Đề kiểm tra định kì đợt 3, môn: Ngữ văn 8

Đề kiểm tra định kì đợt 3, môn: Ngữ văn 8

Câu 1 (3 điểm)

a. Nêu tác dụng của trật tự từ (Phần in đậm) trong câu sau:

Suốt một đời người, từ thuở lọt lòng trong chiếc nôi tre, đến khi nhắm mắt xuôi tay, nằm trên giường tre, tre với mình, sống có nhau, chết có nhau, chung thủy. ( Thép Mới)

b. Cho câu văn: Tổng cộng có bảy mươi vạn người bản xứ đã đặt chân lên đất Pháp; và trong số ấy, tám vạn người không bao giờ còn trông thấy mặt trời trên quê hương đất nước mình nữa.

- Câu văn trích trong tác phẩm nào? Của ai?

- Xét về cấu trúc, câu văn được viết theo kiểu câu nào?

- Nêu nội dung câu văn?

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1037Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kì đợt 3, môn: Ngữ văn 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS tân Trường
Đề kiểm tra định kì đợt 3,
năm học 2010 - 2011
Môn: Ngữ văn 8
Thời gian làm bài : 60 phút.
Câu 1 (3 điểm)
a. Nêu tác dụng của trật tự từ (Phần in đậm) trong câu sau:
Suốt một đời người, từ thuở lọt lòng trong chiếc nôi tre, đến khi nhắm mắt xuôi tay, nằm trên giường tre, tre với mình, sống có nhau, chết có nhau, chung thủy. ( Thép Mới)
b. Cho câu văn: Tổng cộng có bảy mươi vạn người bản xứ đã đặt chân lên đất Pháp; và trong số ấy, tám vạn người không bao giờ còn trông thấy mặt trời trên quê hương đất nước mình nữa.
- Câu văn trích trong tác phẩm nào? Của ai?
- Xét về cấu trúc, câu văn được viết theo kiểu câu nào?
- Nêu nội dung câu văn?
Câu 2 (7 điểm)
Có ý kiến nhận xét: Trong phần I - Chiến tranh và người bản xứ của văn bản Thuế máu, tác giả đã sử dụng nghệ thuật so sánh để làm rõ thái độ trắng trợn của bọn thực dân đối với người bản xứ trước chiến tranh và khi chiến tranh xảy ra. 
Dựa vào phần I - Chiến tranh và người bản xứ trong văn bản Thuế máu của Nguyễn ái Quốc để làm rõ nhận xét trên.
( Bài văn viết trong khoảng 01 trang giấy thi)
---- Hết ----
Trường THCS tân Trường
Đề kiểm tra định kì đợt 3,
năm học 2010 - 2011
Môn: Ngữ văn 8
Thời gian làm bài : 60 phút.
Hướng dẫn chấm
Câu 1 (3 điểm)
a. Nêu được tác dụng của cách sắp xếp trật tự trong câu được 1 điểm.
Cụ thể; Trật tự từ (phần in đậm) được sắp xếp theo thứ tự trước sau của thời gian, đời người. Cách sắp xếp đảm bảo tính logic trong trình bày ý của câu văn.
b. Bài làm thể hiện rõ các ý sau:
- Nêu đúng tên tác phẩm, tác giả được 0,5 điểm
+ Tác phẩm : Thuế máu
+ Tác giả: Nguyễn ái Quốc
- Gọi đúng tên kiểu câu được 0,5 điểm
+ Câu văn viết theo kiểu câu ghép
- Nêu được nội dung câu văn được 1 điểm.
+ Tổng kết những con số khủng khiếp về số người phải tham gia chiến tranh và số người đã phải bỏ xác trên đất Pháp. ( Có thể diễn đạt khác nhưng đảm bảo ý)
Câu 2 (7 điểm)
Bài làm đạt các yêu cầu sau:
* Về hình thức ; Kiểu bài nghị luận - lập luận chứng minh làm rõ một luận điểm. Biết sử dụng các yếu tố biểu cảm, miêu tả, tự sự để lời văn nghị luận rõ ràng có sức thuyết phục. Biết xây dựng hệ thống luận điểm phụ để làm rõ luận điểm chính. Bài viết có bố cục mạch lạc, có liên kết về nội dung và hình thức. Lập luận theo một trình tự hợp lí. Biết sử dụng dẫn chứng bắt buộc và mở rộng hợp lí.
* Về nội dung: Đảm bảo các ý sau (Có thể theo gợi ý trong dàn bài sau)
A. Mở bài. - 1 điểm.
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, trích dẫn nhận xét
- Nêu vấn đề cần bàn luận  và bày tỏ thái độ về vấn đề đó: Thái độ trắng trợn của bọn thực dân đối với người bản xứ trước chiến tranh và khi chiến tranh xảy.
B. Thân bài - 5 điểm
- Giải thích nội dung trong lời nhận xét để hiểu thế nào là thái độ trắng trợn - 0,5 điểm
- Lần lượt phân tích thái độ của bọn thực dân đối với người bản xứ qua từng thời điểm để thấy rõ nghệ thuật so sánh được tác giả dùng - 3 điểm.
+ Trước khi có chiến tranh: Chúng xem người bản xứ là giống người hạ đẳng; đối xử với họ như súc vật (dẫn chứng)
+ Khi chiến tranh nổ ra: Thái độ của bọn thực dân với người bản xứ đã quay ngoắt 1800 chúng vỗ về , coi người bản xứ là “con yêu”, “bạn hiền” của “ các quan cai trị nhà ta”. Chúng phong danh hiệu tối cao cho họ “Chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”
=> Nhận xét; Đó là thủ đoạn lựa bịp bỉ ổi của chính quyền thực dân để bắt đầu biến người dân bản xứ thành vật hi sinh - để họ phải đóng thuế máu.
- Phân tích làm rõ số phận của người dân bản xứ thảm thương của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa để so sánh làm rõ hơn thái độ trắng trợn của bọn thực dân - 1,5 điểm
+ Họ phải đột ngột xa lìa gia đình.
+ Những người bị đẩy ra chiến trường thì bị biến thành vật hi sinh cho lợi ích, danh dự cho kẻ cầm quyền (dẫn chứng)Những người không trực tiếp ra trận thì chẳng hơn gì, họ phải lao động đến kiệt sức, đến sinh bệnh hoặc chết một cách đau đớn.
 => Nhận xét: Họ đúng là vật thế thân - phải đem máu xương của mình để đóng thuế, để đem về vinh dự, chức tước cho bọn thực dân
C. Kết bài - 1 điểm
- Khẳng định vấn đề
- Bày tỏ thái độ
* Biểu điểm:
+ Điểm 6,7 đạt các yêu cầu ở mức cao.
+ Điểm 4,5 đạt các yêu cầu, bài làm có những mắc những lỗi đơn giản.
+ Điểm 2,3 đạt các yêu cầu, nội dung bài làm còn sơ sài, viết đơn giản.
+ Điểm 1 chưa đạt được yêu cầu, mới viết được một vài ý có liên qua đến yêu cầu đề bài.
+ Điểm 0 lạc đề hoàn toàn.
--- Hết ----

Tài liệu đính kèm:

  • docDE VAN 8- KS 3.doc