cũ. Khóc khi nghĩ đến công ơn cách mạng. Khóc khi ôn lại những kỉ niệm thắm thiết của mình với bạn bè đồng chí. Khóc cả khi kể lại những nỗi bất hạnh của những nhân vật do chính mình tạo ra.
Buổi 17 Ôn tập tiếng Việt
A. Câu phủ định
* k/n: Câu phủ định là câu có những từ ngữ phủ định như: không, chưa, chẳng, không phải, đâu có phải, chả
* Đặc điểm hình thức và chức năng:
-Câu phủ định thường được cấu tạo bằng các phó từ : không, chưa, chẳng; các tổ hợp không phải, chưa phải hoặc cóđâu
-Câu phủ định dùng để:
+Thông báo, xác nhận không có sự vật , sự việc, tính chất, quan hệ nào đó9 câu phủ định miêu tả)
VD: Nam không đi Huế
+Phản bác ý kiến, nhận định( câu phủ định bác bỏ)
VD: Tôi đâu có làm việc này.
B. Hành động nói
- Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định.
- Người ta dựa theo mục đích của hành động nói mà đặt tên cho nó. Những kiểu hành động nói thường gặp là hỏi, trình bày (báo tin, kể ,tả,nêu ý kiến, dự đoán), điều khiển ( cầu khiến, đe doạ, thách thức), hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc
VD: Anh đã làm bài chưa?
Đây là lời Bác dạy thiếu niên và nhi đồng.
Anh hãy mau trốn đi.
Trời ơi!
2. Một số kiểu hành động nói thường gặp:
-Hành động hỏi
Nhưng như vậy lấy ai gác đêm cho anh?
-Hành động trình bày: bày tỏ, kể, thông báo, tả, nhận định.
Ta viết ra bài hịch này để các ngươi biết bụng ta.
-Hành động điều khiển.
Van xin, đề nghị, yêu cầu, ra lệnh, thách, khuyên bảo, mời, giục, xúi, rủ rê
Cành đa xin chị nhắc lên chơi
Ta thử ra bãi biển xem sao.
Bạn làm bài tập nhanh lên kẻo hết giờ.
-Hành động ước kết.: cam kết sẽ thực hiện, tuân giữ điều quan trọng gì đó trong quan hệ với nhau: giao ước, hợp đồng, ca cược, cam đoan, hứa hẹn, đe doạ, cho , tặng, biếu
VD: Hè này con sẽ về thăm bố.
-Hành động bộc lộ cảm xúc: ca ngợi, thán phục, chê, than phiền, trách, ngạc nhiên, vui, mừng, lo sợ, cầu chúc, cầu mong, cảm ơn, xin lỗi, chào
VD: Khốn nạnÔng giáo ơi!...Nó có biết gì đâu!
3.Cách thực hiện hành động nói.
a) Cách thực hiện hành động nói theo cách trực tiếp: mời, xin, đề nghị, yêu cầu, ra lệnh, tuyên bố, cam đoan, hứa hẹn, thè, mong, chúc , thách, đố, ban bố, quyết định  để thực hiện hành động nói.
b) Cách thực hiện hành động nói theo cách gián tiếp
-Dùng kiểu câu trần thuật để diễn đạt hành động nói khác.
VD: trời nóng lắm mẹ ạ.
Dùng kiểu câu nghi vấn để diễn đạt hành động nói khác
VD: Than ôi Thời oanh liệt nay còn đâu?
-Dùng kiểu câu cảm thán để diễn đạt hành động nói khác.
VD: Ôi sức trẻ
 Buổi 18 Lựa chọn trật từ từ trong câu
Ôn tập văn học 
Kiểm tra 1 tiết
A. Lựa chọn trật từ từ trong câu
- Trong một câu có thể có nhiều cách sắp xếp trật tự từ, mỗi cách đem lại hiệu quả diễn đạt riêng. Người nói, người viết cần biết lựa chọn trật tự từ thích hợp với yêu cầu giao tiếp.
- Trật tự từ trong câu có thể:
+Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật hiện tượng, hoạt động, đặc điểm (như thứ bậc quan trọng của sự vật, thứ tự trước sau của hoạt đoọng, trình tự quan sát của người nói)
+ Nhấn mạnh h/a, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.
+Liên kết câu với những câu khác trong văn bản.
- Đảm bảo sự hài hoà về ngữ âm của lời nói.
VD: Đầu lòng hai ả tố nga
Thuý Kiều là chị, em là Thuý Vân
( Thể hiện thứ bậc)
Nó đến trường gặp thầy giáo,nhờ thầy giảng hộ bài toán
( thể hiện thứ tự của các hoạt động)
B. Ôn tập văn học
1Tức cảnh Pác Bó
-Hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
-HDPT-:
-Câu thơ 1 là sự khái quát của một nhịp sống đã thành nếp rất chủ động. Nếp sống ở đây chủ động mà đàng hoàng. Với Bác , còn gì thú vị hơn khi ngày ngày được làm việc bên bờ suối , làm bạn với thiên nhiên, tối trở về nhà (hang núi ).
-Câu thơ thứ haivẫn tiếp tục mạch cảm xúc đó, có thêm nét vui đùa: lương thực, thực phẩm ở đay thật đầy đủ, đầy đủ tới dư thừa.
Câu 1 nói về việc ở, câu 2 nói về việc ăn, câu thứ ba về làm việc. Hai câu nói về chuyện ăn ở thong dong bao nhiêu, thoải mái bao nhiêu thì câu nói về chuyện làm việc vất vả bấy nhiêu. Với từ “chông chênh”Bác đã lột tả được điều kiện làm việc hết sức khó khăn. Công việc lại càng khó khăn hơn, đòi hỏi người chiến sĩ cách mạng phải cố gắng hết sức, không ngừng, không nghỉ. Ba tiếng câu cuối sử dụng toàn thnh trức thể hiện sự vất vả nhưng khoẻ khoắn, kiên quyết.Như vậy, đối với Bác lúc này, việc cách mạng là cần thiết nhất, phải vượt lên trên tất cả mọi khó khăn.
-Kết thúc bài thơ là một nhận xét, một kết luận rất tự nhiên, rất bất ngờ và thú vị: Cuộc đời cách mạng thật là sang.
Câu thứ tư là một lời đánh giá làm ta bất ngờ. Bằng phép loại suy, ta có thể khẳng định việc ăn, việc ở không phải là sang, chỉ có việc làm (dịch sử Đảng) là sang nhất vì nó đem ánh sáng của chủ nghĩa Mác- Lê-nin để phát động đấu tranh giải phóng dân tộc, đem lại cơm no áo ấm và hạnh phúc cho toàn dân.
C. Kiểm tra 1 tiết
1. Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ Tức cảnh Pác bó
2. Em hiểu gì về Bác Hồ qua bài thơ Tức cảnh Pác bó
3.Viết một câu phủ định có từ không một câu phủ định có từ chưa
Buổi 19 Ôn tập văn nghị luận
Ôn tập văn học
I. Ôn tập văn nghị luận kết hợ p với yếu tố biểu cảm
- Văn nghị luận rất cần yếu tố biểu cảm. Yếu tố biểu cảm giúp cho văn nghị luận có sức thuyết phục lớn hơn, vì nó tác động mạnh mẽ tới người đọc, người nghe.
- Để bài văn nghị luận có sức biểu cảm cao, người làm văn phải thật sự có cảm xúc trước những điều mình nói ( viết) và phải biết diễn tả cảm xúc đó bằng những từ ngữ, những câu văn có sức truyền cảm. Sự diễn tả cảm xúc cần phải chân thực và không được phá vỡ mạch nghị luận của bài văn.
Bài tập:
1) Chỉ ra những yếu tố biểu cảm trong đoạn văn sau:
 Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vồ gói, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa;chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da , nuốt gan uống máu quân thù; Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.
2.Cho các từ: phải, phải là, phải biết, phải có, cho dù, cho nên. Hãy điền các từ trên vào chỗ trống trong đoạn văn nghị luận sau sao cho tăng thêm sức thuyết phục:
 Nhà văn chân chính phải là người ý thức được thiên chức của mình trong quá trình sáng tạo là “ nâng đỡ cái phần tốt đẹp để trong đời có nhiều công bằng và yêu thương hơn” ( Thạch Lam). Cho nên để tạo dược những giá trị nghệ thuật đích thực cho đời , người cầm bút phải biết yêu thương và đặt niềm tin vào con người . Phải nhìn ra từ cái bên ngoài bình thường thậm chí xấu xí, vẻ đẹp tiềm ẩn trong con người. Phải có niềm tin vào bản chất tốt đẹp của con người cho dù điều nhà văn phản ánh có xấu xa ghê tởm dến đâu.
II. Ôn tập văn học
Ngắm trăng
a) Hoàn cảnh ra đời của bài thơ: Trích trong tập Nhật kí trong tù.
b) HDPT:
-Mở đàu bài thơ là một thực trạng
Trong tù không rượu cũng không hoa
Nhưng đối lập với cảnh tù, ở bên ngoài là một đêm trăng đẹp. Thế là một câu hỏi như một bài toán được đặt ra rất tự nhiên. “ Đối thử lương tiêu nại nhược hà?’’. Câu hỏi tự nhiên ấycho thấy lòng yêu thiên nhiên say đắm và khát khao được thưởng thức cái đẹp của Bác
-Câu 3,4.Người vận động ra ngoài cửa sổ để ngắm trăng, còn trăng vận động theo khe cửa sổ và ngắm nhà thơ. Hai sự vận động này đều là sự vượt ngục về tinh thần và khi đã vượt được ngục thì trăng và người đều được tự do để đến với nhau. Bài thơ không những thể hiện tình yêu thiên nhiên của một tâm hồn nghệ sĩ hết sức nhạy bén mà còn thể hiện một triết lí nhân sinh, một hành động đúng quy luật để được tự do trong mọi hoàn cảnh của Bác.
 Bài thơ thật tự nhiên, giản dị mà thật triết lí. Cả bài không hề nói đến 1 chữ tự do nào nhưng lại toát lên một tâm hồn rất tự do , luôn luôn làm chủ được mọi hoàn cảnh của Bác. Đó chính là vẻ đẹp của 1 tâm hồn, 1 nhân cách lớn của người nghệ sĩ và người chiến sĩ vĩ đại Hồ Chí Minh.
Buổi 20 Tìm hiểu các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn nghị luận -Tập làm bài văn nghị luận
I. Tìm hiểu các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn nghị luận 
- Bài văn nghị luận thường phải có các yếu tố tự sự và miêu tả. Hai yếu tố này giúp cho việc trình bày luận cứ trong bài văn được rõ ràng, cụ thể sinh động hơn, và do đó, có sức thuyết phục mạnh hơn.
Các yếu tố tự sự và miêu tả được dùng làm luận cứ phải phục vụ cho việc làm rõ luận điểm và không phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn.
II. Luyện tập
BT1: Chỉ ra yếu tố miêu tả trong đoạn văn nghị luận sau:
các bạn cho rằng khi diện những chiếc quần bò vá gấu, những áo phông dán hình thù kì quặc, những bộ dán đủ các thứ đề can muôn màu sắc khác nhau thì mình sẽ trở nên đặc biệt hơn, sẽ phù hợp với thời đại hơn .Các bạn đau có biết rằng lối ăn mặc như thế không phù hợp với trang phục của người HS trong nhà trường và làm tốn kém tiền của của cha mẹ và ảnh hưởng xấu đến việc học tập của chính bản thấn mình
BT2:Chỉ ra yếu tố tự sự trong đoạn văn sau:
Bạn tôi chỉ vì ham trò chơi điện tử mà trở thành HS lưu ban. Câu chuyện thật đau lòng. Mới đầu bạn chỉ đi theo các bạn vào quán nét, sau đó dần trốn học để chơi, xin tiền cha mẹ để đóng học nhưng lại nướng hết vào trò chơi điện tả . Và kết quả hôm nay thì các bạn đã thấy rồi đấy.
B. Tập viết bài văn nghị luận
Đề bài: Hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ
1 )MB : Giới thiệu tác hại của khoí thuốc lá đối với sức khoẻ của con người
2) TB: Thuốc lá là một trong những tệ nạn XH
- Thuốc lá là sát thủ giấu mặt đối với sức khoẻ con người.
- Khói thuốc lá gây nên những bệnh nguy hiểm: ung thư phổi, ung thư vòm họng, tai biến tim mạch
Khói thuốc lá còn ảnh tới sức khoẻ của những người xung quanh.
- Thuốc lá tiêu tốn tiền bạc, làm giảm thu nhập của gia đình, tác động xấu tới nền kinh tế quốc dân, ảnh hưởng tới lớp trẻ
Trên thế giới nhiều nước đã có những biện pháp tích cực cấm thuốc lá
3: KB: Rút ra bài học cho bản thân

Tài liệu đính kèm:

  • docyeu8.doc