Giáo án bồi dưỡng Ngữ Văn 8 - Học kì I

Giáo án bồi dưỡng Ngữ Văn 8 - Học kì I

TUẦN 1

 KHÁI QUÁT CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 8

A/ Phần văn

I. Cụm văn bản truyện ký Việt Nam hiện đại (Văn học hiện thực 1930-1945)

 1. Tôi đi học – Thanh Tịnh

 2. Trong lòng mẹ – Nguyên Hồng

 3. Tức nước vỡ bờ – Ngô Tất Tố

 4. Lão Hạc – Nam cao

II. Cụm văn bản thơ hiện đại

1. Văn thơ yêu nước đầu thế kỷ 20(1900-1930)

- Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác – Phan Bội Châu

- Hai chữ nước nhà - Trần Tuấn Khải

- Đập đá ở Côn Lôn – Phan Châu Trinh

2. Phong trào thơ mới(1930-1945)

- Ông đồ – Vũ Đình Liên

- Nhớ rừng – Thế Lữ

- Quê hương – Tế Hanh

3. Văn học cách mạng(1930-1945)

 - Khi con tu hú – Tố hữu

 - Tức cảnh Pắc Bó – Hồ Chí Minh

 - Nhật ký trong tù – Hồ Chí Minh

 

doc 22 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 695Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án bồi dưỡng Ngữ Văn 8 - Học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:01/10/ 2010
Ngày dạy: /10/2010
Tuần 1
 Khái quát chương trình ngữ văn 8
A/ Phần văn
I. Cụm văn bản truyện ký Việt Nam hiện đại (Văn học hiện thực 1930-1945)
	1. Tôi đi học – Thanh Tịnh
	2. Trong lòng mẹ – Nguyên Hồng
	3. Tức nước vỡ bờ – Ngô Tất Tố
	4. Lão Hạc – Nam cao
II. Cụm văn bản thơ hiện đại
Văn thơ yêu nước đầu thế kỷ 20(1900-1930)
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác – Phan Bội Châu
Hai chữ nước nhà - Trần Tuấn Khải
Đập đá ở Côn Lôn – Phan Châu Trinh
Phong trào thơ mới(1930-1945)
Ông đồ – Vũ Đình Liên
Nhớ rừng – Thế Lữ
Quê hương – Tế Hanh
3. Văn học cách mạng(1930-1945)
	- Khi con tu hú – Tố hữu
	- Tức cảnh Pắc Bó – Hồ Chí Minh
	- Nhật ký trong tù – Hồ Chí Minh
III. Cụm văn bản nghị luận
Chiếu dời đô - Lý Công Uẩn
Hịch tướng sỹ – Trần Quốc Tuấn
Nước Đại Việt ta – Nguyễn Trãi
Thuế máu – Nguyễn ái Quốc
IV. Cụm văn bản nước ngoài
Cô bé bán diêm – An-Déc-Xen(Đan mạch)
Đánh nhau với cối xay gió– Xéc van tét(Tây Ban Nha)
Chiếc lá cuối cùng – O Hen – ri(Mỹ)
Hai cây phong – Ai ma tốp(Cư-rơ-gư-tan)
Đi bộ ngao du – Rút xô(Pháp)
Ông Giuốc Đanh mặc lễ phục – Mô li e(Pháp)
V. Cụm văn bản nhật dụng.
	- Thông tin về ngày trái đất năm 2000 – Sở công nghệ và môi trường HN
	- Ôn dịch thuốc lá - Nguyễn Khắc Viện
	- Bài toán dân số – Thái An
B/ Phần tập làm văn
Kiểu bài tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm. 
Kiểu bài thuyết minh.
Kiểu bài nghị luận.
Kiểu bài hành chính
C/ Phần tiếng việt : 
Cấp độ khái quát của từ
Trường từ vựng
Từ tượng hình, từ tượng thanh
Từ địa phương và biệt ngữ xã hội
Trợ từ, thán từ
Nói quá, nói giảm, nói tránh
Câu ghép
Dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép và dấu hai chấm
Câu nghi vấn, câu cầu khiến
Câu cảm thán, câu trần thuật
Câu phủ định
Hành động nói
Hội thoại
Lựa chọn trật tự từ trong câu
Chữa lỗi diễn đạt(lỗi logic)
Ngày soạn:01/10/ 2010
Ngày dạy: /10/2010
Tuần 1
Ôn tập cụm văn bản
Tôi đi học và trong lòng mẹ
1. Đề 1. 
 Phân tích bài Tôi đi học của Thanh Tịnh?
* Dàn ý.
1. Mở bài.
- Thanh Tịnh tên thật là Trần văn Ninh , sinh năm 1911, quê Gia Lạc – Huế. Bắt đầu sáng tác từ năm 1933.
- Giọng văn Thanh Tịnh nhẹ nhàng, sâu lắng, giàu chất thơ.
- Tôi đi học là truyện ngắn in trong tập Quê Mẹ, xuất bản năm 1941. Đây là thiên hồi kí cảm động về kỉ niệm của ngày đầu tiên đi học.
2. Thân bài.
- Khung cảnh mùa thu ( Bầu trời, mặt đất....) mùa học sinh tựu trường.
- Ngày đầu tiên đi học để lại ấn tượng sâu đậm, không bao quên.
- Sau ba chục năm, nhớ về ngày ấy, tác giả vẫn còn bồi hồi xúc động.
- Những hình ảnh trong quá khứ hiện lên tươi rói trong tâm tưởng.( Con đường đến trường, ngôi trường, học trò cũ, học trò mới, thầy giáo....)
- Tâm trạng của cậu bé được mẹ dắt tay đi học( Thấy cái gì cũng khác lạ, bỡ ngỡ, rụt rè xen lẫn háo hức, cảm thấy mình đã lớn...)
- Trước mắt cậu bé là một thế giới mới mẻ, lạ lùng. Cậu vừa lo sợ phập phồng, vừa khát khao tìm hiểu, muốn được làm quen với bạn, với thầy....
- Vừa ngỡ ngàng, vờa tự tin, cậu bé bước vào giờ học đầu tiên.
3.Kết bài.
- Thiên hồi kí tôi đi học được viết từ cảm xúc trong sáng, hồn nhiên và nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế.
- Thanh Tịnh nói thay chúng ta cảm giác kì diệu của buổi hoạ đầu tiên trong đời.
- Bài văn làm rung động tâm hồn người đọc hơn nửa thế kỉ qua.
Đề bài ? Kể lai những kỉ niệm sâu sắc của ngày đầu tiên đi học?
* Lập dàn ý:
1. Mở bài:
Nêu cảm nhận chung: Trong đời học sinh, ngày đi học đầu tiên bao giờ cũng để lại dấu ấn sâu đâm nhất
2. Thân bài: Kể lại kỉ niệm theo diễn biến của buổi khai trường.
+ Đêm trước ngày khai trường :
Em chuẩn bị đầy đủ sách vở, quần áo mới.
Tâm trạng em nôn nao, háo hức lạ thường.
+ Trên đường đến trường:
 - Tung tăng đi bên cạnh mẹ, nhìn cái gì cũng thấy đẹp đẽ đáng yêu(bầu trời, mặt đất, con đường, chim muông)
 - Thấy ngôi trường thật đồ sộ, còn mình thì quá nhỏ bé.
 - Ngại ngùng trước chỗ đông người.
 - Được mẹ động viên nên mạnh dạn hơn đôi chút.
+ Lúc dự lễ khai trường:
Tiếng trống vang lên giòn giã, thúc giục.
Lần đầu tiên trong đời, em được dự một buổi lễ long trọng và trang nghiêm như thế. 
Ngỡ ngàng và lạ lùng trước khung cảnh ấy.
Vui và tự hào vì mình đã là học sinh lớp một.
Rụt rè làm quen với các bạn mới.
3. Kết bài:
Cảm xúc của em: Thấy rằng mình đã khôn lớn. Tự nhủ phải chăm ngoan, học giỏi để cha mẹ vui lòng.
3. Bài tập 3Đề: Phát biểu cảm nghĩ của em về dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” trong truyện ngắn “ Tôi đi học”
* Lập dàn ý:
a. Mở bài: Giới thiệu về truyện ngắn “Tôi đi học” và cảm xúc của mình khi đọc truyện.
b. Thân bài:
- Giới thiệu sơ lược về truyện ngắn và cảm xúc của nv “tôi”.
- Phân tích dòng cảm xúc của nv “tôi” và phát biểu cảm nghĩ:
+ Không gian trên con đường làng đến trường được cảm nhận có nhiều khác lạ. Cảm giác thích thú vì hôm nay tôi đi học.
+ Cảm giác trang trọng và đứng đắn của “tôi”: đi học là được tiếp xúc với một thế giới mới lạ, khác hẳn với đi chơi, đi thả diều. 
+ Cảm nhận của nhân vật “tôi” và các cậu bé khi vừa đến trường: không gian của ngôi trường tạo ấn tượng lạ lẫm và oai nghiêm khiến các cậu cùng chung cảm giác choáng ngợp. 
+ Hình ảnh ông đốc hiền từ nhân hậu và nỗi sợ hãi mơ hồ khi phải xa mẹ khiến các cậu khi nghe đến gọi tên không khỏi giật mình và lúng túng.
+ Khi vào lớp “tôi” cảm nhận một cách tự nhiên không khí gần gũi khi được tiếp xúc với bạn bè cùng trang lứa. Bài học đầu đời và buổi học đầu tiên khơi dậy những ước mơ hòa trộn kỉ niệm và mơ ước tương lai như cánh chim sẽ được bay vào bầu trời cao rộng. 
- Những cảm xúc hồn nhiên của ngày đầu tiên đi học là kỉ niệm đẹp đẽ và thiêng liêng của một đời người. Giọng kể của nhà văn giúp ta được sống cùng những kỉ niệm.
- Chất thơ lan tỏa trong mạch văn, trong cách miêu tả, kể chuyện và khắc họa tâm lí đặc sắc làm nên chất thơ trong trẻo nhẹ nhàng cho câu chuyện.
c. Kết bài: Nêu ấn tượng của bản thân về truyện ngắn (hoặc nêu những cảm nghĩ về nhân vật “tôi” trong sự liên hệ với bản thân).
* Viết bài
a. Mở bài:
“ Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường...”. Những câu văn ấy của Thanh Tịnh đã xuất hiện trên văn đàn Việt Nam hơn sáu mươi năm rồi! Thế nhưng “Tôi đi học” vẫn là một trong những áng văn gợi cảm, trong trẻo đầy chất thơ của văn xuôi quốc ngữ Việt Nam. Không những thế, tác phẩm còn in đậm dấu ấn của Thanh Tịnh – một phong cách trữ tình nhẹ nhàng, nhiều mơ mộng và trong sáng. Dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” trong truyện vẫn đầy ắp trong tâm trí ta những nét thơ ngây đáng yêu của trẻ thơ trong buổi đầu đến lớp.
b. Thân bài:c. Kết bài:
Truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh còn đọng mãi trong ta kỉ niệm đầu đời trong sáng hồn nhiên, ghi lại khoảnh khắc thật đẹp trong tâm hồn tuổi thơ. Những trang văn tinh tế, giàu sức biểu cảm sẽ còn làm biết bao thế hệ học sinh xúc động. 
2. Đề 2.
 Phân tích bài trong lòng mẹ của Nguyên Hồng
* Dàn ý.
1. Mở bài.
- Nguyên Hồng(1918 – 1982) quê Nam Định nhưng lớn lên và sinh sống chủ yếu ở Hải Phòng, từng trải qua quãng đời cơ cực, gắn bó với tầng lớp thợ thuyền nghèo khổ.
- Ông thấu hiểu, cảm thông, thương xót và quý trọng người lao động. Ông được mệnh danh là nhà văn của lớp người cùng khổ.
- Trong lòng mẹ trích từ hồi kí Những ngày thơ ấu viết về tuổi thơ bất hạnh của chính nhà văn. Đoạn văn thể hiện và khẳng định tình mẫu tử thiêng liêng không gì chia cắt được.
2. Thân bài.
* Cuộc đối thoại giữa bà cô cay độc và bé Hồng.
+ Bà cô:
- Giả dối, cay nghiệt và độc ác: Cố tình nói cho bé Hồng biết tình cảnh thảm thương của người mẹ nơi đất khách quê người.
- Vờ hỏi bé Hồng có thích vào Thanh Hoá chơi với mẹ không. Cố tình xoáy sâu vào nỗi đau mất cha, xa mẹ của đớa cháu bất hạnh.
+ Bé Hồng:
- Nhạy cảm, nhận ra sự giả dối và ý nghĩa cay độc trong lời nói, vẻ mặt của bà cô.
- Phẫn uất, tủi thân, bé Hồng oà lên khóc.
- Không muốn tình thương yêu mẹ xcủa mình bị những rắp tâm tanh bẩn xúc phạm đến.
- Căm thù thái độ tàn nhẫn, đố kị, nhỏ nhen của bà cô và họ hàng bên nội đối với mẹ mình, muốn phản kháng mãnh liệt để bảo vệ người mẹ đáng thương.
* Cuộc gặp gỡ giữa mẹ con bé Hồng.
+ Hoàn cảnh gặp gỡ:
- Bé Hồng tan học, nhìn thấy chiếc xe kéo chạy qua, người phụ nữ ngồi trên xe rất giống mẹ nên cố chạy đuổi theo, vừa chạy vừa gọi.
+ Tâm trạng bé Hồng khi gặp mẹ.
- Cảnh hai mẹ con gặp nhau được tác giả miêu tả bằng ngòi bút trữ tình sâu sác. đây là một bức tranh bằng ngôn ngữ về thế giới đầy tình thương yêu .
- Bé Hồng sung sướng đến cực điểm khi được ngồi trong lòng mẹ, được nhìn ngắm mẹ thoả thích, được trò chuyện cùng mẹ cho bõ những ngày xa cách.
- Những đau khổ, cay đắng của đứa con mồ côi dường như tan biến hết, chỉ còn một niềm hạnh phúc ngập tràn tâm hồn thơ dại.
3. Kết bài.
- Tình thương yêu mẹ là nét nổi bật trong tâm hồn bé Hồng.
- Cho dù cảnh ngộ éo le đến mấy thì tình mẫu tử cũng không phai nhạt.
- đoạn văn trong lòng mẹ là bài ca cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
Đề 3: Phân tích “Trong lòng mẹ”, em hãy làm sáng tỏ nhận định sau: “Đoạn trích Trong lòng mẹ đã ghi lại những rung động cực điểm của một tâm hồn trẻ dại”
a. Mở bài:
 - Giới thiệu đoạn trích và nhận định
 b. Thân bài:
 *. Đau đớn xót xa đến tột cùng:
	Lúc đầu khi nghe bà cô nhắc đến mẹ, Hồng chỉ cố nuốt niềm thương, nỗi đau trong lòng. Nhưng khi bà cô cố ý muốn lăng nục mẹ một cách tàn nhẫn trắng trợn...Hồng đã không kìm nén được nỗi đau đớn, sự uất ức: “Cổ họng nghẹn ứ lại , khóc không ra tiếng”. Từ chỗ chôn chặt kìm nén nỗi đau đớn, uất ức trong lòng càng bừng lên dữ dội 
*. Căm ghét đến cao độ những cổ tục .
	Cuộc đời nghiệt ngã, bất công đã tước đoạt của mẹ tất cả tuổi xuân, niềm vui, hạnh phúc...Càng yêu thương mẹ bao nhiêu, thi nỗi căm thù xã hội càng sâu sắc quyết liệt bấy nhiêu: “Giá những cổ tục kia là một vật như ......... mới thôi”
*. Niềm khao khát được gặp mẹ lên tới cực điểm 
	Những ngày tháng xa mẹ, Hồng phải sống trong đau khổ thiếu thốn cả vật chất, tinh thần . Có những đêm Noen em đi lang thang trên phố trong sự cô đơn và đau khổ vì nhớ thương mẹ. Có những ngày chờ mẹ bên bến tầu, để rồi trở về trong nỗi buồn bực.....Nên nỗi khao khát được gặp mẹ trong lòng em lên tới cực điểm .........
 *. Niềm vui sướng, hạnh phúc lên tới cực điểm khi được ở trong lòng mẹ.
	Niềm sung sướng lên tới cức điểm khi bên tai Hồng câu nói của bà cô đã chìm đi, chỉ còn cảm giác ấm áp, hạnh phúc của đứa con khi sống trong lòng mẹ.	
c. Kết bài: 
- Khẳng định lại nhận định.
* Viết bài
a. Mở bài:
“Những ngày thơ ấu” là tập hồi kí trung thực và cảm động về tuổi thơ cay đắng của Nguyên Hồng trong chế độ cũ. Đây là tác phẩm có giá trị của Nguyên Hồng và cũng là tác phẩm có giá trị của văn học Việt Nam giai đ ... ại. 4câu thơ toát lên một vẻ đẹp cao cả, hùng tráng
- Bốn câu thơ cuối giọng điệu trở sang bộc bạch bộc lộ cảm xúc - tạo ra sự sâu lắng của cảm xúc của tâm hồn. H/a đối lập, ẩn dụ: “ thân sành sỏi, dạ sắt son”, tháng ngày: biểu tượng cho sự thử thách kéo dài,- thân sành sỏi: gan góc , bất chấp gian nguy,- mưa nắng: biểu tượng cho gian khổ,- dạ sắt son: trung thành. Càng khó khăn càng bền chí, son sắt một lòng, bất chấp gian nguy, trung thành với ý tưởng yêu nước Muốn xứng danh anh hùng, để hoàn thành sự nghiệp cứu nước vĩ đại phải bền gan vững chí, có tấm lòng son sắt, vững tin sắt đá. Tất cả những khó khăn trên kia chỉ là sự thử thách rèn luyện tinh thần.T/g muốn khẳng định dù gian khổ hiểm nguy vẫn bền gan vững chí đó là tấm lòng sắt son của người chiến sỹ cm không gì lay chuyển nổi 
- Giọng điệu cứng cỏi, ngang tàng, sảng khoái hào hùng hình ảnh mang tính biểu tượng gợi tả nụ cười ngạo nghễ, nụ cười của kẻ chiến thắng mà không nhà tù nào khuất phục nổi.
- Hình ảnh ẩn dụ, đối lập giữa những người giám mưu đồ sự nghiệp lớn đánh giặc cứu nước cứu dân như bà Nữ Oa đội đá vá trời – gian nan là việc cỏn con. Nhà thơ ngầm ví việc đập đá ở Côn Lôn nơi địa ngục trần gian giống như việc của thần Nữ Oa đội đá vá trời tạo lập thế giới, vũ trụ, coi cảnh tù đày chỉ là một việc con con không gì đáng nói.
- Hai câu kết ta cảm nhận được con người bản lĩnh, coi thường tù đày gian khổ, tin tưởng mãnh liệt vào sự nghiệp yêu nước của mình - một hình tượng đẹp lẫm liệt ngang tàng của người anh hùng cứu nước, dù gặp gian nguy mà không sờn lòng, nản chí - ông rất lạc quan tin tưởng sắt đá vào CM thắng lợi 
 c. Kết bài
Qua việc tả thực việc đập đá ở Côn Lôn tác giả thể hiện tâm thế, ý chí nam nhi muốn cứu nước,cứu đời dù gặp bước gian nan nhưng vẫn không sờn lòng đổi chí. Đó là những bậc anh hùng khi sa cơ lỡ bước rơi vào vòng tù ngục nhưng ở họ có khí phách ngang tàng lẫm liệt ngay cả trong thử thách gian lao đe doạ tính mạng, ý chí kiên trung, niềm tin son sắt vào sự nghiệp của mình.
Đề bài: Cảm nhận của em về bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên? 
1.Tìm hiểu đề
- Thể loại: Cảm thụ tác phẩm văn học
- Nội dung cần làm sáng tỏ: cảnh đáng thương của ông đồ và niềm thương cảm chân thành của nhà thơ. Đó cũng là thương cho những nhà nho cũ, thương tiếc những giá trị tinh thần tết đẹp bị tàn tạ, lãng quên.
- Cách làm: phân tích các yếu tố NT làm sáng tỏ ND. Lần lượt phân tích bài thơ theo từng khổ thơ.
2. Viết bài
a. Mở bài
 Vũ Đình Liên (1913 – 1996) là nhà giáo từng viết văn và làm thơ. Ông nổi tiếng trong phong trào thơ mới với bài thơ “Ông đồ” viết theo thể ngũ ngôn trường thiên gồm có 20 câu thơ. Bài thơ thuộc loại thi phẩm “từ cạn” mà “tứ sâu” biểu lộ một hồn thơ nhân hậu, giàu tình thương người và mang niềm hoài cổ bâng khuâng.
b. Thân bài
 Ông đồ là nhà nho không đỗ đạt cao để đi làm quan, mà chỉ ngồi dạy học. Ông thường xuất hiện vào dịp tết, hoa đào nở cùng với mực tàu,giấy đỏ bên hè phố đông người qua lại để viết chữ, viết câu đối bán cho mọi người. Ông đồ xuất hiện vào mùa đẹp, góp phần thêm cho sự đông vui náo nhiệt của phố phường ngày tết, hạnh phúc của mọi người. Từ ''mỗi năm'', ''lại thấy'' diễn tả sự lặp lại của thời gian, ông xuất hiện đều đặn hoà hợp với cảnh sắc ngày tết, không thể thiếu, trở nên thân quen mỗi khi Tết đến xuân về.
 Tài viết chữ của ông đồ được gợi tả qua các chi tiết
 Bao nhiêu người thuê viết
 Ông rất đắt hàng sự có mặt của ông đã thu hút bao người xúm đến, ông đồ trở thành trung tâm của sự chú ý, là đối tượng của sự ngưỡng mộ của mọi người, hoà vào không khí vui tươi của trời đất, tưng bừng rộn ràng của ngày tết; mực tàu, giấy đỏ của ông hoà vào màu đỏ của hoa đào. Họ đến để thuê viết và thưởng thức tài viết chữ đẹp của ông: như phượng múa, rồng bay. Ông đồ từng được hưởng 1 cuộc sống có niềm vui và hạnh phúc: được sáng tạo, có ích với mọi người. Ông được mọi người mến mộ vì tài năng, mang hạnh phúc đến cho mọi người, được mọi người trọng vọng. Đằng sau lời thơ là thái độ quí trọng ông đồ, quí trọng một nếp sống văn hoá của dân tộc của tác giả
 Cùng với sự thay đổi của thời gian ông đồ dầnvắng khách. Ông vẫn xuất hiện vào dịp tết với mực tàu, giấy đỏ nhưng cảnh tượng vắng vẻ đến thê lương '' người thuê viết nay đâu''
 Giấy đỏ buồn không thắm
 Mực đọng trong nghiên sầu.
 Biện pháp nhân hoá được sử dụng rất đắt.Nỗi buồn của ông đồ lan sang cả những vật vô tri vô giác. Giấy đỏ cứ phơi ra đấy mà chẳng được đụng đến trở thành bẽ bàng, màu đỏ thành vô duyên không thắm lên được. Nghiên mực không hề được được bút lông chấm vào nên mực đọng lại bao sầu tủi. Ông đồ vẫn như xưa nhưng tất cả đã khác xa, vắng khách, và buồn bã:
 ''Ông đồ vẫn ngồi đấy
 Qua đường không ai hay''
Lá vàng rơi trên giấy
 Ngoài giời mưa ... ''
 Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, ý tại ngôn ngoại trong thơ trữ tình, ngoại cảnh mà lại là tâm cảnh gợi tả sự tàn tạ, buồn bã. Ông đồ ngồi ở chỗ cũ trên hè phố nhưng âm thầm, lặng lẽ trong sự thờ ơ của mọi người, ông hoàn toàn bị quên lãng, lạc lõng giữa phố phường. Mưa bụi bay chứ không mưa to gió lớn, cũng không phải mưa dầm rả rích mà lại rất ảm đạm, lạnh lẽo mưa trong lòng người. Cả đất trời cũng ảm đạm, buồn bã.
 Với kết cấu đầu cuối tương ứng chặt chẽ thể hiện ở khổ 1 và 5, câu phủ định nói lên 1 sự thật: không còn hình ảnh ông đồ. Thiên nhiên vẫn đẹp đẽ, con người trở thành xưa cũ. Câu hỏi tu từ thể hiện nỗi niềm thương tiếc khắc khoải của nhà thơ. Câu hỏi như gieo vào lòng người đọc những cảm thương, tiếc nuối không dứt. Nhà thơ thương cho những nhà nho cũ, thương tiếc những giá trị tinh thần tết đẹp bị tàn tạ, lãng quên.
c. Kết bài
 Với bài thơ ngũ ngôn gồm nhiều khổ, mỗi khổ 4 câu thích hợp nhất với việc diễn tả tâm tình sâu lắng đã làm nổi bật tình cảnh đáng thương của ông đồ và niềm thương cảm chân thành của nhà thơ. Đó cũng là thương cho những nhà nho cũ, thương tiếc những giá trị tinh thần tết đẹp bị tàn tạ, lãng quên.
Đề bài: Cảm nhận của em về bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ? 
1.Tìm hiểu đề
- Thể loại: Cảm thụ tác phẩm văn học
- Nội dung cần làm sáng tỏ: tâm trạng chán ghét của con hổ trong cảnh ngộ bị tù hãm ở vườn bách thú, qua đó thể hiện khát vọng về cuộc sống tự do, cao cả chân thật. Đó cũng là tâm trạng của thế hệ con người lúc bấy giờ.
- Cách làm: phân tích các yếu tố NT làm sáng tỏ ND. Lần lượt phân tích bài thơ theo từng khổ thơ.
2. Dàn ý
a. Mở bài
-Thế Lữ (1907- 1989) là nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới. Bài thơ Nhớ rừng in trong tập “Mấy vần thơ” là bài thơ tiêu biểu của ông góp phần mở đường cho sự thắng lợi của thơ mới.
b. Thân bài
* Khổ 1
 - Tâm trạng của con hổ khi bị nhốt trong cũi sắt được biểu hiện qua những từ ngữ: Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt, bị nhục nhằn tù hãm, làm trò lạ mắt, đồ chơi Đang được tung hoành mà giờ đây bị giam hãm trong cũi sắt bị biến thành thứ đồ chơi, nỗi nhục bị ở chung với những kẻ tầm thường, thấp kém, nỗi bất bình.
- Từ “gậm”, “Khối căm hờn” (Gậm = cắn, dằn  , Khối = danh từ chuyển thành tính từ) trực tiếp diễn tả hành động, và tư thế của con hổ trong cũi sắt ở vườn bách thú. Cảm xúc hờn căm kết đọng trong tâm hồn, đè nặng, nhức nhối, không có cách nào giải thoát, đành nằm dài trông ngày tháng dần qua, buông xuôi bất lực
 - Nghệ thuật tương phản giữa hình ảnh bên ngoài buông xuôi và nội tâm hờn căm trong lòng của con hổ thể hiện nỗi chán ghét cuộc sống tù túng, khao khát tự do.
*Khổ 2
- Cảnh sơn lâm ngày xưa hiện nên trong nỗi nhớ của con hổ đó là cảnh sơn lâm bóng cả, cây già, tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi,thét khúc trường ca dữ dội... Điệp từ ''với'', các động từ chỉ đặc điểm của hành động gợi tả sức sống mãnh liệt của núi rừng đại ngàn, cái gì cũng lớn lao phi thường, hùng vĩ, bí ẩn chúa sơn lâm hoàn toàn ngự trị
- Trên cái nền thiên nhiên đó, hình ảnh chúa tể muôn loài hiện lên với tư thế dõng dạc, đường hoàng, lượn tấm thân ...Vờn bóng ... đều im hơi. Từ ngữ gợi hình dáng, tính cách con hổ (giàu chất tạo hình) diễn tả cảm xúc vẻ đẹp vừa uy nghi, dũng mãnh vừa mềm mại, uyển chuyển của chúa sơn lâm. Tâm trạng hổ lúc này hài lòng, thoả mãn, tự hào về oai vũ của mình
* Khổ 3
- Cảnh rừng ở đây được tác giả nói đến trong thời điểm: đêm vàng, ngày mưa chuyển bốn phương ngàn, bình minh cây xanh bóng gội, chiều lênh láng máu sau rừng thiên nhiên rực rỡ, huy hoàng, tráng lệ
 - Giữa thiên nhiên ấy con hổ đã sống một cuộc sống đế vương: - Ta say mồi ... tan- Ta lặng ngắm ...Tiếng chim ca ...- Ta đợi chết ... điệp từ ''ta'': con hổ uy nghi làm chúa tể. Cảnh thì chan hoà ánh sáng, rộn rã tiếng chim, cảnh thì dữ dội. ... cảnh nào cũng hùng vĩ, thơ mộng và con hổ cũng nổi bật, kiêu hùng, lẫm liệt. Đại từ “ta” được lặp lại ở các câu thơ trên thể hiện khí phách ngang tàng, làm chủ, tạo nhạc điệu rắn rỏi, hào hùng.
- Điệp ngữ, câu hỏi tu từ: nào đâu, đâu những, tất cả là dĩ vãng huy hoàng hiện lên trong nỗi nhớ đau đớn của con hổ và khép lại bằng tiếng than u uất ''Than ôi!”. Con hổ bộc lộ trực tiếp nỗi nhớ tiếc cuộc sống tự do của chính mình.
*Khổ 4
- Cảnh vườn bách thú hiện ra dưới cái nhìn của con hổ chỉ là hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng, giải nước đen giả suối ... mô gò thấp kém, ... học đòi bắt chước cảnh đáng chán, đáng khinh, đáng ghét. Tất cả chỉ là người tạo, do bàn tay con người sửa sang, tỉa tót nên nó rất đơn điệu, nhàm tẻ, giả dối, tầm thường chứ không phải thế giới của tự nhiên, mạnh mẽ, bí hiểm.
 - Giọng thơ giễu nhại, sử dụng một loạt từ ngữ liệt kê liên tiếp, ngắt nhịp ngắn, dồn dập thể hiện sự chán chường, khinh miệt, đáng ghét, tất cả chỉ đơn điệu, nhàn tẻ không thay đổi, giả dối, nhỏ bé, vô hồn.
- Cảnh vườn bách thú tù túng đó chính là thực tại xã hội đương thời được cảm nhận bởi những tâm hồn lãng mạn. Thái độ ngao ngán, chán ghét cao độ đối với cảnh vườn bách thú của con hổ cũng chính là thái độ của họ đối với xã hội. Tâm trạng chán chường của hổ cũng là tâm trạng của nhà thơ lãng mạn và của người dân Việt Nam mất nước trong hoàn cảnh nô lệ nhớ lại thời oanh liệt chống ngoại xâm của dân tộc
* Khổ 5
- Giấc mộng ngàn của con hổ hướng về một không gian oai linh, hùng vĩ, thênh thang nhưng đó là không gian trong mộng (nơi ta không còn được thấy bao giờ) - không gian hùng vĩ. Đó là nỗi nhớ tiếc cuộc sống tự do. Đó cũng là khát vọng giải phóng của người dân mất nước.Đó là nỗi đau bi kịch. Điều đó phản ánh khát vọng được sống chân thật, cuộc sống của chính mình, trong xứ sở của chính mình. Đó là khát vọng giải phóng, khát vọng tự do.
c. Kết bài
- Bài thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn: mạch cảm xúc sôi nổi, cuồn cuộn tuôn trào thể hiện tâm trạng
chán ghét của con hổ trong cảnh ngộ bị tù hãm ở vườn bách thú, qua đó thể hiện khát vọng về cuộc sống tự do, cao cả chân thật. Đó cũng là tâm trạng của thế hệ con người lúc bấy giờ.

Tài liệu đính kèm:

  • docBoi duong HKI van 8 phan van ban.doc