Đề thi chọn học sinh giỏi Sinh học Lớp 9 - Năm học 2011-2012 - Phòng GD & ĐT Huyện Lục Yên

Đề thi chọn học sinh giỏi Sinh học Lớp 9 - Năm học 2011-2012 - Phòng GD & ĐT Huyện Lục Yên

Câu 1 (2,5 điểm). Kể tên những loại rễ biến dạng và chức năng của chúng. Tại sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa?

Câu 2 (3,5 điểm). Trùng sốt rét có những đặc điểm gì thích nghi với lối sống kí sinh? Khi xâm nhập vào cơ thể người, trùng sốt rét gây bệnh như thế nào?

Câu 3 (3 điểm). Hãy giải thích câu nói “chỉ cần ngừng thở 3 đến 5 phút thì máu qua phổi sẽ chẳng có oxi để mà nhận”. Trồng cây xanh có lợi gì trong việc làm trong sạch bầu không khí quanh ta?

Câu 4 (2 điểm). Quan sát tiêu bản tế bào của một loài trên kính hiển vi thấy trong một tế bào đang phân chia bình thường có 23 NST kép tập trung và xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

Biết cặp nhiễm sắc thể giới tính của loài đó kí hiệu là XX và XY.

a) Xác định bộ NST lưỡng bội (2n) của loài. Viết kí hiệu bộ NST 2n trong tế bào của loài đó. Số nhóm gen liên kết của loài đó là bao nhiêu?

b) Tế bào trên đang thực hiện quá trình nguyên phân hay giảm phân và ở kì nào? Giải thích.

 

doc 5 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 659Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi Sinh học Lớp 9 - Năm học 2011-2012 - Phòng GD & ĐT Huyện Lục Yên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN LỤC YÊN
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP THCS
NĂM HỌC 2011- 2012
Môn thi: Sinh học
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (2,5 điểm). Kể tên những loại rễ biến dạng và chức năng của chúng. Tại sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa?
Câu 2 (3,5 điểm). Trùng sốt rét có những đặc điểm gì thích nghi với lối sống kí sinh? Khi xâm nhập vào cơ thể người, trùng sốt rét gây bệnh như thế nào?
Câu 3 (3 điểm). Hãy giải thích câu nói “chỉ cần ngừng thở 3 đến 5 phút thì máu qua phổi sẽ chẳng có oxi để mà nhận”. Trồng cây xanh có lợi gì trong việc làm trong sạch bầu không khí quanh ta?
Câu 4 (2 điểm). Quan sát tiêu bản tế bào của một loài trên kính hiển vi thấy trong một tế bào đang phân chia bình thường có 23 NST kép tập trung và xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. 
Biết cặp nhiễm sắc thể giới tính của loài đó kí hiệu là XX và XY. 
a) Xác định bộ NST lưỡng bội (2n) của loài. Viết kí hiệu bộ NST 2n trong tế bào của loài đó. Số nhóm gen liên kết của loài đó là bao nhiêu?
b) Tế bào trên đang thực hiện quá trình nguyên phân hay giảm phân và ở kì nào? Giải thích.
Câu 5 (5 điểm). Một chuột đực (1) giao phối với một chuột cái (2) lông thẳng đẻ được một chuột đực (3) lông thẳng và một chuột cái (4) lông xù. Con chuột cái (4) lông xù nói trên lớn lên giao phối với một chuột đực (5) lông xù đẻ được một chuột (6) lông thẳng. Chuột đực (3) lông thẳng lớn lên giao phối với một chuột cái (7) đẻ được một chuột (8) lông thẳng và một chuột (9) lông xù.
a) Xác định tính trạng trội, lặn.
b) Xác định kiểu gen của các cá thể nêu trên.
c) Lập sơ đồ lai minh họa.
Câu 6 (4 điểm). Một đoạn gen có tổng hai loại nuclêôtit bằng 40% tổng số nuclêôtit của gen và số nuclêôtit loại A = 600.
a) Tính tỉ lệ % mỗi loại nuclêôtit của gen?
b) Tính số lượng mỗi loại nuclêôtit của gen?
..........................Hết............................
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP THCS
NĂM HỌC 2011 – 2012
Môn thi: Sinh học
Câu
Nội dung
Điểm
1
*Các lại rễ biến dạng:
- Rễ củ như cà rốt, khoai lang rễ phình to chứa chất dự trữ cho cây dùng khi ra hoa, tạo quả.
- Rễ móc bám vào trụ giúp cây leo lên cao
- Rễ thở( rễ hô hấp) có ở những cây mọc ở đầm lầy như vẹt, sú, mắm, các rễ này mọc ngược lên trên mặt nước lấy không khí cho rễ hô hấp.
- Giác mút có ở những cây sống bám như tầm gửi, tơ hồng, rễ biến thành giác mút đâm vào cây chủ để hút thức ăn.
* Phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi ra hoa vì: Sản phẩm thu hoạch là củ. Củ là phần rễ phình to chứa chất dự trữ để cây dùng lúc ra hoa, tạo quả. Vì vậy, nếu trồng cây lấy củ như khoai lang, cà rốt, củ cải người ta phải thu hoạch trước khi ra hoa để thu được củ chứa nhiều chất hữa cơ nhất. Nếu thu hoạch chậm, sau khi cây ra hoa tạo quả thì một phần chất hữu cơ của củ đã dùng cung cấp cho hoa, quả nên rễ củ xốp, chất lượng và khối lượng củ giảm do đó năng suất sẽ thấp. 
0,25
0,25
0,25
0,25
1,5
2
* Đặc điểm của trùng sốt rét thích nghi với lối sống kí sinh: 
Để thích nghi với lối sống kí sinh, ở trùng sốt rét đã có sự tiêu giảm bớt một số cơ quan như: không có cơ quan vận chuyển, không bào tiêu hóa và không bào co bóp. Toàn bộ các quá trình dinh dưỡng, hô hấp, bài tiết của trùng sốt rét được tiến hành qua màng tế bào.
* Đặc điểm gây bệnh của trùng sốt rét: 
- Khi vào máu người, trùng sốt rét chui vào hồng cầu, lấy chất dinh dưỡng trong hồng cầu để tiếp tục sống, lớn lên và phân chia thành nhiều phần nhỏ. Mỗi phần là một trùng sốt rét mới. Khi hồng cầu bị phá vỡ. Các trùng sốt rét được tung vào máu và lại tiếp tục được chui vào các hồng cầu khác để phát triển và phá hoại máu người bệnh. Mỗi lần trùng sốt rét sinh sản như vậy, hàng loạt hồng cầu bị phá vỡ. Người bệnh bị thiếu máu rõ rệt. Các chất độc được thải vào dịch máu làm cơ thể người bị ngộ độc, người bệnh đau đầu, chóng mặt, nhiệt độ tăng đột ngột.
- Khoảng cách giữa 2 lần sinh sản của trùng sốt rét thay đổi tùy loài. Nếu là 48 giờ người bệnh bị sốt rét cách nhật, nếu là 72 giờ, người bệnh cách 2 ngày mới lên cơn sốt một lần.
1,5
1,5
0,5
3
* Hãy giải thích câu nói: “chỉ cần ngừng thở 3 đến 5 phút thì máu qua phổi sẽ chẳng có oxi để mà nhận”: Trong 3 đến 5 phút ngừng thở không khí ở trong phổi cũng ngừng lưu thông nhưng tim không ngừng đập, máu không ngừng lưu thông qua các mao mạch phổi, trao đổi khí ở phổi cũng không ngừng diễn ra, Oxi trong không khí ở phổi không ngừng khuyếch tán vào máu và CO2 không ngừng khuyếch tán ra. Bởi vậy nồng độ O2 trong không khí ở phổi hạ thấp tới mức không đủ áp lực để khuyếch tán vào máu nữa.
* Trồng nhiều cây xanh có lợi trong việc làm trong sạch bầu không khí thể hiện:
- Trong quá trình quang hợp cây xanh lấy vào khí CO2 và nhả ra khí O2 nên đã góp phần giữ cân bằng các khí này trong không khí.
- Lá cây có thể ngăn bụi và khí độc giúp không khí trong sạch.
- Một số loại cây như bạch đàn, thông có thể tiết ra các chất có tác dụng tiêu diệt 1 số vi khuẩn gây bệnh, giảm ô nhiễm môi trường.
1,5
0,5
0,5
0,5
4
a) Xác định bộ NST lưỡng bội (2n) của loài. Viết kí hiệu bộ NST 2n trong tế bào của loài . Số nhóm gen liên kết của loài 
- Bộ NST lưỡng bội 2n = 46. 
- Kí hiệu bộ NST 2n trong tế bào của loài là: 44A + XX hoặc 
44A +XY 
- n = 23 -> Số nhóm gen liên kết của loài bằng 23
b) Tế bào trên đang thực hiện quá trình giảm phân và ở kì giữa II. Vì ở kì giữa II các NST kép tập trung và xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
0,5
0,5
0,5
0,5
5
a) Xác định tính trạng trội, lặn.
- Chuột cái (4) lông xù giao phối với chuột đực (5) lông xù đẻ được chuột (6) lông thẳng.
- Bố mẹ lông xù sinh ra con lông thẳng tính trạng lông xù trội hoàn toàn so với tính trạng lông thẳng.
- Quy ước: A: lông xù
 a: lông thẳng
b) Xác định kiểu gen các cá thể:
- Để sinh ra chuột (6) lông thẳng có KG aa thì chuột cái (4) lông xù và chuột đực (5) lông xù phải cho giao tử a. Mà chuột cái (4) và chuột đực (5) có kiểu hình lông xù nên có KG là Aa.
- Để sinh ra chuột đực (3) lông thẳng có KG aa thì chuột đực (1) và chuột cái (2) lông thẳng phải cho giao tử a
- Để sinh ra chuột cái (4) lông xù thì chuột đực (1) phải cho giao tử A vì chuột cái (2) lông thẳng có KG aa không thể cho giao tử A.
=> chuột đực (1) có KG Aa 
- Chuột cái (4) lông xù phải nhận một giao tử a từ chuột cái (2) lông thẳng nên có kiểu gen Aa
- Để sinh ra chuột (8) lông thẳng có KG aa thì chuột cái (7) phải cho một giao tử a.
- Để sinh ra chuột (9) lông xù thì chuột cái (7) phải cho giao tử A vì chuột đực (3) lông thẳng có KG aa không thể cho được giao tử A
=> Chuột cái (7) có kiểu gen Aa, 
- Chuột (9) lông xù phải nhận một giao tử a từ chuột đực (3) lông thẳng nên có kiểu gen là Aa.
Tóm lại kiểu gen của các cá thể trên là: 
- Chuột (1), (4), (5), (7), (9) có kiểu gen: Aa
- Chuột (2), (3), (6), (8) có kiểu gen: aa
c) Lập sơ đồ lai minh họa.
+P: Chuột đực(1) x chuột cái (2) lông thẳng
 Aa aa
Gp A, a a
F1 Aa aa
+ F1: Chuột cái (4) lông xù x chuột đực (5) lông xù
 Aa Aa
GF1 A, a A, a
F2 AA, Aa, Aa, aa
+ F1: Chuột cái (7) x chuột đực (3) lông thẳng
 Aa aa
GF1 A, a a
F2 Aa, aa
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
6
a)Tỉ lệ % mỗi loại nuclêotit của gen:
 - Trong gen ta luôn có tổng của hai loại nuclêotit không bổ sung cho nhau bằng 50% N.
- Mặt khác theo giả thiết tổng của 2 loại nuclêotit ( chưa cho là 2 nucluotit nào) bằng 40%N. Suy ra đó phải là tổng của của hai loại nuuclêotit bổ sung cho nhau.
- Ta có hai trường hợp có thể xảy ra:
*Trường hợp 1: 
A + T = 40% N
=> A = T = = 20% N	
G = X = 50% - 20% = 30% N 	 
*Trường hợp 2 :
G + X = 40%
G = X = = 20% N	 
A = T = 50% - 20% = 30% N 	 
b) Số lượng nuclêotit mỗi loại trong gen :
*Trường hợp 1:
Theo giả thiết : A = 600 = 20%
A = T = 600	 
G = X = = 900 	 
*Trường hợp 2 :
Theo giả thiết : A = 600 = 30%
A = T = 600 	 
G = X = = 400 	 
0,5
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25

Tài liệu đính kèm:

  • docDe thi hoc sinh gioi mon Sinh lop 9.doc