Đề thi khảo sát chất lượng lớp 7 lên lớp 8 môn Ngữ văn

Đề thi khảo sát chất lượng lớp 7 lên lớp 8 môn Ngữ văn

Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

 “(1) Đồng bào ta ngày nay cũng xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. (2) Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc.(3) Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình.(4) Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ, (5) Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.”

(Hồ Chí Minh- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)

Câu 1: Câu chủ đề của đoạn văn trên là câu nào?

A- Câu 1 C- Câu 3

B- Câu 2 D- Câu 5

 

doc 1 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 3327Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát chất lượng lớp 7 lên lớp 8 môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 7 LÊN LỚP 8
MÔN NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
	“(1) Đồng bào ta ngày nay cũng xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. (2) Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc.(3) Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình.(4) Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ,(5) Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.”
(Hồ Chí Minh- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)
Câu 1: Câu chủ đề của đoạn văn trên là câu nào?
Câu 1	C- Câu 3
Câu 2	D- Câu 5
Câu 2: Trong đoạn văn trên có sử dụng những biện pháp tu từ nào?
Nhân hóa	 	 C- So sánh
Liệt kê	 	 D- Chơi chữ
Câu 3: Trong câu (2) có mấy cụm danh từ làm chủ ngữ?
Một	C- Ba
Hai	D- Năm
Câu 4: Câu (3) trong đoạn văn trên thuộc loại câu gì?
Câu đơn	C- Câu rút gọn
Câu ghép	 D- Câu đặc biệt
Câu 5: Trong những từ sau từ nào có yếu tố “đồng” không cùng phạm vi nghĩa với các từ còn lại?
Đồng bào	C- Đồng bằng
Đồng hành	D- Đồng dạng
Câu 6: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?
Tự sự	C- Miêu tả kết hợp với biểu cảm
Miêu tả	D- Nghị luận
Phần II: Tự luận (7 điểm)
Câu 1(2,5 điểm): Trong bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh, hình ảnh người bà trong hồi tưởng tuổi thơ của người cháu được hiện ra như thế nào? Qua đó, em có thể cảm nhận được điều gì về tình bà cháu?
Câu 2(4,5 điểm): Học sinh chọn một trong hai đề sau
Đề 1: Năm học lớp 7 của em đã kết thúc, em có suy nghĩ gì về một năm học đã qua và một năm học mới sắp sửa bắt đầu?
Đề 2: Trong truyện ngắn “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn, quan phụ mẫu là nhân vật chính của truyện được tác giả tập trung khắc họa ở nhiều phương diện, với nhiều chi tiết vừa cụ thể, vừa tiêu biểu, có chỗ rất đặc sắc. Em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.

Tài liệu đính kèm:

  • docde khao sat CL dau nam 8.doc