5. Quá trình tập chung sản xuất ở Đức diễn ra mạnh mẽ trong các ngành
A. luyện kim, than đá, điện, hóa chất.
B. công nghiệp nhẹ.
C. khai mỏ, luyện kim, giao thông vận tải.
D. tài chính, ngân hàng.
6. Học thuyết nào sau đây được coi là cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng của loài người?
A. Học thuyết Chủ nghĩa xã hội khoa học.
B. Kinh tế-chính trị học tư sản.
C. Chủ nghĩa xã hội không tưởng.
D. Cả A, B, C là sai.
ĐỀ SỐ 1 Trường THCS........ Họ và tên............... ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN: LỊCH SỬ 8 Năm học (2020 - 2021) Thời gian.... phút Đề bài A. Phần trắc nghiệm: (3 điểm) Chọn phần trả lời đúng cho mỗi câu hỏi sau rồi khoanh tròn vào chữ cái đầu dòng phần kiên thức mà em vừa xác định. 1. Trong các nước Đông Nam Á, nước nào là “vùng đệm” tranh chấp của Anh và Pháp? A. Việt Nam. B. Cao miên. C. Ai Lao. D. Xiêm. 2. Tính chất của Cách mạng Nga 1905-1907 là: A. là cuộc cách mạng tư sản. B. là cuộc cách mạng dân chủ tư sản. C. là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. D. là cuộc cách mạng vô sản. 3. Các con số phản ánh đúng về hệ thống thuộc địa của Anh đến năm 1914 là A. 20 triệu km, dân số 300 triệu người, bằng 1/5 diện tích và 1/5 dân số thế giới B. 25 triệu km, dân số 300 triệu người, bằng 1/4 diện tích và 1/5 dân số thế giới C. 28 triệu km, dân số 300 triệu người, bằng 1/4 diện tích và 1/4 dân số thế giới D. 33 triệu km, dân số 400 triệu người, bằng 1/4 diện tích và 1/4 dân số thế giới 4. Sự kiện nào sau đây đã đánh dấu sự ra đời của Quốc tế thứ hai? A. Kỷ niệm 100 năm ngày nhân dân Pháp phá ngục Ba-xti. B. Công nhân Anh và đại biểu của công nhân nhiều nước tham gia mít tinh ở Luân Đôn C. Gần 40 vạn công nhân biểu tình ở Si-ca-gô. D. Nga Hoàng đẩy nhân dân vào cuộc chiến tranh Nga – Nhật. 5. Quá trình tập chung sản xuất ở Đức diễn ra mạnh mẽ trong các ngành A. luyện kim, than đá, điện, hóa chất. B. công nghiệp nhẹ. C. khai mỏ, luyện kim, giao thông vận tải. D. tài chính, ngân hàng. 6. Học thuyết nào sau đây được coi là cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng của loài người? A. Học thuyết Chủ nghĩa xã hội khoa học. B. Kinh tế-chính trị học tư sản. C. Chủ nghĩa xã hội không tưởng. D. Cả A, B, C là sai. B. Phần tự luận: (7 điểm) Câu 1: Trình bày quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở các nước Đông Nam Á? (2 điểm) Câu 2: Tại sao nói Mĩ là xứ sở của các ông “vua công nghiệp”? (2 đ) Câu 3: Tại sao nói thế kỷ XIX là thế kỷ của sắt, máy móc và động cơ hơi nước? (3 đ) Đáp án đề thi A. Phần trắc nghiệm. HS chọn đúng 1 đáp án được 0,5 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án D C D A A A B. Phần tự luận Câu Nội dung Điểm Câu 1 (2đ) - Đông Nam Á là khu vực có vị trí địa lý quan trọng, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến suy yếu. - Từ nửa sau thế kỷ XIX, phương Tây xâm lược: + Anh chiếm Mã Lai, Miến Điện + Pháp chiếm Việt Nam, lào, Căm-pu-chia. + Tây ban Nha, rồi Mĩ chiếm Phi-líp-pin. + Hà Lan và Bồ Đào Nha chiếm In-đô-nê-xi-a. - Xiêm là nước độc lập. 1,0 1,0 Câu 2 (2 đ) - Từ 1870, công nghiệp Mĩ phát triển mạnh, vươn lên hàng thứ nhất, sản lượng công nghiệp gấp đôi Anh và bằng ½ các nước Tây Âu gộp lại. - Công nghiệp Mĩ phát triển trong điều kiện thuận lợi: tài nguyện, thị trường, nhân công, ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, Nhiều công ty độc quyền ra đời như: “vua dầu mỏ” – Rốc-phe-lơ, “vua thép” – Moocgan, “vua ô tô”- Pho đã chi phối toàn bộ nền kinh tế Mĩ. - Biểu hiện: → Kết luận 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 3 (3 đ) - Cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu ở Anh, sau đó là Pháp, Đức, Mĩ - Kĩ thuật luyện kim được cải tiến - Ứng dụng máy hơi nước: + 1807, Phơn-tơn (Mĩ) đóng tàu thủy vượt đại dương. + 1814 Xti-phen-xơn (Anh) chế tao xe lửa, mở đầu kỷ nguyên đường sắt - Máy điện tín: Nga, Mĩ. Tiêu biểu là Moóc-xơ (Mĩ) thế kỷ XIX. - Phương pháp canh tác trong nông nghiệp, nâng cao năng suất lao động. - Sản xuất vũ khí hủy diệt cao. → Kết luận 1,0 1,0 0,5 0,5 ĐỀ SỐ 2 Trường THCS........ Họ và tên............... ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN: LỊCH SỬ 8 Năm học (2020 - 2021) Thời gian.... phút Đề bài Câu 1: (3 điểm) Trình bày ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII? Chứng minh rằng : cách mạng tư sản pháp là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất? Câu 2: (2,5 điểm) Nêu những nét chính về tình hình kinh tế nước Anh cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX? Vì sao Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là: “Chủ nghĩa đế quốc thực dân”? Câu 3: (3,5 điểm) Trình bày những nét chính về quá trình phân chia, xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc? Giải thích tại sao: cùng khủng hoảng như nhau, cùng đứng trước nguy cơ xâm lược như nhau nhưng Trung Quốc thì bị xâm lược còn Nhật Bản lại không bị xâm lược? Đáp án đề thi Câu Nội dung Điểm 1 * Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XIX: - Lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên nắm quyền. - Mở đường cho CNTB phát triển. * Cách mạng tư sản pháp là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất vì: - CMTS Pháp đã lật đổ nền quân chủ chuyên chế phong kiến thối nát, xây dựng một chế độ xã hội mới ở châu Âu với cơ cấu tổ chức mới và các quyền tự do dân chủ. - Đập tan quan hệ ruộng đất phong kiến, giải phóng nông dân khỏi những áp bức phong kiến, mở đường cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ - Cách mạng đã phát triển từ thấp đến cao theo chiều hướng đi lên mà nền chuyên chính Gia-cô-banh là đỉnh cao nhất. - Nó hoàn thành đầy đủ nhất những nhiệm vụ dân tộc, dân chủ của một cuộc cách mạng tư sản, lần lượt đánh bại các âm mưu can thiệp vũ trang của liên minh các nước đế quốc, bảo vệ đất nước, cho ra đời bản tuyên ngôn bất hủ về quyền con người, đáp ứng phần nào quyền dân chủ cho dân. 0.5 đ 0.5 đ 0.5 đ 0.5 đ 0.5 đ 0.5 đ 2 * Những nét chính về tình hình kinh tế nước Anh cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX - Sau 1870 Anh mất dần vị trí đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp và tụt xuống hàng thứ 3 thế giới (sau Mĩ, Đức) - Đứng đầu thế giới về xuất khẩu tư bản, thương mại, thuộc địa - Nhiều công ti độc quyền về công nghiệp, tài chính ra đời chi phối toàn bộ nền kinh tế. * Lê-nin gọi CNĐQ Anh là: “Chủ nghĩa đế quốc thực dân” vì: - Anh ưu tiên, đẩy mạnh xâm lược thuộc địa. - Anh có hệ thống thuộc địa lớn nhất với diện tích 33 triệu km2 gấp 50 lần diện tích nước Anh. 1 đ 0.5 đ 0.5 đ 0.25 đ 0.25 đ 3 * Quá trình phân chia, xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc. - 1840-1842 chiến tranh thuốc phiện của Anh mở đầu quá trình xâm lược Trung Quốc. - Cuối thế kỷ XIX, các nước đế quốc chia nhau xâu xé Trung Quốc: Đức chiếm Sơn Đông Anh chiếm vùng châu thổ sông Dương Tử Pháp chiếm Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây Nga, Nhật chiếm Đông Bắc. * Cùng khủng hoảng như nhau, cùng đứng trước nguy cơ xâm lược như nhau nhưng Trung Quốc thì bị xâm lược còn Nhật Bản lại không bị xâm lược vì: - Trung quốc: Rộng lớn, đông dân, giàu tài nguyên là mục tiêu mà các nước đế quốc nhòm ngó Chế độ phong kiến đang trong tình trạng mục nát , dân tình oán thán. Trước nguy cơ xâm lược, triều đình Mãn Thanh tỏ ra bất lực, yếu hèn, không gắn kết chặt chẽ với dân chống giặc, không có biện pháp làm cho đất nước giàu mạnh. - Nhật Bản: Chế độ phong kiến cũng lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng và đang bị các nước phương Tây đe dọa 1868 Thiên hoàng Minh Trị cải cách mạnh mẽ, toàn diện làm cho nhật Bản phát triển nhanh chóng trên con đường TBCN, lần lượt đánh thắng Trung Quốc (1894-1895), Nga (1904-1905) nâng cao uy thế của Nhật trên trường quốc tế 0.5 đ 0.5 đ 0.25 đ 0.25 đ 0.25 đ 0.25 đ 0.5 đ 0.5 đ 0.5 đ 0.5 đ 0.5 đ Lưu ý: Để khuyến khích khả năng tự học của học sinh, đối với một số bài có sự tìm hiểu nghiên cứu sâu, rộng, khả năng lập luận tốt cần có điểm thưởng dựa trên thang điểm của từng câu.
Tài liệu đính kèm: