Đề kiểm tra học kì I – khối 8 môn: Địa lí 8

Đề kiểm tra học kì I – khối 8 môn: Địa lí 8

I.PHẦN TRẮC NGHIỆM : ( 3.0 điểm ) .

Hãy khoanh tròn vào A , B , C , D mà câu em cho là đúng nhất .

1.Ở châu Á các dãy núi chủ yếu chạy theo hướng:

 A. Đông-Tây và Đông-Nam. B. Đông-Nam và Tây Bắc-Đông Nam.

 C. Tây Bắc-Đông Nam và Bắc-Nam. D. Đông-Tây và Bắc-Nam.

2.Dầu mỏ và khí đốt của châu Á tập trung chủ yếu ở:

 A. Khu vực Tây Nam Á và Đông Á B. Khu vực Tây Nam Á và Trung Á.

 C. Khu vực Tây Nam Á và Đông Nam Á. D. Khu vực Tây Nam Á và Bắc Á.

3.Daân cö chaâu AÙ thuoäc caùc chuûng toäc sau:

 A. Moân-goâ-loâ-it, OÂ-xtra-loâ-it, Neâ-groâ-it. B. Ô-roâ-peâ-oâ-it, Neâ-groâ-it, Moân-goâ-loâ-it.

 C. Neâ-groâ-it, Moân-goâ-loâ-it, Ô-roâ-peâ-oâ-it. D. Ô-roâ-peâ-oâ-it, Moân-goâ-loâ-it, OÂ-xtra-loâ-it.

4.Hai kiểu khí hậu phổ biến của châu Á là:

 A. Khí hậu Địa Trung Hải và khí hậu gió mùa B. Khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa

 C. Khí hậu lục địa và khí hậu hải dương D. Khí hậu hải dương và khí hậu Địa Trung Hải.

5. Ấn Độ là nơi ra đời hai tôn giáo nào :

 A. Ấn Độ giáo và Ki-tô-giáo B. Ki-tô-giáo và phật giáo

 C. Ki-tô-giáo và Hồi giáo D. Phật giáo và Ấn Độ giáo.

6. So với các Châu lục khác ,châu Á có số dân

A. Đứng đầu B. Đứng thứ hai

C. Đứng thứ ba D. Đứng thứ tư.

II. PHẦN TỰ LUẬN : ( 7.0 điểm )

Câu 1 : Trình bày những thành tựu về Nông nghiệp của các nước Châu Á:( 2.5 điểm )

Câu 2: Nêu đặc điểm dân cư, kinh tế chính trị khu vực Tây Nam Á:( 2.5 điểm )

Câu 3 : Trình bày đặc điểm phát triển kinh tế của Nhật Bản: :( 2.0 điểm )

 

doc 9 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 942Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I – khối 8 môn: Địa lí 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – KHỐI 8
 Môn : ĐỊA LÍ 8 Thời gian:45 phút ( không kể thời gian phát đề )
ĐỀ A
I.PHẦN TRẮC NGHIỆM : ( 3.0 điểm ) . 
Hãy khoanh tròn vào A , B , C , D mà câu em cho là đúng nhất .
1.Ở châu Á các dãy núi chủ yếu chạy theo hướng:
 A. Đông-Tây và Đông-Nam. B. Đông-Nam và Tây Bắc-Đông Nam.
 C. Tây Bắc-Đông Nam và Bắc-Nam. D. Đông-Tây và Bắc-Nam.
2.Dầu mỏ và khí đốt của châu Á tập trung chủ yếu ở:
 A. Khu vực Tây Nam Á và Đông Á B. Khu vực Tây Nam Á và Trung Á.
 C. Khu vực Tây Nam Á và Đông Nam Á. D. Khu vực Tây Nam Á và Bắc Á.
3.Daân cö chaâu AÙ thuoäc caùc chuûng toäc sau:
 A. Moân-goâ-loâ-it, OÂ-xtra-loâ-it, Neâ-groâ-it. B. Ô-roâ-peâ-oâ-it, Neâ-groâ-it, Moân-goâ-loâ-it.
 C. Neâ-groâ-it, Moân-goâ-loâ-it, Ô-roâ-peâ-oâ-it. D. Ô-roâ-peâ-oâ-it, Moân-goâ-loâ-it, OÂ-xtra-loâ-it. 
4.Hai kiểu khí hậu phổ biến của châu Á là:
 A. Khí hậu Địa Trung Hải và khí hậu gió mùa B. Khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa 
 C. Khí hậu lục địa và khí hậu hải dương D. Khí hậu hải dương và khí hậu Địa Trung Hải.
5. Ấn Độ là nơi ra đời hai tôn giáo nào :
 A. Ấn Độ giáo và Ki-tô-giáo B. Ki-tô-giáo và phật giáo
 C. Ki-tô-giáo và Hồi giáo D. Phật giáo và Ấn Độ giáo. 	
6. So với các Châu lục khác ,châu Á có số dân 
A. Đứng đầu B. Đứng thứ hai
C. Đứng thứ ba D. Đứng thứ tư.
II. PHẦN TỰ LUẬN : ( 7.0 điểm )
Câu 1 : Trình bày những thành tựu về Nông nghiệp của các nước Châu Á:( 2.5 điểm )
Câu 2: Nêu đặc điểm dân cư, kinh tế chính trị khu vực Tây Nam Á:( 2.5 điểm )
Câu 3 : Trình bày đặc điểm phát triển kinh tế của Nhật Bản: :( 2.0 điểm )
 ĐỀ B :
I.PHẦN TRẮC NGHIỆM : ( 3.0 điểm ) .
Hãy khoanh tròn vào A , B , C , D mà câu em cho là đúng nhất .
1. Ấn Độ là nơi ra đời hai tôn giáo nào :
 A. Ấn Độ giáo và Ki-tô-giáo B. Ki-tô-giáo và phật giáo
 C. Ki-tô-giáo và Hồi giáo D. Phật giáo và Ấn Độ giáo 
2.Daân cö chaâu AÙ thuoäc caùc chuûng toäc sau:
 A. Moân-goâ-loâ-it, OÂ-xtra-loâ-it, Neâ-groâ-it. B. Ô-roâ-peâ-oâ-it, Neâ-groâ-it, Moân-goâ-loâ-it.
 C. Neâ-groâ-it, Moân-goâ-loâ-it, Ô-roâ-peâ-oâ-it. D. Ô-roâ-peâ-oâ-it, Moân-goâ-loâ-it, OÂ-xtra-loâ-it.
3.Dầu mỏ và khí đốt của châu Á tập trung chủ yếu ở:
 A. Khu vực Tây Nam Á và Đông Á B. Khu vực Tây Nam Á và Trung Á.
 C. Khu vực Tây Nam Á và Đông Nam Á. D. Khu vực Tây Nam Á và Bắc Á . 
4.Hai kiểu khí hậu phổ biến của châu Á là:
 A. Khí hậu Địa Trung Hải và khí hậu gió mùa B. Khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa 
 C. Khí hậu lục địa và khí hậu hải dương D. Khí hậu hải dương và khí hậu Địa Trung Hải 5. So với các Châu lục khác ,châu Á có số dân 
A. Đứng đầu B. Đứng thứ hai
C. Đứng thứ ba D. Đứng thứ tư
6.Ở châu Á các dãy núi chủ yếu chạy theo hướng:
 A. Đông-Tây và Đông-Nam. B. Đông-Nam và Tây Bắc-Đông Nam.
 C. Tây Bắc-Đông Nam và Bắc-Nam. D. Đông-Tây và Bắc-Nam.
II. PHẦN TỰ LUẬN : ( 7.0 điểm )
Câu 1 : Tây Nam Á có đặc điểm vị trí địa lí như thế nào ?( 2.5 điểm )
Câu 2:Trình bày tình hình phát triển Công nghiệp của các nước Châu Á ?( 2.5 điểm )
Câu 3 :Nêu đặc điểm khí hậu, sông ngòi và cảnh quan tự nhiên khu vực Nam Á?( 2.0điểm )
	ĐÁP ÁN ĐỊALÍ 8
ĐỀ A
I.TRẮC PHẦN NGHIỆM :(3.0 điểm ) Đúng một câu được 0.5 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
D
C
D
B
D
A
II. PHẦN TỰ LUẬN : ( 7.0 điểm )
Câu 1 : Những thành tựu về Nông nghiệp của các nước Châu Á:( 2.5 điểm )
-Sự phát triển nông nghiệp của các nước châu Á không đều.
-Có 2 khu vực có cây trồng vật nuôi khác nhau: khu vực có khí hậu gió mùa, khu vực có khí hậu lục địa khô hạn.
-Cây lương thực giữ vai trò quan trọng nhất: lúa nước (chiếm 93%), lúa mì (chiếm 39%)
-Trung Quốc và Ấn Độ là những nước sản xuất nhiều lúa gạo.
-Thái Lan và Việt Nam đứng thứ nhất và thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo.
Câu 2: Đặc điểm dân cư, kinh tế chính trị khu vực Tây Nam Á:( 2.5 điểm )
a.Đặc điểm dân cư:
-Dân số khoảng 286 triệu người, phần lớn là người A-rập theo đạo Hồi.
-Dân cư sống tập trung ở đồng bằng Lưỡng Hà. 
b.Đặc điểm kinh tế-chính trị:
-Công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ rất phát triển, chiếm 1/3 sản lượng dầu TG.
-Là khu vực xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất TG.
-Là khu vực rất không ổn định.
Câu 3 : Đặc điểm phát triển kinh tế của Nhật Bản: :( 2.0 điểm )
-Là nước công nghiệp phát triển cao. Tổ chức sản xuất hiện đại, hợp lí và mang lại hiệu quả cao, nhiều ngành công nghiệp đứng đầu thế giới.
-Chất lượng cuộc sống cao và ổn định.
ĐỀ B
I.PHẦN TRẮC NGHIỆM ;(3 điểm ) Đúng một câu được 0.5 điểm . 
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
D
D
C
B
A
D
II. PHẦN TỰ LUẬN : ( 7.0 điểm )
Câu 1 :Vị trí địa lí khu vực Tây Nam Á :( 2.5 điểm )
-Tây Nam Á nằm giữa:
+Vĩ tuyến:120Bà420B	
+Kinh tuyến: 260Đà730Đ
-Tây Nam Á thuộc đới khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt.
-Tây Nam Á tiếp giáp với:
+Vịnh Péc Xích.
+Biển Cax-pi, biển Đen, Địa Trung Hải, biển Đỏ, biển Aráp.
+Khu vực: Trung Á và Nam Á.
-Vị trí chiến lược nằm trên đường giao thông quốc tế quan trọng giữa 3 châu lục.
Câu 2:Tình hình phát triển Công nghiệp của các nước Châu Á :( 2.5 điểm )
-Sản xuất công nghiệp rất đa dạng nhưng phát triển chưa đều:
+Công nghiệp khai khoáng và chế biến phát triển ở các nước giàu khoáng sản.
+Công nghiệp luyện kim, cơ khí, điện tử phát triển mạnh ở Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan
+Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phát triển hầu hết ở các nước
 Câu 3 : Khi hậu, sông ngòi và cảnh quan tự nhiên khu vực Nam Á:( 2.0 điểm )
a.Khí hậu:
-Nam Á có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Là khu vực mưa nhiều của TG.
-Do ảnh hưởng sâu sắc của địa hình nên lượng mưa phân bố không đều.
b.Sông ngòi và cảnh quan tự nhiên:
-Nam Á có nhiều sông lớn: sông Ấn, sông Hằng, sông Brama-pút.
-Các cảnh quan tự nhiên chính: rừng nhiệt đới, xavan, hoang mạc, núi cao.
Đề 1.A/ TRẮC NGHIỆM (2 điểm)
 Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất (mỗi câu 0,25đ)
Kênh đào Xuy-ê đã rút ngắn khoảng cách giao thông đường biển từ :
Châu Âu đến châu Á
Châu Á đến châu Mỹ
Châu Âu đến châu Phi
Châu Á đến châu Phi
Lãnh thổ châu Á 
Hầu hết nằm ở nửa cầu Bắc
Hầu hết nằm ở nửa cầu Nam
Kéo dài từ cực Bắc đến cực Nam 
Có đường xích đạo đi qua gần chính giữa
Nước có sản lượng lúa nhiều nhất, nhì thế giới là:
Thái Lan, Việt Nam
Trung Quốc, Ấn Độ
Thái Lan, Trung Quốc
Việt Nam, Trung Quốc
Cường quốc công nghiệp châu Á hiện nay là 
Hoa Kỳ
Nhật Bản
Trung Quốc
Ấn Độ
Sông nào của châu Á đang “kêu cứu” vì bị ô nhiễm trầm trọng là
Trường Giang
Hoàng Hà
Thị Vải
Sông Hằng
Dựa vào nguồn tài nguyên nào mà một số nước Tây Nam Á trở thành những nước có đời sống cao
Kim cương, vàng
Than đá, dầu mỏ
Dầu mỏ, khí đốt
Kim cương, dầu mỏ
Quốc gia nào thực hiện tốt cuộc “ cách mạng xanh ” và “cách mạng trắng”
Hàn Quốc 
Nhật Bản 
Trung Quốc 
Ấn Độ 
 8. Đường biên giới trên bộ của Châu Á giáp với châu nào
Châu Phi 
Châu Âu 
Châu Mĩ 
Châu Đại Dương
B/ TỰ LUẬN (8 điểm)
 Câu 1:a) Nêu đặc điểm các miền địa hình chính ở khu vực Nam Á?
	 b) Địa hình có ảnh hưởng như thế nào đến sự phân bố dân cư của khu vực Nam Á? (2,5 điểm)
Câu 2:Hãy nêu những điểm giống nhau và khác nhau của hai sông Hoàng Hà và Trường Giang? Giá trị của các sông của khu vực Đông Á?(3 điểm)
 Câu 3: Bảng: Diện tích và dân số một số khu vực của châu Á (2,5 điểm)
Khu vực
Diện tích
(Nghìn Km2)
Dân số năm 2005
( Triệu người)
Mật độ dân số
()
Đông Á
11762
1529
.
Nam Á 
4489
1380
.
Đông Nam Á
4495
556
..
Trung Á
4002
61
.
Tây Nam Á
7016
313
.
Dựa vào bảng số liệu trên và kiến thức đã học hãy:
	a/ Tính mật độ dân số các khu vực trên? ( điền vào dấu .. ở bảng trên)
	b/ Nhận xét mật độ dân số của các khu vực? Giải thích tại sao? 
A/ TRẮC NGHIỆM (2điểm) mỗi câu đúng 0,25 đ
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án 
b
a
b
b
d
c
d
b
B/ TỰ LUẬN (8 điểm)
Câu1 
2,5điểm
a/ Đặc điểm địa hình Nam Á:
- Phía bắc là hệ thống núi Hi-ma-lay-a hùng vĩ.
- Ở giữa là đồng bằng Ấn - Hằng rộng lớn, đất đai màu mỡ và điều kiện sinh sống thuận lợi.
- Phía Nam là sơn nguyên Đề-can, bị hai dãy Gát Đông, Gát Tây chắn gió nên thường bị khô hạn. 
b/ Địa hình có ảnh hưởng đến phân bố dân cư
 - Do sự phân bố địa hình như trên nên phần lớn dân cư khu vực Nam Á tập trung ở đồng bằng Ấn - Hằng
0,5
0,5
0,5
1,0
Câu 2.
3,0điểm
- Sông Hoàng Hà, Trường Giang đều nằm trong lãnh thổ Trung Quốc, cùng bắt nguồn trên sơn nguyên Tây Tạng cùng chảy về phía đông đổ ra Hoàng Hải và biển Hoa Đông 
- Về chiều dài sông Trường Giang dài hơn Hoàng Hà 
- Chế độ nước khác nhau: Hoàng Hà chế độ nước thất thường vì chảy qua các miền địa hình, khí hậu khác nhau. Về mùa đông lượng nước nhỏ nhưng về mùa hạ lượng nước rất lớn, thường gây lũ nghiêm trọng. Trường Giang chảy qua các miền có cùng khí hậu ẩm ở nửa phía đông Trung Quốc, lượng nước sông cả năm dồi dào, ít chênh lệch do đó chế độ nước điều hoà hơn 
- Giá trị các sông bồi đắp phù sa thành những đồng bằng màu mỡ, cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt.
(1,0đ)
(0,5đ)
(1,0đ)
(0,5đ)
Câu 4.
2,5 đ
a/ Tính mật độ dân số: (HS tính đúng một khu vực được 0,25 điểm)
Đông Á: 130 người/km²; Nam Á: 307 người/km²; 
Đông Nam Á: 124 (123,7) người/km²; Trung Á: 15 người/km²; 
Tây Nam Á: 45 (44,6) người/km².
b/ Nhận xét, nguyên nhân:
- Dân số (mật độ dân số) không đồng đều giữa các khu vực.
 + Những những khu vực có mật độ dân số cao: Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á.
 → Nguyên nhân: Nằm trong kiểu khí hậu gió mùa, nhiều đồng bằng lớn, có lịch sử phát triển lâu đời,...
 + Những khu vực thưa dân: Tây Nam Á, Trung Á . 
 → Do có địa hình hiểm trở, khí hậu khô hạn,...
1,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 1 (3 điểm): 
Dựa vào lược đồ khu vực Tây Nam Á hãy:
a) Trình bày đặc điểm vị trí địa lí 
b) Nêu ý nghĩa về mặt vị trí địa lí
c) Cho biết nguồn tài nguyên quan trọng nhất. Phân bố chủ yếu ở đâu?
Câu 2 (3,0 điểm): 
Địa hình khu vực Nam Á được chia làm mấy miền? Trình bày đặc điểm từng miền.
Câu 3 (2,0 điểm): 
Nêu đặc điểm nổi bật vể dân cư và xã hội của Châu Á.
Câu 4 (2,0 điểm): 
Khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa ở châu Á có gì khác nhau? Vì sao khí hậu lục địa có đặc điểm đó?
 HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN
MÔN ĐỊA 8
Câu 1 (3 điểm):
a) Trình bày vị trí địa lí: 
- Tây Nam Á nằm trong khoảng từ 120 B đến 420 B. 	 (0,5 đ)
- Được bao bọc bởi các biển và vịnh biển. 	 (0,5 đ)
- Nằm ở ngã ba của ba châu lục Á, Âu, Phi 	 (0,5 đ)
b) Ý nghĩa về vị trí địa lí: Có vị trí chiến lược trong phát triển kinh tế 	 (0,5 đ)
c) Tài nguyên: dầu mỏ là nguồn tài nguyên quan trọng nhất, có trữ lượng rất lớn
Phân bố chủ yếu ở đồng bằng Lưỡng Hà và ven vịnh Pec-xich. 	 (1,0 đ)
Câu 2 (3,0 điểm):
- Địa hình Nam Á được chia làm 3 miền. 	 (0,5 đ)
- Đặc điểm từng miền:
+ Phía Bắc là hệ thống Hi - ma - lay - a hùng vĩ chạy theo hướng tây Bắc - Đông nam dài gần 2600 km, bề rộng trung bình từ 320 - 400 km. 	 (1,0 đ)
+ Phía Nam là sơn nguyên Đê - can tương đối thấp và bằng phẳng. Hai rìa phía tây và phía đông của sơn nguyên là các dãy Gát Tây và Gát Đông. 	 	 (1,0 đ)
+ Ở giữa là đồng bằng Ấn - Hằng rộng và bằng phẳng dài hơn 3000 km, rộng từ 250 - 350 km. 	 (0,5 đ)
Câu 3 (2,0 điểm):
- Dân số đông, tăng nhanh. (0,5đ)
- Mật độ dân cư cao phân bố cao phân bố không đều. (0,5đ)
- Dân cư thuộc nhiều chủng tộc nhưng chủ yếu là Môn-gô-lô-it và Ơ-rô-pê-ô-it. (0,5đ)
- Văn hóa đa dạng, nhiều tôn giáo(Phật, Hồi, Thiên Chúa, Ấn Độ Giáo). (0,5đ)
Câu 4 (2 điểm):
- Những điểm khác nhau giữa khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa: 	 (1,0 đ)
Khí hậu gió mùa
Khí hậu lục địa
Mùa đông
Không khí lạnh, khô, mưa ít
Khô và lạnh
Mùa hạ
Nóng ẩm, mưa nhiều
Khô và nóng
- Giải thích: do châu Á có kích thước rộng lớn, địa hình chia cắt phức tạp, núi và cao nguyên đồ sộ ngăn ảnh hưởng của biển	 (1,0 đ)
 ĐỀ A: 
Câu 1: (3,0 điểm)
	a) Nêu đặc điểm các miền địa hình chính ở khu vực Nam Á?
	b) Địa hình có ảnh hưởng như thế nào đến sự phân bố dân cư của khu vực Nam Á?
 Câu 2: (3,0điểm ) 
a) Thiên nhiên châu Á có những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế -xã hội? 
b) Biện pháp khắc phục những khó khăn nêu trên. 
Câu 3: (2 điểm )
Hãy phân biệt sự khác nhau về địa hình giữa phần đất liền và phần hải đảo của khu vực Đông Nam Á?
Câu 4: (2 điểm)
	Dựa vào số liệu dưới đây:
	Cơ cấu GDP của Trung Quốc phân theo ngành năm 2004 (%)
Tên quốc gia
Nông, lâm, ngư nghiệp
Công nghiệp, xây dựng
Dịch vụ
Trung Quốc
12,5
50
37.5
a/ Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu GDP của Trung Quốc phân theo ngành năm 2004 (%)?
b/ Nhận xét? 
 ĐỀ A:
Câu1 
3,0điểm
a/ Đặc điểm địa hình Nam Á:
- Phía bắc là hệ thống núi Hi-ma-lay-a hùng vĩ.
- Ở giữa là đồng bằng Ấn - Hằng rộng lớn, đất đai màu mỡ và điều kiện sinh sống thuận lợi.
- Phía Nam là sơn nguyên Đề-can, bị hai dãy Gát Đông, Gát Tây chắn gió nên thường bị khô hạn. 
b/ Địa hình có ảnh hưởng đến phân bố dân cư
 - Do sự phân bố địa hình như trên nên phần lớn dân cư khu vực Nam Á tập trung ở đồng bằng Ấn - Hằng
( HS nêu được một ý đạt 0,5 điểm)
0,5
1
1
0.5
Câu 2.
3,0điểm
* Thuận lợi:
Tài nguyên thiên nhiên phong phú. 
Khoáng sản có trữ lượng lớn như: than, sắt, dầu mỏ, khí đốt 
Các tài nguyên khác như: đất, khí hậu, động thực vật .. rất đa dạng. 
Các nguồn năng lượng như: gió, thủy năng, địa nhiệt rất dồi dào. 
* Khó khăn: địa hình núi cao hiểm trở, khí hậu khắt nghiệt, thiên tai thất thường,  
* Biện pháp: Trồng và bảo vệ rừng, góp phần bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai. 
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 3.
2,0điểm
* Phần đất liền 
 - Có dãy Hi-ma-lay-a chạy theo hướng bắc-nam và tây bắc-đông nam.
 - Địa hình bị chia cắt mạnh.
 - Đồng bằng tập trung ven biển và hạ lưu các con sông.
* Phần hải đảo
 - Có nhiều núi lửa và động đất do nằm trong “ vòng đai lửa Thái Bình Dương”
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 4.
2,0điểm
a/ Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu GDP của Trung Quốc phân theo ngành năm 2004 (%)?
12,5 %
37,5 %
50 %
Biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP của Trung Quốc phân theo ngành năm 2004 (%).
Vẽ đúng tỉ lệ, chính xác.
Có chú giải rõ ràng
b/ Nhận xét? 
Ngành nông nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ nhất
Ngành công nghiệp chiếm tỉ trọng lớn nhất
0.5
0,5
0,5
0,25
0,25
 ĐỀ B: 
Câu 1: (3,0 điểm)
	a) Nêu đặc điểm vị trí địa lí và nguồn tài nguyên chủ yếu của khu vực Tây Nam Á?
	b) Đặc điểm đó có liên quan gì tới sự mất ổn định của khu vực trong nhiều năm gần đây?
 Câu 2: (3,0điểm ) 
a) Thiên nhiên châu Á có những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế -xã hội? 
b) Biện pháp khắc phục những khó khăn nêu trên. 
Câu 3: (2 điểm )
Hãy phân biệt sự khác nhau về khí hậu, cảnh quan giữa phần đất liền phía đông và hải đảo với phần đất liền phía tây của khu vực Đông Á?
Câu 4: (2 điểm)
	Dựa vào số liệu dưới đây:
	Cơ cấu GDP của Ấn Độ phân theo ngành năm 2004 (%)
Tên quốc gia
Nông, lâm, ngư nghiệp
Công nghiệp, xây dựng
Dịch vụ
Ấn Độ
25
37,5
37,5
a/ Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu GDP của Ấn Độ phân theo ngành năm 2004 (%)?
b/ Nhận xét? 
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2012 - 2013
MÔN ĐỊA LỚP 8 
ĐỀ B:
Câu1 
3,0điểm
a) Vị trí địa lí và nguồn tài nguyên chủ yếu của khu vực Tây Nam Á
* Về vị trí địa lí : 
 - Tây Nam Á là cầu nối giữa 3 châu lục: châu Âu, châu Á và châu Phi.
 - Nằm trên đường giao thông giữa châu Âu với Nam Á, Đông Á..
 - Cầu nối giữa châu Âu với châu Đại Dương qua biển Địa Trung Hải và biển Đỏ.
 * Nguồn tài nguyên chủ yếu: là dầu mỏ và khí đốt chiếm trữ lượng lớn của thế giới.
b) Sự mất ổn định của khu vực trong nhiều năm gần đây
 - Do có vị trí và nguồn tài nguyên quan trọng là dầu mỏ và khí đốt .... để phát triển kinh tế. Nên hầu hết các nước đều muốn có quyền lợi dẫn đến cạnh tranh gay gắt làm khu vực thường xuyên không ổn định về chính trị.
 ( HS nêu được ý tương tự vẫn đạt điểm)
0,5
0.5
0,5
1
0,5
Câu 2.
3,0điểm
* Thuận lợi:
Tài nguyên thiên nhiên phong phú. 
Khoáng sản có trữ lượng lớn như: than, sắt, dầu mỏ, khí đốt 
Các tài nguyên khác như: đất, khí hậu, động thực vật .. rất đa dạng. 
Các nguồn năng lượng như: gió, thủy năng, địa nhiệt rất dồi dào. 
* Khó khăn: địa hình núi cao hiểm trở, khí hậu khắt nghiệt, thiên tai thất thường,  
* Biện pháp: Trồng và bảo vệ rừng, góp phần bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai. 
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 3.
2,0điểm
Sự khác nhau về khí hậu, cảnh quan của khu vực Đông Á
* Khí hậu:
 + Phần phía đông và hải đảo: Khí hậu cận nhiệt gió mùa ẩm 
 + Phần phía Tây: Khí hậu mang tính lục địa sâu sắc, quanh năm khô hạn
* Cảnh quan:
 + Phần phía đông và hải đảo: Cảnh quan chủ yếu là rừng cận nhiệt đới ẩm 
 + Phần phía Tây: Cảnh quan chủ yếu thảo nguyên khô, hoang mạc và bán hoang mạc
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 4.
2,0điểm
a/ Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP của Ấn Độ phân theo ngành năm 2004 (%)
37,5 %
37,5 %
25 %
Biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP của Ấn Độ phân theo ngành năm 2004 (%).
Vẽ đúng tỉ lệ, chính xác.
Có chú giải rõ ràng
b/ Nhận xét? 
Ngành nông nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ nhất
Ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn nhất
0.5
0,5
0,5
0,25
0.25

Tài liệu đính kèm:

  • docDe KT DA mon DIA 8.doc