Tập làm văn Bài viết số 2 Lớp 8

Tập làm văn Bài viết số 2 Lớp 8

Văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.

Đề 1: Hãy kể về một kỉ niệm đáng nhớ với con vật nuôi mà em yêu thích.

Đề 2: Kể về 1 lần em mắc khuyết điểm khiến thầy cô giáo buồn.

Đề 3: Kể về 1 việc em đã làm khiến bố mẹ vui lòng.

Đề 4: Nếu là người đc chứng kiến cảnh Lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo thì em sẽ ghi lại câu chuyên đó như thế nào?

 

doc 10 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 660Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tập làm văn Bài viết số 2 Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập làm văn Bài viết số 2 Lớp 8

Văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
Đề 1: Hãy kể về một kỉ niệm đáng nhớ với con vật nuôi mà em yêu thích.
Đề 2: Kể về 1 lần em mắc khuyết điểm khiến thầy cô giáo buồn.
Đề 3: Kể về 1 việc em đã làm khiến bố mẹ vui lòng.
Đề 4: Nếu là người đc chứng kiến cảnh Lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo thì em sẽ ghi lại câu chuyên đó như thế nào?
Một số bài làm mẫu
Đề 4: Phía cuối làng tôi là nhà lão Hạc – một căn nhà lá xơ xác và tồi tàn. Lão sống cô đơn một mình bên con chó, cuộc sống đầy vất vả khó khăn. Sở dĩ tôi biết lão rõ như vậy là vì nơi tôi ở, ngay sát cạnh nhà lão, chỉ cách nhau có một bức tường gạch. Lão Hạc sống một mình, già rồi mà chẳng có ai chăm.Tôi thương và muốn giúp lão nhiều nhưng hoàn cảnh nhà tôi cũng chẳng hơn gì lão nên đành ngậm ngùi nhìn vậy, mặc cho tháng ngày trôi đi.
Thế rồi vào một ngày, sáng đó tôi dậy sớm lắm. Mặt trời chưa lên, cả đất trời tối sầm với một màn sương đêm đọng lại. Tôi thong thả bước đi chợ. Nói đi chợ là nói đó thôi chứ tôi muốn đi bộ để tận hưởng cái gió mát đầu ngày.Tôi bước đi trên con đường làng quanh co dẫn đến cuối xóm. Tiếng chó sủa, gà gáy vang lên làm phá đi cái không khí tĩnh lặng lúc nào. Rồi trong tôi bỗng sực nhớ tới một việc. Chả là thế này. Cô Thị vợ Ông giáo có nói với tôi là mắc chứng bệnh đau lưng kinh liên, cô nhờ tôi kiếm giúp chỗ nào chữa tốt thì mách cho cô ấy. Tôi đã tìm ra và định đến trưa sang nhà. Mặt trời mỗi lúc càng lên cao, tôi đến nhà Ông giáo. Đi dưới những lũy tre xanh, tôi cảm thấy dễ chịu và khoan khoái lạ thường. Tôi rảo bước thật nhanh tới nhà. Phía sau cánh cổng nhà Ông giáo là khoảng sân rộng. Thị đang đứng trong bếp, tôi chạy ào vào và mách luôn. Nhưng thật vô tình làm sao tôi nghe được cuộc nói chuyện đầy ý nghĩa của lão Hạc và Ông giáo. Tôi nghe mà trong lòng thấy rằng cuộc đời này thật là trớ trêu!!!
Tôi đứng dưới sân, dưới ánh nắng gắt của buổi ban trưa, đang mách cho Thị thì thấy lão Hạc tất tưởi, hớt hải chạy vào. Nhìn lão chạy mà tôi thấy buồn cười. Cái dáng đã già vừa thấp lại gù gù của lão nhìn thật khó coi. Những nỗi khắc khổ hiện lên trên khuôn mặt lão khiến ai nhìn vào cũng thấy thương. Nhưng lạ một điều, tại sao lão lại căng thẳng và lo lắng đến vậy. Tôi băn khoăn trong lòng tự hỏi. Lão chạy thằng một mạch vào nhà, vừa thấy Ông giáo, lão bắt đầu ngay câu nói:
-Cậu Vàng đi đời rồi, Ông giáo ạ!
Không khí trong nhà trùng xuống, nặng nề một cách lạ. Ông giáo thốt lên tiếng rồi ấp úng đáp:
-Lão lão bán con chó rồi sao?
Lão Hạc không nói gì, khuôn mặt hốc hác ấy cúi gằm xuống. Lão trả lời bằng giọng run run:
-Bán rồi, họ vừa bắt xong.
Ông giáo đứng yên như chết lặng, buồn, thương thay cho lão Hạc. Đứng ở ngoài nhìn vào, nghe nhưng tiếng nói chua xót của hai người ấy mà tôi thấy trạch lòng. Chắc lão Hạc phải suy nghĩ nhiều lắm, day dứt lắm khi quyết định bán con chó. Lão và con chó thân nhau lắm. Lúc đầu thấy lão nuôi chó tôi nghĩ chắc lão nuôi để bán lấy tiền hay làm thịt đó thôi. Nhưng giờ thì Lão Hạc buồn, đau đớn, xót xa, ân hận đến cùng cực. Những nếp nhăn xô lại với nhau, hằn rõ mồn một. Đôi mắt ầng ậc nước của lão ánh lên nỗi buồn đau khôn xiết. Lão bật khóc huhu rồi như trẻ con mếu. Ông giáo nhìn lão Hạc một cách cảm thông, chắc ông ấy hiểu được tình cảm đó. Tôi nhìn vào trong nhà mà xót xa. Lão khóc to hơn, nước mắt giàn giụa chảy ra một cách đau khổ:
-Ông giáo ơi! Nó có biết gì đâu!
Ông giáo ngồi nghe mà đau xót. Lão Hạc kể chuyện con chó bị bắt. Trong những lời nói run run ấy, tôi cảm nhận được sự hối hận, xót xa trong lòng lão đến mức độ nào. Rồi bầu không khí ấy bị phá tan bởi giọng nói của Ông giáo:”Mẹ nó à, vào nhà lấy cho tôi cái chõng tre và mang một ấm nước chè pha sẵn cho tôi”. Tiếng gọi với phát ra trong nhà. Nghe thấy vậy, Thị liền làm ngay. Hai ông bạn vẫn tiếp tục nói chuyện một cách chân tình. Ông giáo nói bằng giọng lo lắng:
-Lão Hạc à! Ông không sao đấy chứ? Thôi thì bán nó đi cũng tốt, coi như là ta đã hóa kiếp cho nó, giúp nó đến với một cuộc sống tốt hơn. Lão thấy có đúng không?
Lão nhìn Ông giáo với ánh mắt nặng trĩu nỗi buồn nhưng vẫn cố gượng cười:
-Ông giáo nói phải, thôi thì ta hóa kiếp cho nó vậy.
Tôi nghe mà thương lão Hạc quá. Bán con chó rồi, một mình còm cõi ở nhà lão biết làm bạn với ai. Dẫu biết cuộc sống khó khăn và thiếu thốn nhưng có bạn ở bên thì sẽ vui hơn nhiều. Nhìn lão Hạc, tôi càng thấy tội nghiệp cuộc sống già cô đơn. Hai khuôn mặt nặng trĩu nỗi buồn. cuộc nói chuyện im lặng một lúc lâu. Họ nhìn nhau như thể thương cảm bằng những con mắt biết nói. Ngoài trời, nắng vẫn chói chang. Từng ngọn gió vi vu xô nhẹ nhưng rặng tre tạo nên tiếng xào xạc lạ kì. Trong bầu không khí im lặng của làng quê nghèo, tiếng lá vẫn reo. Cả hai người ngồi thừ ra, ngẫm nghĩ cuộc đời.
-Lão Hạc ạ! Tôi cũng như ông, đều có những vật mà tôi quý giá vô cùng nhưng rồi cũng phải bán. Lão có biết tại sao không? Chính là do cuộc sống hàng ngày khiến tôi thấy một điều: không bán thì sẽ chết. Cuộc sống không ai có thể lường trước được tất cả, có những việc ta phải chấp nhận và đối mặt với nó. Bởi sở dĩ cuộc sống này là vậy.
Ông giáo nói như phân tích vấn đề. Khuôn mặt nghiêm nghị một cách rất chín chắn. Lão Hạc ngồi gật gù công nhận câu nói ấy của bạn. Tôi đứng ngoài sân, miên man suy nghĩ về nỗi khổ cuộc đời. Lão đã bớt buồn. Nhìn lão Hạc tôi cũng thấy đỡ lo. Hai người vẫn tiếp tục nói nhưng tôi thì phải về. Ông mặt trời đã bắt đầu lặn.
Tôi lững thững bước đi về nhà mà trong lòng miên man một nỗi buồn khó nói
Đề 1: Hôm nay cô giáo ra đề làm văn. Cô yêu cầu tôi kể về kỉ niệm với một con vật nuôi mà tôi từng thân thiết. Không một chút đắn đo, tôi cầm bút kể về chú chó ” Lúc”, một con chó mà gia đình tôi ai cũng coi như một người thân.
” Lúc” là cách tôi gọi tắt tên của nó. Thật ra tên đầy đủ của nó là” Lucky”. Ba tôi đặt cho nó cái tên đó vì ông tin vào câu dân gian truyền miệng: ” Mèo vào nhà thì khó, chó vào nhà thì sang”. Số là thế này, một hôm, khi đứng trông hàng, anh Hải, người giúp việc cho ba tôi, thấy một con chó ngơ ngác chạy qua, vẻ mặt thất thần hỏang hốt. Anh bèn huýt gió gọi nó đứng lại. Ai ngờ nó vào nhà thật và nằm im phủ phục trước thềm. Anh lấy cơm cho nó ăn rồi vỗ về bảo nó nằm im đợi chủ đến tìm.Không ngờ, một ngày, rồi hai ngày .trôi qua mà chẳng ai đi tìm nó cả. Thế là gia đình tôi nuôi luôn từ đó.
Phải nói Lucky không phải là chó quý mà chỉ là một con chó đẹp vậy thôi. Nó là chó Việt 100%. Có lẽ chủ trước nuôi nó để thịt hay sao đó nên khi về nhà tôi nó đã bị thiến rồi. Do vậy nó mập tròn ú ụ. Cân dễ phải 20 kg ( Lần chích ngừa cho nó tôi đã có cân). Lông lại vàng óng ả nữa trông rất đáng yêu. Chỉ có điều cái mõm dài và hàm răng nhe ra nhọn hoắt trông rất đáng sợ. Ấy thế nhưng Lúc lại rất hiền. Ai vuốt cũng được và gặp ai cu cậu cũng mừng. Anh Hải thường trêu nó là chó” hữu nghị” và không tin tưởng chút nào vào việc giữ nhà của nó.
Lúc đầu tôi cũng coi thường nó. Hay nói đúng hơn là tôi không ghét cũng không thương. Nhưng rồi nhiều chuyện xảy ra khiến tôi phải đổi thay thái độ. Đó là mỗi khi tôi đi học về, nó nằm trước cửa, đợi tôi từ xa. Và khi tôi chưa thấy nó là nó đã nhìn thấy tôi rồi. Nó chạy xồ ra mừng tôi tíu tít. Lúc đó cái đuôi của nó cứ gọi là ngoáy tít, hai chân trước chồm lên như thể muốn ôm chòang lấy tôi. Miệng thì khẽ kêu lên sung sướng. Đã thế ánh mắt lại đầy biểu cảm thiết tha, bảo sao tôi không cảm động. Cứ thế ngày lại qua ngày, tôi mến nó lúc nào không hay.
Càng mến Lucky hơn khi một ngày kia nó lập công bắt chuột! Bạn có tin không khi chó mà biết bắt chuột như mèo. Nhưng là sự thật đấy. Số là cửa hàng nhà tôi đồ đạc rất nhiều nên lũ chuột thường hay ẩn nấp. Má lại ghét mèo nên không chịu nuôi. Thế là lũ chuột hòanh hành dữ dội. Một bữa nọ , Lúc đang nằm lim dim thìnghe tiếng rục rịch của lũ chuột đuổi nhau sau tủ kệ. Lúc vểnh tai lên, hai chân trước duỗi dài nghe ngóngThế rồi một anh ” Tí” rửng mỡ chạy xẹt qua. Không chần chừ, Lúc vươn mình chồm tới. Anh ” Tí” chới với bị Lúc ngoạm liền. Lúc cắn chặt , lắc lắc đầu ra chiều hí hửng đem lại khoe với ba tôi. Ba cầm xác chuột liệng vào thùng rác rồi khen Lúc giỏi, Lúc tài. Từ đó được khuyến khích, Lúc càng ra tay diệt chuột và lập thêm nhiều chiến công hơn nữa. Mẹ tôi vì thế càng yêu Lúc hơn.
Thấm thoắt vậy mà Lúc đã ở với gia đình tôi được7 năm rồi. Biết bao kỉ niệm buồn vui của gia đình mà có Lúc cùng chia sẻ. Thậm chí anh Hai tôi đi học xa nhà mất những bốn năm mà khi về Lúc vẫn mừng, vẫn nhớ. Do vậy cả nhà tôi ai cũng yêu quý Lúc. Ba tôi thường nói với chúng tôi rằng nó không còn là một con chó nữa mà là một thành viên thân thiết của gia đình. Với tôi, tôi không thể tưởng tượng một ngày nào đó khi đi học về mà không thấy nó ra mừng. Nếu nó bị ” bắt cóc” eo ôi, tôi chết mất. Do vậy tôi chỉ cầu trời cho nó được sống mãi với gia đình tôi. Tôi sẽ chăm sóc nó như thể đó là em út của tôi vậy.
Đề 2: Bao kỉ niệm trong quãng đời niên thiếu cứ qua đi , qua đi, .. trôi mãi theo thời gian  Thế nhưng giờ đây , khi nghe nhắc đến ” cô lan hương” lòng em lại bồn chồn sao xuyến . hình ảnh cô ngày nào lại hiện về trong kí ức , khơi dậy trong lòng em những kỉ niệm dã lâu , rất lâu rồi.
Ngày đó em còn là một học sinh lớp 4 , lại còn đc phong là ” tướng lớp bốn B” mới ghê chứ ! linh , huyền thì đc bọn con gái phong là ” hộ vệ tướng hoàn” tuy là con gái nhưng chúng tôi rất nghịch ngợm . chungs nó vẫn phục tùng chúng em . Với lại đầu năm 4b chua có chủ nhiệm nên cứ như gà con mất mẹ . Bộ bà : Linh , huyền , nga mắc sức tung hoành . ” Các cô thầy chủ nhiệm vài hôm lại đổi , sợ đếch gì !” em thường nói với Linh và Huyền như vậy . Giờ đây học lớp 8 nghĩ lại kỉ niệm đó em hổ thẹn , đắc biệt nỗi buồn em gây ra cho cô Lan hương làm em thấy xấu hổ vô cùng !
- Cô giáo mới 
- Cô chủ nhiệm lớp mình đấy !
- Tên cô hay lắm cơ !
Tất cả những đứa như hoa , Tuấn . Phước nổi tiếng xưa nay là gương mẫu của lớp cùng reo lên vui mừng . Cả nam , cả nữ nhao nhao , đứa nói , đứa hỏi , đúa khoe những điều mình biết về cô :
- Quê cô ở đâu xa , xa lắm ..
- Có phải cô chủ nhiệm lớp mình không ?
- Ừ! cô chủ nhiệm đó
- Cô có mái tóc dài lắm , mượt nữa , mắt cô đen 
Bon chúng thi vui mừng ,còn bọn em thi tim nghỉm . thời gian thấm thoắt trôi qua . Cô Lan hương đã trở thành người chị đáng yêu của lớp 4b , trừ tụi mình ra . Với sự nghiêm nghi của cô , chúng em it bỏ giờ hơn , nhưng chứng nào tật ấy , ham chơi , quần áo sành điệu vẫn không thay đổi . Thế rồi , tổ chức học nhóm ban đêm , chao ôi ! đây là tù đày , địa ngục đối với tụi em . Dần dà việc học nhóm trở thành cái ách của chúng em
- thôi bữa nay phải tấn công cco mới đc .. Cái Linh đề nghị tối nay phá tổ ” học nhóm ” nha
- Tao làm ma cho
- Tao thick ném đá vào bon chúng chạy toán loạn
ĐẾn đêm , đúng như kế hoạch , ch ... con Miu đã tròn hẳn lên. lông nó vàng vàng, càng mịn hơn “Hình như nó đã chiếm được cảm tình của mọi người thì phải.” Tôi thấm nghĩ như vậy mà lòng cảm thấy buồn buồn
Tối nào ngồi vào bàn học, tôi cũng thấy nó cuộn mình nằm ngay dưới ghế tôi. Cái đầu của nó cạ cạ vào chân tôi như làm quen. Tôi mặc kệ nó. Cái mõm ướt ướt của nó chạm vào da tôi. Cái cảm giác thật khó chịu. Tôi lấy chân đạp nó ra xa. Nhưng chỉ một lát sau, mọi chuyện lại đâu vào đấy, nó lại lầm lũi, lặng lẽ nằm ngay bên chân tôi. Tối nào cũng vậy, chỉ khi nào tôi lên giường ngủ và tắt đèn thì nó mới chịu về chỗ của mình. Tôi cũng không thèm đuổi nó nữa> Khôn gbiết tự bao giờ tôi đã quen với sự có mặt của con Miu. Không có nó, tôi lại kêu “meo, meoMiu đâu, Miu đâu”khắp nhà để tìm. Dần dần, nó đã chiếm được cảm tình của tôi. Được vui đùa cùng nó là một cách thư giãn của tôi sau khi học xong. Càng lớn, con Miu càng nhanh nhẹn. Nó bắt chuột thiện nghệ đến mức thỉnh thoảng các bác hàng xóm phải sang mượn nó vền để trị mấy con chuột phá phách. Miu thật là một thành viên tích cực không chỉ của nhà tôi mà còn của cả xóm.
Có một lần, do đểnh đoảng trong lúc dọn dẹp, tôi đã sơ ý làm bể chiếc bình hoa mà mẹ thích nhất. LÒng tôi đang nơm nớp lo sợ mẹ la. trong lúc thu dọn những mảnh vụn thủy tinh, tôi bỗng nghĩ:
- Sao mình không đổ tội cho con Miu nhỉ?
Thế là ý nghĩ đó đã được thực hiện ngay khi mẹ tôi về, tôi đổ tội hết cho con Miu. Tội nghiệp con Miu, nó bị ăn ba cây roi thay tôi. Nó kêu lên “méo méo” thật đau đớn. Tôi nghĩ tối hôm đó nó sẽ không vào phòng tôi nữa. Nhưng nó không những không giận tôi mà vẫn đùa nghịch cùng tôi. Lúc đó, tôi cảm giác mình thật ích kỉ và tự nhiên tôi thương nó vô cùng. Nó ngây thơ và vô tội, đầy lòng vị tha, còn tôi sao mà ích kỉ thế. Miu ơi, tha lỗi cho chị nhé.
Tuy rằng, Miu không phải là con mèo hoàn hảo nhưng cả nhà tôi vẫn rất thương nó. Bây giờ, Miu đã trở thành một thành viên không thể thiếu trong gia đình. Tôi và nó đã trở thành bạn thân. Tôi đã học được nhiều điều bổ ích từ nó.
Đề 3: 
Ba mẹ là người đã cho tôi sự sống, cho tôi tình yêu cao cả, dạy cho tôi những điều tốt đẹp nhất để tôi làm hành trang bước vào đời. Trong mắt tôi, không ai có thể sánh bằng ba mẹ. Tình yêu của tôi dành cho ba mẹ như ngọn lửa không bao giờ tắt. Tôi luôn mong muốn làm cho ba mẹ hài lòng về mình. Chủ nhật vừa qua là một ngày hạnh phúc đối với tôi vì tôi đã làm được một việc khiến ba mẹ rất vui lòng.
Từ bé đến giờ tôi vẫn luôn tự hào về gia đình tôi. Ba mẹ lúc nào cũng yêu thương, quan tâm, chăm sóc tôi. Một ngày đẹp trời nọ, ba mẹ trìu mến thông tin với tôi một tin rất quan trọng: tôi sắp có em. Niềm vui ấy làm cả nhà chúng tôi hân hoan hơn, hạnh phúc hơn khi chào đón thành viên mới của gia đình. Rồi đến ngày em trai tôi cất tiếng khóc chào đời, tôi thấy ba mẹ vất vả lo cho em, tôi càng thêm yêu ba mẹ. Tôi cũng rất yêu thương nó. Đó là cậu bé có nước da trắng hồng, hai mắt tròn xoe, long lanh. Cái miệng nó cười trông rất dễ thương. Hai tay nó huơ huơ mỗi lần có người lại trò chuyện, âu yếm, nựng nịu nó. Có lẽ chính vì thế mà tôi thấy ba mẹ chăm sóc em quá mức mà quên khuấy tôi đi. Mỗi lần như vậy, tôi thường có cảm giác ba mẹ đã không còn thương mình, chỉ thương em thôi. Vì thế, có đôi lúc tôi hay đứng xa ra mỗi khi thấy ba mẹ chơi với em. Cũng từ lúc có em, tôi thường bị sai vặt: “Lan à, lấy dùm mẹ cái này. Lan à, lấy cho em cái kia” Tôi cứ chạy ra chạy vào, chạy tới chạy lui để “phục vụ” cho em. Ý nghĩ ba mẹ không thương mình cứ luẩn quẩn trong đầu tôi làm tôi không thể nào cười nói gì được. Tôi thực hiện mệnh lệnh mà thấy khó chịu vô cùng. Tôi cứ hay lảng tránh ba mẹ. Tôi hay ngồi vào cái bàn học để ngồi vẽ những bức tranh mà tôi đang nghĩ. Tôi vẽ hình ảnh ba mẹ nắm tay Ton Ton em tôi đi chơi. Còn tôi thì đứng ở xa nhìn theo. Không có ai nắm tay tôi hết! Tôi vẽ hai giọt nước mắt rất to trên mắt tôi. Tôi thấy bức tranh này chính là tôi. Tôi hay nhìn bức tranh đó và nói một mình: “Ba mẹ không thương mình nữa rôi, chỉ thương Ton Ton thôi”.
Một hôm, chắc mẹ phát hiện ra có điều gì không ổn đối với tôi nên mẹ gọi tôi đến cạnh bên, vuốt đầu tôi, mẹ hỏi :
- Lan à, có việc gì mà mẹ thấy con không được vui vậy?
Tôi chỉ im lặng mà nước mắt sắp tràn ra. Mẹ hoảng hốt ôm tôi vào lòng và hỏi thêm:
- Việc học hành có gặp gì khó khăn không con?
Tôi lắc đầu mà nước mắt chảy.
- Sao vậy con ? Có chuyện gì con nói với mẹ nghe đi!
Tôi gạt tay mẹ ra và bỏ chạy tới cái bàn, cầm lấy bức tranh và đưa cho mẹ xem rồi lại ù bỏ chạy.
Suốt buổi chiều hôm đó tôi trốn vào một góc nhà. Mẹ tìm thấy tôi và dỗ dành:
- Mẹ biết rồi, con nghĩ ba mẹ không thương con phải không?
Tôi nói một cách thổn thức:
- Ba mẹ chỉ thương em, không thương con như hồi đó nữa. Huhu
Mẹ tôi âu yếm vuốt nước mắt trên má tôi rồi ôn tồn giải thích:
- Con nghĩ như vậy là sai rồi. Em còn quá nhỏ, ba mẹ phải dành nhiều thời gian lo cho em. Còn con, con lớn hơn nên ba mẹ tin tưởng, an tâm về con. Ba mẹ rất thương con. Hơn nữa, con lại còn biết phụ giúp ba mẹ. Từ khi có em, mẹ thấy con rất người lớn, mẹ rất vui. Con có thương em không?
Tôi nói lí nhí: Dạ có.
- Vậy con có muốn làm cho ba mẹ vui lòng không?
- Dạ có – Tôi khẳng định.
Con hãy phụ mẹ chăm sóc em, con sẽ thấy em rất cần sự chăm sóc đặc biệt. Nếu con nghĩ ba mẹ không thương con. Ba mẹ sẽ rất buồn.
Tôi nghe trong giọng nói của mẹ có sự nghẹn ngào. Tôi thấy mẹ ôm tôi chặt hơn. Tự dưng những ý nghĩ trước đó bỗng nhiên biến đâu mất. Tôi chỉ còn thấy mẹ thương tôi biết chừng nào. Tôi sung sướng được ở trong vòng tay của mẹ Ba không biết có mặt từ lúc nào, cũng cười và nói:
- Cả nhà ta cùng thương yêu nhau. Ba mẹ đều thương cả hai con!
Tôi chạy đến ôm lấy ba. Ba ơi, con thương ba mẹ. Con biết ba mẹ rất thương con Lúc đó tôi chợt nhớ ba đã lấy lới bài hát “cả nhà thương nhau” để khẳng định tình cảm của ba mẹ. “Ba này, lúc nào cũng thật vui.”. Tôi thầm nghĩ mà thấy lòng vô cùng sung sướng.
Chiều chủ nhật hôm ấy cả nhà chuẩn bị sang nhà ngoại chơi, có ẵm em đi nữa. Mẹ gọi tôi phụ sắp xếp quần áo, tả, khăn, sữa, nước cho em. Tôi thấy vui vô cùng. Thì ra em Ton Ton cần được mọi người chăm sóc đến như vậy. Tôi chơi với em và cảm nhận được tình yêu thương chạy khắp người. Ton Ton dễ thương của chị, chị rất yêu thương em.
Thấy tôi vừa chơi với em, vừa hôn vào bàn tay bé bỏng của nó, mẹ cũng cười bảo:
- Thôi, chúng ta chuẩn bị lên đường nào, con gái cưng ơi!
Tôi “Dạ” nhanh gọn và dứt khoát lắm. Ba mẹ nhìn tôi cười:
- Thôi ta đi. Con gái của ba mẹ giỏi quá
Ba mẹ cười mãi. Hình ảnh ba mẹ vui sướng hiện lên khuôn mặt, lên nụ cười, ánh mắt của ba mẹ dành cho tôi khiến tôi vô cùng hạnh phúc. Tôi vui quá
Mỗi lần nhìn ba mẹ cười, tôi lại nhớ đến kỉ niệm đáng nhớ ấy. Tôi phải làm nhiều việc tốt hơn nữa, cố gắng học tốt và yêu thương em để ba mẹ yên tâm về tôi, để tôi tự hào với chính mình là một người con ngoan, một người chị tốt.
Tôi lại nhớ đến lời một bài hát có hình ảnh gia đình thật đẹp:
Ba là cây nến vàng
Mẹ là cây nến xanh
Con là cây nến hồng
Đề 4: 
Cuộc đời Lão Hạc là một chuỗi những bất hạnh liên tiếp, dai dẳng và triền miên: vợ chết, lão sống cảnh gà trống nuoi con , khi con trai lão trưởng thanh, phẫn uất vì không đủ tiền cười vợ cũng đã bỏ đi làm đồn điền cao su lão sống thui thủi trong cảnh già cũng với con chó vàng , mon fmỏi chờ tin con tuyệt vong. Cả cuộc đời lão phải gánh chịu cả những vật chât và tinh thần.Rồi mất mùa, đói kém. Rồi bệnh tật không có việc làm. Cái nghèo, cái đói cùng sự phẫn uất bế tắc đã đẩy lão đến bước đường cùng. Lão bán con chó vàng, kỉ vật của người con trai để lại. Phải trải qua bao day dứt, đau đớn lão mứoi thực hiện được quyết định này. để rồi sau khi bán con chó vàng, lão rơi vào một cuộc khủng hoảng tâm lí- ân hận vì trót lừa một con chó. Nỗi ân hận ấy dễ lí giải bởi vì mất con chó vàng cũng có nghĩa là mật đi chỗ dựa tinh thần cuối cùng trong cảnh già.
Lão Hạc quý con Vàng lắm. Chẳng gì nó cũng là một kỉ vật. Vợ lão mất đi, tất cả những gì yêu thương lão dồn cả vào cậu con trai. Nhưng nhà lão nghèo quá, không đủ tiền cưới vợ cho con , con lão bỏ đi. Cậu Vàng lúc này có khác gì cậu con trai quý tử của Lão. Lão chăm lo cho nó chu đáo lắm. Lão ăn gì cũng cho nó ăn theo. Cậu Vàng lớn nhanh và cũng rất trung thành với chủ. Nhưng rồi những trận ốm nặng khiên lão tiêu hết cả chỗ tiền bòn. Lão đành bán chó. Chuyện tưởng chỉ đơn giản như vậy như người ta bán đi con vật nào đó trong nhà. nhưng với Lão Hạc, chuyện bán con vàng là to tát lắm.
Tôi hiểu. tôi biết vì sau khi bán con chó vàng ông đã sang báo tin cho tôi. Lão cố làm ra vr nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão cứ ầng ậng nước. Lão đau xót thật. Nỗi đau của Loac khiến tôi còn cảm thấy không xót xa bằng năm quyển sách mà tôi cho đó là vật tùy thân hồi trước. Tôi chẳng biết nói gì cả, hỏi cho có chuyện:
-Thế nó cho bắt à?
KHông ngờ nó lại đụng đến nỗi đau đang chỉ chực dâng lên và cứ thế là mặt lõa tự dưng co dúm lại. Những nếp nhăn xô vào nhau, ép chp nước mắt chảy ra lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc. Bộ dạng lão trông thật là tội ngiệp. Những giọt nước mắt khó khăn tưởng không thể có ở cái tuổi gần đất xa trời đã rơi vì thấy mình có lỗi với chú chó vàng. Lão khóc như đứa con nít giận dỗi vì bị ai đe nẹt và quát mắng.
Tôi cảm thấy bồi ngồi khi ngồi nghe lão kể. Lão kể chuyện bán chó mà thực chất là để tự xỉ vả mình. Lão nói: ********.. ông giáo ơi..! Nó có biết gì đâu.
Một câu chửi thề, một lời tự trách , con chó được lão hạc coi như một đứa con mà mình chẳng khác gì một ông già chuyên lừa lọc. Lõa tưởng tượng trong ánh mắt của con Vàng lúc nso bị trói chặt cả bốn chân là mộo lời trách móc nặng nề.: A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối xử vứoi tôi như thế này à?
Lời tự vấn chứng tỏ lão đã dằn vtj mình lắm.
Thế rồi Lão cũng nguôi dần nhờ sự động viên , khich lệ thêm chút an ủi của tôi. Thôi thì đằng nào nso cũng chết rồi . Lão chua chát bảo Kiếp con chó là kiếo khổ, thì ta hóa kiếp cho nó làm kiếp ngưưoì, may ra có sung sướng hơn một chút kiếo ngươi như kiếp tôi chẳng hạn.
Câu nói của Lão chua xót biết bao. Chắc gì cái kiếp của lão đã sung sướng hơn kiếp chó. CÒn lõa vẫn phải sông kiếp người àm nào có ra gì. Và rồi đây, cái chết của lão đâu có nhẹ hơn cái chết của cậu Vàng.
Tình yêu của Lão Hạc đối với cậu Vàng không đơn giản là thứ tình yêu dành cho con vật. cạu Vàng là kỉ niệm , là nơi duy nhất lão ngày ngày tâm sự chuyện mình. Nói chuyện vứoi cậu, Lão có cảm giác như đang được gần cậu con trai yêu quý. CHính điều kiện này khiến tôi – một nhà tri thức nghèo, và các bạn dễ dàng hiểu được tại sao lão Hạc lại dằn vặt và đau đơn khi bán chó. Đoạn truyện tuy ngắn nhưng đã gợi ra nhưng phẩm chất vô cùng tốt đẹp của lõa nông dân, một con người luôn sống vị tha và thương yêu hết mực.

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI VIET SO 2 BAI THAM KHAO.doc