Đôi điều về thi sĩ Lý Bạch

Đôi điều về thi sĩ Lý Bạch

 I.Thân thế

 Lý Bạch(701 – 762),tự Thái Bạch,hiệu Thanh Liên cư sĩ.Quê :Thành Kỉ – Lũng Tây(Thiên thuỷ – Cam Túc).Ông sinh ra ở Toái Diệp lớn lên ở Thanh Liên – Chương Minh(Miên Dương – Tứ Xuyên).

 Lúc nhỏ thích luyện kiếm,thích làm hiệp khách,giỏi thơ phú.Khi 20 tuổi đi du lịch khắp đất nước.Năm 25 tuổi đi chu du,rời đất Thục ông đến nhiều nơi rời đến An Lạc(Hồ Bắc),ở đây ông kết hôn cùng cháu gái quan tể tướng Hứa Vũ Sư rồi định cư ở đó.

 Sau đó ở Hương Dương ông quen Mạnh Hạo Nhiên và trưởng sử Tiền kinh châu là Hàn Triều Tông.

 

doc 2 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 848Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đôi điều về thi sĩ Lý Bạch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Lý bạch
 701 - 762
 I.Thân thế
	Lý Bạch(701 – 762),tự Thái Bạch,hiệu Thanh Liên cư sĩ.Quê :Thành Kỉ – Lũng Tây(Thiên thuỷ – Cam Túc).Ông sinh ra ở Toái Diệp lớn lên ở Thanh Liên – Chương Minh(Miên Dương – Tứ Xuyên).
	Lúc nhỏ thích luyện kiếm,thích làm hiệp khách,giỏi thơ phú.Khi 20 tuổi đi du lịch khắp đất nước.Năm 25 tuổi đi chu du,rời đất Thục ông đến nhiều nơi rời đến An Lạc(Hồ Bắc),ở đây ông kết hôn cùng cháu gái quan tể tướng Hứa Vũ Sư rồi định cư ở đó.
	Sau đó ở Hương Dương ông quen Mạnh Hạo Nhiên và trưởng sử Tiền kinh châu là Hàn Triều Tông.
	Năm khai nguyên thứ 29 đời Đường Huyền Tông(741) ông từ An Lạc đến Duyện Châu – Sơn đông.Năm đầu thời Thiên Bảo,ông dọn xuống Duyện Châu rồi được Đường Huyền Tông Lý Long Cơ triệu về Trường An,tại đây ông đã gặp Hạ Tri Chương.
	Mùa xuân năm Thiên Bảo thứ ba(744),ông rời Trường An đến Lạc Dương và almf quen với Đỗ Phủ(trẻ hơn ông 11 tuổi),sau đó gặp cao Thích ở Biện Châu cả ba cùng đi ngao du mấy tháng liền.
	Đỗ Phủ đã viết : “Tôi cũng khách xa quê
 Coi bác như anh ruột
 Đếm say ngủ chung chăn
 Ngày khoác tay dạo bước”
 (Dữ lí thập nhị đồng tầm phạm thập ẩn cư)
	Năm Càn Nguyên thứ 2(759),Lý Bạch đi lưu đày ở Dạ Lang đến Vu Sơn- Tứ Xuyên thì được đại xá.Năm 761 ông ở Đương đồ nghe nói Thái Uý Lý Quảng Bật dẫn quân đến Lâm Hoài truy kích.Tin đó làm ông quyết định tham gia đội quân Lý Quang Bật.Đến Kim Lăng thì ông bị ốm phải quay về.
	Năm Bảo ứng thứ nhất,Lý Bạch 62 tuổi chết bệnh ở nhà ông chú họ là Lý Dương Băng huyện Đương Đồ.
II.Nội dung tư tưởng thơ Lý Bạch
	Ông chịu ảnh hưởng của tư tởng Nho gia - Đạo gia,nhưng ảnh hưởng Đạo gia sâu sắc hơn.Ngoài ra tư tưởng du hiệp cũng chiếm vị trí quan trọng.
	“Nho sĩ đâu bằng hiệp sĩ
	Bạc đầu đọc sách có hay gì ?
	Lí tưởng chính trị của ông là đem tài trí năng lực nguyện giúp đỡ nhà vua làm cho thiên hạ yên ổn,bốn bề yên bình.
	Với thiên nhiên,ông có một tình yêu lớn:
	“Nắng rọi Hương Lô khói tía bay
	Xa trông dòng thác trước sông này
	Nước bay thẳng xuống,ba ngàn thước
	Tưởng dải ngân hà tuột khỏi mây”
	 (Vọng lư sơn bộc bố bài 2)
 	“Đầu giường ánh trăng rọi
	Ngỡ mặt đất phủ sương
	Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
	Cúi đầu nhớ cố hương”
 (Tĩnh dạ tứ)
Ông còn ngợi ca tình bạn:
	“ở đời biết nhau quý
	Cứ gì với bạc tiền
 (Tặng hữu nhân bài 2)
	“Bạn từ lầu hạc lên đường
	Giữa mùa hoa khói Châu Dương xuôi dòng
	Bóng buồm đã khuất bầu không
	Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời”
 (Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng lăng)
III.Đặc điểm nghệ thuật thơ ca Lý Bạch
	Ông là bậc thầy của chủ nghĩa lãng mạn tích cực,mặc dù chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội hiện thực,chịu ảnh hưởng của kinh thi và các sáng tác của Khuất Nguyên.
	Bút pháp của ông kế thừa thủ pháp tiieu biểu lãng mạn của khuất nguyên và phát triển thêm.Ông tiếp thu thủ pháp khoa trương của thơ ca dân gian,vận dụng sáng tạo và nâng cao hơn.
	Đối tượng miêu tả,ông sử dụng đề tài phong phú hơn Khuất Nguyên,phạm vi sử dụng bút pháp rộng hơn.
	Ông yêu thiên nhiên và căm ghét chế độ phong kiến.
	“Chiều hôm bước xuống chân đèo
	Bóng trăng trên núi cũng theo người về”
	Ông kế thừa tinh hoa văn hoá dân gian,phong cách sử dụng ngôn ngữ một cách sinh động,trong sáng,hoa mĩ,tự nhiên.
	Thơ Thất ngôn bát cú của Lý Bạch và Vương Xương Linh là thất ngôn tuyệt cú bậc nhất của người đời Đường.

Tài liệu đính kèm:

  • docDoi dieu ve thi si Ly bach.doc