Giáo án bộ môn Ngữ văn 8 - Học kì 2

Giáo án bộ môn Ngữ văn 8 - Học kì 2

 Tiết 73-74: NHỚ RỪNG

 ( Thế Lữ )

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 Giúp học sinh:

- Cảm nhận được niềm khao khát tự do mãnh liệt, nổi chán ghét cảnh sống tù túng, tầm thường và lòng yêu nước âm thầm của người dân mất nước được diễn tả sâu sắc qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú .

- Thấy được sự hấp dẫn nghệ thuật của bài thơ.

- Cảm nhận được cái hay về nội dung và nghệ thuật của bài.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- Giáo án

- Tranh chân dung nhà văn Thế Lữ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ: Gv kiểm tra vở soạn của Hs

3. Bài mới: GV giới thiệu bài .

 

doc 94 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 544Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án bộ môn Ngữ văn 8 - Học kì 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/01/2008
Ngày dạy: 14/01/2008	
 Tiết 73-74: nhớ rừng
	 ( Thế Lữ )
I. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp học sinh:
- Cảm nhận được niềm khao khát tự do mãnh liệt, nổi chán ghét cảnh sống tù túng, tầm thường và lòng yêu nước âm thầm của người dân mất nước được diễn tả sâu sắc qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú .
- Thấy được sự hấp dẫn nghệ thuật của bài thơ.
- Cảm nhận được cái hay về nội dung và nghệ thuật của bài.
II. Phương tiện dạy học:
Giáo án
Tranh chân dung nhà văn Thế Lữ
III. các hoạt động dạy học
ổn định tổ chức:
Kiểm tra bài cũ: Gv kiểm tra vở soạn của Hs 
Bài mới: GV giới thiệu bài . 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Hoạt động 1
- Gv: Hướng dẫn Hs đọc, Gv đọc mẫu, Hs đọc
Hs và Gv nhận xét.
Hs đọc chú thích 
Gv giới thiệu về tác giả.
Hs giải thích từ khó 1,2,3,4,5,6,7,8.18
Hoạt động 2: HS tìm hiểu văn bản
- Cho biết thể thơ?
- Bài thơ được tác giả ngắt thành 5 đoạn, hãy cho biết nội dung mỗi đoạn? 
Hs trả lời nhận xét Gv bổ sung . 
- ở đoạn 1 con hổ ở trong tình cảnh như thế nào?
Hs trả lời nhận xét, gv bổ sung
- Tâm trạng con hổ như thế nào, được thể hiện ở những chi tiết nào?
Hs trả lời nhận xét, gv bổ sung
- ở đoạn 4 cảnh vườn bách thú hiện ra như thế nào?
Hs trả lời nhận xét, gv bổ sung
Tiết 2 
- ổn định lớp 
- Bài cũ: Nêu vài nét tiêu biểu về nhà văn Thế Lữ ? 
- Tình cảnh của con hổ trong vườn bách thú được biểu hiện như thế nào?
- Gv vào tiết mới. 
Hoạt động 1: Hs tìm hiểu con hổ trong chốn giang sơn hùng vĩ của nó.
- Cảnh núi rừng ở đây được miêu tả như thế nào? Em có nhận xét gì về cảnh vật ở đây? 
- Hình ảnh con Hổ ở đây hiện lên như thế nào?
Hs trả lời nhận xét, gv bổ sung
- Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả hình ảnh con hổ? 
Hs trả lời nhận xét, gv bổ sung
- Đoạn 3 của ài thơ có thể được coi là một bộ tứ bình, đẹp lộng lẫy, đó là những cảnh nào?
Hs trả lời nhận xét, gv bổ sung
- Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì để thể hiện sự tiếc nuối của con Hổ?
Hs trả lời nhận xét, gv bổ sung
- Giấc mơ của con Hổ đã khép lại như thế nào?
- Qua sự đối lập giữa hai cảnh tượng và tâm trạng của con Hổ ta thấy tâm sự của người dân Việt Nam đương thời có nét gì gần gũi?
Hs trả lời nhận xét, gv bổ sung
 Hoạt động 2: Hs tìm hiểu nghệ thuật của bài thơ.
- Em hãy nêu giá trị nghệ thuật đặc sắc của bài thơ?
 Hs trả lời nhận xét, gv bổ sung
Hs đọc ghi nhớ (SGK)
Hoạt động 3: HS làm bài luyện tập 
Học thuộcvà tập đọc diễn cảm tbài thơ.
I. Đọc tìm hiểu chú thích:
1. Đọc văn bản:
2. Tìm hiểu chú thích:
a. Tác giả: ( Thế Lữ 1907 – 1989 )
b. Tác phẩm : Tác giả mượn lời con hổ ở vườn bách thú để diển tả tâm sự u uất của lớp người lúc bấy giờ. 
c. Từ khó: 
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Thể thơ : 8 chữ
2. Bố cục: 5 đoạn 
- Có hai cảnh tượng tương phản; cảnh con hổ trong vườn bách thú đang bi giam cầm ( đoạn 1 và 4 ) và cảnh núi nôn hùng vĩ nơi con hổ “ tung hoành hống hách ngày xưa” ( đoận 2 và 3)
3. hiểu chi tiết 
a. Tình cảnh con hổ trong vườn bách thú.
 - Bị giam hảm ở vườn bách thú, bi nhốt trong củi sắt, trở thành thứ đồ chơi của đám người nhỏ bé ngạo mạn những hạng tầm thường.- Không gì thoát khỏi cảnh tù túng con hổ đành bông xuôi bất lực, nó vô cùng ngao ngán căm uất. 
Gậm => khối căm hờn 
Nằm dài => chờ ngày tháng dần qua 
 - Cảnh tầm thường giả dối đơn điệu nham tẻ > Tất cả chỉ là nhân tạo chư không phải của thế giới tư nhiên càng học đòi bắt chước => càng lộ rõ sự tầm thường giả dối 
 - Liên tưởng đến xã hội thực tại lúc bấy giờ.
b. Cảnh con hổ trong chốn giâng sơn hùng vĩ của nó.
+ Cảnh núi rừng: Bóng cả, cây già
- Gió gào ngân
- Giọng nguồn hét núi –
- Thét khúc trường ca
- Cảnh núi rừng đại ngàn cái gì cũng lớn lao dữ dội phi thường.
- Ta bước chân lên, dỏng dạc đường hoàng, lượn tấm thân 
- Đẹp oai phong lẫm liệt.
- Với những câu thơ sống động giàu
tính tạo hình, với nghệ thuật so sánh đã diễn tả chính xác vẻ đệp uy nghi dũng mãnh của chúa sơn lâm.
- Đêm vàng => uống ánh trăng
- Ngày mưa => ngắm giang sơn đổi mới 
- Cảnh bình minh => đẹp lảng mạn 
- Cảnh chiều lênh láng => đẹp dữ dội 
- Đều có núi rừng hùng vĩ, thơ mộng và
con hổ cũng nổi bật lên tư thế lẫm liệt,
kiêu hãnh của chúa sơn lâm đầy uy lực 
- Điệp ngữ : Nào đâu, đâu những
- Câu hởi tu từ ( 5 câu ) 
- Thể hiện nổi tiếc nuối khôn nguôi đối
với những cảnh không bao giờ thấy nữa. 
- Khép lại trong tiếng thân u uất. Than
ôi! thời oanh liệt nay còn đâu => sự tiếc
nuối 
- Nhà thơ thể hiện nổi bấtư hoà sâu sắc
đối với thực tại. Đó là tâm trạng chung
của người dân mất nước, sống trong cảnh
nô lệ tù hảm. Cũng đang gậm một khối
căm hờn và tiếc nhớ khôn nguôi thời
oanh liêt vơi những chiến công chống
ngoại xậm. Lời con hổ chính là tiếng
lòng họ => lòng yêu nước
c. Nghệ thuật 
- Cảm hứng lảng mạn, mạch cảm xúc sôi
nổi .
- Chọn biểu tượng thích hợp.
- Lời thơ giàu chất tạo hình.
- Chi tiết thơ khoáng đạt, phi thường, đồng thời rất thơ mộng.
- Ngôn ngữ nhạc điệu phong phú
Ghi nhớ (SGK)
III. Luyện tập:
Iv. Cũng cố
- Em hãy phân tích từng cảnh tượng và sự đối lập giữa hai cảnh tượng ở trong vườn bách thú và ở trong rừng?
- Việc mượn lời con Hổ dã có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện cảm xúc của nhà thơ?
V. Dặn dò:
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Học kỹ bài cũ.
- Xem bài tiết 75 “Câu nghi vấn”.
Ngày soạn: 16/01/2008
Ngày dạy: 18/01/2008	
 Tiết 75 câu nghi vấn
I. Mục tiêucần đạt:
 Giúp học sinh:
- Hiểu rõ đặc điểm của câu nghi vấn, phân biệt được câu nghi vấn với các kiểu câu khác.
- Nắm vững chức năng chính của câu nghi vấn dùng để hỏi. 
- Rền luyện kỹ năng sử dụng câu nghi vấn.
II. Phương tiện dạy học:
- Giáo án, SGK tài liệu tham khảo.
- Bảng phụ.
III. các hoạt động dạy học
ổn định tổ chức:
Kiểm tra bài cũ: Hãy kể một số kiểu câu mà em đã học
Bài mới: Gv giới thiệu 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Hoạt động 1: Hs tìm hiểu hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn.
- Gv gọi hs đọc ví dụ SGK.
- ở ví dụ trên câu nào là câu Nghi vấn?
- Những dấu hiệu, hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn?
- Những câu nghi vấn trên dùng để làm gì?
Hs trả lời nhận xét, Gv bổ sung
- Hãy đặt hai câu nghi vấn.
- Cho học sinh tự đặt và trình bày.
- Gọi Hs khác nhận xét, Gv nhận xét, chuẩn kiến thức.
- Vậy thế nào là câu nghi vấn?
- Gọi Hs đọc phần ghi nhớ SGK.
Hoạt động 2:
Gv hướng dẫn học sinh làm luyện tập
I. Đặc điểm, hình thức và chức năng
chính:
1. Xét ví dụ
- Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không?
Chị Dậu khẽ gạt nước mắt:
- Không đau con ạ!
- Thế làm sao U cứ khóc mãi mà không ăn khoai? Hay là U thương chúng con đói quá?
* Các dấu hiệu:
- Cuối câu có dấu chấm hỏi.
- Các từ ngữ: Có, không, làm sao, hay là => đánh dấu sự hỏi
- Những câu Nghi vấn trên dùng để hỏi
VD: Ngày mai bạn có đi đá bóng không?
Cậu không thích học môn toán phải
không?
- khi viết kết thúc câu Nghi vấn bằng dấu chấm hỏi.
2. Ghi nhớ: (SGK)
II. Luyện tập
Bài tập 1: 
Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không?
Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế?
Văn là gì? Chương là gì?
Chú mình muốn tớ đùa vui không?
- Đùa trò gì nào?
Hừhừ cái gì thế?
- Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta hả?
+ Căn cứ vào dấu chấm hỏi
Bài tập 2:
	- Căn cứ để xác định câu Nghi vấn là từ “hay”, không thể thay từ “hay” bằng từ “hoặc”, nếu thay câu sẽ có nghĩa khác hẳn.
Bài tập 3:
	- Không thể đặt dấu chấm hỏi ở các câu cuối trong bài. Vì đây là những câu trần thuật, chứ không phải câu nghi vấn. Các câu đều có những từ ngữ dùng để hỏi nhưng những kết cấu chứa những từ này chỉ làm chức năng bổ ngữ trong câu.
 Bài tập 4:
	a. Là câu hỏi thăm sức khoẻ, có thể vừa là câu hỏi, có thể vừa là câu chào. Vì thế có thể trả lời đúng với nội dung câu hỏi hoặc không trả lời thẳng vào câu hỏi.
	b. Là câu hỏi về một sự việc đã xẩy ra, đối với câu hỏi này cần câu trả lời nội dung được nêu ra ở câu hỏi.
Bài tập 5:
	Hai câu khác nhau về trật tự từ. Trong câu a từ “bao giờ” đứng đâu câu, còn ở câu b đứng ở cuối câu.
	Hai câu khác nhau về ý nghĩa: Câu a hỏi về thời điểm của hành động sẽ diễn ra trong tương lai. Câu b hỏi về thời điểm của một hành động đã xẩy ra trong quá khứ.
IV. Dặn dò:	
	- Hs làm bài tập 6 ở nhà
	- Xem lại bài, học thuộc phần ghi nhớ
	- Làm bài tập hoàn chỉnh vào vở bài tập.
	- Chuẩn bị bài mới: Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh 
Ngày soạn: 16/01/2008
Ngày dạy: 18/01/2008	
 Tiết 76 Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh
I. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp học sinh:
- Biết cách sắp xếp ý trong đoạn văn thuyết minh cho hợp lý.
II. Phương tiện dạy học:
- Giáo án, SGK tài liệu tham khảo.
- Bảng phụ.
III. các hoạt động dạy học
ổn định tổ chức:
Kiểm tra bài cũ: Gv kiểm tra vở soạn của học sinh
Bài mới: Gv giới thiệu 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Hoạt động 1: 
- Hs tìm hiểu đoạn văn trong văn bản thuyết minh.
- Gv gọi Hs đọc các đoạn văn trong SGK:
+ Nêu cách sắp xếp các đoạn văn trên? (Câu chủ đề, từ ngữ chủ đề và các câu gải thích, bổ sung)
+ Hs trả lời nhận xét, Gv bổ sung
Hoạt động 2: 
- Hs sửa lại các đoạn văn thuyết minh chưa chuẩn.
- Hs đọc các đoạn văn a,b và trả lời câu hỏi:
- Nêu nhược điểm của mỗi đoạn văn và cách sửa chữa
- Hs trả lời nhận xét và giáo viên bổ sung.
- khi viết một bài văn thuyết minh chúng ta cần chú ý điều gì?
- Hs trả lời và đọc phần ghi nhớ.
Hoạt động 3:
Giáo viên hướng dẫn Hs viết phần mở bài và kết bài cho chủ đề nêu trên.
I. Đoạn văn trong văn bản thuyết minh.
1. Nhận dạng các đoạn văn thuyết minh.
a. Câu chủ đề: “Thế giới đang đứng trước nguy cơ thiếu nước sạch trầm trọng” 
- Các câu giải thích bổ sung:
- Câu hai cung cấp thông tin về lượng nước ngọt ít ỏi, câu ba cho biết lượng nước ấy bị ô nhiễm, câu 4 nêu sự thiếu nước ở các nước thứ 3, câu 5 dự báo đến năm 2025 thì 2/3 dân số thế giới bị thiếu nước.
b. Câu chủ đề: 
- Câu 1,2 cung cấp thông tin về cuộc đời tham gia cách mạng của Bác Phạm Văn Đồng, câu 3 nêu tình cảm gắn bó giữa Bác Phạm văn Đồng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
2. Sửa lại các đoạn văn thuyết minh chưa chuẩn. 
a. Thuyết minh cấu tạo của chiếc bút bi nhưng còn lộn xộn.
- Có thể giới thiệu: Ruột bút, vỏ bút, các loại bút bi, phần ruột bút gồm đầu bi và ống mực, phần vỏ gồm ống nhựa hoặc sắt để bọc ruột bút bi và làm cán viết, phần này gồm có ống, nắp bút, lò xo
b. Bố cục chưa hợp lý:
- Nên giới thiệu chiếc đèn bàn theo thứ tự từ đế đèn, thân đèn, bóng đèn đui đèn, dây điện, công tắc.
- Ghi nhớ : (SGK)
II. Luyện tập:
Bài tập 1: Giới thiệu trường em:
- Mở bài: Trường em là một ngôi trường xinh xắn, nằm trên
- Kết bài: ngôi trường đó đã gắn bó với em biết bao kỹ niệm vui buồn trong cuộc đời Hs, dù đi đâu, làm gì hình ảnh ngôi trường sẽ không bao giờ phai  ... p II.2 SGK: chuyển câu (2) thành câu nghi vấn:
HS đặt câu
* GV hớng dẫn HS đặt câu theo yêu cầu của mục I.3 SGK:
? Hãy đặt câu cảm thán chứa một trong những từ nh vui, buồn, hay, đẹp?
+ HS trao đổi thảo luận và trả lời
* GV yêu cầu HS tìm hiểu đoạn văn ở mục I.4 SGK và trả lời các câu hỏi:
? Trong những câu trên, câu nào là câu trần thuật, câu nào là câu cầu khiến, câu nào là câu nghi vấn?
? Câu nào trong số những câu nghi vấn trên được dùng để hỏi (điều băn khoăn cần đợc giải đáp)?
? Câu nào trong số những câu nghi vấn trên không được dùng để hỏi? Nó được dùng để làm gì?
Hoạt động 2: ôn tập về hành động nói
* GV yêu cầu HS xác định hành động nói của các câu ở mục II.1 SGK
 - Đoạn văn gồm 3 câu
(1) Vợ tôi không ác, nhng thị khổ quá rồi.
(2) Cái bản tính tốt của ngời ta bị những nổi lo lắng, buồn đau ích kỉ che lấp mất.
(3) Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận.
Câu (1): Trần thuật gh, vế trước có dạng câu phủ định .
Câu (2): Trần thuật đơn
Câu (3): Trần thuật ghép, vế sau có dạng phủ định
VD: Liệu cái bản tính tốt của ngời ta có bị những nỗi lo lắng, buồn đau ích kỉ che lấp mất không?
- NHững nỗi lo lắng, buồn đau ích kỉ có thể che lấp mất cái bản tính tốt của ngời ta không?
- Cái bản tính tốt của ngời ta có thể bị những gì che lấp mất? ( Bị động )
- Những gì có thể che lấp mất cái bản tính tốt của ngời ta? ( Hỏi theo kiểu câu chủ động)
a. Các câu trần thuật:
- Tôi bật cời bảo lão:
- Cụ còn khoả lắm, cha chết đâu mà sợ!
- Không ông giáo ạ!
b. Các câu nghi vấn:
- Sao cụ lo xa quá thế?
- Tội gì bây giờ nhịn đói mà để tiền lại ?
- Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu ?
c. Câu cầu khiến:
- Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay!
+ Câu nghi vấn dùng để hỏi:
- Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu?
* Đây là một câu hỏi chân thực vì lão Hạc luôn băn khoăn rằng nếu hết tiền thì lấy gì để làm đám ma?
+ Những câu nghi vấn không dùng để hỏi:
- Sao cụ lo xa quá thế?
* Đây là câu đợc dùng để bộc lộ cảm xúc của ông giáo.
- Tội gì bây giờ nhịn đói mà để tiền lại ?
* Đây là câu giải thích để khuyên bảo lão Hạc từ bỏ cái việc làm quá lo xa ấy.
STT 
 Câu đã cho
 Hành động nói
 1
Tôi bật cời bảo lão
Hành động kể
 2
- Sao cụ lo xa quá thế
Bộc lộ cảm xúc
 3
Cụ còn khoẻ lắm, cha chết đâu mà sợ!
Hành động nhận định 
 4
Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay!
Hành động đề nghị 
 5
Tội gì bây giờ nhịn đói mà để tiền lại ?
Hành động giải thích
 6
- Không ông giáo ạ !
Hành động phủ định bác bỏ
 7
ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu?
Hành động hỏi
* GV gợi dẫn HS lập bảng tổng hợp theo yêu cầu ở mục II.1 SGK:
? Hãy xếp các câu nêu ở bài tập 1 vào bảng thống kê theo mẫu sau:
 STT
 Kiểu câu
 Hành động nói đợc thực hiện
 Cách dùng
 1
 Trần thuật 
Hành động kể
 Trực tiếp
 2
 Nghi vấn
Bộc lộ cảm xúc
 Gián tiếp
 3
 Cảm thán
Nhận định
 Trực tiếp
 4
 Cầu khiến
Đề nghị
 Trực tiếp
 5
 Nghi vấn
Giải thích
 Gián tiếp
 6
 Phủ định 
Phủ định bác bỏ
 Trực tiếp
 7
 Nghi vấn
Hỏi
 Trực tiếp
* GV hướng dẫn HS đặt câu theo yêu cầu của mục II.3 SGK:
+ Hành động cam kết (hứa hẹn), kiểu câu trần thuật, dùng trực tiếp:
- Em cam kết không đua xe trái phép.
+ Hành động hứa, kiểu câu trần thuật, dùng trực tiếp:
- Em hứa sẽ đi học đúng giờ.
Hoạt động 3: Lựa chọn trật tự từ trong câu
* Gv gợi dẫn HS giải thích lí do sắp xếp trật tự từ đợc in đậm trong bộ phận câu:
- Sứ giả vào, đứa bé bảo: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”. Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua.
+ Theo trình tự diễn biến của tâm trạng : kinh ngạc (tưrớc), mừng rỡ (sau).
* GV gợi dẫn HS giải thích tác dụng của các cụm từ ngữ in đậm .
a. Các lang ai cũng......Nhng ý vua cha
b. Con ngời của Bác, đời sống của Bác giản dị ntn, mọi ngời...
+ Câu a: Lặp lại cụm từ ở câu trớc để tạo liên kết câu
+ Câu b: Nhấn mạnh thông tin chính của câu
* GV gợi dẫn Hs so sánh tính nhạc giữa 2 câu:
a. Nhớ một bữa tra hôm nào, nồm nam cơn giớ thổi, khóm tre làng rung rinh lên man mác khúc nhạc đồng quê.
b. .................... rung lên khúc nhạc đồng quê man mác.
+ Câu a có tính nhạc hơn, vì:
- Đặt “man mác” trước “khúc nhạc đồng quê” gợi cảm xúc mạnh hơn
- Kết thúc thanh bằng (quê) có độ ngân hơn kết thúc thanh trắc (mác)
* Xem bài văn bản tường trình
Ngày soạn: 23/4/2007
Ngày dạy: 25/4/2007 
Tiết 127: văn bản tường trình
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
- Hiểu những trường hợp cần viết văn bản tường trình.
- Nắm được những đặc điểm của văn bản tường trình.
- Biết cách viết một văn bản tường trình đúng quy cách.
B. Chuẩn bị:
GV và HS : - Suư tầm và phân tích các văn bản mẫu.
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Hình thành khái niệm văn bản tường trình
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
GV : Chúng ta đã học các loại văn bản đơn từ, đề nghị, báo cáo.
? Đó là những văn bản thuộc kiểu loại văn bản gì?
? Mục đích của từng loại văn bản đó là gì?
? Nêu một vài ví dụ ?
GV củng cố lại:
- Đó là những văn bản thuộc kiểu loại văn bản điều hành (hành chính công vụ), rất khác so với kiểu loại tự s, biểu cảm, miêu tả, nghị luận, thuyết minh mà chúng ta đã học .
Đơn từ là văn bản trình bày nguyện vọng của cá nhân (hoặc tập thể) để cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết.
Ví dụ: Đơn xin trợ cấp, đơn xin chuyển trường, Đơn xin gia nhập đoàn TNCSHCM...
Đề nghị (kiến nghị) là văn bản trình bày các ý kiến, nêu ra những biện pháp, giải pháp, phương hướng của cá nhân hay tập thể để cá nhân hay tổ chức có thẩm quyền xem xét giải quyết.
Báo cáo: Văn bản của cá nhân hay tập thể trình bày lại quá trình, kết quả công việc, công tác hay vụ việc trong một thời hạn nhất định trước cấp trên, nhân dân, tổ chức hay thủ trưởng.
+ Hôm nay chúng ta sẽ học thêm một kiểu loại văn bản hành chính – công vụ mới: đó là văn bản tường trình.
- Tờng trình là loại văn bản rất thường gặp trong cuộc sống. Đó là các tình huống sự việc đã xẩy ra hậu quả, những ngời có thẩm quyền cha có cơ sở để kết luận và giải quyết một cách đúng đắn, chuẩn xác. Bởi vậy ngời thực hiện hoặc chứng kiến sự việc cần viết (hoặc trình bày miệng) văn bản tờng trình để người có trách nhiệm giải quyết hiểu đúng bản chất vụ việc. 
+ HS đọc chậm ghi nhớ 1.
+ GV yêu cầu HS tìm một số tình huống cần phải viết văn bản tường trình. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm của văn bản tường trình
+ 2 HS đọc to, toàn văn 2 văn bản tường trình (sgk, tr 133 –134) và trả lời các câu hỏi:
? Ai viết văn bản đó ? Ngời viết có vai trò gì ?
? Ai là người nhận văn bản ? Người nhận có vai trò gì ?
? Nội dung tường trình về việc gì ?
? Vì sao phải tường trình ?
? Nhận xét về thể thức trình bày, về thái độ thể hiện trong lời văn, giọng văn của cả hai văn bản.
Hoạt động 3: Tìm hiểu cách làm văn bản tường trình.
- Hiểu đợc những tình huống cần viết văn bản tường trình.
+ HS đọc 4 tình huống trong sgk, tr. 135.
? Trong 4 tình huống trên, những tình huống nào nhất thiết phải viết văn bản tường trình, những tình huống nào không cần viết, tình huống nào có thể viết hoặc không viết cũng được, vì sao ?
 + HS trả lời, hệ thống hoá những kiến thức cơ bản đã học .
HS nêu ra các tình huống....
 Người viết tường trình: hs THCS. Cả hai cùng liên quan đến vụ việc, người gây ra vụ việc (1), người là nạn nhân của vụ việc (2).
 Người nhận văn bản là giáo viên bộ môn (1), là hiệu trưởng nhà trường (2). 
 Tóm lại, là những người có thẩm quyền và trách nhiệm nhận biết và giải quyết.
 - Phải viết tường trình vì người có thẩm quyền và trách nhiệm cha hiểu hết, hiểu rõ nội dung và bản chất vụ việc nên cha thể có kết luận và cách thức giải quyết. Vì sao hs Dũng nộp bài chậm ? Vì sao đã gửi xe tại nhà xe của trường (có người trông giữ) mà vẫn mất xe ? 
- Thái độ của ngời viết tường trình cần khiêm tốn, trung thực, khách quan thể hiện trong lời văn rõ ràng, mạch lạc, từ ngữ chuẩn xác, giọng văn bình tĩnh đúng mực.
- Thể thức trình bày theo đúng quy cách của loại văn bản này.
- Tình huống a, b nhất thiết phải viết. Lý do để ngời có trách nhiệm hiểu rõ thực chất vấn đề, để có kết luận thoả đáng, hình thức kỷ luật thoả đáng.
- Tình huống không cần viết vì đó chỉ là chuyện nhỏ, chỉ cần tự nhắc nhở nhau hoặc phê bình nhẹ nhàng trong tiết sinh hoạt cuối tuần.
- Tình huống d không cần viết tường trình nếu tài sản bị mất không đáng kể, ngợc lại, cần viết rõ cho cơ quan công an nhập cuộc điều tra.
Ngày soạn: 01/05./2007
Ngày dạy: 03/05/2007 
Tiết 128: luyện tập làm văn bản tường trình
I. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
- Ôn lai những tri thức về văn bản tường trình: mục đích, yêu cầu, cấu tạo của một bản tường trình.
- Nâng cao năng lực viết tường trình cho học sinh.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Ôn tập tri thức về văn bản tường trình
- Gv yêu cầu Hs trả lời câu hỏi trong mục 1 SGK
Hoạt động 2: Hs luyện tập làm văn bản tường trình
 Bước 1: Gv ra tình huống cần viết văn bản tường trình và yêu cầu tất cả Hs tập viết tại lớp.
 Bước 2: Kiểm tra việc viết văn bản tường trình của Hs theo tình huống tự chọn.
- Gọi một số em đọc bản tường trình của mình.
- Cả lớp góp ý kiến nhận xét.
- Gv tổng kết nhận xét
III. Dặn dò:
- Hs về nhà tiếp tục viết tiếp văn bản tường trình
- Xem bài mới
Soạn ngày 06/5/2007
Ngày dạy 08/5/2007
Tiết 129: Trả bài kiểm tra văn
I. Mục tiêu cần đạt 
- Cũng cố những kiến thức và kĩ năng làm bài văn của Hs 
- Thấy được năng lực của mình trong việc làm văn nghị luận chứng minh thấy được ưu và nhược điểm của bài viết .
- Tự đánh giá đúng bài viết của mình, hướng khắc phục và sữa chữa 
II. Chuẩn bị 
- Bài kiểm tra đã chấm 
III. Hoạt động dạy học 
 Cho HS nhắc lại đề ra rồi chép đề ra lên bảng 
Đề văn
GV yêu cầu HS nêu yêu cầu của đề ra rồi sau đó cho một em học khá hơn nhắc lại đề 
 đề bài trên em định hướng như thế nào?
GV cho HS nhớ lại xem bài viết của mình đã làm được những vấn đề nào 
Lần lượt cho từng HS nhắc lại sau đó GV trả bài cho HS 
Yêu cầu các em đọc lại bài viết của mình và sữa chữa lại những chổ viết còn sai lỗi chính tả, những chổ viết chưa đạt yêu cầu .
GV nhận xét 
Ưu điểm : Đa số các em đã có ý thức tự giác làm bài, biết cách làm bài văn nghị luận chứng minh, có một số bài trình bày đẹp có nội dung tốt cụ thể 
Nhược điểm : Có một số bài viết sơ sài xa đề, chữ viết còn sai một số lỗi chính tả.
Đa số các em còn nói chung chung chưa có sức thuyết phục cao 
GV cho HS đọc một số bài đạt điểm cao và bài làm đạt điểm yếu để HS nhận xét 
VI. dặn dò
- Về nhà các em viết lại bài viết này theo yêu cầu của đề ra 
- Xem và chuẩn bị trước bài mới “ Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích”

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 8(27).doc