Đề thi học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Trường THCS Yang Bắc

Đề thi học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Trường THCS Yang Bắc

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:

Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn những chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất.

Nước Đại Việt ta.

Từng nghe:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Múi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác.

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nên độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống , Nguyên mỗi bên xưng đế một phương

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

Song hào kiệt đời nào cũng có.

Vậy nên:

Lưu cung tham công nên thất bại

Triệu tiết thích lớn phải tiêu vong

Cửa Hàm Tử bất sống Toa Đô

Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã

Việc xưa xem xét

Chứng cớ còn ghi.

 

doc 3 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 252Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Trường THCS Yang Bắc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC ĐĂKPƠ	THI KIỂM TRA HỌC KỲ II
TRƯỜNG THCS YANG BẮC 	 NĂM HỌC : 2006 – 2007
	 MÔN : NGỮ VĂN 8
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:
Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn những chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất.
Nước Đại Việt ta.
Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Múi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nên độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống , Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có.
Vậy nên:
Lưu cung tham công nên thất bại
Triệu tiết thích lớn phải tiêu vong
Cửa Hàm Tử bất sống Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã
Việc xưa xem xét
Chứng cớ còn ghi.
(Ngữ văn 8- Tập 2)
1. Văn bản nước Đại Việt ta trích từ tác phẩm nào?
a. Chiếu dời Đô	c. Bình Ngô Đại Cáo
b. Hịch tướng sĩ	d. Bàn luận về phép học
2. Tác phẩm đó được viết vào thời kỳ nào?
a. Thời kỳ nước ta chống quân Tống
b. Thời ký nước ta chống quân Nguyên
c. Thời kỳ nước ta chống quân Thanh
d. Thời kỳ nước ta chống quân Minh
3. Văn bản trên viết theo thể loại gì?
a. Thơ	c. Hịch
b. Cáo	d. Chiếu
4. Bao trùm lên toàn bộ đoạn trích trên là tư tưởng tình cảm gì?
a. Lòng căm thù giặc	c. Lòng tự hào dân tộc
b. Tinh thần lạc quan	d. Tư tưởng nhân nghĩa
5. Kiểu hành động nói nào được sử dụng trong đoạn trích sau:
“Như nước Đại Việt ta từ trước 
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác”
a. Hành động trình bày	c. Hành động bộc lộ cảm xúc
b. Hành động hỏi	d. Hành động điều khiển
6. Chữ “Văn hiến” trong văn bản trên được hiểu là gì?
a. Những tác phẩm văn chương	 
b. Những người tài giỏi	
c. Truyền thống lịch sử vẻ vang	
d. Truyền thống văn hoá lâu đời và tốt đẹp.
7. Câu “ Lưu cung tham công nên thất bại” thuộc kiểu câu nào?
a. Câu nghi vấn	c. Câu trần thuật
b. Câu cầu khiến	d. Câu cảm thán
8. Từ nào trong các từ sau không phải từ Hán Việt?
a. Nhân nghĩa	c. Độc lập
b. Xem xét	d. Tiêu vong
II. PHẦN TỰ LUẬN :
Nước Đại Việt ta là áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc. Hãy viết bài giới thiệu về tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. Và làm sáng tỏ nội dung nhận xét trên.
	HẾT
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
 MÔN : NGỮ VĂN 8
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4đ) 
Mỗi câu đúng 0,5đ.
1. c	3. b	5. a	7. c
2. d	4. c	6. d	8. b
II. PHẦN TỰ LUẬN: (6đ)
 1. Yêu cầu cần đạt:
Bài văn này kết hợp cả văn thuyết minh và văn nghị luận. Có hai nội dung cần thuyết minh là: về tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. 
Về nghị luận, học sinh cần làm sáng tỏ nội dung bao trùm lên đoạn trích nước Đại Việt ta là lòng tự hào dân tộc.
Các ý chính cần nêu trong bài viết:
Tác giả đoạn trích này là Nguyễn Trãi(1380 – 1442). Người đã từng sát cánh cùng Lê Lợi. Lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Minh, người có công lao to lớn , nhưng sau này bị chết một cách oan uổng. Nguyễn Trãi là người anh hùng dân tộc, nhà văn hoá đồng thời là nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc.
Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm: Nước Đại Việt ta được trích từ tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo. Bài cáo này do Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi soạn thảo sau khi cuộc kháng chiến chống quân Minh vừa kết thúc.(1428) để tuyên bố chiến thắng.
Về nội dung cần làm sáng tỏ, gồm các ý:
- Tự hào về một nền văn hiến, một truyền thống văn hoá tốt đẹp lâu đời.
- Tự hào về một đát nước có lãnh thổ riêng, phong tục tập quán riêng.
- Tự hào về một dân tộc có truyền thống lịch sử vẻ vang.
- Tự hào về một dân tộc có người tài giỏi, thao lược.
- Tự hào về đất nước có nhiều chiến công vang cường đã được lưu danh sử sách.
2. Biểu điểm: ý (a) :1,5đ	ý (b): 1,5đ	ý (c): 3đ	
(Mỗi ý nhỏ 0,5đ)
Lỗi về hình thức trình bày, chữ viết, đặt câu, chính tả, diễn đạt tuỳ vào mức độ nặng nhẹ trừ 1đ đến 2đ trong tổng số 6đ của phần này.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_8_truong_thcs_yang_bac.doc