Giáo án Ngữ văn 9 - Học kì I - Năm học 2008-2009 - Lê Thị Anh

Giáo án Ngữ văn 9 - Học kì I - Năm học 2008-2009 - Lê Thị Anh

 A. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp HS :

 - Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.

 - Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, HS có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.

 B.Chuẩn bị của thầy và trò:

 GV: Hướng dẫn HS sưu tầm tranh ảnh về Bác, về cuộc đời hoạt động Cách mạng của Bác.

 HS: + Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK

 + Sưu tầm tranh ảnh về Bác.

 C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:

 * Ổn định tổ chức:

 * Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS

 * Giới thiệu bài mới: - GV cho học sinh nghe 1 đoạn trong bài hát “ Thế giới hát về Người”

 - H: Em có biết bài hát này ca ngợi ai không?

 - GV: Hồ Chí Minh không những là nhà cách mạng vĩ đại của dân tộc mà còn là

 Danh nhân văn hóa thế giới. Vẻ đẹp văn hóa chính là một nét đẹp trong phong cách của Người

 

doc 282 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1380Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Học kì I - Năm học 2008-2009 - Lê Thị Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 16/8/2008 Ngày dạy: 22/8/2008
Tuần 1. 	 Bài 1
	Văn bản: Phong cách Hồ Chí Minh
	Lê Anh Trà
	Tiết 1,2. Đọc- hiểu văn bản
 A. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp HS :
 - Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
 - Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, HS có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.
 B.Chuẩn bị của thầy và trò:
 GV: Hướng dẫn HS sưu tầm tranh ảnh về Bác, về cuộc đời hoạt động Cách mạng của Bác.
 HS: + Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK
 + Sưu tầm tranh ảnh về Bác.
 C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
 * ổn định tổ chức:
 * Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS
 * Giới thiệu bài mới: - GV cho học sinh nghe 1 đoạn trong bài hát “ Thế giới hát về Người”
 - H: Em có biết bài hát này ca ngợi ai không?
 - GV: Hồ Chí Minh không những là nhà cách mạng vĩ đại của dân tộc mà còn là 
 Danh nhân văn hóa thế giới. Vẻ đẹp văn hóa chính là một nét đẹp trong phong cách của Người
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu chú thích.
- Cần đọc văn bản với giọng thế nào cho phù hợp ?
-GV đọc 1 đoạn.
- Yêu cầu HS đọc văn bản.
- Em hiểu gì về xuất xứ văn bản? 
- Cho học sinh tự trao đổi, tìm hiểu từ khó trong SGK
Hoạt động 2 :Hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản.
- GV cho HS trao đổi bàn tìm hiểu khái quát văn bản theo các câu hỏi sau :
H :Văn bản thuộc kiểu văn bản nào ?
H : Nêu chủ đề của văn bản ?
H : Nêu bố cục văn bản trích và nhận xét cách chia đoạn?
- Yêu cầu HS đọc phần đầu văn bản.
H : Theo em câu văn nào thể hiện rõ nhất nhận xét của tác giả về sự tiếp xúc, am hiểu của Bác đối với văn hoá nhân loại ?
H : Tác giả nhận xét trên bình diện nào ở Bác? Dựa vào đâu tác giả nhận xét như vậy ? Hãy chứng minh bằng các chi tiết trong văn bản ?
H: Bằng cách nào Người có vốn văn hoá sâu rộng như thế ?
H: Bác đã tiếp thu nền văn hoá nhân loại theo cách riêng của mình như thế nào?
H: Theo em điều kì lạ nhất để tạo nên phong cách Hồ Chí Minh là gì ? 
H: Sự tiếp thu văn hoá thế giới tạo nên vẻ đẹp gì ở Bác qua câu văn cuối đoạn ?
H: Có ý kiến cho rằng đây là câu văn hay nhất đoạn, em có đồng ý không ? tại sao ?
H: Để làm nổi bật vẻ đẹp của Bác qua tiếp thu văn hoá nhân loại, đoạn văn đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào ? Tác dụng GV yêu cầu HS thảo luận nhóm: Qua tìm hiểu em rút ra nhận xét gì về phong cách Hồ Chí Minh ?
H:Với cách hiểu “ phong cách” là lối sống, là cách sinh hoạt, làm việccủa người nào đó, em hãy kể một vài ví dụ nói về phong cách của Bác Hồ?
GV: Là một vị chủ tịch nước nhưng Bác sống rất giản dị, nơi ở và làm viẹc chỉ là chiếc nhà sàn. Bác sống gần gũi với thiên nhiên: Anh dắt em bóng dừa.
Bác không cần người giúp việc,Bác xưng hô với mọi người rất thân thiện: gọi cô, chú và xưng là bác.
Trong văn chương luôn xác định rõ đối tượng để có cách viết cho phù hợp.
______Hếttiết 1________
- Yêu cầu HS đọc phần 2 văn bản.
H: Lối sống của Bác được tác giả giới thiệu qua những chi tiết nào ?
- So sánh với những hiểu biết của em về Bác, hãy nhận xét cách giới thiệu ?
H: Qua lời giới thiệu của tác giả, qua văn bản "Đức tính giản dị của Bác Hồ" em hình dung như thế nào về cuộc sống của Bác ?
H: Đọc những câu văn, câu thơ nói về cách sống của Bác ?
 GV bổ sung: “Người thường bỏ đĩa thịt gà
Mà ăn hết mấy quả cà xứ Nghệ
Tránh nói to mà đi rất nhẹ”
H: Để làm nổi bật lối sống giản dị của Bác, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào ? Tác dụng của những biện pháp nghệ thuật ấy ?
H: Tác giả đã so sánh cách sống của Bác với những bậc hiền nhân nào xưa kia và việc so sánh đó có ý nghĩa gì ?
GV: Hồ Chí Minh cũng giống hai vị hiền triết xưa: đạm bạc mà không kham khổ. Đó là sự thanh cao trong cuộc sống trở về với tự nhiên, hòa hợp với nó để di dưỡng tinh thần. Nhưng ở Hồ Chí Minh còn là sự kết tinh giữa tinh hoa văn hóa nhân loại với truyền thống dân tộc, giữa dân tộc với hiện đại
H: Nhận xét về lời văn trong đoạn văn bản?
H: Tác dụng của việc kết hợp lời văn thuyết minh với bình luận ?
-GV: Lời văn thuyết minh kết hợp với bình luận.
 Khắc hoạ lối sống giản dị của Bác trên nhiều khía cạnh
 Thể hiện niềm tin yêu vô hạn đối với Bác
H: Cảm nhận của em về vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh ?
H: Để làm nổi bật vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh, người viết đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào 
H: Qua tìm hiểu văn bản, hãy rút ra ghi nhớ.
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập.
H : Kể những mẩu chuyện về lối sống giản dị của Bác mà em biết 
-H : Qua bài này em thấy có tình cảm gì đối với Bác, em cần làm gì để thể hiện tình cảm đó ?
- Đọc với giọng chậm rãi, khúc chiết
- HS nghe
- HS đọc văn bản.
- Lớp theo dõi, nhận xét
- trao đổi theo bàn tìm hiểu từ khó
.- Trao đổi bàn tìm hiểu khái quát văn bản.
- HS dựa vào phần chú thích trả lời.
- HS đọc
- Cá nhân trả lời sau khi trao đổi bàn.
+ Trong cuộc đời...
+ Có thể nói...
- Đọc câu văn cuối và trả lời.
- HS thảo luận nhóm( 2’); cử đại diện trình bày.
-Cá nhân học sinh nêu ví dụ đã sưu tầm được.
- 1 HS đọc.
- cá nhân dựa vào SGK trả lời 
*Cá nhân đọc:
- Bác để tình thương cho chúng con...
- Bác Hồ đó chiếc áo nâu giản dị....
- Nhà gác đơn sơáo sờn
- Còn đôi dép cũBác vẫn thường đi khắp thế gian
- Trao đổi bàn và trả lời
- So sánh cách sống của Bác với cách sống của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Cá nhân nhận xét.
- Sự kết hợp hài hoà giữa văn hoá dân tộc với tinh hoa văn hoá nhân loại, giữa cái giản dị mà vĩ đại.
-Cá nhân trả lời khái quát và rút ra ghi nhớ
- HS đọc ghi nhớ.
- HS làm việc độc lập, lớp theo dõi, nhận xét.
I. Đọc- chú thích:
1. Đọc:
2. Chú thích:
- Xuất xứ: - VB trích từ bài viết" Phong
 cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với sự giản dị" của Lê Anh Trà in trong tập "Hồ 
Chí Minh và văn hoá Việt Nam
- Từ khó: Phong cách, siêu phàm, tiết 
chế, di dưỡng tinh thần.
II. Đọc- Hiểu văn bản:
1. Đọc- Tìm hiểu khái quát văn bản:
- Kiểu văn bản nhật dụng.
- Chủ đề: Sự hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
- Bố cục: 3 đoạn
+ Từ đầu.."rất hiện đại": Quá trình hình thành và điều kì lạ của phong cách văn hoá Hồ Chí Minh.
+ Tiếp..."hạ tắm ao": Những vẻ đẹp cụ thể của phong cách Hồ Chí Minh.
+ Còn lại: Bình luận và khẳng định ý nghĩa phong cách Hồ Chí Minh.
2. Đọc, tìm hiểu chi tiết văn bản.
a. Chủ tịch Hồ Chí Minh và văn hoá nhân loại:
* Nhận xét trên hai bình diện: hiểu nhiều, hiểu sâu.
- Dựa vào cuộc đời hoạt động của Bác
- Năm 1911, từ bến cảng Nhà Rồng Bác đã ra đi tìm đường cứu nước...
* Do :
- Nói, viết thạo nhiều thứ tiếng, nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ.
- Làm nhiều nghề, học hỏi qua lao động
- Đi đến đâu Bác cũng tìm hiểu và học hỏi đến mức sâu sắc.
* Cách tiếp thu:
- Tiếp thu những cái hay, cái đẹp
- Phê phán những cái tiêu cực.
- Tiếp thu vốn văn hoá kiến thức sâu rộng của của phương đông và phương tây, từ châu á đến châu âu.
- Tiếp thu một cách có chọn lọc.
- Trên nền tảng văn hoá dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế.
 ặCâu văn khẳng định, dùng điệp từ, từ ngữ biểu cảm khép lại ý của đoạn 1
- Kết hợp các phương thức biểu đạt. - Kể kết hợp với bình
- Thể hiện Bác là người có nhân cách và lối sống rất bình dị, rất Việt nam, rất phương tây, rất mới và hiện đại.
- Bác là hội tụ tinh hoa văn hoá dân tộc và văn hoá thế giới.
2. Những nét đẹp trong lối sống của Hồ Chí Minh:
- Nơi ở
- Nơi làm việc
- Trang phục
- ăn uống.
ặTrình bày giới thiệu chân thực, khách quan, chính xác.
- Sử dụng câu khẳng định tạo sức thuyết phục.
- Liệt kê, so sánh
- Kể, bình luận.
- Bác đơn sơ, giản dị, gần gũi với mọi người.
Khẳng định đây không phải là lối sống khắc khổ và cũng không phải là cách tự thần thánh hóa mà đây là lối sống rất bình dị, rất phương đông nhưng lại vô cùng thanh cao sang trọng 
ặ Nhấn mạnh tính dân tộc, tính truyền thống trong lối sống của Bác Hồ: cái đẹp, cái vĩ đại chính là ở sự giản dị, tự nhiên.
* Ghi nhớ: SGK
+ Nghệ thuật: Kể kết hợp với bình, phân tích.
- Chọn lọc chi tiết tiêu biểu
- So sánh...
+ Nội dung:
III. Luyện tập:
D. Hướng dẫn học và làm bài ở nhà:
1. Đọc kĩ văn bản, nắm chắc nội dung chủ yếu và nghệ thuật đặc sắc của văn bản.
2. Học thuộc lòng một đoạn văn bản mà em thích.
3. Chuẩn bị bài: Các phương châm hội thoại.
 _____________________________________________________
Ngày soạn:16/8/2008 Ngày dạy: 25/8/2008
	Tuần 1 Bài 1
	Tiết 3 : Các phương châm hội thoại
 A.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
	- Nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất.
	- Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp.
 B. Chuẩn bị của thầy và trò:
	- GV: Soạn giáo án- chuẩn bị máy chiếu( bảng phụ)
	- Trò: Soạn bài theo các câu hỏi trong SGK
 C. Tiến trình các hoạt động dạy học :
 * ổn định tổ chức :
 * Kiểm tra bài cũ :
	H : Nêu cảm nhận của em về nét đẹp trong phong cách của Bác Hồ ?
	H:Hội thoại là gì ? Trong quá trình hội thoại cần chú ý gì về vai xã hội và lượt lời?
 * Bài mới: - Giới thiệu bài: Từ phần kiểm tra bài cũ giáo viên vào bài mới.
	 - Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu phương châm về lượng
- Gv đưa lên máy chiếu (BP) đoạn đối thoại mục 1
- Cho học sinh trao đổi nhóm bàn trả lời câu hỏi:
H: Khi An hỏi : “ Học bơi ở đâu?”mà Ba trả lời ở dưới nước thì câu trả lời đó có đáp ứng điều mà An muốn biết không? Tại sao?
H: Từ đây em rút ra bài học gì về giao tiếp?
H:Kể lại câu chuyện “ Lợn cưới áo mới”và trả lời câu hỏi:
H: Vì sao câu chuyện này lại gây cười? Lẽ ra anh lợn cưới và anh áo mới cần phải trả lời như thế nào?
H: Từ câu chuyện này em thấy cần phải tuân thủ yêu cầu gì khi giao tiếp?
H: Từ 2 ví dụ trên em rút ra bài học gì về giao tiếp?
GV: Những bài học về giao tiếp này được gọi là phương châm về lượng- vậy em hiểu gì về phương châm về lượng?
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu phương châm về chất
- GV cho HS đọc truyện cười trong SGK.
H: Truyện cười này phê phán điều gì? Chúng ta có nên tránh điều đó khi giao tiếp không?
- GV đưa tình huống:
+ Nếu không biết chắc chắn là ngày mai nghỉ học thì em có thông báo điều đó với cả lớp không ?
+Nếu không biết chắc chắn lí do bạn mình nghỉ học thì em có trả lời cô giáo là bạn ấy nghỉ học vì ốm không ?
H :Từ hai tình huống trên em rút ra chú ý gì khi giao tiếp ?
GV : Hai điều lưu ý trên chính là phương châm về chất - vậy em hiểu phương châm về chất là gì ?
 Hoạt động 3 : hướng dẫn HS luyện tập
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập 1 .
Hướng dẫn HS dựa vào phương châm về lượng để phân tích lỗi
- GV đưa các ví dụ của bài tập 2 lên máy( BP) , yêu cầu HS lên bảng điền, HS khác làm vào vở
-GV cho HS đọc yêu cầu bài tập
- GV nêu yêu cầu bài tập, cho HS trao đổi làm mục a
-  ... sai và đưa ra hướng sửa 
- Học sinh quan sát đọc bài của bạn.
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh đề xuất phương án chữa lỗi.
III- Chữa lỗi.
- Các loại lỗi.
- Cách chữa lỗi.
HĐ4. Thông báo kết quả:
- Giáo viên trả bài cho học sinh và thông báo kết quả chung cả lớp
D. Hướng dẫn học và làm bài ở nhà
- Xem lại bài kiểm tra và rút kinh nghiệm.
- Ôn lại những kiến thức làm chưa tốt trong bài.
Ngày Soạn: 25/12/2008 Ngày dạy: 29/12/2008
	Tuần 18 Bài 17
Tiết 87: Trả bài kiểm tra văn
A- Mục tiêu cần đạt: 
	- Nhằm thông báo kết quả đạt được trong bài kiểm tra đến từng học sinh.
	- Học sinh nắm được những ưu điểm cũng như những mặt còn hạn chế của mình để rút kinh nghiệm và có hướng phấn đấu.
	- Rèn kỹ năng đánh giá, tự đánh giá, kỹ năng phát hiện và chữa lỗi.
B- Chuẩn bị của thầy và trò
-GV: chấm và chữa bài; Bảng phụ ghi bài chữa lỗi.
-HS: nhớ lại đề và định hướng chính xác bài làm.
C- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
* ổn định tổ chức lớp:
	* Kiểm tra bài cũ.
	* Bài mới.
	a) Giới thiệu bài: Các em đã làm bài kiểm tra văn học. Để thông báo kết quả đạt được của các em cũng như giúp các em nhận thấy những ưu điểm và hạn chế trong bài viết của mình hôm nay chúng ta học tiết trả bài.
	b) Tiến trình bài dạy:
* Hoạt động 1: Tổ chức cho học sinh tìm hiểu đề bài và yêu cầu của đề.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
H: Nhắc lại nội dung trong đề kiểm tra và xác định yêu cầu của các bài tập đó ?
H: Với yêu cầu đó cần giải quyết từng bài như thế nào ?
- Giáo viên bổ sung thêm cho đầy đủ đáp án (riêng phần biểu điểm)
- Giáo viên chốt rồi chuyển
- Học sinh nhắc lại yêu cầu của đề bài và đề xuất hướng làm bài
- Các học sinh bổ sung cho hoàn chỉnh
- Học sinh đối chiếu với bài của mình để tự đánh giá
I- Yêu cầu của đề bài.
- Đề bài
- Yêu cầu của đề.
- Hướng giải quyết.
( Đáp án và biểu điểm ở tiết kiểm tra)
* Hoạt động 2: Tổ chức nhận xét bài làm của học sinh.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
GV nhận xét bài làm của HS theo hướng sau:
H: Bài kiểm tra đã đạt được những ưu điểm gì về mặt nhận thức
 -Các bài đã đạt được những ưu điểm gì về mặt diễn đạt
-Về mặt nhận thức còn mắc phải những hạn chế gì ?
- Nêu những lỗi diễn đạt thường mắc phải ?
 * Ưu:- Đại đa số làm đúng yêu cầu của đề bài. Phần trắc nghiệm làm tốt.
- Nội dung của bài tự luận câu 1: tóm tắt tương đối đủ ý.Diễn đạt bằng lời văn của mình tương đối hợp lí.
- Nội dung bài tự luận câu 2: bước đầu nêu được cảm nhận về hình ảnh “ Đầu súng trăng treo”.Diễn đạt tương đối lưu loát. Nhiều bài diễn đạt hay xúc động, các ý chặt chẽ: Hà, Đoàn
- Nhiều bài sạch đẹp, rõ ràng: Nguyễn Phương,Thoa, Châm, Thủy 
* Hạn chế:
- Một số bài phần tự luận còn sơ sài: 
+ Câu 1: Một số bài chưa biết diễn đạt cho hợp lí bằng lời văn của mình. Chi tiết: bé Thu được bà giải thích về vết thẹo của cha còn đặt chưa đúng vị trí.
+ Câu 2: Một số em còn chưa hiểu yêu cầu của đề bài, còn cảm nhận về câu thơ. ( Tuấn Anh, Phương, Đoàn Quỳnh, Ngát). Nhiều bài cảm nhận còn sơ sài, chưa sâu sắc.
Diễn đạt chưa trôi chảy, một số bài diễn đạt phần tự luận lủng củng, không biết liên kết ý giữa các câu văn.
- Còn trình bày cẩu thả, gạch xoá nhiều: Công, An, Dương,Vân Anh, 
- Còn sai chính tả: Phúc, An, Công...
II- Nhận xét.
1. Ưu điểm
a. Nhận thức
b Diễn đạt.
2. Hạn chế.
a. Nhận thức.
b. Diễn đạt.
* Hoạt động 3: Tổ chức cho học sinh chữa lỗi.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Giáo viên chiếu bài của HS ( những bài, đoạn mắc lỗi ) yêu cầu học sinh đọc và phát hiện lỗi.
+ Bài của: Tùng, Thanh, Tuấn Anh, Vân Anh, Công, Trang, Ngọc Anh, Oanh, 
H: Với các lỗi đó cần sửa chữa như thế nào ?
- Giáo viên chốt rồi chuyển
- Học sinh đọc và nhận xét.
+ Lỗi nhận thức: Lạc đề.
+ Lỗi dùng từ, chính tả.
- Học sinh đề xuất phương án chữa lỗi
III. Chữa lỗi.
- Các lỗi.
- Phương hướng chữa.
- Đọc đoạn bài mẫu
4. Thông báo kết quả :
- Giáo viên trả bài cho từng học sinh và thông báo kết quả chung của cả lớp
D. Hướng dẫn về nhà
- Xem lại bài kiểm tra và rút kinh nghiệm.
- Ôn lại những chỗ làm chưa tốt trong bài kiểm tra.
- Tập làm thơ 8 chữ: Xem và học lại đặc điểm của thể thơ 8 chữ ở tiết 54. Tập làm một bài thơ 8 chữ với chủ đề đã cho ở tiết 54, viết lời bình.
Ngày soạn: 27/12/2008	Ngày dạy: 29/12/2008
	Tuần 18 Bài 17
	Tiết 88- 89: Tập làm thơ tám chữ( tiếp tiết 54)
A- Mục tiêu cần đạt
- Tiếp tục tìm hiểu những bài thơ tám chữ hay của các nhà thơ.
- Tập làm thơ tám chữ theo đề tài tự chọn oặc viết tiếp những câu thơ vào một bài thơ cho trước.
B- Chuẩn bị của thầy và trò:
1. Chuẩn bị của thầy:
- Ca- mê- ra
-Sưu tầm một số đoạn thơ tám chữ tiêu biểu của các nhà thơ để học sinh luyện tập nhận diện thể thơ tám chữ, cách gieo vần. 
2. Trò: Ôn lại thể thơ tám chữ đã học T54 (T148 SGK NV 9) cách ngắt nhịp, số câu, cách gieo vần, sưu tầm 1 số đoạn thơ tám chữ.
C- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
* ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ.
a. Em hiểu gì về thể thơ tám chữ, số chữ, số câu, cách ngắt nhịp, cách gieo vần.
b. Hãy làm một bài thơ (đoạn thơ) theo thể tám chữ về nội dung và nhịp tự chọn.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
HĐ1:Giúp học sinh tìm hiểu một số đoạn thơ tám chữ tiêu biểu để h/s nhận diện lại, số chữ trong từng dòng, cách ngắt nhịp và cách gieo vần của thể thơ này:
(gv chiếu đoạn thơ tiêu biểu)
HĐ2: HD h/s viết thêm 1 số câu thơ để hoàn thiện khổ thơ với các y/c:
-Câu mới viết phải được 8 chữ, đảm bảo thanh bằng trắc và nghĩa phải phù hợp với câu trên ,có vần chân gián tiếp và trực tiếp với câu đã cho.
b, Chợt quen nhau chưa gọi...
Một cành hoa đâu đã gọi...
GV: Câu mở đề là câu quan trọng, nó có thể gợi mở nhiều phương án cho câu thơ tiếp theo và cho cả bài. Nếu chọn không cẩn thận thì sẽ bí vận( trong bài thơ 8 chữ những câu mở đầu có vần: eo, om thường được coi là tử vận 
HĐ3: 
Cho các đề tài:
Nhớ trường
Nhớ bạn
Chú ý các yêu cầu thể thơ tám chữ, vần, nhịp, ND.
-Đọc nhận diện thể thơ tám chữ.
Nhận xét: Thơ tám chữ thường sử dụng vần chân một cách linh hoạt, có vần trực tiếp tạo thành cặp ở 2 câu thơ đi liền nhau, có vần gián cách. (ví dụ).
-HS đọc kĩ câu thơ, suy nghĩ để làm bài
-HS đọc và điền tiếp. HS khác sửa 
-Cá nhân HS làm theo gợi ý của GV. 
-HS đọc bài của mình.
-GV cho cả lớp bình.
- GV yêu cầu HS có bài thơ bình.
I- Tìm hiểu một số đoạn thơ tám chữ:
Ví dụ: 
Bài: Bếp lửa- Bằng Việt
Bài: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ -Nguyễn Khoa Điềm
-Thơ tám chữ gần với văn xuôi do đó cách ngắt nhịp cũng rất linh hoạt.
II- Viết thêm một số câu thơ để hoàn thiện khổ thơ 
Bài tập 1: Cho câu thơ:
- Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc
Gợi ý: có thể chọn 1 trong các câu gồm đủ tám chữ sau:
-Kể chuyện ai cho đến lúc trăng tà
- Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi.
- Nhắc hoa rằng đã đến lúc tỏa hương.
Bài tập 2:
Chợt quen nhau chưa gọi là tình bạn.
Một cành hoa đâu đã gọi mùa xuân.
III- Tập làm thơ tám chữ theo đề tài.
Đề tài: Nhớ Trường 
Nơi ta đến hàng ngày quen thuộc thế.
Sân trường mênh mông nắng cũng mênh mông .
Khăn quàng tung bay rực rỡ sắc hồng.
Xa bạn bè, sao bỗng thấy bâng khuâng.
Đề tài: Nhớ bạn
Ta chia tay nhau phượng đỏ đầy trời 
Nhớ những ngày rộn rã tiếng cười vui.
Và nhớ cả những đêm lửa trại tuyệt vời
Quây quần bên nhau mộng ước xa xôi 
D. Hướng dẫn về nhà:
-Tiếp tục làm thơ tám chữ theo những đề tài tự chọn chú ý các yêu cầu của thể thơ.
 Ngày Soạn: 30/12/2008 Ngày dạy:31/12/2008
Tuần 18 Bài 17
Tiết 90: Trả bài kiểm tra tổng hợp học kỳ I
A- Mục tiêu cần đạt: 
	- Nhằm thông báo kết quả đạt được trong bài kiểm tra đến từng học sinh
	- Học sinh nắm được những ưu điểm và những hạn chế của mình để rút kinh nghiệm cho những bài sau và có hướng phấn đấu trong học kì II.
	- Rèn cho học sinh kỹ năng phát hiện và chữa lỗi.
B- Chuẩn bị của thầy và trò:
	- Giáo viên: Soạn đề, bảng phụ ghi bài chữa lỗi.
	- Học sinh ôn lại các kiến thức.
C- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
	* ổn định tổ chức lớp:
	* Kiểm tra bài cũ.
	? Trình bày một bài thơ 8 chữ mà em sáng tác ? Hãy nêu đặc điểm của thể thơ này ?	
 * Bài mới.
	a) Giới thiệu bài:
	Các em đã làm bài kiểm tra tổng hợp học kì I. Để thông fbáo cho các em kết quả của bài kiểm tra hôn nay chúng ta học tiết trả bài.
	b) Tiến trình bài dạy:
	* Hoạt động 1: Tổ chức cho học sinh tìm hiểu yêu cầu của đề bài.
	.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
H: Nhắc lại đề bài ?
H Nêu yêu cầu của từng phần ?
H: Cần giải quyết các yêu cầu đó như thế nào ?
- Giáo viên bổ sung, chiếu đáp án và biểu điểm.
- Học sinh nhắc lại đề.
- Nêu yêu cầu và hướng giải quyết từng bài (như phần biểu điểm)
-HS nhận bài kiểm tra, sau đó đối chiếu với đáp án và biểu điểm
I- Đề và yêu cầu của đề bài
-Đáp án và biểu điểm ở tiết kiểm tra
* Hoạt động 2: Tổ chức nhận xét bài làm của học sinh.
Hoạt động của giáo viên Và học sinh
Nội dung cần đạt
- GV nhận xét:
những mặt ưu điểm và hạn chế của HS về nhận thức, diễn đạt, trình bày...:
- Đại đa số các bài làm nhận thức đúng yêu cầu của đề bài và làm đúng theo các yêu cầu đó.
- Nhiều bài diễn đạt trôi chảy, giàu cảm xúc
- Một số bài làm sơ sài chưa nắm vững tri thức 
- Nhiều bài trình bày cẩu thả, gạch xoá và sai chính tả nhiều.
-Chọn và kể được sự việc nhưng còn ít tình huống, đặc biệt còn ít yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận.
II: Nhận xét
1. Ưu điểm.
a) Nhận thức.
b) Diễn đạt
2. Hạn chế.
a) Nhận thức.
b) Diễn đạt.
* Hoạt động 3: Tổ chức cho học sinh chữa lỗi:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
- Giáo viên chiếu mộ số đoạn trong bài làm của: 
Yêu cầu HS đọc và nhận xét về phần bài của bạn, phát hiện lỗi ?
H: Cần sửa chữa các lỗi này như thế nào ?
GV yêu cầu HS tự chữa lỗi trong bài của mình.
- Học sinh quan sát và đọc bài ở bảng phụ.
- Phát hiện lỗi của bạn.
+ Lỗi dùng từ, lỗi đặt câu, chính tả.
+ Lỗi diễn đạt về nội dung
III- Chữa lỗi
- Nhận xét bài bạn.
- Chữa lỗi.
4. Thông báo kết quả :
- Giáo viên thông báo kết quả chung của cả lớp.
D. Hướng dẫn về nhà
- Xem lại bài và rút kinh nghiệm bài viết.
- Ôn lại những kiến thức còn làm chưa tốt trong bài.
- Soạn bài mới: VB: Bàn về đọc sách ở SGK ngữ văn tập 2
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt

Tài liệu đính kèm:

  • docGA NV 9 HKI 08 -09.doc..doc