Đề kiểm tra trắc nghiệm chương I môn Hình học 8 - Trường THCS Văn Yên

Đề kiểm tra trắc nghiệm chương I môn Hình học 8 - Trường THCS Văn Yên

Câu 1: Cho hình thang ABCD có đáy AB = 5cm và đường trung bình MN = 4cm. Khi đó:

A. CD = 3 cm. B. CD = 4,5 cm. C. CD = 6 cm. D. CD = 5 cm

Câu 2: Hình vuông là tứ giác:

A. Có bốn góc bằng nhau.

B. Có hai đường chéo là trục đối xứng của hình.

C. Có bốn cạnh bằng nhau.

D. Có bốn cạnh bằng nhau và bốn góc bằng nhau.

 

doc 2 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 3263Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra trắc nghiệm chương I môn Hình học 8 - Trường THCS Văn Yên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS VĂN YÊN
ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG I
MÔN: Hình hoc 8
Thời gian làm bài: 45 phút; 
Mã đề thi 011
Họ và tên học sinh:..........................................................................
Lớp:..................................................................................................
Câu 1: Cho hình thang ABCD có đáy AB = 5cm và đường trung bình MN = 4cm. Khi đó:
A. CD = 3 cm.	B. CD = 4,5 cm.	C. CD = 6 cm.	D. CD = 5 cm
Câu 2: Hình vuông là tứ giác:
A. Có bốn góc bằng nhau.
B. Có hai đường chéo là trục đối xứng của hình.
C. Có bốn cạnh bằng nhau.
D. Có bốn cạnh bằng nhau và bốn góc bằng nhau.
Câu 3: Hình thang cân là hình thang:
A. Có hai đường chéo vuông góc với nhau,	B. Có hai cạnh bên bằng nhau.
C. Có hai đường chéo bằng nhau.	D. Có hai góc bằng nhau,
Câu 4: Đường chéo của hình vuông bằng 6 cm. Cạnh của hình vuông đó bằng:
A. 4 cm,	B. cm,	C. 18 cm	D. 3 cm,
Câu 5: Tứ giác ABCD có các góc thoả mãn điều kiện: A : B : C : D = 1: 1: 2: 2. Khi đó:
A. A = B= 1200, C = D = 600;	B. A = C = 600, B = D = 1200;
C. A = D = 600, B = C = 1200	D. A = B = 600, C = D = 1200.
Câu 6: Hình thang cân là hình thang:
A. Có hai góc kề cạnh bên bằng nhau.	B. Có hai cạnh bên bằng nhau.
C. Có hai cạnh đáy bằng nhau.	D. Có hai góc kề một đáy bằng nhau.
Câu 7: Hình thoi có độ dài hai đường chéo là 3 cm và 4 cm thì có độ dài cạnh là:
A. 2,5 cm.	B. cm.	C. 5 cm.	D. cm
Câu 8: Trong tứ giác, ta có:
A. Tổng hai đường chéo nhỏ hơn chu vi tứ giác,
B. Tổng hai đường chéo lớn hơn chu vi tứ giác.
C. Tổng hai đường chéo không nhỏ hơn chu vi tứ giác,
D. Tổng hai đường chéo không lớn hơn chu vi tứ giác.
Câu 9: Hình thoi là tứ giác:
A. Có hai đường chéo bằng nhau và vuông góc với nhau.
B. Có hai đường chéo vuông góc và cắt nhau tại trung điểm mỗi đường
C. Có hai đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
D. Có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
Câu 10: Cho tam giác ABC và M nằm trên cạnh BC. 
Từ M vẽ MN song song với AB và MP song song với AC. 
Tứ giác ANMP là hình thoi nếu:
A. M là trung điểm của BC,	
B. Cả ba câu trên đều sai.
C. M là chân đường phân giác thuộc đỉnh A,	
D. M là chân đường cao thuộc đỉnh A,
Câu 11: Cho ba đoạn thẳng cắt nhau tại trung điểm của mỗi đoạn thì số hình bình hành nhận 2 trong 3 đoạn thẳng đó làm đường chéo là:
A. 2;	B. 3;	C. 4;	D. 5.
Câu 12: Cho tứ giác ABCD. Gọi M, N, P, Q lần lượt là trung điểm của AB, BC, CD, DA. Khi đó tứ giác MNPQ là:
A. Hình thang.	B. Hình bình hành.	C. Hình vuông.	D. Hình chữ nhật.
Câu 13: Trong một hình thang, hai góc kề với cạnh bên thì:
A. Bù nhau.	B. Bằng nhau.	C. Phụ nhau.	D. Cùng bằng 900
Câu 14: Một tứ giác có nhiều nhất:
A. 3 góc nhọn;	B. 4 góc nhọn.	C. 2 góc nhọn;	D. 1 góc nhọn;
Câu 15: Hình bình hành là một tứ giác:
A. Có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường,
B. Có hai đường chéo vuông góc,
C. Có hai đường chéo bằng nhau và vuông góc với nhau.
D. Có hai đường chéo bằng nhau,
Câu 16: Tứ giác có số đo ba góc lần lượt là 700, 800, 1300. Khi đó:
A. Một góc ngoài của tứ giác bằng 600	B. Số đo góc còn lại của tứ giác là 700.
C. Tứ giác có tổng hai góc kề nhau bằng 1500.	D. Tứ giác có tổng hai góc đối diện bằng 1500
Câu 17: Một hình vuông có cạnh bằng 4 cm. Đường chéo của hình vuông đó bằng:
A. cm,	B. 32 cm	C. 6 cm,	D. 8 cm,
Câu 18: Tam giác ABC có đường trung tuyến AM = 2 cm, cạnh BC = 4 cm. Khi đó:
A. `Tam giác ABC vuông tại C	B. `Tam giác ABC vuông tại A
C. Cả 3 câu trên đều sai	D. Tam giác ABC vuông tại B
Câu 19: Những tứ giác đặc biệt nào có hai đường chéo bằng nhau?
A. Hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông.
B. Hình thoi, hình chữ nhật, hình thang cân
C. Hình chữ nhật, hình thang cân, hình vuông.
D. Hình thang cân, hình bình hành, hình chữ nhật.
Câu 20: Cho tam giác ABC vuông cân tại A và M, N, P theo thứ tự là trung điểm của AB, BC, CA. Khi đó tứ giác AMNP là:
A. Hình thoi.	B. Hình vuông.	C. Hình bình hành.	D. Hình chữ nhật.
Câu 21: Hình chữ nhật là một tứ giác:
A. Có hai góc vuông,	B. Có một góc vuông,
C. Có ba góc vuông,	D. Cả ba câu trên đều sai.
Câu 22: Quan sát hình vẽ , khi đó góc ABC là:
A. Có tù.	
B. Góc nhọn.
C. Góc vuông.	
D. Góc bù với góc DCB
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • docKiem tra chuong I Hinh hoc Trac nghiem 100 Moi nhat.doc