Đề thi vào lớp 10 chuyên Lam Sơn Thanh Hoá năm học 2009-2010 môn thi: Ngữ văn

Đề thi vào lớp 10 chuyên Lam Sơn Thanh Hoá năm học 2009-2010 môn thi: Ngữ văn

Câu 1.(2 điểm).

 Viết một đoạn văn ( khoảng 15 dòng) bàn về đức tính trung thực, trong đó có sử dụng các biện pháp tu từ đã học một cách hợp lý. ( Sau khi viết học sinh cần chỉ rõ những biện pháp tu từ đã sử dụng) .

Câu 2. (3 điểm ).

 Giá trị nghệ thuật của những yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn Người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 623Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi vào lớp 10 chuyên Lam Sơn Thanh Hoá năm học 2009-2010 môn thi: Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sở giáo dục và đào tạo kì thi vào lớp 10 chuyên lam sơn
 thanh hoá năm học 2009-2010
 Đề thi chính thức Môn thi: Ngữ văn
 Đề thi có 01 trang (cho học sinh thi vào chuyên văn)
 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
 Ngày thi: 19 tháng 6 năm 2009
Câu 1.(2 điểm).
 Viết một đoạn văn ( khoảng 15 dòng) bàn về đức tính trung thực, trong đó có sử dụng các biện pháp tu từ đã học một cách hợp lý. ( Sau khi viết học sinh cần chỉ rõ những biện pháp tu từ đã sử dụng) . 
Câu 2. (3 điểm ).
 Giá trị nghệ thuật của những yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn Người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.
Câu3. (5 điểm).
 Tình yêu quê hương, nguồn cội của Y Phương trong bài thơ Nói với con . 
 ( SGK Ngữ văn-lớp 9- tập 2-NXBGD- trang72 )
 --------------------------------Hết----------------------------------------
	 Họ và tên thí sinh:.............................................................................
	 Số báo danh:.....................................................................................
sở giáo dục và đào tạo kì thi vào lớp 10 chuyên lam sơn
 thanh hoá năm học 2009-2010
 Hướng dẫn chấm đề thi chính thức (gồm 2trang)
 Môn thi: Ngữ văn
 (cho học sinh thi vào chuyên văn)
 Ngày thi: 19 tháng 6 năm 2009
	I. Lưu ý chung:
	1. Bài làm viết đúng chính tả, ngữ pháp, không mắc lỗi về dùng từ, diễn đạt.
	2. Hướng dẫn chấm có tính chất định hướng các ý cơ bản, giám khảo căn cứ vào bài làm cụ thể của học sinh để cho điểm hợp lý. Ưu tiên những bài có ý sáng tạo.
	II. Phần cụ thể:
 Câu 1 (2,0 điểm)
	A. Về hình thức: 
 Học sinh trình bày được dưới dạng một đoạn văn tương đối hoàn chỉnh, diễn đạt trong sáng mạch lạc (0,25 điểm)
 B. Về nội dung: 
 - Tập trung vào chủ đề chính : Tính trung thực đó là sự ngay thẳng, thật thà
( có lập luận rõ ràng) (1,0 điểm) 
 - Sử dụng các biện pháp tu từ một cách hợp lý để làm tăng sức biểu cảm cho đoạn văn : các biện pháp như ẩn dụ, hoán dụ, so sánh, câu hỏi tu từ vv..( học sinh cần chỉ rõ biện pháp tu từ được sử dụng) ( 0,75 điểm)
 Lưu ý: học sinh có thể chỉ trình bày quan điểm của mình về một khía cạnh của vấn đề (như thế nào là đức tính trung thực, phẩm chất ấy cần thiết như thế nào hay hiện nay đức tính trung thực đang được biểu hiện ra sao trong thực tế) miễn sao không xa chủ đề và có sử dụng một vài biện pháp tu từ
 Câu 2 (3 điểm)
 A. Về hình thức: 
 Học sinh trình bày được dưới dạng một văn bản ngắn hoàn chỉnh, diễn đạt trong sáng mạch lạc (0,5 điểm)
 B. Về nội dung:
 - Giới thiệu ngắn gọn về Nguyễn Dữ và truyện Người con gái Nam Xương
 (0,25 điểm)
 - Tóm tắt ngắn gọn về yếu tố kỳ ảo: việc Vũ Nương đựoc cứu sống, nàng ở lại thủy cung, gặp Phan Lang và sau đó hiện lên giữa dòng sông khi Trương Sinh lập đàn giải oan. (0,25 điểm)
 - Phân tích được giá trị nghệ thuật của những yếu tố kỳ ảo: (2,0 điểm)
 +Đây là những yếu tố, mà dường như thực và ảo hòa quyện vào nhau làm nên tính chất truyền kỳ, tạo nên sức hấp dẫn cho của tác phẩm. Đó là sự sáng tạo của Nguyễn Dữ.
 +Những yếu tố này làm giảm đi tính chất bi kịch đồng thời cũng phản ánh mong muốn của độc giả về một kết rhúc có hậu hơn cho Vũ Nương: chứng minh cho tấm lòng trong trắng của nàng. Tuy là yếu tố kỳ ảo nhưng nó lại mang đậm tính hiện thực: Trương Sinh có tỉnh ngộ nhưng hạnh phúc thực sự của Vũ Nương nơi trần thế đã chấm dứt, nàng đã mất tất cả. Nàng vĩnh viễn không trở về nhân gian được nữa dẫu lòng vẫn da diết nhớ thương quê hương, gia đình. Những chi tiết này mang ý nghĩa tố cáo xã hội sâu sắc... và có sức ám ảnh, gợi sự xót xa, đồng cảm của người đọc.
 +Đó cũng là tình yêu thương, sự đồng cảm mà Nguyễn Dữ dành cho Vũ Nương và người phụ nữ trong xã hội xưa. Điều đó làm nên giá trị nhân văn cao cả cho tác phẩm.
Câu 3 (5 điểm)
 A. Về hình thức: Học sinh phải trình bày được dưới dạng một văn bản hoàn chỉnh, diễn đạt trong sáng mạch lạc. (0,5điểm) 
 B. Về nội dung: 
 - Giới thiệu khái quát về nhà thơ Y Phương và bài thơ Nói với con. 
 Tình yêu quê hương, nguồn cội của nhà thơ được thể hiện một cách độc đáo qua lời dặn dò của người cha đối vơí con. (0,5 điểm)
 - Cảm nhận được tình yêu đó được biểu hiện cụ thể trong bài thơ là niềm tự hào về Người đồng mì nh : ( 2,0 điểm)
 + Tự hào về tâm hồn lãng mạn, hào hoa, giàu chất thơ, giàu tình nghĩa của Người đồng mình:(Đan lờ cài nan hoaCon đường cho những tấm lòng)
 + Tự hào về Người đồng mình giàu ý chí , giàu nghị lực ( Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn)
 + Tự hào về sức sống mãnh liệt, sự cần cù, tinh thần lạc quan,sự hồn nhiên của người đồng mình ( Sống trên đá không chê đá gập ghềnh.Không lo cực nhọc)
 + Tự hào về tinh thần tự tôn dân tộc của Người đồng mình ( Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương.)
 - Là lời dặn con khắc cốt ghi xương: Sống xứng đáng là Người đồng mình
 (0,5 điểm)
 - Tình yêu đó được thể hiện lối diễn đạt của chính dân tộc mình để tạo nên những hình ảnh thơ vừa cụ thể chân thực như tính cách của Người đồng mình vừa có ý nghĩa khái quát cao mà vẫn sâu xa bay bổng. Đó cũng là ý thức tự tôn dân tộc, là khẳng định sự tài hoa của Người đồng mình. (1,0 điểm)
 - Cần có sự so sánh với những bài thơ khác cùng viết về chủ đề này để thấy sự độc đáo trong cách thể hiện tình yêu quê hương mang màu sắc núi rừng của nhà thơ ( so sánh với Quê hương của Tế Hanh, Đỗ Trung Quân.. vv) (0,5 điểm) 

Tài liệu đính kèm:

  • docDe van truong chuyen.doc