Đề kiểm tra học kì II môn: Ngữ văn - Trường THCS Mỹ Tài

Đề kiểm tra học kì II môn: Ngữ văn - Trường THCS Mỹ Tài

PHẦN I: Trắc nghiệm (3 điểm, 12 câu, mỗi câu 0,25 điểm)

 Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi (từ câu1 đến câu 12 ) bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất .

. Bấy giờ ai nấy ở trong đình, đều nôn nao, sợ hãi. Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ước đầm, tất tả chạy xông vào, thở không ra lời:

 – Bẩm quan lớn đê vỡ mất rồi !

Quan lớn đỏ mặt tía tai, quay ra quát rằng:

 – Đê vỡ mất rồi ! Đê vỡ mất rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết

không ? Lính đâu ? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy ? Không còn phép tắc gì nữa à ?

 – Dạ, bẩm

 ( Trích Ngữ văn 7, tập hai)

1/ Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào ?

 A. Sống chết mặc bay C. Ý nghĩa văn chương

B. Ca Huế trên sông Hương B. Sự giàu đẹp của Tiếng Việt

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 615Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II môn: Ngữ văn - Trường THCS Mỹ Tài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD – ĐT PHÙ MỸ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2009 – 2010
TRƯỜNG THCS MỸ TÀI MÔN: NGỮ VĂN
 THỜI GIAN: 90 phút ( không tính thời gian phát đề )
PHẦN I: Trắc nghiệm (3 điểm, 12 câu, mỗi câu 0,25 điểm)
 Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi (từ câu1 đến câu 12 ) bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất .
. Bấy giờ ai nấy ở trong đình, đều nôn nao, sợ hãi. Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ước đầm, tất tả chạy xông vào, thở không ra lời:
 – Bẩm  quan lớn đê vỡ mất rồi !
Quan lớn đỏ mặt tía tai, quay ra quát rằng:
 – Đê vỡ mất rồi !  Đê vỡ mất rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết 
không ?  Lính đâu ? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy ? Không còn phép tắc gì nữa à ?
 – Dạ, bẩm 
 ( Trích Ngữ văn 7, tập hai)
1/ Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào ?
 A. Sống chết mặc bay C. Ý nghĩa văn chương
B. Ca Huế trên sông Hương B. Sự giàu đẹp của Tiếng Việt
2/ Ba dấu gạch ngang trên có tác dụng gì ?
 A. Nối các từ trong một liên danh 
 C. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật
 B. Đánh dấu phần chú thích, giải thích 
 D. Tăng thêm tính hấp dẫn cho văn bản.
3/ Đoạn văn trên đã góp phần đắc lực cho việc:
 A. Tố cáo tên quan phụ mẫu tàn bạo, bất nhân
Tả thái độ và tình cảm của mọi người trong đình khi nghe tin báo vỡ đê.
Sự sợ hãi và hốt hoảng của mọi người trong đình và anh lính hầu vì đê đã vỡ
Miêu tả cảnh quan lại trong đình.
4/ Trong đoạn văn trên câu nào là câu rút gọn ?
 A. Đê vỡ mất rồi ! 
Quan lớn đỏ mặt tía tai.
Có biết không ? 
Bấy giờ ai nấy ở trong đình, đều nôn nao, sợ hãi
5/ Đoạn văn trên thuộc kiểu văn bản nào ?
 A. Nghị luận chứng minh C. Miêu tả
Nghị luận giải thích D. Tự sự
6/ Có thể thêm trạng ngữ nào vào câu “Đê vỡ mất rồi”
 A. Ngoài kia C. Trong kia
Ở đây D. Ngày xưa
7/ Dấu chấm lửng trong câu “Bẩm  quan lớn đê vỡ mất rồi !” có tác dụng gì ?
 A. Tỏ ý còn nhiều sự vật chưa liệt kê hết.
 B. Làm giãn nhịp điệu câu văn chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ bất ngờ.
Làm giãn nhịp điệu câu văn chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ hài hứa.
Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở, ngập ngừng, sợ sệt của người nhà quê.
8/ Câu “Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ước đầm, tất tả chạy xông vào, thở không ra lời” thuộc thể loại câu nào đã học ?
 A. Cầu khiến C. Trần thuật
Nghi vấn D. Cảm thán
9/ Loại văn bản nào thường trình bày theo một số mục quy định sẵn ?
 A. Văn bản nghị luận chứng minh
Văn bản nghị luận giải thích.
Văn bản hành chính
Văn bản miêu tả.
10/ Văn bản đề nghị cần có các mục nào ?
 A. Ai đề nghị C. Đề nghị điều gì
Đề nghị ai D. Cả ba ý trên đều đúng
11/ Hoàn thành câu sau để tạo thành khái niệm liệt kê ?
Liệt kê.................................................................. để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng tình cảm.
12/ Hoàn thành câu sau để tạo thành khái niệm câu đặc biệt ?
Câu đặc biệt..............................................................mô hình chủ ngữ – vị ngữ.
PHẦN II: Tự luận 
Câu 1: Em hãy nêu nội dung, nghệ thuật của văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” (Phạm Văn Đồng.) ? Qua văn bản này, em học tập được những đức tính gì ở Bác ? (2 điểm)
Câu 2: Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. (5 điểm )
 ĐÁP ÁN
Phần 1 : Trắc nghiệm (3 điểm ) Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm .
Câu hỏi
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
A
C
B
C
D
A
D
C
C
D
11. ..... ...là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại...
12.......... là loại câu không cấu tạo theo.....
Phần 2 : Tự luận. (7 điểm )
 Câu 1: (2điểm)
 - Nội dung: Giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ: Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết. Ở Bác, sự giản dị hoà hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp. (0,5điểm)
 - Nghệ thuật : Bài văn vừa có những chứng cứ cụ thể và nhận xét sâu sắc, vừa thấm đượm tình cảm chân thành. (0,5điểm)
 - Qua văn bản này em học tập được ở Bác những đức tính sau: 
 (1 điểm, mỗi ý đúng được 0,25điểm) 
 - Sống giản dị trên mọi phương diện.
 - Sống gần gũi, cởi mở, chân thành, với mọi người.
 - Giản dị trong lời vói và bài viết của mình.
 - Tự tay làm tất cả mọi việc, không được ỷ lại hay dựa dẫm vào người khác, có tinh thần vượt khó.
Câu 2:(5 điểm)
a/ Yêu cầu chung:
Thể loại: Văn nghị luận chứng minh.
ND: Nêu vai trò, tác dụng của rừng đối với Đất Nước và tình trạng chặt phá rừng hiện nay.
Hình thức: Trình bày sạch đẹp, bố cục rõ ràng.
B/ Yêu cầu cụ thể: Bài viết cần đảm bảo các ND cơ bản sau:
MB: (0,5điểm)
Giới thiệu khái quát về vai trò của rừng.
Do vậy bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
.
TB (3điểm) 
 - Nêu cụ thể vai trò của rừng (Cung cấp gỗ làm tăng giá trị kinh tế, làm cho môi trường xanh, sạch, đẹp, cung cấp thảo dược phụ vụ cho y học, rừng bảo vệ đời sống của con người như chống xói mòn, hạn chế thiên tai...)
 - Nêu tình trạng chặt phá rừng hiện nay và tác hại của nó.
 - Gỉa sử không có rừng thì cuộc sống con người sẽ như thế nào. Từ đó kêu gọi mọi người bảo vệ và phát triển rừng bằng nhiều cách. 
KB (0,5điểm)
 - Khẳng định lại vai trò của rừng đối với đời sống con người. Nêu bổn phận và trách nhiệm của mỗi chúng ta đối với rừng.
 Hình thức: đảm bảo theo yêu cầu, không mắc lỗi các loại (1điểm )
 Chú ý: (Tuỳ theo mức độ đạt được của HS, GV ghi điểm phù hợp )

Tài liệu đính kèm:

  • dockiem tra hoc ky II nam 20092010 NV.doc