Giáo án Bổ trợ Ngữ văn 8 cả năm

Giáo án Bổ trợ Ngữ văn 8 cả năm

BÀI TẬP BỔ TRỢ

VỀ CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ

I. Mục tiêu bài học.

 Giúp HS:

- Hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ & mqh về cấp độ khái quát của nghĩa từ vựng.

- Thông qua bài học, rèn kỹ năng tư duy trong việc nhận thức mqh giữa cái chung & cái riêng.

II. Tiến trình lên lớp.

1. ổn định: 8B: .Vắng:

 8C: .Vắng:

2. Bài cũ:

H: Thế nào là từ ngữ nghĩa nghĩa rộng?từ ngữ nghĩa hẹp? Lấy VD?

3. Bài mới:

 

doc 96 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1085Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Bổ trợ Ngữ văn 8 cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS:16/ 8/ 2010. Tiết 1
NG: 8A: 20/ 8
 8B: 21/ 8 	Bài tập bổ trợ 
Về Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
I. Mục tiêu bài học.
 Giúp HS:
- Hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ & mqh về cấp độ khái quát của nghĩa từ vựng.
- Thông qua bài học, rèn kỹ năng tư duy trong việc nhận thức mqh giữa cái chung & cái riêng.
II. Tiến trình lên lớp.
1. ổn định: 8B:..Vắng:
 8C:..Vắng:
2. Bài cũ:
H: Thế nào là từ ngữ nghĩa nghĩa rộng?từ ngữ nghĩa hẹp? Lấy VD?
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy trò
Nội dung
* GV quay trở lại với VD (sơ đồ) – 10.
H: Một từ có nghĩa rộng hơn (khái quát hơn) nghĩa của từ khác gọi là từ có nghĩa ntn.
H: Thế nào là từ ngữ nghĩa rộng.
H: Lấy VD về từ ngữ nghĩa rộng .
H: Một từ có nghĩa hẹp hơn (ít khái quát hơn) nghĩa của từ khác gọi là từ có nghĩa ntn.
H: Thế nào là từ ngữ nghĩa hẹp.
H: Lấy VD về từ ngữ nghĩa hẹp.
H: Một từ có phải cỉ có 1 nghĩa rộng hoặc hẹp hay K.
 * HS đọc GN.
 HS đọc y.c BT3.
H: Tìm từ có nghĩa được bao hàm trong phạm vi nghĩa của mỗi từ.
H: Hãy thể hiện các từ trên bằng sơ đồ.
 HS đọc y.c BT4.
H: Những từ ngữ nào K thuộc phạm vi nghĩa của mỗi nhóm từ đã cho.
H: Từ nào có nghĩa bao hàm phạm vi nghĩa của các từ sau đây: học sinh, sinh viên, giáo viên,bác sỹ, kỹ sư, luật sư, nông dân, nội trợ.
A. Con người.
B. Môn học.
C. Nghề nghiệp.
D. Tính cách.
H: Các từ: HS, GV, hiệu trưởng, giáo vụ, bàn, ghế, sách, vở,bút, mực, phấn bảng, kỹ sư, lớp học, cờ, trống đều được bao hàm trong phạm vi nghĩa của từ “nhà trường”. Đúng hay sai.
A. Đúng.
B. Sai.
H: Cho các từ: Sống, chết, tươi, xanh. Hãy đặt câu cho mỗi từ ngữ khi được dùng với nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
I. Lí thuyết. 
- Từ ngữ nghĩa rộng.
- Từ ngữ nghĩa hẹp.
II/ Luyện tập.
1) Bài tập 3-11: Tìm từ ngữ có nghĩa hẹp.
a) Xe đạp, xe máy, .
b) Sắt, đồng, chì, ..
c) Chuối, đu đủ, mít, ..
d) Cô, dì, chú, ,... e) Xách, khiêng, gánh, 
2) Bài tập 4-11: Từ K thuộc phạm vi nghĩa của mỗi nhóm từ.
a) Thuốc lào.
b) Thủ quỹ.
c) Bút điện.
d) Hoa tai.
3) Bài tập 3 .
- Đáp án A: Con người.
4) Bài tập 4.
- Đáp án A: Đúng.
5) Bài tập 5:
a. Từ “Sống”
- Sống đâu có đơn giản như anh tưởng? ( nghĩa rộng)
- Cho chúng tôi xin thêm đĩa rau sống ( Nghĩa hẹp)
b. Từ “ Tươi”
- Hoa tàn mà lại thêm tươi! (Nghĩa rộng)
- Mớ rau này tươi quá! ( Nghĩa hẹp)
4/ Củng cố kiến thức:
 GV hệ thống lại nội dung bài học.
5/ Hướng dẫn tự học:
 - ôn lại các kiến thức của bài.
 - Xem và làm lại các bài tập.
 .
NS: 20 / 8/ 2010. Tiết 2
NG: 8A: 28 / 8/ 2009
 8B: 29 / 8/ 2009
phương pháp làm bài văn
tự sự, miêu tả và biểu cảm
I. Mục tiêu bài học.
 Giúp HS:
- Nắm vững cách làm bài văn tự sự, miêu tả và biểu cảm.
- Vận dụng kiến thức vào làm các bài tập.
II. Tiến trình lên lớp.
1/ ổn định: 8A:..Vắng:
 8B:..Vắng:
2/ Bài cũ:
 (?) Thế nào là từ ngữ nghĩa rộng .
 (?) Thế nào là từ ngữ nghĩa - hẹp.
 ? Mỗi loại lấy một ví dụ.
3/ Bài mới:
Hoạt động của thầy trò
Nội dung
H: Có những bước nào để làm BVTS
- Tìm hiểu đề.
- Lập ý.
- Lập dàn ý.
- Viết bằng lời văn của em
H: Để làm được BVMT ta phải làm gì. 
- Quán sát.
- Lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu.
- Lựa chọn thứ tự tả.
H: Muốn làm được bài văn biểu cảm ta phải làm gì
- Tìm hiểu đề và tìm ý.
- Lập dàn ý.
- Viết bài.
- Sửa bài.
* GV chép đề bài lên bảng - HS đọc lại đề bài.
H: Đề văn trên là đề văn biểu cảm, tự sự, hay miêu tả.
H: Hãy lập dàn ý cho đề bài trên.
H: Em sẽ viết các phần trên ntn để bày tỏ cho hết niềm yêu thương kính trọng đối với mẹ.
* HS viết bài theo nhóm.
- N1: viết phần mở bài.
- N2: viết 1 ý phần thân bài.
- N3: viết phần kết bài.
* HS trình bày
* HS nhận xét bổ sung.
* GV NX - kết luận.
I. Lí thuyết.
1. Cách làm bài văn tự sự.
2. Cách làm bài văn miêu tả.
3. Cách làm bài văn biểu cảm.
II. Luyện tập.
* Bài tập: 
- Đề bài: Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ.
- Dàn ý:
a) MB: Nêu cảm xúc về nụ cười của mẹ: nụ cười ấm lòng.
b) TB: Nêu các biểu hiện sắc thái nụ cười của mẹ.
+ Nụ cười vui, thương yêu.
+ Nụ cười khuyến khích.
+ Nụ cười an ủi.
+ Những khi vắng nụ cười của mẹ.
c) KB: Lòng yêu thương và lòng kímh trọng mẹ.
- Viết bài 
 4/ Củng cố kiến thức:
 ? Cách làm bài văn TS . 
	 ? Cách làm bài văn MT. 
 ? Có thể kết hợp các phương thức tả, kể với nhau được không.
 5/ Hướng dẫn tự học:
 - ôn lại các kiến thức của bài.
 - Xem và làm lại bài tập.
 - Lập dàn bài em tự chọn.
 .........................................................
NS:20/ 8/ 2009. Tiết 3
NG: 8A:
 8B :
Luyện viết đoạn văn tự sự
I. Mục tiêu bài học.	
 Giúp HS:
- Củng cố, khái quát về khái niệm đ.v. 
- Từ ngữ chủ đề, câu chủ đề. 
- QH giữa các câu trong đ.v & cách t/bày đ.v. 
- Rèn kĩ năng viết đoạn văn tự sự. 
II. Tiến trình lên lớp.
1/ ổn định: 8A:..Vắng:
 8B :..Vắng:
2/ Bài cũ:
 ? Thế nào là ĐV?. 
 ? Từ ngữ chủ đề có vai trò gì trong đoạn văn.
 ? câu chủ đề là gì.
3/ Bài mới:
Hoạt động của thầy trò
Nội dung
H: Một VB gồm mấy đ.v.
H : Dựa vào dấu hiệu nào để nhận biết đ.v.
H: Một đoạn văn thường biểu đạt ND gì.
 - Một ý tương đối hoàn chỉnh.
H: Một đoạn văn thường có mấy câu.
H: Em hiểu thế nào là đ.v.
 * Mỗi đ.v thường đề cập 1 đối tượng nào đấy.
H: Vậy để duy trì đ/tượng được nói đến trong đ.v, ta phải SD phương tiện nào.
 - Từ ngữ.
H: Từ ngữ giúp chúng ta XĐ được đ/tượng được nói đến trong cả đ.v, gọi là từ ngữ gì.
 - Từ ngữ chủ đề.
H: Câu mang ý nghĩa khái quát của cả đoạn gọi là câu gì.
- Câu chủ đề.
H: Em có nhận xét gì về câu chủ đề.
- Đứng ở đầu hoặc cuối đ.v, lời lẽ ngắn gọn, thường có 2 T/phần chính.
H: Có những cách T/bày đ.v nào.
- HS thảo luận trả lời;
 - Diễn dịch.
- Quy nạp.
- Song hành.
- Móc xích.
- Tổng - phân – hợp.
* HS đọc BT.
- Yêu cầu HS viết phần mở bài & phần kết bài theo 2 nhóm.
+ N1: Viết mở bài
+ N2: Viết kết bài
- Các nhóm T/bày 
- HS & GV nhận xét, sửa chữa.
- Các đ.v mẫu:
a) Mở bài.
Đối với ai đã từng đi học, thì ngày đầu tiên đến trường đi học quả là 1 ngày trọng đại. Cũng trong ngày đầu tiên ấy, ai cũng có những kỉ niệm thật đẹp đẽ, đáng nhớ. Với riêng tôi, ngày khai giảng K được bố mẹ đưa đến trường như các bạn, vì bố tôi đi công tác, mẹ tôi phải ở nhà trông em bé mới được 3 tháng tuổi. Nhưng K vì chị đưa đi mà tôi buồn. Niềm vui được bước vào lớp 1 lần đầu tiên trong đời đang tràn ngập trong tôi.
b) Kết bài.
Ngày đầu tiên đi học thật đáng nhớ. Tôi sẽ K bao giờ quên những kỉ niệm của buổi đầu tiên cắp sách đến trường . Tôi luôn ghi nhớ trong lòng những cảm xúc mới mẻ đó. Và tôi nghĩ rằng tất cả những ai đã từng đi học có lẽ đều giống như tôi.
I.Lí thuyết.
1. Khái niệm về đ.v.
2. Từ ngữ & câu trong đoạn văn.
3. Cách trình bày nội dung đ.v
II. Luyện tập.
* Bài tập: Kể lại kỉ niệm ngày đầu tiên đi học của em.
a) Mở bài.
b) Kết bài.
 4/ Củng cố kiến thức:
 (?). Có những cách t/bày đ.v nào. 
 5/ Hướng dẫn tự học:	
 - ôn lại các kiến thức của bài.
 - Xem và làm lại các bài tập.
 ..
NS: 25/ 8/ 2009. Tiết 4
NG: 8A:
 8B :
 ôn tập văn học hiện đại việt nam
	Giai đoạn 1930-1945
I. Mục tiêu bài học.
 Giúp HS:
- Hiểu được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của n.v “Tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên qua ngòi bút giàu chất trữ tình của Thanh Tịnh.
- Hiểu được nỗi đau của chú bé mồ côi cha phải sống xa mẹ & tình yêu thương vô bờ của chú bé đ.v mẹ
II. Tiến trình lên lớp.
1/ ổn định: 8B:..Vắng:
 8C:..Vắng:
2/ Bài cũ:
 ? Nêu hiểu biết của em về T.giả Nguyên Hồng. 
 ? Nêu hiểu biết của em về T.giả Thanh Tịnh 
3/ Bài mới:
Hoạt động của thầy trò
Nội dung
GV: Trình bày những hiểu biết của em về t.giả.
- HS nêu tóm tắt về cuộc đời và sự nghiệp của TT
GV: VB thuộc thể loại nào.
- Nêu đặc điểm của thể loại.
GV: Phương thức biểu đạt của v.b.
- HS tìm phương thức chủ yếu. 
GV: ND chủ yếu của v.b là gì.
- Kq nội dung.
GV: Hãy nêu nét đặc sắc NT của truyện.
 + Bố cục theo dòng hồi tưởng, cảm nghĩ của n.v “Tôi” theo trình tự thời gian của 1 buổi tựu trường.
 + Sự kế hợp hài hoà giữa kể, m.tả với bộc lộ tâm trạng, cảm xúc.
GV: Nêu những nét cơ bản về t.giả.
GV: Sự hiểu biét của em về t.phẩm.	
GV: Đọc xong truyện ngắn “Tôi đi học”, em có nhận xét gì về cách XD tình huống.
GV: Cách tổ chức bố cục truyện có gì độc đáo.
- Theo dòng hồi tường của n.v “tôi”, những kỷ niệm mơn man của lần đầu tiên đi học được diễn tả theo trìng tự (t): Từ hiện tại nhớ về dĩ vãng. những thay đổi trong tâm trạng & nhận thức của n.v “Tôi” được thể hiện theo từng chặng: Từ lúc cùng mẹ đi đến trường -> Bắt đầu tiết học đầu tiên.
GV: Văn Nguyên Hồng dạt dào cảm xúc, thấm đầy chất trữ tình. Hãy tìm những dẫn chứng cụ thể để CM.
I. Tìm hiểu chung về v.b.
1. VB “Tôi đi học”- TT.
- Tác giả: 1911- 1988.
- Thể loại: truyện ngắn.
- PTBĐ: Tự sự, m.tả, biểu cảm.
- ND: Cảm giác, tâm trạng về ngày đầu tiên đi học.
- NT: 	
2/ VB “Trong lòng mẹ”- Nguyên Hồng
- Tác giả: 1918- 1982.
- Thể loại: Hồi kí.
- PTBĐ: Tự sự xen trữ tình
- ND: Kể về tuổi thơ cay 
 đắng của n.v “Tôi”. 
- NT: Kết hợp nhuần 
 nhuyễn giữa kể với bộc 
 lộ cảm xúc.
II/ Luyện tập.
* Bài tập 1.
- Tình huống truyện 
 không phức tạp nhưng 
 cảm động. Các yếu tố tự 
 sự, m.tả & biểu cảm xen 
 kết nhau 1 cách hài hoà.
- Cách tổ chức bố cục.
* Bài tập 2.
+ Tình huống thương tâm, đầy xúc động: Mồ côi cha, sống xa mẹ, bị họ hàng ghẻ lạnh
+ Tình yêu thương của bé Hồng với mẹ: Cuộc gặp gỡ cảm động giữa 2 mẹ con được viết bằng cảm hứng trữ tình thống thiết.
+ Câu chuyện được kể lại thông qua hồi tường của chú bé hồng với nhiều cung bậc t.cảm khác nhau: Đau xót, tủi nhục, căm giận, thương yêu, HP vô bờ
+ Cách sử dụng lời văn, H.ảnh, các so sánh.
 4/ Củng cố kiến thức:
 (?). Kể tóm tắt 1 trong 2 v.b trên 
 5/ Hướng dẫn tự học:
 - ôn lại các kiến thức của bài.
 - Xem và làm lại các bài tập.
 ............................................................................
NS:9/ 9/ 2009. Tiết 5
NG: 8A:
 8B :
rèn kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự
I. Mục tiêu bài học.
 Giúp HS:
- Củng cố kiến thức về tóm tắt v.b tự sự 
- Rèn kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự. 
II. Tiến trình lên lớp.	
1/ ổn định: 8A:..Vắng:
 8B :..Vắng:
2/ Bài cũ::
 (?) Thế nào là tóm tắt v.b tự sự. 
 Tóm tắt v.b tự sự phải đảm bảo y/c gì. 
 (?) Nêu các bước tóm tắt v.b tự sự. 
3/ Bài mới:
Hoạt động của thầy trò
Nội dung
GV: Văn bản tự sự là gì.
- Là văn bản có cốt truyện với các n.v, chi tiết & sự kiện tiêu biểu, tuy nhiên cũng có 1 số v.b dường như K có cốt truyện.
GV: Thế nào là tóm tắt v.b tự sự.
- Là dùng lời văn của mình t/bày 1 cách ngắn gọn ND chính (sự việc tiêu biểu & n.v quan trọng) của v.b đó.
GV: Để tóm tắt v.b tự sự ta phải đạt những y/c nào.
- Đảm bảo tính hoàn chỉnh, trung thành.
- Đảm bảo tính lô gic.
- Đảm bảo tính khách quan.
GV: Muốn viết được v.b tóm tắt, ta phải làm những việc gì, ... nh K xưng ai cả như bài: “Đi đường” của HCM. Trong những bài thơ như thế nhân vật trữ tình cũng chính là “cái tôi” của T/g.
GV: Trong thơ, chi tiết được hiểu là gì.
GV: Văn bản nghị luận là gì.
GV: Nghị luận trung đại và nghị luận hiện đại có điểm gì giống nhau và khác nhau.
* Nội dung 
1/ Thơ trữ tình.
- Là sự thể hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc của nhà thơ.
- Nhân vật: Là nhân vật trữ tình
+ Xưng: Tôi, anh, ta, mình, em. để tự bộc lộ tấm lòng và nỗi niềm trước cuộc đời.
- Chi tiết: là tất cả các y/tố như ngữ âm, từ ngữ, hình ảnh, nhịp điêu,=> Tạo sự phong phú, đa dạng, sống động cho T/p văn học.
2/ Văn nghị luận.
* Luyện tập.
 4/ Củng cố kiến thức:
 - GV hệ thống lại những ND chính cần nắm vững 
 5/ Hướng dẫn tự học:
 - Học thuộc lòng các VB thơ trữ tình
 ..
NS: 10/ 4/ 2010. Tiết 31
NG: 8B: / 4/ 2010
 8C: / 5/ 2010 
 rèn kĩ năng 
đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận 
I. Mục tiêu bài học.
+ Củng cố lại kĩ năng đưa y/t biểu cảm vào bài văn nghị luận và thấy được tác dụng của nó. 
+ Rèn kĩ năng vận dụng để viết bài văn nghị luận. 
II. Tiến trình lên lớp.
1/ ổn định: 8B:..Vắng:
 8C:..Vắng:
2/ Bài cũ:
3/ Bài mới:
Hoạt động của thầy trò
Nội dung
GV: Muốn đưa y/t biểu cảm vào BVNL ta phải làm gì.
+ Thường xuyên làm bài tập rèn luyện thực hành viết văn nghị luận.
+ Có ý thức xuất hiện các yếu tố biểu cảm trong đoạn văn, bài văn.
GV: Yếu tố biểu cảm có vai trò gì? Tác dụng của nó?
- Có hiệu quả thuyết phục hơn vì nó tác động mạnh mẽ tới tình cảm của người đọc.
GV: Khi đưa y/t biểu cảm vào bài văn nghị luận cần lưu ý điều gì.
GV: Hãy viết 1 đoạn văn nghị luận có cảm xúc chân thực về luânh điểm sau:
Chúng ta lười học là chúng ta K thương bố mẹ, là K biết thương chính mình.
- HS viết trong 10 phút => Trình bày => Lớp nhận xét => GV bổ sung.
* Cho đề văn sau
GV: Tìm hiểu đề.
GV: Trình bày các hệ thống luận điểm ở phần thân bài.
GV: Chọn 1 luận điểm trong hệ thống luận điểm đó viết thành đoạn văn hoàn chỉnh.
GV: Gạch dưới các yếu tố biểu cảm đã sử dụng trong luận điểm.
GV: Chọn 1 đoạn trong bài hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn) có yếu tố biểu cảm mà em thích nhất. Trong đó T/giả bộc lộ cảm xúc gì? bằng những biện pháp nào. 
I/Nội dung.
* Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận.
- Vai trò: (SGK-97)
- Người viết văn: (SGK-97)
- ở mỗi luận điểm gài yếu tố vào 1 cách hợp lí & cần thiết.
II/ Luyện tập .
* Bài tập 1.
* Bài tập 2.
Đề bài: Chứng minh rằng những chuyến tham quan du lịch nhà trường tổ chức là vô cùng bổ ích đối với mỗi HS.
- Thể loại: Chứng minh.
- Nội dung: Tác dụng của những chuyến tham quan du lịch do nhà trường tổ chức.
- Hình thức: Sạch, mạch lạc, lập luânh chặt chẽ.
* Hệ thống luận điểm:
(HS tự làm)
* Bài tập 3.
VD: “Huống chi ta cùng tai vạ về sau”!
=> T/giả bộc lộ lòng căm giận & khinh bỉ bọn sứ giặc; lo lắng về tai hoạ của non sông.
- Điều đó được diễn tả bằng từ ngữ & câu cảm thán.
 4/ Củng cố kiến thức:
 - GV khái quát ND bài học
 5/ Hướng dẫn tự học:
 - Xem lại các kiến thức đã học. 
NS: 30/ 4/ 2010. Tiết 32
NG: 8B: / 5/ 2010
 8C: / 5/ 2010 
 Hướng dẫn học sinh
 sử dụng yếu tố tự sự – miêu tả
 trong văn nghị luận 
I. Mục tiêu bài học.
+ Củng cố chắc chắn hơn những hiểu biết về các y/t tự sự & m/tả trong văn nghị luận mà các em đã học trong tiết TLV. 
+ Vận dụng những hiểu biết đó để đưa y/t tự sự & miêu tả vào 1 đoạn, 1 bài văn nghị luận có đề tài gần gũi, quen thuộc. 
II. Tiến trình lên lớp.
1/ ổn định: 8B:..Vắng:
 8C:..Vắng:
2/ Bài cũ:
3/ Bài mới:
Hoạt động của thầy trò
Nội dung
* GV khái quát lại vai trò yếu tố tự sự & miêu tả trong văn nghị luận.
GV: Khi SD y/t tự sự & miêu tả làm luận cứ phải chú ý điều gì.
GV: Cho đoạn văn: “Thơ Xuân Diệu còn là 1 nguồn sống dào dạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này. Xuân Diệu say đắm T/Y, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình. Khi vui cũng như khi buồn, người đều nồmg nàn tha thiết”.
(Thi nhân VN- Hoài Thanh & H.Chân)
GV: Đoạn văn trên bàn về vấn đề gì.
GV: Chỉ ra y/t miêu tả được dùng làm luận cứ trong đoạn văn. Các y/t miêu tả có tác dụng gì.
GV: Viết 1 đoạn văn nghị luận có Sd y/t tự sự và miêu tả 
-> HS Trình bày 
-> Lớp NX 
-> GV bổ sung
I/ Lí thuyết.
- Tác dụng của yếu tố tự sự, miêu tả trong văn tự sự: Giúp cho việc trìng bày luận điểm, luận cứ trong bài văn nghị luận được rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn, có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn.
- Cách sử dụng: Yếu tố tự sự & miêu tả phải làm rõ luận điểm & K phá vỡ mạch nghị luận của bài văn.
II/ Luyện tập.
* Bài tập 1.
- Đoạn văn bàn về tình yêu C/S trong thơ Xuân Diệu.
- Đoạn văn giàu yếu tố miêu tả: Dào dạt, lặng lẽ, vội vàng, cuống quýt, nồmg nàn tha thiết.
=> Có tác dụng giúp cho việc trìng bày luận điểm được cụ thể & sinh động.
* Bài tập 2.
Ví dụ: Thiên nhiên trong thơ Bác là những cảnh từ hàng ngàn năm đã rất thân thiết với chúng ta. Ta có cảm giác như cảnh nào cũng là cảnh của quê hương. Nét vẽ trong thơ Bác cũng là những nét vẽ từ rất lâu đã quen thuộc với ta trong thơ, trong tranh thời trước. Nó đơn sơ mà sinh động.
 4/ Củng cố kiến thức:
- GV khái quát ND luyện tập.
 5/ Hướng dẫn tự học:
 - Xem lại lí thuyết về cách SD y/t tự sự & miêu tả -> Nghị luận. 
NS: 1/ 5/ 2010. Tiết 33
NG: 8B: / 5/ 2010
 8C: / 5/ 2010 
 ôn tập văn học nước ngoài 
I. Mục tiêu bài học.
+ Củng cố, hệ thống hoá kiến thức văn học của các văn bản văn học nước ngoài ở HKII. 
II. Tiến trình lên lớp.
1/ ổn định: 8B:..Vắng:
 8C:..Vắng:
2/ Bài cũ:
3/ Bài mới:
Hoạt động của thầy trò
Nội dung
* HS nhắc lại những nét chính về TG Ru-xô.
GV: Trong đoạn văn TG nói đến mấy nhân vật. Vấn đề cơ bản nhất được TG đề cập đến là gì.
GV: Trong đoạn văn có khi TG sử dụng đại từ nhân xưng “tôi”, có khi lại xưng “ta”. Điều đó cho thấy đặc điểm gì trong văn nghị luận của Ru-xô.
GV: Liên hệ với bản thân đề thấy tác dụng của việc đi bộ như Ru-xô đã nói.
* Khái quát lại đoạn trích.
GV: Nêu nhận xét sơ bộ về ông Giuốc-đanh.
GV: Ông Giuốc-đanh đi may áo nhằm mục đích gì? Chỉ ra sự phát triển kịch tính giữa các cảnh.
GV: Trong cảnh đầu, ông giuốc đanh bị lợi dụng ra sao.
GV: Tại sao trong cảnh sau, ông Giuốc-đanh biết mình bị lợi dụng mà vẫn mất tiền.
GV: Nêu nhận xét của em về tính cách của ông Giuốc-đanh sau khi đã học xong đoạn trích.
* GV khái quát nội dung bài =>HS đọc lại GN.
1/ Văn bản: Đi bộ ngao du (Ru-xô)
- Nhân vật: “Tôi” (Thầy giáo) và Ê- Min (Học trò) =>Do Ru-xô tưởng tượng ra.
- Vấn đề cơ bản: Lợi ích của việc đi bộ.
- Đặc điểm: Ông biết kết hợp hài hoà giữa lí luận trừu tượng & những trải nghiệm cụ thể của cá nhân -> Bài văn hấp dẫn, K đơn điệu, lí luận “chay”.
2/ Văn bản: Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục. (Mô li e).
- Mục đích của việc may áo: Muốn tỏ ra mình quý phái nên ông Giuốc-đanh đi may bộ quần áo sang trọng cho hợp “mốt” với xã hội thượng lưu.
- Vì muốn làm sang nên ông phải nhượng bộ & bị xỏ mũi.
- Tính cách của ông Giuốc-đanh: Ngu dốt, ngớ ngẩn, thích danh hão. 
 4/ Củng cố kiến thức:
 - GV khái quát ND ôn tập.
 5/ Hướng dẫn tự học:
 - Xem lại 2 văn bản. Giờ sau ôn tập TV HKII. 
NS: 2/ 5/ 2010. Tiết 34
NG: 8B: / 5/ 2010
 8C: / 5/ 2010 
 ôn tập tiếng việt học kì II 
I. Mục tiêu bài học.
+ Giúp HS nắm vững những ND: Các kiểu câu , các hành động nói, lựa chọn trật tự từ trong câu.
+ Biết vận dụng kiến thức vào làm bài tập.
II. Tiến trình lên lớp.
1/ ổn định: 8B:..Vắng:
 8C:..Vắng:
2/ Bài cũ:
3/ Bài mới:
Hoạt động của thầy trò
Nội dung
GV: HS nhắc lại những kiểu câu phân loại theo mục đích nói.
GV: Nêu khái niệm về các kiểu câu đã học.
GV: Sử dụng các kiểu câu này có tác dụng gì.
GV: Thế nào là hành động nói? Cho ví dụ.
GV: Có mấy kiểu hành động nói? Là những kiểu nào? Cho ví dụ về mỗi kiểu hành động nói.
GV: Hội thoại là gì.
GV: Những nhân tố nào tham gia vào hội thoại.
GV: Lựa chọn trât tự từ trong câu là gì? Cho VD.
GV: Trong Vb, trật từ trong câu có T/d ntn.
- Văn bản có tính mạch lạc, liên kết chặt chẽ.
GV: Đặt câu theo mục đích nói: NV, CK, CT, TT. Chỉ ra tác dụng của các kiểu câu này
=> HS hoạt động nhóm.
=> Các nhóm T/bày.
=> Lớp nhận xét. 
=> GV bổ sung.
GV: Mỗi kiểu hành động nói đặt ra 1 câu minh hoạ.
GV: Viết đoạn văn ngắn, mỗi đoạn dùng 1 câu sau:
 + N1: - Con chó cắn con mèo.
 + N2: - Con mèo bị con chó cắn.
 =>Đại diện nhóm T/bày
 => Lớp nhận xét
 => GV chữa.
I/ Lí thuyết.
1/ Các kiểu câu.
 (SGK)
2/ Các hành động nói.
3/ Hội thoại.
 (SGK)
4/ Lựa chọn trật tự từ trong câu.
II/ Luyện tập.
1/ Bài tập 1: Đặt câu theo mục đích nói.
2/ Bài tập 2: Đặt câu.
3/ Bài tập 3: Viết đoạn văn.
 4/ Củng cố kiến thức:
 - GV khái quát ND ôn tập.
 5/ Hướng dẫn tự học:
 - Xem lại các BT đã chữa- Giờ sau ôn tập TLV.
 ..
NS: / 5/ 2010. Tiết 35
NG: 8B: / 5/ 2010
 8C: / 5/ 2010 
 ôn tập tập làm văn 
I. Mục tiêu bài học.
+ Củng cố hệ thống hoá các kiến thức và kĩ năng làm văn bản hành chính đã được học ở lớp 8. 
+ Rèn kĩ năng viết văn bản tường trình & văn bản thông báo. 
II. Tiến trình lên lớp.
1/ ổn định: 8B:..Vắng:
 8C:..Vắng:
2/ Bài cũ:
3/ Bài mới:
Hoạt động của thầy trò
Nội dung
GV: Mục đích viết văn bản tường trình là gì.
GV: Người viết VBTT là người ntn? Người nhận tường trình là ai.
GV: Trong những tình huống nào thì cần làm VBTT.
GV: Thể thức của 1 VBTT ntn.
GV: Khi viết VBTT cần lưu ý những gì.
GV: Hãy cho biết tình huống nào cần làm văn bản thông báo? Ai thông báo, thông báo cho ai.
GV: Nội dung thông báo thường là gì? VBTB có những mục nào? Khi viết VBTB cần lưu ý điều gì?
GV: VBTT & VBTB có những đặc điểm nào giống nhau & khác nhau.
GV: Hãy sắp xếp các mục dưới đây theo trật tự phù hợp với yêu cầu của 1 VBTT:
a) Địa điểm và thời gian.
b) Tên văn bản.
c) Quốc hiệu, tiêu ngữ.
d) Người viết tường trình.
e) Lời cam đoan.
g) Thời gian, địa điểm, diễn biến sự việc.
h) Lời mở đầu.
i) Chữ kí và họ tên người tường trình.
GV: Mục nào sau đây K phù hợp với VBTT.
 a) Quốc hiệu, tiêu ngữ.
 b) Địa điểm và thời gian. 
 c) Cảm xúc của người viết tường trình.
 d) Chữ kí và họ tên người tường trình.
GV: Dòng nào nói đúng nhất & đầy đủ nhất y/c về ND & hình thức T/bày của 1 VBTB.
a) Trang trọng, rõ ràng & sáng sủa.
b) Trung thực & trang trọng.
c) Cẩn thận & rõ ràng.
d) Đầy đủ, rõ ràng & trung thực.
I/ Lí thuyết.
1/ Văn bản tường trình. 
 (SGK-136)
2/ Văn bản thông báo. 
 (SGK-143)
II/ Luyện tập.
1/ Bài tập 1. 
- Trật tự phù hợp với VBTT:
c-a-b-h-d-g-e-i. 
2/ Bài tập 2: 
- Đáp án (c) 
3/ Bài tập 3: 
- Đáp án (a)
 4/ Củng cố kiến thức:
 - GV khái quát ND ôn tập.
 5/ Hướng dẫn tự học:
 - Xem lại các BT đã chữa 
 - Đặt 2 tình huống về VBTT & VBTB. Viết VB theo tình huống đó.
 .. 

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 8(34).doc