Đề thi chọn học sinh giỏi trường môn: Ngữ văn lớp 8

Đề thi chọn học sinh giỏi trường môn: Ngữ văn lớp 8

Câu 1. (4.0 điểm)

a. (2 điểm) Đọc hai câu thơ và trả lời câu hỏi:

Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu

 (Vũ Đình Liên, Ông đồ)

a.1. Phép tu từ nào được sử dụng trong hai câu thơ trên?

a.2. Phân tích để làm rõ giá trị của phép tu từ đó.

b. (2 điểm) Câu in đậm trong đoạn trích sau được đánh dấu câu có đúng với kiểu câu phân loại theo mục đích nói không ? Hãy giải thích cách đánh dấu câu của tác giả.

Một hôm, tôi sang chơi, thấy trong nhà luộm thuộm, bề bộn, tôi bảo:

- Sao chú mày sinh sống cẩu thả quá như thế !

 (Tô Hoài)

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 902Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi trường môn: Ngữ văn lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS NGUYỄN TẤT THÀNH 
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG
NĂM HỌC 2011 - 2012
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 
(Thời gian làm bài 90 phút, không kể giao đề) 
 Lập ma trận:
    Mức độ 
             tư duy
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Thấp
Cao
I. Tiếng Việt:
- Biện pháp tu từ.
- Câu nghi vấn
- Nhận biết phép tu từ trong hai câu thơ.
- Xác định kiểu câu.
- Phân tích làm rõ giá trị của phép tu từ.
 - Hiểu mục đích nói và Giải thích cách dùng dấu câu . 
Số câu:
Số điểm:     
Tỉ lệ:    % 
  Số câu:2
Số điểm:2.0
Tỉ lệ: 20%
 Số câu:2
Số điểm:2.0
Tỉ lệ: 20%
Số câu:4
Số điểm:4.0
Tỉ lệ:40%
II. Phần Văn:
-  Văn bản Nước Đại Việt ta
 - Nhận biết những nét mới và sâu sắc trong tư tưởng của Nguyễn Trãi 
 - So sánh với văn bản “Sông núi nước Nam” của Lý Thường Kiệt.
Số câu:
Số điểm:     
Tỉ lệ:    % 
Số câu:1
Số điểm:2.0
Tỉ lệ: 20%
Số câu:1
Số điểm:2.0
Tỉ lệ: 20%
Số câu:2
Số điểm:4.0    
Tỉ lệ:40% 
III. Tập làm văn
- Nghị luận chứng minh
 Nghị luận chứng minh vấn đề trong văn bản “Trong lòng mẹ”.
Số câu:
Số điểm:     
Tỉ lệ:    % 
Số câu:1
Số điểm:12.     
Tỉ lệ:12% 
Số câu:1
Số điểm:12.     
Tỉ lệ:12% 
Tổng số :
- Số câu:
- Số điểm:     
- Tỉ lệ:    % 
Số câu: 3
Số điểm:4.0
Tỉ lệ: 40%
 Số câu:3
Số điểm:4.0
Tỉ lệ: 40%
 Số câu:1
Số điểm:12.     
Tỉ lệ:12% 
 Số câu : 7
Số điểm :20
Tỉ lệ: 200%
TRƯỜNG THCS NGUYỄN TẤT THÀNH KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG
 NĂM HỌC 2011 - 2012
 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8
 (Đề thi gồm 01 trang) (Thời gian làm bài 90 phút, không kể giao đề) 
Câu 1. (4.0 điểm)
a. (2 điểm) Đọc hai câu thơ và trả lời câu hỏi:
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu
 (Vũ Đình Liên, Ông đồ)
a.1. Phép tu từ nào được sử dụng trong hai câu thơ trên? 
a.2. Phân tích để làm rõ giá trị của phép tu từ đó.
b. (2 điểm) Câu in đậm trong đoạn trích sau được đánh dấu câu có đúng với kiểu câu phân loại theo mục đích nói không ? Hãy giải thích cách đánh dấu câu của tác giả.
Một hôm, tôi sang chơi, thấy trong nhà luộm thuộm, bề bộn, tôi bảo:
- Sao chú mày sinh sống cẩu thả quá như thế !
	(Tô Hoài)
Câu 2. (4.0 điểm)
	Những nét mới và sâu sắc trong tư tưởng của Nguyễn Trãi thể hiện ở “Nước Đại Việt ta” So với “Sông núi nước Nam” của Lý Thường Kiệt.
Câu 3: (12 điểm)
	Văn bản “Trong lòng mẹ”, trích hồi kí “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng, đã kể lại một cách chân thực và cảm động những cay đắng, tủi cực cùng tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn thời thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh.”
	 (Ngữ văn 8, tập một)
Bằng hiểu biết của mình, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
TRƯỜNG THCS NGUYỄN TẤT THÀNH 
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG NĂM HỌC 2011-2012
MÔN NGỮ VĂN LỚP 8
	YÊU CẦU
ĐIỂM
Câu 1
(4.0 Điểm)
 a. Xác định và phân tích tác dụng, hiệu quả thẩm mĩ của các phép tu từ được sử dụng trong hai câu thơ trên.
a.1. Xác định:
- Nhân hóa: (giấy đỏ) buồn. (mực, nghiên) sầu
1.0
a.2. Phân tích tác dụng: 
- Nhân hóa: biến những vật vô tri vô giác ấy trở nên có linh hồn như con người. Chúng “buồn”, “sầu” vì bị lãng quên, bị lạc lõng giữa cuộc đời. Tâm trạng của giấy, mực, nghiên chính là nỗi đắng cay, ảm đạm của ông đồ già - con người tài hoa trở thành một món đồ vủ không ai dùng tới? Câu thơ gợi nỗi thương cảm, ngậm ngùi.
1.0
b. Học sinh căn cứ vào đặc điểm hình thức để xác định kiểu câu đã cho (nhờ vào sự có mặt của đại từ nghi vấn “sao”, có thể xác định câu “Sao chú mày sinh sống cẩu thả quá như thế !” là câu nghi vấn.
Bình thường cuối câu nghi vấn phải dùng dấu chấm hỏi, nhưng vì câu nghi vấn “Sao chú mày sinh sống cẩu thả quá như thế !” được dùng bộc lộ cảm xúc của Dế Mèn trước sự “sống cẩu thả” của Dế Choắt, nên kết thúc câu bằng dấu chấm than.
1.0
1.0
Câu 2
(4.0 Điểm)
- Quan niệm về quốc gia, dân tộc hoàn chỉnh hơn:
+ Trong “Sông núi nước Nam” của Lý Thường Kiệt mới nói đến hai yếu tố: lãnh thổ và chủ quyền; còn trong “Nước Đại Việt ta” của Nguyễn Trãi bổ sung thêm ba yếu tố: văn hiến, phong tục tập quán, lịch sử dân tộc.
- Sự sâu sắc thể hiện ở chỗ Nguyễn Trãi khẳng định văn hiến và truyền thống lịch sử là hai yếu tố cơ bản khẳng định sự tồn tại bền vững của một quốc gia độc lập.
2.0
2.0
Câu 3
(12.0 Điểm)
a. Mở bài: 
- Giới thiệu văn bản 
- Giới thiệu nhân bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ với hai đặc điểm:
+ Những cay đắng, tủi cực thời thơ ấu;
+Tình yêu thương cháy bỏng đối với người mẹ bất hạnh.
0.5
0.5
b. Thân bài: Lần lượt làm sáng tỏ từng luận điểm.
1. Những cay đắng, tủi cực của bé Hồng
- Bố mất, mẹ vì “cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực”, bé Hồng sống bơ vơ giữa sự ghẻ lạnh, cay nghiệt của họ hàng.
- Bị bà cô độc ác gieo rắc vào đầu óc những hoài nghi, những ý nghĩ xấu xa, về người mẹ; 
- Bị người cô nhục mạ, hành hạ, bé Hồng đau đớn, cổ họng nghẹn ứ khóc không ra tiếng, cười dài trong tiếng khóc
2. Tình yêu thương mãnh liệt của bé Hồng với người mẹ bất hạnh
- Những ý nghĩ, cảm xúc của chú bé khi trả lời người cô
+ Nhận ra ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt rất kịch của người cô; không muốn tình thương yêu và lòng kính mến mẹ bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến..
+ Đau đớn, uất ức đến cực điểm vì cổ tục đã hành hạ, đầy đọa mẹ: “Giá những cổ tục đã đầy đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi”.
- Cảm giác sung sướng cực điểm khi ở trong lòng mẹ
+ Chạy đuổi theo chiếc xe. Vừa được ngồi lên xe cùng mẹ đã òa lên khóc nức nở.
+ Cảm giác sung sướng đến cực điểm của bé Hồng khi ở trong lòng mẹ là hình ảnh về một thế giới đang bừng nở, đang hồi sinh của tình mẫu tử. Vì thế, những lời cay độc của người cô cũng bị chìm ngay đi, bé Hồng không mảy may nghĩ ngợi gì nữa
+ Đoạn trích Trong lòng mẹ, đặc biệt là phần cuối là bài ca chân thành và cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
*Lưu ý: Học sinh có thể có những cách chứng minh, làm sáng tỏ vấn đề khác nhau nhưng vẫn đầy đủ, hợp lí thì vẫn cho điểm tối đa.
1.0
1.0
1.0
1.5
1.5
1.0
2.0
1.0
c. Kết bài: Khẳng định vấn đề đã chứng minh.
- Đoạn trích Trong lòng mẹ đã kể lại một cách chân thực và cảm động những cay đắng, tủi cực cùng tình yêu thương mãnh liệt của nhà văn thời thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh.
- Nêu thái độ, tình cảm của người viết:
Hồi kí thấm đẫm chất trữ tình. Cách nhìn nhận, đánh giá con người và sự việc và đặc biệt là tình cảm của nhà văn thời ấu thơ dành cho người mẹ thật đáng trân trọng.
0.5
0.5
*Lưu ý chung:
1. Điểm thành phần ở tất cả các ý nhỏ đều có thể cho điểm lẻ đến 0,25.	
2. Điểm trừ (Áp dụng riêng đối với câu 3:
Sai từ 8 đến 10 lỗi câu, chính tả, dùng từ trừ 0,5 điểm; Sai quá 10 lỗi trừ 1,0 điểm	

Tài liệu đính kèm:

  • docDe HSG van 8.doc