I. TRẮC NGHIỆM : ( 4 điểm ) Đọc kĩ các câu hỏi và khoanh tròn chữ cái đứng đầu đáp án đúng nhất.
Câu 1. Các câu thơ sau đây sử dụng biện pháp tu từ nào ?
- Gửi miền Bắc lòng miền Nam chung thuỷ.
- Vì sao ? Trái Đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên Người : Hồ Chí Minh.
A. Nhân hoá . B. So sánh. C. Hoán dụ. D. Ẩn dụ.
Câu 2. Điểm giống nhau giữa truyện và kí là:
A. Có nhân vật kể chuyện. C. Thuộc loại hình tự sự.
B. Có cốt truyện, nhân vật, nhân vật kể chuyện. D. A và C đúng.
Câu 3. Nếu viết: “Nhú lên dần dần,rồi lên cho kì hết” thì câu văn mắc phải lỗi nào ?
A. Thiếu chủ ngữ. B. Thiếu vị ngữ.
C. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ. D. Thiếu bổ ngữ.
Câu 4. Đáp án nào phù hợp với chỗ trống ?
".là gọi tên sự vật bằng tên sự vật khác có quan hệ gần gũi với nó"
A. Ẩn dụ B. Nhân hóa C. Hoán dụ D. So sánh
PHÒNG GD & ĐT ĐAK PƠ Lớp:............................................. Họ và tên:................................... KIỂM TRA HỌC KỲ II , NĂM HỌC 2007-2008 Môn : NGỮ VĂN 6 Thời gian : 90 phút ( Không kể thời gian phát đề ) ĐỀ A ĐIỂM LỜI PHÊ CỦA GIÁO VIÊN I. TRẮC NGHIỆM : ( 4 điểm ) Đọc kĩ các câu hỏi và khoanh tròn chữ cái đứng đầu đáp án đúng nhất. Câu 1. Các câu thơ sau đây sử dụng biện pháp tu từ nào ? - Gửi miền Bắc lòng miền Nam chung thuỷ. - Vì sao ? Trái Đất nặng ân tình Nhắc mãi tên Người : Hồ Chí Minh. A. Nhân hoá . B. So sánh. C. Hoán dụ. D. Ẩn dụ. Câu 2. Điểm giống nhau giữa truyện và kí là: A. Có nhân vật kể chuyện. C. Thuộc loại hình tự sự. B. Có cốt truyện, nhân vật, nhân vật kể chuyện. D. A và C đúng. Câu 3. Nếu viết: “Nhú lên dần dần,rồi lên cho kì hết” thì câu văn mắc phải lỗi nào ? A. Thiếu chủ ngữ. B. Thiếu vị ngữ. C. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ. D. Thiếu bổ ngữ. Câu 4. Đáp án nào phù hợp với chỗ trống ? ".................là gọi tên sự vật bằng tên sự vật khác có quan hệ gần gũi với nó" A. Ẩn dụ B. Nhân hóa C. Hoán dụ D. So sánh Câu 5. Văn bản “Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử” đã sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt nào ? A. Tự sự. B. Miêu tả và biểu cảm. C. Miêu tả. D. Tự sự, miêu tả và biểu cảm. Câu 6. Trong những trường hợp sau,trường hợp nào không phải viết đơn ? A. Bạn em muốn chuyển trường học. B. Em mắc lỗi với thầy (cô) giáo và muốn xin thầy (cô) tha lỗi. C. Em bị ốm, không đến lớp được. D. Em muốn được kết nạp vào Đội Thiếu niên Tiền phong. Câu 7: Các từ sau đây từ nào là từ Hán – Việt ? A. Xanh thẳm B. Đục ngầu C. Tẻ nhạt D. Kiên trì Câu 8: Nội dung nào dưới đây giải nghĩa đúng cho từ “ Ung dung” ? Thư thả, khoan thai, không vội vã Tự tin không lo lắng Đúng đắn và nghiêm chỉnh Từ tốn, không nhanh nhẹn II. TỰ LUẬN : ( 6 điểm ) Con đường làng từ nhà đến trường rất quen thuộc với em. Hãy tả con đường đó vào buổi sáng lúc em đi học. PHÒNG GD & ĐT ĐAK PƠ Lớp:............................................. Họ và tên:................................... KIỂM TRA HỌC KỲ II , NĂM HỌC 2007-2008 Môn : NGỮ VĂN 6 Thời gian : 90 phút ( Không kể thời gian phát đề ) ĐỀ B ĐIỂM LỜI PHÊ CỦA GIÁO VIÊN I. TRẮC NGHIỆM : ( 4 điểm ) Đọc kĩ các câu hỏi và khoanh tròn chữ cái đứng đầu đáp án đúng nhất. Câu 1. Các câu thơ sau đây sử dụng biện pháp tu từ nào ? - Gửi miền Bắc lòng miền Nam chung thuỷ. - Vì sao ? Trái Đất nặng ân tình Nhắc mãi tên Người : Hồ Chí Minh. A. Hoán dụ. B. Ẩn dụ. C. Nhân hoá . D. So sánh. Câu 2. Điểm giống nhau giữa truyện và kí là: A. Có nhân vật kể chuyện. C. Thuộc loại hình tự sự. B. Có cốt truyện, nhân vật, nhân vật kể chuyện. D. A và C đúng. Câu 3. Nếu viết: “Nhú lên dần dần,rồi lên cho kì hết” thì câu văn mắc phải lỗi nào ? A. Thiếu bổ ngữ. C. Thiếu chủ ngữ. B. Thiếu vị ngữ. D. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ. Câu 4. Đáp án nào phù hợp với chỗ trống ? ".................là gọi tên sự vật bằng tên sự vật khác có quan hệ gần gũi với nó" A. So sánh B. Ẩn dụ C. Nhân hóa D. Hoán dụ Câu 5. Văn bản “Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử” đã sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt nào ? A. Miêu tả. B. Tự sự. C. Miêu tả và biểu cảm. D. Tự sự, miêu tả và biểu cảm. Câu 6. Trong những trường hợp sau,trường hợp nào không phải viết đơn ? A. Em bị ốm, không đến lớp được. B. Em muốn được kết nạp vào Đội Thiếu niên Tiền phong. C. Bạn em muốn chuyển trường học. D. Em mắc lỗi với thầy (cô) giáo và muốn xin thầy (cô) tha lỗi. Câu 7: Các từ sau đây từ nào là từ Hán – Việt ? A. Kiên trì B. Xanh thẳm C. Đục ngầu D. Tẻ nhạt Câu 8: Nội dung nào dưới đây giải nghĩa đúng cho từ “ Ung dung” ? A. Đúng đắn và nghiêm chỉnh B. Từ tốn, không nhanh nhẹn C. Thư thả, khoan thai, không vội vã D. Tự tin không lo lắng II. TỰ LUẬN : ( 6 điểm ) Con đường làng từ nhà đến trường rất quen thuộc với em. Hãy tả con đường đó vào buổi sáng lúc em đi học. PHÒNG GD&ĐT ĐAK PƠ ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN NGỮ VĂN 6 HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2007 - 2008 I. TRẮC NGHIỆM: (4điểm) Mỗi câu đúng 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án đề A C D A C D B D A Đáp án đề B A D C D D D A C II. TỰ LUẬN : (6đ) * Yêu cầu chung : Làm đúng thể loại văn miêu tả cảnh. * Yêu cầu cơ bản : Học sinh cần diễn đạt được: - Xác định đối tượng cần tả : Tả con đường làng từ nhà đến trường. - Biết quan sát, lựa chọn những chi tiết tiêu biểu nhất. - Trình bày kết quả quan sát theo một trình tự nhất định. * Bài viết phải có bố cục rõ ràng A. Mở bài : Giới thiệu nét chung về con đường làng từ nhà đến trường (1đ) B. Thân bài : 1) Tả hình ảnh con đường quen thuộc. (1,5đ) - Con đường nhìn chung như thế nào ? (Rộng hay hẹp, đường đất hay có rải đá? Lát gạch, tráng xi măng) + Bên đường (những rặng cây, những lùm tre, những hàng rào dâm bụt, những ngôi nhà). + Một nét đặc biệt : Một cây bàng, cây phượng hay một giếng nước. 2) Con đường vào buổi sáng khi em đi học (1,5đ) - Nét riêng biệt của con đường vào lúc sáng sớm. - Cảnh học sinh đi học : từng nhóm nhỏ, cách ăn mặc, cử chỉ, thái độ. - Cảnh người làng đi làm : người ra đồng, người đi chợ, cách ăn mặc, dáng điệu, lời nói. C. Kết bài: (1đ) Tình cảm của em đối với con đường như thế nào ? * Hình thức trình bày : (1đ) Trình bày sạch sẽ, không mắc trên 2 lỗi về chính tả, diễn đạt.
Tài liệu đính kèm: