Giáo án Âm nhạc 6 - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm

Giáo án Âm nhạc 6 - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm

GIỚI THIỆU MÔN HỌC ÂM NHẠC Ở TRƯỜNG THCS

HỌC HÁT BÀI QUỐC CA

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- HS có khái niệm về nghệ thuật âm nhạc.

- Học sinh nắm sơ lược về các phân môn học hát,nhạc lý,tập đọc nhạc và Âm nhạc thường thức.

- Ôn tập lại bài hát "Quốc ca" của Việt Nam.

2. Kĩ năng:

- Biết cảm thụ về âm nhạc, biết tác dụng của từng phân môn.

- Thể hiện chính xác bài hát "Quốc ca" của Việt Nam.

3. Thái độ: Các em biết thường xuyên tiếp xúc với âm nhạc để học tập tốt hơn.

II. Chuẩn bị:

- Nhạc cụ quen dùng (Đàn phím điện tử)

- Đàn và hát thuần thục, chính xác bài hát Quốc ca Việt Nam.

III. Tiến trình dạy học

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ: (3’) Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.

3. Dạy bài mới:

 

doc 82 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1014Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Âm nhạc 6 - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Ngày soạn: 05/ 9/ 2010
Tiết 1	 Ngày dạy: 09/ 9/ 2010
GIỚI THIỆU MÔN HỌC ÂM NHẠC Ở TRƯỜNG THCS
HỌC HÁT BÀI QUỐC CA
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- HS có khái niệm về nghệ thuật âm nhạc.
- Học sinh nắm sơ lược về các phân môn học hát,nhạc lý,tập đọc nhạc và Âm nhạc thường thức.
- Ôn tập lại bài hát "Quốc ca" của Việt Nam.
2. Kĩ năng: 
- Biết cảm thụ về âm nhạc, biết tác dụng của từng phân môn.
- Thể hiện chính xác bài hát "Quốc ca" của Việt Nam. 
3. Thái độ: Các em biết thường xuyên tiếp xúc với âm nhạc để học tập tốt hơn.
II. Chuẩn bị:
- Nhạc cụ quen dùng (Đàn phím điện tử)
- Đàn và hát thuần thục, chính xác bài hát Quốc ca Việt Nam.
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: (3’) Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
3. Dạy bài mới:
TG
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
20’
18’
Hoạt động 1
GV chỉ định HS đọc sgk.
HS đọc bài.
H: Tiếng hát có được gọi là âm thanh không?
HS: được gọi là âm thanh.
H: Tiếng phát ra từ động cơ có được gọi là âm nhạc không?
HS: không được gọi là âm nhạc.
H: Tiếng hát có được coi là âm nhạc không?
HS: tiếng hát được coi là âm nhạc vì nó có giai điệu và tiết tấu.
GV khái quát nội dung ghi bảng.
GV giới thiệu thêm: Âm nhạc có giai điệu và tiết tấu. Tác dụng của âm nhạc giúp ta thư giãn, tạo sự thoải mái  Chính vì thế mà âm nhạc được đưa vào chương trình phổ thông nhằm giúp các em có được những giờ phút thư giãn sau những giờ học căng thẳng. Ngoài ra môn học này còn trang bị cho các em những kiến thức cơ bản để các em có những hiểu biết nhất định về môn âm nhạc.
GV giới thiệu về chương trình âm nhạc ở trường THCS.
HS nghe, chép bài.
Hoạt động 2
-Gv giới thiệu về bài hát Quốc ca cho học sinh: đây là một bài hát khá quen thuộc không chỉ với các em học sinh mà nó còn có một ý nghĩa quan trọng với nhân dân Việt Nam. Năm 1945 khi nước Việt Nam giành độc lập từ tay TDP lần đầu tiên ca khúc Tiến quân ca của nhạc sĩ Văn Cao được phát trên đài tiếng nói Việt nam và ca khúc ấy dã được chọn là Quốc ca của nước Việt Nam dân chủ công hòa và từ đó ca khúc này không chỉ vang lên trên đất nước Việt Nam mà còn được vang lên ở rất nhiều nơi trên thế giới. 
GV mở cho học sinh nghe băng mẫu.
HS lắng nghe.
GV đàn cho học sinh hát bài hát.
HS nghe nhạc và hát.
GV nghe và sửa những chỗ sai.
HS lắng nghe và sửa sai.
GV đàn và cho học sinh hát lại bài hát.
HS hát bài và sửa những chỗ sai.
I. Giới thiệu môn âm nhạc ở trường trung học cơ sở.
1. Khái niệm về âm nhạc. 
 - Âm nhạc là nghệ thuật của những âm thanh đã được chọn lọc, dùng để diễn tả toàn bộ thế giới tinh thần của con người.
2. Giới thiệu về chương trình.
- Âm nhạc ở trường THCS gồm 3 phân môn:
* Học hát : trong chương trình THCS các em sẽ được học 28 bài hát tất cả. Ở 3 khối lớp 6, 7, 8 mỗi lớp được học 8 bài riêng lớp 9 học 4 bài.
* Nhạc lí và tập đọc nhạc: ở phần này các em sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản về âm nhạc, nhận biết các kí hiệu âm nhạc và lam quen với cách đọc nhạc.
* Âm nhạc thường thức: Giới thiệu cho các em những thể loại âm nhạc, một số nhạc sĩ trong nước và nước ngoài, giới thiệu về dân ca và những sinh hoạt văn hóa âm nhạc của Việt Nam.
II. Học hát Quốc ca.
1. Giới thiệu về bài hát Quốc ca.
2. Học hát Quốc ca.
4. Củng cố: (2’)
Hs nhắc lại những kiến thức thu được trong bài học.
5. Hướng dẫn về nhà: (2’)
- Về nhà học thuộc bài Quốc ca.
- Chuẩn bị bài: Học hát bài Tiếng chuông và ngọn cờ.
**********************************************
Tuần 2 Ngày soạn: 14/ 09/ 2010
Tiết 2 Ngày dạy: 16 /09 / 2010
 HỌC HÁT BÀI: TIẾNG CHUÔNG VÀ NGỌN CỜ
 BÀI ĐỌC THÊM: ÂM NHẠC Ở QUANH TA
 I. Mục tiêu bài học :	
1. Kiến thức:
- Dạy cho HS biết hát một bài hát hay của nhạc sĩ Phạm Tuyên, đồng thời giới thiệu một số ca khúc tiêu biểu của ông viết cho thiếu nhi.
- Hát đúng giai điệu bài hát.
2. Kĩ năng: 
Qua bài hát bước đầu cho HS nghe và phân biệt được tính chất nhẹ nhàng, mềm mại của giọng thứ và tính chất khoẻ, tươi sáng của giọng trưởng.
3. Thái độ: 
Giáo dục các em yêu hoà bình và tình thân ái, đoàn kết.
II. Phần chuẩn bị : 
1. Chuẩn bị của GV: 
- Đàn Organ, thanh phách, đĩa nhạc.
- Máy nghe, tranh ảnh về buổi lễ chào cờ.
2. Chuẩn bị của HS: 
- SGK âm nhạc, vở ghi.
- Thực hiện theo hướng dẫn của gv.
III. Tiến trình bài dạy : 
1. ổn định tổ chức:	(1’)
GV kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ : (5’)
H: Âm nhạc là gì? Tác dụng của âm nhạc?
Hs: Âm nhạc là nghệ thuật của âm thanh. Tác dụng của âm nhạc mang tính giải trí.
H: Hát bài hát Quốc Ca.
3. Bài mới.
T/g
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
25’
9’
Hoạt động 1
HS đọc sgk.
H: Hãy nêu nhưng nét chính về nhạc sĩ Phạm Tuyên cũng như phong cách âm nhạc của ông?
HS trả lời.
H: Kể tên một số bài hát của nhạc sĩ?
HS trả lời.
H: Hãy giới thiệu một cách ngắn gọn về xuất xứ của bài hát “Tiếng chuông và ngọn cờ”?
GV hát mẫu theo nhạc đệm
GV treo bản nhạc đã chép sẵn gọi 1- 3 em đọc lời ca.
H: Bài hát có nội dung gì?
HS nêu nội dung.
H: Bài hát được chia làm mấy đoạn, mấy câu?
HS nhận xét.
GV đệm đàn cho HS luyện thanh.
GV đàn câu thứ nhất 1 lần và hát mẫu 2 lần cho HS nghe.
GV bắt điệu cho HS hát 1-3 lần.
GV đàn câu thứ 2 cho học sinh nghe.
GV gọi 1-3 em hát lại – GV nhận xét.
GV bắt điệu cho cả lớp hát câu 2.
GV gọi 1-2 em ghép câu 1 và câu 2 của đoạn 1 GV nhận xét.
GV bắt điệu cho lớp hát ghép đoạn 1.
GV dạy đoạn 2 dạy tương tự như đoạn 1.
H: Em hãy so sánh tính chất của đoạn 1 và đoạn 2?
HS: Luyện tập theo hình thức hát và vỗ tay theo nhịp, tiết tấu của 2 đoạn .
HS: Từng bàn luyện tập hát và nhún theo nhịp của bài hát.
Hoạt động 2
GV gọi từ 1-3 em đọc bài đọc thêm.
GV yêu cầu HS tóm tắt những ý chính của bài đọc thêm.
HS tóm tắt lại những ý chính của bài đọc thêm. 
H: Âm nhạc là gì?
HS: Âm nhạc là nghệ thuật của âm thanh.
H: Những âm thanh như thế nào mới được dùng trong âm nhạc?
Hỏi: Âm nhạc nói lên điều gì?
HS trao đổi cùng bàn trả lời.
GV kết luận.
I. Học hát Tiếng chuông và ngọn cờ.
1. Tác giả.
- Nhạc sĩ Phạm Tuyên sinh năm 1930, quê ở Hải Dương. Ông nguyên là trưởng ban âm nhạc đài TNVN và ban văn nghệ đài THVN.
- Âm nhạc của ông trong sáng giản dị, đằm thắm, dễ hát dễ thuộc.
 - Một số bài hát của ông: “Cánh én tuổi thơ” và “Như có bác trong ngày vui đại thắng”
2. Bài hát.
- Hưởng ứng phong trào thiếu nhi quốc tế ngọn cờ hoà bình, năm 1985 ông đã sáng tác ca khúc này.
- Bài hát nói lên ước vọng của tuổi thơ mong muốn một cuộc sống hoà bình, hữu nghị, đoàn kết giữa các dân tộc trên thế giới.
- Bài hát được chia làm 2 đoạn: Đoạn 1 “Trái đất của ta” viết ở giọng rê thứ, đoạn 2 từ “Boong bính boong ...đến hết” bài viết ở giọng rê trưởng.
* Dạy hát:
* Luyện thanh theo mẫu.
- Bài hát chia làm 2 đoạn: Đoạn 1 làm 2 câu.
* Dạy hát từng câu:
* Hoàn thiện bài hát:
* Tính chất : Đoạn 1 mềm mại, tha thiết. Đoạn 2 tươi sáng, khoẻ mạnh
* Tiết tấu:
II. Bài đọc thêm: Âm nhạc ở quanh ta.
4. Củng cố: (3’)
- Bài hát “ Tiếng chuông và ngọn cờ” đã nói lên khát vọng gì của tuổi thơ?
TL: ước vọng của tuỏi thơ mong muốn cuộc sống hòa bình, hữu nghị, đoàn kết giữa các dân tộc trên toàn thế giới.
- Hãy kể 1 số bài hát của nhạc sĩ Phạm Tuyên mà em biết?
TL: Chiếc đèn ông sao, Cánh én tuổi thơ, Gặp nhau dưới trời thu Hà Nội...
- Hát hoàn chỉnh bài hát .
5. Hướng dẫn về nhà: (2’)
- Về nhà hát đúng giai điệu và tính chất của bài hát.
- Tập thêm một số động tác phụ họa.
- Chuẩn bị bài mới: Những thuộc tính của âm thanh, các kí hiệu âm nhạc.
**************************************
Tuần 3 Ngày soạn: 21/ 09/ 2010
Tiết 3 Ngày dạy : 23/ 09/ 2010 
ÔN TẬP BÀI HÁT: TIẾNG CHUÔNG VÀ NGỌN CỜ
NHẠC LÍ: - NHỮNG THUỘC TÍNH CỦA ÂM NHẠC
- CÁC KÍ HIỆU ÂM NHẠC
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: 
- HS biết được bốn thuộc tính của âm thanh, nhận biết tên 7 nốt nhạc trên khuông.
- Học sinh biết và viết được khoá son trên khuông nhạc.
2. Kĩ năng: 
- HS thuộc bài hát, biết thể hiện sắc thái tình cảm khác nhau giữa hai đoạn a và b của bài hát.
- HS biết vừa hát vừa vận động phụ hoạ theo nhịp 2/4, biết thể hiện một số động tác phụ hoạ.
3. Thái độ: 
Học sinh tích cực tìm hiểu và yêu thích môn học
II. Chuẩn bị:
1.Chuẩn bị của GV:
- Đàn phím điện tử
- Bảng phụ minh hoạ cho phần nhạc lí.
- Thanh phách.
2. Chuẩn bị của HS
- Tìm hiểu nội dung bài học
- Thanh phách.
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức: (1’) Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Câu hỏi 1: Bài hát “ Tiếng chuông và ngọn cờ” của tác giả nào? Nêu những nét chính về tác giả đó?
Hs: Bài hát của nhạc sĩ Phạm Tuyên. Ông sinh năm 1930 quê ở Hải Dương hiện đang làm trưởng ban âm nhạc của đài THVN và trưởng ban văn nghệ đài TNVN.
- Câu hỏi 2: Hãy hát bài hát “ Tiếng chuông và ngọn cờ”.
HS: Thực hiện.
Gọi HS khác nhận xét.
GV nhận xét cho điểm. 
3. Bài mới:
T/g
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
15’
20’
Hoạt động 1
H: Hát lại bài hát Tiếng chuông và ngọn cờ?
GV yêu cầu HS nhận xét bạn hát.
GV nhận xét và chỉnh sửa, nói lên tính chất của từng đoạn.
GV hát mẫu bài hát 1 lượt
GV hướng dẫn HS luyện tập theo hình thức có người điều khiển theo từng nhóm.
Tổ nhóm lên trình bày theo từng nhóm và cử người điều khiển nhóm.
GV gọi một vài em lên hát đúng lời đúng cao độ của bài hát.
GV nhận xét cho điểm.
GV đánh đàn cho HS đoán câu hát trong bài từ câu 1- 3.
GV hướng dẫn HS gõ:
+ Nhịp
+ Phách
+ Tiết tấu
HS chú ý làm theo và phân biệt. 
Hoạt động 2
GV chỉ định HS đọc nội dung sgk.
HS đọc.
H: Âm thanh gồm có mấy loại, là những loại nào?
HS trả lời.
GV giới thiệu về các thuộc tính của âm thanh.
H: Để ghi một bản nhạc ta sử dụng gì?
HS: kí hiệu âm nhạc.
H: để ghi cao độ trong một bản nhạc ta dùng mấy nốt nhạc?
HS: bảy nốt nhạc gồm: đồ, rê, mi, pha, sol, la, si.
H: Cấu tạo của một khuông nhạc như thế nào?
HS suy nghĩ trả lời.
GV hướng dẫn HS cách vẽ một khuông nhạc.
Hs thực hiện vẽ khuông nhạc.
H: Em hãy cho biết khóa nhạc là gì?
HS trả lời.
GV chốt nội dung.
GV hướng dẫn HS cách vẽ khóa nhạc.
HS thực hiện vẽ khóa nhạc.
I.Ôn tập bài hát “ Tiếng chuông và ngọn cờ”
* Luyện tập theo nhóm
* Cách gõ nhịp, phách và tiết tấu của bài hát.
II. Nhạc lí
1. Những thuộc tính của âm thanh.
* Có 2 loại âm thanh:
+ Loại 1: là những âm thanh không có cao độ gọi là tiếng động như: tiếng gõ vào bàn, tiếng kẹt cửa
+ Loại 2: là những âm thanh có 4 thuộc tính rõ rệt. (là những âm thanh dùng trong âm nhạc)
* Bốn thuộc tính của âm thanh:
+ Cao độ: độ trầm, bổng, cao, thấp.
+ Trường độ: độ ngân dài, ngắn.
+ Cường độ: độ mạnh, nhẹ.
+ Âm sắc: sắc thái khác nhau.
2. Các kí hiệu âm nhạc
a. Các kí hiệu ghi cao độ:
- Dùng 7 nốt C-D-E-F-S-A-H(B)
- Trong một đoạn nhạc hay một bản nhạc giao hưởng chỉ dùng đến 7 nốt nhạc trên. Đó  ... àn.
HS thực hiện.
GV yêu cầu Hs gõ nhịp, phách, tiết tấu của bài.
HS thực hiện.
GV nhận xét. 
Họat động 2
H: Nhịp 3/4 là gì?
HS trả lời: Nhịp 3/4 gồm có 3 phách trong một ô nhịp. Trong đó có 1 phách mạnh và 2 phách nhẹ. Giá trị mỗi phách bằng 1 nốt đen.
Hoạt động 3
GVđàn cho Hs đọc gam Cdur.
HS thực hiện.
GV đàn cho Hs nghe giai điệu bài TĐN số 6.
HS nghe và đọc theo đàn.
GV yêu cầu Hs gõ phách bài TĐN số 6.
HS thực hiện.
GV đàn cho Hs nghe giai điệu bài TĐN số 7.
HS nghe và đọc theo đàn.
GV yêu cầu học sinh gõ nhịp, phách của bài TĐN số 7.
HS thực hiện.
bài TĐN số 3.
Hs thực hiện.
I. Ôn tập hai bài hát.
1. Bài Niềm vui của em.
2. Bài Ngày đầu tiên đi học.
II. Ôn tập nhạc lí.
 Nhịp và phách - Nhịp 3/4.
III. Ôn tập TĐN.
1. Đọc gam Cdur.
2. Tập đọc nhạc số 6
3. Tập đọc nhạc số 7
4. Củng cố: (2’)
GV khái quát nội dung bài ôn tập để học sinh nắm.
5. Hướng dẫn về nhà: (2’)
- Ôn tập chuẩn bị cho tiết kiểm tra 45 phút.
- Học thuộc hai bài hát, hai bài TĐN.
***************************************************
Tuần 27 Ngày soạn: / 02/ 2011
Tiết 26 Ngày dạy: / 02/ 2011
KIỂM TRA 1 TIẾT
I. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức:
Kiểm tra, đánh giá kiến thức môn học của học sinh.
2. Kỹ năng:
Rèn luyện cho HS kỹ năng cảm thụ âm nhạc, hát được các bài hát quen thuộc.
3. Thái độ:
Giúp HS yêu thích bộ môn âm nhạc.
II. Chuẩn bị.
Giáo viên: Đề kiểm tra, sgk, sổ điểm.
Học sinh: Chuẩn bị kĩ nội dung bài học.
III. Tiến trình dạy học.
1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới.
GV cho HS lần lượt lên bốc thăm theo thứ tự trong sổ điểm.
HS từng em lên thực hiện.
Đề bài
Câu 1. (10 điểm)
 Hát: Tự chọn và trình bày một trong 2 bài hát đã được học: 
Bài: - Niềm vui của em
 - Ngày đầu tiên đi học.
Câu 2. (10 điểm) 
	Tập đọc nhạc: Đọc một trong 2 bài TĐN đã học theo yêu cầu của GV 
(được xem sgk)
Đáp án – Biểu điểm.
câu
đáp án
bIÊU ĐIỂM
Câu 1
Học sinh thể hiện đúng giai điệu sắc thái của bài hát.
Học sinh gõ nhịp, phách.
Học sinh thể hiện một số động tác phụ họa
5 điểm
4 điểm
1 điểm
Câu 2
Học sinh đọc đúng cao độ trường độ của bài TĐN.
Gõ đúng nhịp, phách. 
7 điểm
3 điểm
4. Củng cố: (2’)
GV nhận xét tinh thần, thái độ của HS trong tiết kiểm tra.
5. Hướng dẫn về nhà: (2’)
Chuẩn bị bài: Học hát Tia nắng hạt mưa.
*****************************************************
Tuần 29 Ngày soạn: 12 / 03/ 2011
Tiết 28 Ngày dạy: 14 / 03/ 2011
ÔN TẬP BÀI HÁT: TIA NẮNG HẠT MƯA
TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 8.
NHẠC LÍ: NHỮNG KÍ HIỆU THƯỜNG GẶP
TRONG BẢN NHẠC.
I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức:
- Hát đúng giai điệu, lời ca của tia nắng hạt mưa.
- Hs biết bài TĐN số 8- Lá thuyền ước mơ là sáng tác của Thảo Linh.
2. Kĩ năng:
- Biết hát kết hợp gõ đệm. Biết trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca.
- Biết đọc đúng giai điệu, ghép lời ca, kết hợp gõ đệm hoặc đánh nhịp.
3. Thái độ:
- Học sinh thêm yêu môn học.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Đàn phím điện tử.
- Thanh phách.
- Bảng phụ chép bài hát Niềm vui của em.
2. Học sinh:
- Đọc nội dung bài hát.
- Thanh phách.
- Sách giáo khoa và vở ghi.
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: ( 10’)
H: em hãy nêu những nét chính về nhạc sĩ Khánh Vinh và bài hát “ Tia nắng hạt mưa.”
Hs thực hiện.
Đáp án:
Nhạc sĩ Khánh Vinh tên đầy đử là Nguyễn Khánh Vinh sinh ngày 1/10/ 1954. Quê ở Hà Tây( Hà Nội)
Tốt nghiệp trường ĐHSP nhưng hiện ông đang làm trưởng ban văn nghệ đài truyền hình Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh.
Các tác phẩm tiêu biểu: Hỡi em Nurisa, Những cơn mưa chiều, lời tỏ tình của năm mới...
Bài hát tia nắng hạt mưa sáng tác năm 1992 dựa trên bài thơ cùng tên của nhà thơ Lệ Bình, bài hát viết ở nhịp 2/4 giọng e moll, hình thức 2 đoạn, thể loại trữ tình. Nội dung: ca ngợi tình bạn vô tư trong sáng của tuổi học trò, tính chất hồn nhiên, vui tươi trong sáng nhí nhảnh.
Gv nhận xét cho điểm.
H: Em hãy trình bày bài hát “ Tia nắng hạt mưa”
Hs thực hiện.
Gv nhận xét cho điểm.
3. Bài mới.
T/g
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1
H:Em trình bày lại bài này?
HS: thực hiện.
GV nhận xét những ưu - khuyết điểm các em.
GV: Hát mẫu lại toàn bộ bài hát, yêu cầu thể hiện sự nhẹ nhàng, uyển chuyển trong khi hát.
GV: Bắt điệu cho cả lớp hát lại bài hát từ 1- 3 lượt.
HS: thực hiện.
GV: Chia lớp thành tổ nhóm ôn bài hát
và sáng tạo động tác phụ hoạ.
HS: thực hiện.
GV: Gọi tổ nhóm lên trình bài hát và có kèm theo động tác phụ họa.
HS: thực hiện.
Hoạt động 2
Gv treo bảng phụ có bài Tập đọc nhạc.
H: Cao độ bài TĐN được sử dụng những nốt gì?
Hs trả lời
H: Về trường độ bài TĐN được sử dụng những hình nốt gì?
Hs trả lời.
H: Bài TĐN nhạc được chia làm mấy câu và những câu nào giống nhau?
Hs trả lời.
H: Bài TĐN được viết ở nhịp gì?
Hs trả lời.
Gv Đàn gam Cdur.
Hs đọc gam.
- GV đàn câu 1 (2-3 lần) yêu cầu HS nghe và đọc theo.
Hs thực hiện.
- Gv tập tương tự với các câu còn lại theo lối móc xích.
- Đàn giai điệu cả bài (1-2 lần) sau đó bắt nhịp 1- 2 yêu cầu HS đọc theo đàn cả bài.
- Gv hướng dẫn ghép lời ca của bài.
Hs thực hiện.
- Gv chia nhóm: Nhóm 1 đọc nhạc
 Nhóm 2 hát lời sau đó đổi lại.
Hs thực hiện.
Gv đệm đàn cho cả lớp đọc nhạc và hát lời ca.
Hs thực hiện.
Gv hướng dẫn học sinh gõ nhịp phách. 
Hs thực hiện.
Hoạt động 3
Gv treo bảng phụ có ghi các kí hiệu âm nhạc.
Gv cho học sinh các bản nhạc có sử dụng những kí hiệu âm nhạc đó.
Dùng những bài hát đã học để lấy dẫn chứng cho các kí hiệu trong âm nhạc:
- Dấu nối: bài Quốc ca Việt Nam, trang 6.
- Dấu luyến: bài Đi cấy, trang 31
- Dấu nhắc lại: bài Tiếng chuông và ngọn cờ, trang 7.
- Dấu quay lại (dấu hồi): bài Lúa thu, trang 62.
- Khung thay đổi: Bài Tiếng chuông và ngọn cờ.
I. Ôn tập bài hát: Tia nắng hạt mưa.
II. Tập đọc nhạc: 
1. Tìm hiểu bài TĐN số 8.
Lá thuyền ước mơ
- Cao độ: C- D- E- F- G- A- H.
- Trường độ: đơn, đen, trắng, móc đơn.
- Bài gồm có 4 câu.
- Nhịp 2/ 4 giọng C dur.
2. Đọc gam C dur.
3. Đọc bài TĐN.
III. Âm nhạc thường thức.
1. Dấu nối.
2. Dấu luyến.
3. Dấu nhắc lại.
4. Dấu quay lại.
5. Khung thay đổi.
4. Củng cố: (5’)
Gv yêu cầu học sinh nhắc lại những nét chính về nhạc sĩ Khánh Vinh và bài hát Tia nắng hạt mưa.
Gv yêu cầu học sinh nhắc những nét chính về bài TĐN số 8.
Gv yêu cầu học sinh hát lại bài hát Tia nắng hạt mưa và đọc bài TĐN số 8.
5.Hướng dẫn về nhà.(2’)
Làm bài tập trong SGK.
Học thuộc bài TĐN số 8.
Chuẩn bị bài tiết 29.
+ Xem trước bài tập đọc nhạc: TĐN số 9.
+ Xem trước những nét chính về tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Văn chung.
+ Đọc và tập hát bài hát lượn tròn lượn khéo.
*************************************************
Tuần 29 Ngày soạn: 19 / 03/ 2011
Tiết 28 Ngày dạy: 21 / 03/ 2011
TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 9
ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC: NHẠC SĨ VĂN CHUNG 
VÀ BÀI HÁT LƯỢN TRÒN, LƯỢN KHÉO
I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức:
- Hs biết bài TĐN số 9- Ngày đầu tiên đi học là bài hát cùng tên của, tác giả Nguyễn Ngọc Thiện.
- Hs kể tên được 1-2 bài hát của nhạc sĩ Văn Chung.
- Hs biết vài nét về nhạc sĩ Văn Chung và bài hát lượn tròn, lượn khéo.
2. Kĩ năng:
- Hs nói đúng tên nốt nhạc, đọc đúng giai điệu, ghép lời ca, kết hợp gõ đệm hoặc đánh nhịp bài hát.
3. Thái độ:
- Hs có thêm hiểu biết về môn học và thêm yêu môn học hơn.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Đàn phím điện tử.
- Thanh phách.
- Bảng phụ chép bài hát Niềm vui của em.
2. Học sinh:
- Đọc nội dung bài hát.
- Thanh phách.
- Sách giáo khoa và vở ghi.
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: ( 10’)
H: Em hãy trình bày bài hát Tia nắng hạt mưa.
Hs thực hiện
Gv nhận xét cho điểm.
H: Em hãy trình bày những nét chính về bài TĐN số 8
Hs thực hiện.
Đáp án: bài TĐN số 8 trích từ bài Lá thuyền ước mơ của nhạc sĩ Thảo Linh.
- Cao độ: C- D- E- F- G- A- H.
- Trường độ: đơn, đen, trắng, móc đơn.
- Bài gồm có 4 câu.
- Nhịp 2/ 4 giọng C dur.
Hs thực hiện.
Gv nhận xét trả lời.
3. Bài mới.
T/g
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1
Gv treo bảng phụ có bài Tập đọc nhạc.
H: Cao độ bài TĐN được sử dụng những nốt gì?
Hs trả lời
H: Về trường độ bài TĐN được sử dụng những hình nốt gì?
Hs trả lời.
H: Bài TĐN nhạc được chia làm mấy câu và những câu nào giống nhau?
Hs trả lời.
H: Bài TĐN được viết ở nhịp gì?
Hs trả lời.
Gv Đàn gam Cdur.
Hs đọc gam.
- GV đàn câu 1 (2-3 lần) yêu cầu HS nghe và đọc theo.
Hs thực hiện.
- Gv tập tương tự với các câu còn lại theo lối móc xích.
- Đàn giai điệu cả bài (1-2 lần) sau đó bắt nhịp 1- 2 yêu cầu HS đọc theo đàn cả bài.
- Gv hướng dẫn ghép lời ca của bài.
Hs thực hiện.
- Gv chia nhóm: Nhóm 1 đọc nhạc
 Nhóm 2 hát lời sau đó đổi lại.
Hs thực hiện.
Gv đệm đàn cho cả lớp đọc nhạc và hát lời ca.
Hs thực hiện.
Gv hướng dẫn học sinh gõ nhịp phách. 
Hs thực hiện.
Gv gọi học sinh đọc phần giới thiệu nhạc sĩ Văn Chung trong sgk.
H: Em hãy nêu những nét chính về nhạc sĩ Văn Chung.
Hs thực hiện.
Gv nhận xét và kết luận.
Gn yêu cầu học sinh đọc phần giới thiệu bài hát trong sgk.
H: Em hãy nêu hoàn cảnh ra đời và nội dung của bài hát?
Hs thực hiện.
Gv kết luận.
I. Tập đọc nhạc: 
1. Tìm hiểu bài TĐN số 9.
- Cao độ: C- D- E- F- G- A.
- Trường độ: đơn, đen, đen chấm dôi, trắng, trắng chấm dôi, dấu luyến.
- Bài gồm có 4 câu.
- Nhịp 3/ 4 giọng C dur.
2. Đọc gam C dur.
3. Đọc bài TĐN.
II. Âm nhạc thường thức.
NHẠC SĨ VĂN CHUNG VÀ BÀI HÁT LƯỢN TRÒN, LƯỢN KHÉO
1. Nhạc sĩ Văn Chung.
- Tên khai sinh là Mai Văn Chung sinh ngày 20. 6. 1914 tại Phú Tiên- Hưng Yên.
- Ông là thế hệ đầu tiên của nền âm nhạc mới ở Việt Nam.
- Sau CM tháng 8 các sáng tác của ông phản ánh cuộc sống mới với những hoạt động của nông dân trong chiến đấu và lao động.
- Âm nhạc của ông hồn hậu, chất phác trong sáng, đậm đà âm điệu dân gian 
- Ông mất ngày 27- 8- 1984.
- Một số ca khúc tiêu biểu sáng tác cho thiếu nhi: Đếm sao, Lí và sáo, trăng theo em rước đèn...
2. Bài hát lượn tròn lượn khéo.
- Ra đời vào năm 1954.
- Bài hát như là ước mơ của các bạn nhỏ khao khát hoà bình tự do như đàn chim bồ câu tự do bay liệng trên bầu trời trong xanh tuyệt đẹp- để cảm nhận được đường nét của giai điệu lúc cao vút khi trầm lắng như cánh chim bồ câu cùng đàn em bé múa ca nhịp nhàng uyền chuyển.
4. Củng cố: (5’)
Gv yêu cầu học sinh nhắc những nét chính về bài TĐN số 9.
Gv yêu cầu học sinh đọc bài TĐN số 9.
Gv yêu cầu học sinh nhắc lại những nét chính về nhạc sĩ Văn Chung.
5.Hướng dẫn về nhà.(5’)
Làm bài tập trong SGK.
Học thuộc bài TĐN số 9.
Học những nét chính về nhạc sĩ Văn Chung và bài hát Lượn tròn lượn khéo.
Chuẩn bị bài tiết 30.
+ Xem trước bài hát Hô- la- hô, Hô- la- hê.
+ Đọc trước bài đọc thêm: Trống đồng thời đại Hùng Vương.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an am nhac 6 moi.doc