Giáo án bộ môn Ngữ văn 8 - Tuần 11

Giáo án bộ môn Ngữ văn 8 - Tuần 11

Tuần : 11 NS :

Tuần : 41 ND:

 KIỂM TRA VĂN

I. MỤC TIÊU :

 1. Kiến thức :

Củng cố kiến thức & nắm rõ khả năng cảm thụ vhọc của hs về các tác giả, tác phẩm từ đầu năm đến nay .

 2. Kĩ năng :

Rèn kĩ năng lựa chọn, nhận diện về kiến thức vh, phân tích cảm thụ vh & diễn đạt lưu loát một vấn đề vh, biết so sánh, lựa chọn vấn đề .

 3. Thái độ :

Gd hsinh có tính tự lực trong làm bài .

II. CHUẨN BỊ :

 GV: đề bài , đáp án

 HS : ôn tập đầy đủ kiến thức đã học

III. PHƯƠNG PHÁP :

 Lựa chọn, phân tích,

 

doc 11 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 686Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án bộ môn Ngữ văn 8 - Tuần 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 11 NS : 
Tuần : 41 ND: 
 KIỂM TRA VĂN
I. MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức :
Củng cố kiến thức & nắm rõ khả năng cảm thụ vhọc của hs về các tác giả, tác phẩm từ đầu năm đến nay .
 2. Kĩ năng :
Rèn kĩ năng lựa chọn, nhận diện về kiến thức vh, phân tích cảm thụ vh & diễn đạt lưu loát một vấn đề vh, biết so sánh, lựa chọn vấn đề .
 3. Thái độ :
Gd hsinh có tính tự lực trong làm bài .
II. CHUẨN BỊ :
 GV: đề bài , đáp án
 HS : ôn tập đầy đủ kiến thức đã học 
III. PHƯƠNG PHÁP :
 Lựa chọn, phân tích, 
IV. TIẾN TRÌNH :
 1. Ổn định lớp 
 2. KTBC
 3. Bài mới :
 Hđộng 1 :
- GV ghi đề bài lên bảng
 Đề bài gồm 2 phần :
 trắc nghiệm và tự luận
Gv đưa ra 5 câu trắc nghiệm 
để hs chọn câu trả lời đúng .
 Phần tự luận :
Để hs nêu nhìn nhận, đánh giá của mình về vb đã học .
 Hđộng 2 :
- Gv chuẩn bị đáp án
 * Đề bài :
I. Trắc nghiệm : chọn câu trả lời đúng nhất (5đ) (mỗi câu / 1đ) 
1. Văn bản “Trong lòng mẹ” thuộc thể loại gì ?
 a. Hồi kí
 b. Truyện ngắn
 c. Tiểu thuyết
2. “Lão Hạc”, “Tức nước vỡ bờ” thuộc dòng văn học nào ?
 a. Văn học hiện thực
 b. Văn học nhân đạo
 c. Cả a, b đều đúng
3. “Tôi đi học” trích trong :
 a. Tắt đèn
 b. Quê mẹ
 c. Những ngày thơ ấu
4. Ô Hen ry là nhà văn nước nào ?
 a. Đan Mạch
 b. Tây Ban Nha
 c. Mĩ 
 d. Cả 3 đều sai
5. Nối 2 cột sao cho tương ứng :
 Đánh nhau với cối xay gió Ai ma tốp
 Cô bé bán diêm Ô hen ry
 Hai cây phong Xec van tex
 Chiếc lá cuối cùng An đec xen
II. Tự luận : (5đ)
1. Trong văn bản “Cô bé bán diêm”, 5 lần quẹt 
 Diêm gắn với 5 mộng tưởng nào ? (2đ)
2. Em có suy nghĩ gì về nhân vật Lão Hạc (3đ)
 * Đáp án :
I. Trắc nghiệm :
 1.a
 2.c
 3.b
 4.c
 5. Đánh nhau với cối xay gió Ai ma tốp
 Cô bé bán diêm Ô hen ry
 Hai cây phong Xec van tex
 Chiếc lá cuối cùng An đec xen
II. Tự luận :
 1. Năm lần quẹt diêm gắn với 5 mộng tưởng :
 Lò sưởi – bữa ăn ngon – cây thông Noen –
 gặp lại bà – hai bà cháu bay về trời . (0,5đ/ lần 
 2. Suy nghĩ về lão Hạc : ( đảm bảo 3 ý )
 Là ngừoi nghèo nhưng có phẩm chất cao quý :
- Yêu thương loài vật . (1đ)
- Hi sinh vì con . (1đ)
- Giàu lòng tự trọng, trong sạch . (1đ) 
 4. Củng cố & luyện tập :
 Xem lại bài trước khi nộp
 5. Hướng dẫn hs tự học ở nhà :
 - Chuẩn bị bài : “Ôn dịch thuốc lá” 
 + Đọc vb, đọc chú thích
 + Thuốc lá có những tác hại gì ? 
 + Vì sao tác giả dẫn lời Trần Hưng Đạo bàn về việc đánh giặc 
 trướckhi phân tích tác hại của thuốc lá ? Nó có tdụng gì trong l.luận 
 + Giải pháp chống nạn thuốc lá ? 
V. RÚT KINH NGHIỆM : 
 Lưu ý : ( Nếu đề KT không có trắc nghiệm,
 chỉ có tự luận )
Tuần : 11 
Tuần : 41 ND: 
 KIỂM TRA VĂN
I. MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức :
Củng cố kiến thức & nắm rõ khả năng cảm thụ vhọc của hs về các tác giả, tác phẩm từ đầu năm đến nay .
 2. Kĩ năng :
Rèn kĩ năng lựa chọn, nhận diện về kiến thức vh, phân tích cảm thụ vh & diễn đạt lưu loát một vấn đề vh, biết so sánh, lựa chọn vấn đề .
 3. Thái độ :
Gd hsinh có tính tự lực trong làm bài .
II. CHUẨN BỊ :
 GV: đề bài , đáp án
 HS : ôn tập đầy đủ kiến thức đã học 
III. PHƯƠNG PHÁP :
 Lựa chọn, phân tích, 
IV. TIẾN TRÌNH :
 1. Ổn định lớp 
 2. KTBC
 3. Bài mới :
 Hđộng 1 :
 - GV ghi đề bài lên bảng
( Để hs nêu nhìn nhận, đánh giá của mình về văn bản đã học .)
- Hướng dẫn học sinh cách làm bài .
 Hoạt động 2:
 * Giáo viên đưa ra đáp án .
1. Suy nghĩ của em về người nông dân trong xã hội cũ :
2. Văn bản “Cô bé bán diêm” :
3. Qua văn bản “Tôi đi học”, “Tức nước vỡ 
bờ”,“Trong lòng mẹ”,
 * Đề bài :
1. Tóm tắt đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”bằng một đoạn văn khoảng 4-5 dòng .(3.5đ)
2.Phát biểu chủ đề của văn bản “Tôi đi học” trong một câu. (1đ)
3. Trong văn bản “Cô bé bán diêm”, các lần quẹt diêm của cô bé gắn với những mộng tưởng nào ? Điều đó có hợp lí không ? (1.5đ)
4. Qua văn bản “Tôi đi học”,Tức nước vỡ bờ”,“Trong lòng mẹ”,em có thể khái quát ntn về phẩm chất của người mẹ ,người vợ-người phụ nữ VN ? - Xác định tên tác giả. - Xác định thể loại văn bản . (4đ)
 * Đáp án :
 1. Tóm tắt ngắn gọn nhưng đủ khái quát nội dung và diễn biến chính(2.5đ)
 Đúng ngữ pháp(1đ)
 2.Chủ đề :Tác giả bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm trong sáng về buổi đầu tiên được mẹ đưa đến trường.(1.5đ)
 3. Văn bản “Cô bé bán diêm”
 - Năm lần quẹt diêm gắn với năm mộng tưởng : Lò sưởi , bữa ăn ngon , cây thông Noen, gặp lại bà, hai bà cháu bay về trời . (0,5đ) 
-Năm mộng tưởng này rất hợp lí ( Học sinh cần chỉ rõ ) (0.5đ)
4. Văn bản “Tôi đi học”,Tức nước vỡ 
bờ”,“Trong lòng mẹ”:
- Tác giả : Thanh Tịnh,Ngô Tất Tố,Nguyên Hồng (0,5đ)
- Thể loại :Truyện ngắ,Tiểu thuyết, Hồi kí (0,5đ)
Khái quát gọn và đủ phẩm chất cao đẹp của người mẹ, người vợ-người phụ nữ VN:
-Tình cảm thắm thiết,sâu nặng đối với chồng con,trong những hoàn cảnh đau đớn,tủi cực.
-Người phụ nữ dịu hiền đảm đang và có sức mạnh tiềm tàng,đức hi sinh quên mình,chống lại bọn cường hào để bảo vệ chồng con
4. Củng cố & luyện tập :
 Xem lại bài trước khi nộp
 5. Hướng dẫn hs tự học ở nhà :
 - Chuẩn bị bài : 
V. RÚT KINH NGHIỆM : 
Tuần :11 
Tiết : 42 ND: 
 TLV : LUỴÊN NÓI : KỂ CHUỴÊN THEO NGÔI KỂ
 KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ & BIỂU CẢM
I. MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức :
- Biết trình bày miệng trước tập thể lớp một cách rõ ràng gãy gọn, sinh động về một câu chuyện có kết hợp với miêu tả và biểu cảm .
- Ôn tập về ngôi kể .
 2. Kĩ năng :
Rèn kĩ năng mạnh dạn, nói lưu loát trước đám đông .
 3. Thái độ :
Gd học sinh thấy được tầm quan trọng của tiết luyện nói .
II. CHUẨN BỊ :
 Gv : sgk, giáo án, tltk, bảng phụ
 Hs : sgk, tập ghi, vở bt, chuẩn bị trước bài 
III. PHƯƠNG PHÁP :
 Đọc diễn cảm, gợi mở, lựa chọn, kết hợp
IV. TIẾN TRÌNH :
 1. Ổn định lớp
 2. KTBC : ( tiết trước ktra )
 3. Bài mới :
 Hđộng 1 :
 * Cho hs ôn lại ngôi kể trong văn tự sự ở L.6
? Khi kể chuyện có thể dùng những ngôi kể nào ? 
 ( thứ nhất, thứ ba )
? Kể theo ngôi I là kể ntn ? Tác dụng ra sao ?
0 - Kể theo ngôi thứ I : người kể xưng “tôi” 
 làm câu chuyện tăng tính chân thực .
? Kể theo ngôi thứ III là kể ntn ? Tác dụng ?
0 – Gọi tên các nhân vật ® kể linh hoạt, tự do 
? Hãy lấy vdụ về cách kể chuyện theo ngôi kể ở những vbản đã học ?
0 - Tôi đi học, lão Hạc, trong lòng mẹ (ngôi I )
 - Cô bé bán diêm, chiếc lá c.cùng, đánh nhau 
 với cối xay gió  ( ngôi III )
? Tại sao người ta phải thay đổi ngôi kể ?
0 Việc thay đổi ngôi kể tùy thuộc vào cốt truyện hay người viết ® c.chuyện sinh động , phong phú
 Hđộng 2 : * Hs đọc lại đoạn văn sgk /110
? Câu chuyện kể về việc gì ? Kể theo ngôi thứ mấy ?
0 Chị Dậu đánh nhau với tay sai ( kể ngôi III )
 T.luận :
? Tìm ytố m.tả trong đoạn văn ? P.tích t.dụng của yếu tố tả đó ?
0 - chị dậu xám mặt 
 - hắn  sấn đến 
 - sức lẻo khoẻo  ngã chỏng quèo 
 - người nhà lí trưởng sấn sổ 
 - anh chàng hầu cận  ngã ra thềm 
 ® C.chuyện sinh động
? Hãy chỉ ra & p.tích yếu tố bcảm trong các câu đối thoại của chị Dậu ? 
0 - Cháu van ông : thái độ hạ mình
 - Chồng tôi đau ốm : tư thế ngang hàng
 - Mày trói ngay chồng bà đi : thái độ căm phẫn – đặt mình cao hơn 
I. Chuẩn bị :
- Kể theo ngôi thứ I : người kể xưng “tôi” làm câu chuyện tăng tính chân thực .
– Gọi tên các nhân vật ® kể linh hoạt, tự do 
® Việc thay đổi ngôi kể tùy thuộc vào cốt truyện hay người viết ® c.chuyện sinh động , phong phú
1/Yếu tố miêu tả
chị dậu xám mặt 
 - hắn  sấn đến 
 - sức lẻo khoẻo  ngã chỏng quèo 
 - người nhà lí trưởng sấn sổ 
 - anh chàng hầu cận  ngã ra thềm 
 ® C.chuyện sinh động
2/ Yếu tố biểu cảm
- Cháu van ông : thái độ hạ mình
 - Chồng tôi đau ốm : tư thế ngang hàng
 - Mày trói ngay chồng bà đi : thái độ căm phẫn – đặt mình cao hơn 
5.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
- Xem lại cách kể chuyện theo ngôi kể, hoàn thành luyện tập .
- Chuẩn bị bài : “Câu ghép”
-Đọc đoạn trích:Tìm C_V của các cụm từ in đậm
 Tìm trong mỗi câu có bao nhiêu cụm C-V
V. RÚT KINH NGHIỆM :
 Nội dung :	 
	 Phương pháp:	
	 Tổ Chức :	
Tuần: 11 
Tiết : 43 ND: 
 Tiếng việt : CÂU GHÉP
I. MỤC TIÊU :
 1.Kiến thức :
- Nắm được đặc điểm câu ghép .
- Nắm được hai cách nối các vế trong câu ghép .
 2. Kĩ năng :
- Rèn kĩ năng vận dụng lí thuyết vào thữc hành .
 3. Thái độ :
- Giáo dục học sinh tính độc lập, sáng tạo khi làm bài .
II. CHUẨN BỊ :
 Gv : sgk, giáo án, tltk, bảng phụ 
 Hs : sgk, tập ghi, vở bt, xem trước bài 
III. PHƯƠNG PHÁP :
 Nêu khái niệm, gợi mở, lựa chọn, thảo luận
IV. TIẾN TRÌNH :
 1. Ổn định lớp :
 2. KTBC :
- Thế nào là nói giảm nói tránh ?
 Cho vd ? (8đ)
- Tìm bp nói giảm nói tránh trong câu thơ sau và cho biết ý nghĩa của nó ?
 “ Bác Dương thôi đã thôi rồi
 Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta”
- Là bp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, thô tục  (4đ)
 Vdụ : (4đ)
- Nói giảm nói tránh : thôi đã thôi 
 rồi (4đ)
 ý nghĩa: tránh đau buồn, thương
 xót (4đ)
 3. Bài mới :
Giới thiệu bài : Câu có mấy bộ phận chính ? ® Người ta lấy số lượng kết cấu c-v là một trong những tiêu chuẩn để phân loại câu ® câu đơn , câu ghép . 
Hoạt động của GV&HS Nội dung bài học
 Hđộng 1 :
 Gv treo bảng phụ 
? Tìm các cụm c-v trong những câu in đậm ?
? P.tích cấu tạo của những câu có 2 hoặc nhiều cụm
 c-v ?
? Sau đó trình bày kết quả p.tích ở 2 bước trên vào bảng theo mẫu ?
* Gọi hs lên bảng điền vào mẫu ® cho lớp sửa chữa & cuối cùng Gv nhận xét 
? Câu nào cụm c-v nhỏ nằm trong cụm c-v lớn ? 
- Câu 2: ( câu đơn mở rộng )
 Vd : Ông tôi // tóc/ đã bạc
 c v
 C // V
? Câu nào chỉ có 1 cụm c-v ? ( Câu 5 )
? Câu nào các cụm c-v không bao chứa 
 nhau ? ( Câu 7 )
 Bt nhanh : ( Th.luận )
? P.tích kết cấu c-v , và cho biết đó là c.đơn 
 hay c.ghép ? ( Btập 1: a , b )
? Qua các vd trên, theo em c.ghép là gì ?
 => hs trả lời , gv chốt ghi nhớ 
 Hđộng 2 :
 Hs đọc lại đ.trích mục I
? Tìm thêm các c.ghép trong đ.văn trên ?
0 Câu 1 , 3 
? Trong mỗi c.ghép được nối với nhau bằng 
 cách nào ?
0 - Bằng dấu phẩy, dấu 2 chấm
 - Bằng qht : và , vì 
vd:Vì Tú không thuộc bài nên nó bị cô phạt. 
 - Ngọc chưa ăn cơm xong mànó đã đi chơi
 - Trong vườn, hoa đủ sắc màu : hoa hồng 
 đỏ lộng lẫy , mai vàng reo trong gió , cẩm 
 chướng đón nắng xuân 
? Qua các vd trên, các vế c.ghép được nối với nhau bằng cách nào ?
_ Gọi hs cho vd về c.ghép (đúng: ghi điểm)
 I. Đặc điểm câu ghép :
Vd :
 Cảnh vật / chung quanh tôi / đều 
 C V
thay đổi, vì chính lòng tôi /đang có 
 C V
sự thay đổi lớn:hôm nay tôi /đi học
 TR C V
® Các cụm c-v không chứa nhau
® Câu ghép
 * Ghi nhớ 1(sgk-112)
II. Cách nối các vế câu :
- Bằng dấu phẩy, hai chấm
- Bằng qht
- Cặp qht
- Cặp từ hô ứng
 * Ghi nhớ 2 (sgk-112)
 4. Củng cố & luyện tập :
 Hđộng 3 :
 Gv vừa hướng dẫn hs làm bt vừa c.cố kiến
 thức.
1/113:Tìm c.ghép , cách nối các vế c.ghép ?
 ( gọi hs lên bảng làm :1c, 1d )
2/113 : Đặt c.ghép với mỗi cặp qht sau :
- Hướng dẫn làm bt 3,4,5
III. Luyện tập :
1. Câu ghép, cách nối các vế :
c. Tôi lại im lặng  cay cay.
d. Hắn  lương thiện quá.
2. Đặt câu với cặp qht :
- Tuy nó không thông minh nhưng 
 nó chăm chỉ .
- Anh tôi không những đá bóng 
 hay mà còn chơi cầu lông rất giỏi
 5. Hướng dẫn hs tự học ở nhà:
 - Học bài, làm bt còn lại
 - Chuẩn bị bài: “ Tìm hiểu chung về vb thuyết minh “
 + Đọc trước các vbản trong sgk .
 + Khái niệm vbản thuyết minh ?
 + Đặc điểm chung vb thuyết minh ?
 + Vai trò của vb thuyết minh ? 
V. RÚT KINH NGHIỆM : 
 Nội dung :	 
	 Phương pháp:	
	 Tổ Chức :	
Tuần :11 
Tiết : 44 ND:
 TLV : TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN 
 THUYẾT MINH
I. MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức :
-Hiểu được vai trò, vị trí và đặc điểm của văn bản thuyết minh trong đời 
 sống con người .
- Phân biệt được văn bản thuyết minh với văn bản tự sự và biểu cảm .
 2. Kĩ năng : 
Rèn kĩ năng nhận biết văn bản thuyết minh 
 3. Thái độ :
Giáo dục hs tính độc lập, say mê khi tìm hiểu loại văn bản mới .
II. CHUẨN BỊ :
 Gv : sgk, giáo án, tltk, bảng phụ
 Hs : sgk, vở ghi, vở bt, xem trước bài
III. PHƯƠNG PHÁP :
 Đọc diễn cảm, gợi mở, thảo luận, lựa chọn
IV. TIẾN TRÌNH :
 1. Ổn định lớp :
 2. KTBC : ( Thông qua tiết trước luyện tập )
 3. Bài mới :
 Giới thiệu bài : Trong đời sống hàng ngày, thuyết minh là một việc làm quen thuộc. Mua một cái máy giặt, ta sẽ có một bản thuyết minh về tính năng, cấu tạo, cách sử dụng, bảo quản . Hay khi xem 1 quyển sách, người viết trình bày tác giả, hoàn cảnh sáng tác, nội dung quyển sách , đó là thuyết minh . Vì vậy, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một loại văn bản mới : vb thuyết minh .
Hoạt động của GV&HS Nội dung bài học
 Hđộng 1 :
 - Gọi hs đọc và tìm hiểu 3 vb / sgk 
? Mỗi vb trên trình bày, giải thích, giới thiệu điều gì ?
? Em thường gặp các loại vb đó ở đâu ?
0 Trong sách báo, tài liệu, truyền hình : 
 địa lí - sinh vật, về các danh lam thắng cảnh
?Em kể thêm 1 vài vb cùng loại mà em biết ?
 Hđộng 2 :
 P.biệt vb thuyết minh với các kiểu vb đã học . Để tìm ra những đ.điểm chung của vb thuyết minh .
 Th.luận : 
? Các vb trên có thể xem là vb tự sự , m.tả hay nghị luận không ? chúng ¹ vb ấy ở chỗ nào ?
0 Không phải : vì chúng không trình bày sự việc, diễn biến, nhân vật  không m.tả chi tiết sự vật, con người  không trình bày ý kiến, luận điểm 
 ® đây là kiểu vb khác .
? Các vb trên có những đ.điểm chung nào làm chúng trở thành 1 kiểu riêng ?
? Ngôn ngữ trong các vb trên có đ.điểm gì ?
? Các vb trên đã thuyết minh về đối tượng bằng pp nào ?
0 Vb1 : liệt kê : từ thân, lá, nước đều lợi ích
 ® gắn bó với người dân
 Vb2 : giải thích trong lá có diệp lục ® lá có màu xanh 
 Vb3 : nêu trình tự các mặt về Huế: núi sông, công trình ngh.thuật, món ăn  
 ® trở thành trung tâm vh ngh.thuật lớn 
=> Vb nào cũng trình bày đ.điểm tiêu biểu của đối tượng mà nó th.minh .
? Qua phần tìm hiểu trên : em hiểu thế nào là vb th.minh ? và nó có những đ.điểm nào ?
I. Vai trò và đặc điểm chung của 
 văn bản thuyết minh :
1. Văn bản thuyết minh trong đời 
 con người :
a. Trình bày lợi ích của cây dừa 
 Bình Định
b.Giải thích: vì sao lá cây có màu 
 xanh lục
c. Giới thiệu về Huế
2. Đặc điểm của vb thuyết minh :
- Cung cấp tri thức khách quan, 
 xác thực
- Ngôn ngữ chính xác, rõ ràng,
 chặt chẽ . 
 * Ghi nhớ (sgk-11
 4. Củng cố & luyện tập :
 Hđộng 3 :
 - Gv hướng dẫn hs làm bt và củng cố kiến thức : 
1/117 :
 ? Các vb nàycó phải là vb th.minh không ?
 Vì sao ?
2/118:
? “Thông tin ngày trái đất năm 2000” thuộc vb gì ?
? Phần ndung th.minh trong vb này có tác 
 dụng gì ? 
3/118 
? Các vb tự sự, nghị luận, bcảm có cần yếu tố
 th.minh không ? vì sao ?
III. Luyện tập :
1. Là vb thuyết minh vì :
a. Cung cấp kiến thức lịch sử
b. Cung cấp kiến thức sinh học
2/. “ Thông tin ngày trái đất năm
 2000” :
- Vb nhật dụng - kiểu nghị luận
- Có sd th.minh khi nói về tác hại của bao bì ni lông .
3/. Cần yếu tố th.minh vì : để vấn đề được trình bày 1 cách rõ ràng 
® tăng sức thuyết phục
 5. Hướng dẫn hs tự học ở nhà :
 - Học bài, làm btập
 - Chuẩn bị bài : “Ôn dịch thuốc lá” 
 + Đọc vb, đọc chú thích
 + Thuốc lá có những tác hại gì ? 
 + Vì sao tác giả dẫn lời Trần Hưng Đạo bàn về việc đánh giặc 
 trước khi phân tích tác hại của thuốc lá ? Nó có tác dụng gì trong lập luận ?
 + Giải pháp chống nạn thuốc lá ? 
V. RÚT KINH NGHIỆM :
 Nội dung :	 
	 Phương pháp:	
	 Tổ Chức :	

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 11.doc