Giáo án giảng dạy Ngữ văn 8 - Tuần 24

Giáo án giảng dạy Ngữ văn 8 - Tuần 24

 TUẦN 24

 TIẾT 89+90

 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5

 MÔN NGỮ VĂN LỚP 8

 Thời gian làm bài : 90 phút(Không kể thời gian ghi đề )

 Mã đề : 005

I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA

Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình từ tuần 20->23 nội dung văn học, tập làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc- hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra tự luận.

II. HÌNH THỨC KIỂM TRA

Hình thức đề kiểm tra : Tự luận

Cách tổ chức kiểm tra : cho HS làm bài kiểm tra tự luận trong 90 phút.

III.THIẾT LẬP MA TRẬN

-Liệt kê tất cả các chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình từ tuần 20->23 ngữ văn lớp 8 học kì 2.

-Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra.

-Xác định khung ma trận.

 

doc 6 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 612Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án giảng dạy Ngữ văn 8 - Tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 24 Ngày soạn : 10 /2/2012
 TIẾT 89+90 Ngày dạy : 13/2/2012 
 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5 
 MÔN NGỮ VĂN LỚP 8
 Thời gian làm bài : 90 phút(Không kể thời gian ghi đề )
 Mã đề : 005
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA
Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình từ tuần 20->23 nội dung văn học, tập làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc- hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra tự luận.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA
Hình thức đề kiểm tra : Tự luận
Cách tổ chức kiểm tra : cho HS làm bài kiểm tra tự luận trong 90 phút.
III.THIẾT LẬP MA TRẬN
-Liệt kê tất cả các chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình từ tuần 20->23 ngữ văn lớp 8 học kì 2.
-Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra.
-Xác định khung ma trận.
PHÒNG GD&ĐT KRÔNG PA
TRƯỜNG THCS NGÔ QUYỀN
GV: TRẦN THỊ MAI HƯƠNG
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
MÔN NGỮ VĂN LỚP 8
Thời gian làm bài : 90 phút ( Không kể thời gian ghi đề )
Mã đề : 005
Tên nội dung
 ( chủ đề)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Chủ đề 1
Văn bản
Số câu
Số điểm Tỉ lệ %
1 câu
2 điểm
1 câu
2 điểm
20%
Chủ đề 2
Tập làm văn
Viết bài tập làm văn thuyết minh
Viết bài tập làm văn thuyết minh
Số câu
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu1
Số điểm 8
Số câu1
Số điểm 8
Tỉ lệ 80%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
1 câu
2 điểm
20%
Số câu1
8điểm 
Tỉ lệ 80%
Số câu2
10 điểm 
Tỉ lệ 100 %
PHÒNG GD&ĐT KRÔNG PA
TRƯỜNG THCS NGÔ QUYỀN
GV: TRẦN THỊ MAI HƯƠNG
 ĐỀ KIỂM TRA VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
MÔN NGỮ VĂN LỚP 8
Thời gian làm bài :90 phút( Không kể thời gian ghi đề )
Mã đề : 005
Câu 1. (2 điểm ) ?
Câu 2 .(8 điểm ) Thuyết minh về .
 **********************************************
PHÒNG GD& ĐT KRÔNG PA
TRƯỜNG THCS NGÔ QUYỀN
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KIỂM TRA VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
MÔN NGỮ VĂN LỚP 8
Thời gian làm bài : 90 phút ( Không kể thời gian ghi đề )
Mã đề : 005
A. HƯỚNG DẪN CHUNG.
Câu 1 : 
Câu 2:
* Yêu cầu về kỹ năng :
	-Viết đúng thể lọai văn thuyết minh.
 -Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc.
	-Bố cục bài làm chặt chẽ. 
 * Yêu cầu về kiến thức 
Thuyết minh .
B. ĐÁP ÁN
Câu 1 : (2 điểm ) HS tìm được ví dụ một đoạn thơ hoặc ca dao có sử dụng từ địa phương.
Câu 3.(8 điểm )
 Chuẩn cho điểm :
Đáp án
Điểm
Mở bài : 
1điểm
Thân bài:
1,5điểm
1,5điểm
1,5điểm
1,5điểm
Kết bài:
1điểm
Nếu chưa đáp ứng đủ yêu cầu về kĩ năng và kiến thức, giáo viên cân nhắc để chấm.
Lưu ý : trên đây là những định hướng chung, GV tùy vào bài làm cụ thể của HS để cho điểm một cách chính xác, tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc; không hạ thấp yêu cầu của đáp án và chuẩn cho điểm, khuyến khích những bài viết đúng và diễn đạt tốt.
 HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
 - Về nhà viết lại bài văn vào vở soạn .
 - Soạn bài mới : Câu cảm thán
 *********************************************
TUẦN 24 Ngày soạn : 16/2/2012 
 TIẾT 91 Ngày dạy : 16/2/2012 
 Tiếng việt CÂU CẢM THÁN
 I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Nắm vững đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán.
- Biết sử dụng câu cảm thán phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
 II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
 1. Kiến thức :
 - Đặc điểm hình thức của câu cảm thán.
 - Chức năng của câu cảm thán.
 2. Kỹ năng : 
 - Nhận biết câu cảm thán trong văn bản.
 - Sử dụng câu cảm thán phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
 3. Thái độ :
- Có ý thức sử dụng câu cảm thán trong giao tiếp hằng ngày
III. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CIII. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI : 
Ra quyết định : nhận ra và biết sử dụng câu cảm thán theo mục đích giao tiếp cụ thể.
-Giao tiếp : trình bày suy nghĩ , ý tưởng, trao đổi về dặc điểm, cách sử dụng câu cảm thán.
 IV.CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG 
-Phân tích các tình huống mẫu để hiểu cách dùng câu cảm thán.
-Động não : suy nghĩ , phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về giữ gìn sự trong sáng trong sử dụng câu cảm thán.
-Thực hành có hướng dẫn tạo lập câu cảm thán.
-Học theo nhóm : trao đổi , phân tích về những đặc điểm, cách tạo lập câu cảm thán
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Ổn định
 2.Kiểm tra bài cũ : ? Thế nào là câu cầu khiến ? 
 ? Nêu những chức năng của câu cầu khiến ? Cho vd minh hoạ ?
 3 .Bài mới : GV giới thiệu bài mới. Chúng ta đã biết về đặc điểm và chức năng của câu nghi vấn, cầu khiến trong khi nói và viết, chúng ta cũng thường xuyên sử dụng các kiểu câu này để nâng cao hiệu quả trong việc tạo lập văn bản, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu chức năng của kiểu câu mới, đó là câu cảm thán.
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
 NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1 : Đặc điểm hình thức và chức năng
GV: Gọi hs đọc vd 
? Trong những đoạn trích trên, câu nào là câu cảm thán ? 
? Đặc điểm hình thức nào giúp ta nhận biết đó là câu cảm thán ? 
? Câu cảm thán dùng để làm gì ? 
HS: Thảo luận, trình bày.
GV: Định hướng.
 ? Vậy khi viết đơn, biên bản, hợp đồng hay trình bày kết quả giải 1 bài toán  có thể dùng câu cảm thán không? Vì sao ? 
* HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn luyện tập
Bài tập 1.
? Tìm các câu cảm thn cĩ trong đoạn trích.
? Cho biết chức năng của những câu cảm thán trên?
HS: Thảo luận, trình bày.
Gv: Định hướng
Bài tập 2: 
GV: Gợi ý để hs phân tích nội dung các câu ca dao?
? Các câu trên có thuộc câu cảm thán không? Vi sao?
HS: Dựa vào đặc điểm của câu cảm than để giải thích.
GV: Hướng dẫn hs làm bài tập 3, 4 
I. TÌM HIỂU CHUNG:
 1. Đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán
 a. Ví dụ: sgk/ 43
- Đặc điểm hình thức 
- Có từ cảm thán: Hỡi ơi , than ôi 
- Thường được kết thúc bằng dấu chấm than
- Chức năng 
- Dùng để bộc lộ cảm xúc của người nói, người viết trong giao tiếp hằng ngày và trong vb nghệ thuật.
 2.Kết luận: Ghi nhớ sgk/44 
II, LUYỆN TẬP 
Bài tập 1 : Nhận biết câu cảm thán 
+ Câu cảm thán 
a, Than ôi !
 Lo thay ! nguy thay ! 
b, Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
c, Chao ôi, có biết đâu rằng: hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử chỉ ngu dại của mình thôi.
Bài tập 2 : Phân tích tình cảm, cảm xúc trong các ngữ cảnh và nhận biết câu 
a, Lời than thân của người nông dân 
b, Lời than thân của người chinh phụ ..tranh gây ra 
c, Tâm trạng bế tắc của nhà thơ trước cuộc sống ( trước cách mạng )
d, Sự ân hận của DM trước cái chết thảm thương, oan ức của DC .
4.CỦNG CỐ :GV hệ thống kiến thức bài học.
5 HƯỚNG DẪN TỰ HỌC.
* Bài học :
-Tìm và chỉ rõ tác dụng của câu cảm thán trong một vài văn bản đã học.
* Bài soạn:
 Chuẩn bị bài “ Câu trần thuật”
 ***************************************
 TUẦN 24 Ngày soạn : 12/2/2012 
 TIẾT 92 Ngày dạy : 16/2/2012 
 Tiếng việt CÂU TRẦN THUẬT
 I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Nắm vững đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật
- Biết sử dụng câu trần thuật phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
 II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
 1. Kiến thức :
 - Đặc điểm hình thức của câu trần thuật.
 - Chức năng của câu trần thuật.
 2. Kỹ năng : 
 - Nhận biết câu trần thuật trong văn bản.
 - Sử dụng câu trần thuật phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
 3. Thái độ : 
.- Có ý thức sử dụng câu trần thuật trong giao tiếp hằng ngày
III. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CIII. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI : 
Ra quyết định : nhận ra và biết sử dụng câu trần thuật theo mục đích giao tiếp cụ thể.
-Giao tiếp : trình bày suy nghĩ , ý tưởng, trao đổi về dặc điểm, cách sử dụng câu trần thuật.
 IV.CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG 
-Phân tích các tình huống mẫu để hiểu cách dùng câu trần thuật.
-Động não : suy nghĩ , phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về giữ gìn sự
trong sáng trong sử dụng câu trần thuật.
-Thực hành có hướng dẫn tạo lập câu trần thuật
-Học theo nhóm : trao đổi , phân tích về những đặc điểm, cách tạo lập câu trần thuật.
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ : ? Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán? Cho vd minh họa.
3 .Bài mới : GV giới thiệu bài mới. Chúng ta đã biết về đặc điểm và chức năng của câu nghi vấn, câu cầu khiến trong khi nói và viết, chúng ta cũng thường xuyên sử dụng các kiểu câu đó để nâng cao hiệu quả trong việc tạo lập văn bản, vậy đặc điểm và chức năng của câu trần thuật như thế nào? Tiết học hôm nay chúng ta tìm hiểu.
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
 NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1 : Đặc điểm hình thức và chức năng
* Gọi hs đọc vd
? Trong các đoạn trích trên, những câu nào không có đặc điểm hình thức của những câu đã học ( nghi vấn, cầu khiến, cảm thán ) ? 
- Chỉ có câu: ôi Tào khê ! là câu cảm thán 
- Những câu còn lại ta gọi là câu trần thuật 
? Những câu này dùng để làm gì ? 
 a, câu 1,2 là các câu trần thuật dùng để trình bày suy nghĩ của người viết về truyền thống dân tộc ta , câu 3 là câu yêu cầu 
b, câu 1 là câu trần thuật dùng để kể, câu 2 thông báo 
c, dùng để miêu tả hình thức ông Cai Tứ 
d, câu 2 dùng để nhận định, câu 3 bộc lộ tình cảm , cảm xúc 
? Hãy nhận xét về cách dùng dấu câu trong những vd trên ? 
? Trong các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến , cảm thán và trần thuật kiểu câu nào được dùng nhiều nhất vì sao ? ( HSTLN)
* HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn luyện tập
GV: Yêu cầu hs thực hiện theo nhóm, lên bảng tŕnh bày.
I. TÌM HIỂU CHUNG:
 1. Đặc điểm hình thức và chức năng..
 a. Ví dụ: sgk
 * Đặc điểm hình thức 
- Không có đặc điểm hình thức của những câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán 
- Khi viết câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu chấm , nhưng đôi khi nó cũng kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.
 * Chức năng 
- Thường dùng để thông báo, nhận định, kể, miêu tả. Ngoài ra còn dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ tình cảm, cảm xúc 
2.Kết luận: Ghi nhớ sgk/31 
II, LUYỆN TẬP 
Bài tập 1 : Xác định các kiểu câu 
a, Cả 3 câu đều là câu trần thuật. cấu dùng để kể, còn câu 2, 3 dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc 
b, câu 1 là câu trần thuật dùng để kể. Câu 2 là câu cảm thán ( được đáng dấu bằng từ quá ) dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc. Câu 3, 4: là câu trần thuật dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc 
Bài tập 2 : Câu thứ 2 trong phần dịch nghĩa bài thơ Ngắm trăng của HCM là câu nghi vấn ( giống với kiểu câu của câu trong nguyên tác bằng chữ Hán: Đối thử klương tiêu nại nhược hà ?), trong khi câu tương ứng trong phần dịch thơ là câu trần thuật. Hai câu này tuy khác nhau về kiểu câu nhưng cùng diễn đạt một ý nghĩa: đêm trăng đẹp gây sự xúc động mãnh liệt cho nhà thơ, khiến nhà thơ muốn làm một điều gì đó 
Bài tập 3 : Xác định các kiểu câu và chức năng 
a, Câu cầu khiến; 
b, Câu nghi vấn 
c, Câu trần thuật 
=> Cả 3 câu đều dùng để cầu khiến( có chức năng giống nhau )
=> Câu b, c thể hiện ý cầu klhiến nhẹ nhàng hơn câu a
4.CỦNG CỐ :GV hệ thống kiến thức bài học.
5. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC.
* Bài học :
ViẾT đoạn văn có sử dụng một số kiểu câu đã học.
* Bài soạn:
 Chuẩn bị bài “ Chiếu dời đô”
 *************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docHUYGIA V8 TUAN 24 MOI NHAT.doc