Đề kiểm tra chất lượng học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Nguyễn Tiến Dũng

Đề kiểm tra chất lượng học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Nguyễn Tiến Dũng

I. Trắc nghiệm:

Câu 1 : Nguyễn Ai Quốc là tên gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh thời kì nào?

A. Thời kì niên thiếu Bác sống ở Huế.

B. Thời kì Bác hoạt động Cách mạng ở nước ngoài.

C. Thời kì Bac lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.

Câu 2 : Đoạn trích “Thuế máu” ở chương mấy của tác phẩm “Bản án chế độ thực dân pháp” ?

 A. Chương I. C. Chương III.

 B. Chương II. D. Chương IV.

Câu 3: Bản án chế độ thực dân Pháp được viết bằng tiếng gì?

 A. Tiếng Trung. C. Tiếng Pháp.

 B. Tiếng Việt. D. Tiếng Nga.

Câu 4: Nội dung chủ yếu của Bản án chế độ thực dân Pháp là gì ?

A. Tố cáo bọn vua chúa, quan lại đàn áp nhân dân.

B. Tố cáo những người dân thuộc địa đi lính cho Pháp.

C. Tố cáo tội ác tày trời của thực dân Pháp, đồng thời thể hiện tình cảnh tủi nhục, khốn khổ của những người dân ở xứ thuộc địa.

 

doc 3 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 194Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Nguyễn Tiến Dũng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường PTDT Nội Trú 	ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM : 
 GV ra đề: Nguyễn Tiến Dũng	Môn Ngữ văn lớp 8
	Thời gian : 90 phút
I. Trắc nghiệm:
Câu 1 : Nguyễn Aùi Quốc là tên gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh thời kì nào?
Thời kì niên thiếu Bác sống ở Huế.
Thời kì Bác hoạt động Cách mạng ở nước ngoài.
Thời kì BaÙc lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.
Câu 2 : Đoạn trích “Thuế máu” ở chương mấy của tác phẩm “Bản án chế độ thực dân pháp” ?
	A. Chương I.	C. Chương III.
	B. Chương II.	D. Chương IV.
Câu 3: Bản án chế độ thực dân Pháp được viết bằng tiếng gì?
	A. Tiếng Trung.	C. Tiếng Pháp.
	B. Tiếng Việt.	D. Tiếng Nga.
Câu 4: Nội dung chủ yếu của Bản án chế độ thực dân Pháp là gì ?
Tố cáo bọn vua chúa, quan lại đàn áp nhân dân.
Tố cáo những người dân thuộc địa đi lính cho Pháp.
Tố cáo tội ác tày trời của thực dân Pháp, đồng thời thể hiện tình cảnh tủi nhục, khốn khổ của những người dân ở xứ thuộc địa.
Câu 5: Nguyên nhân nào mà những người da đen, những “An_Nam_mít” bỗng nhiên được quan cai trị gọi là “bạn hiền”, “con yêu” “chiến sĩ bảo vệ công lí” ?
	A. Vì chính quyền thực dân muốn người dân thuộc địa có một cuộc sống văn minh hơn ?
	B. Vì chính quyền thực dân muốn làm bạn tốt với người dân thuộc địa.
	C. Vì chính quyền thực dân muốn biến những người dân thuộc địa thành tấm bia đỡ đạn cho chúng trong cuộc chiến tranh phi nghĩa.
Câu 6: Có thể thay từ : “bỏ xác” trong câu: “Một số khác đã bỏ xác trong những miền hoang vu” bằng từ nào?
	A. Hi sinh.	C. Bỏ mạng.
	B. Từ trần	D. Qua đời.
Câu 7: Nghĩa của từ “tấp nập” trong câu “ các bạn đã tấp nập đầu quân” là gì?
Gợi tả tình trạng lộn xộn, ồn ào. Không ổn định.
Gợi tả quang cảnh đông người hoạt động qua lại nhộn nhịp.
Tỏ ra hăm hở, phấn khởi cùng đua nhau làm một việc gì.
Có những cử chỉ, điệu bộ tỏ ra muốn làm ngay một việc gì đó.
Câu 8: Những tư liệu tác giả nêu ra trong đoạn trích Thuế máu có tính chất như thế nào?
	A. Phong phú.	C. Cụ thể.
	B. Xác thực. 	D. Cả A,B,C.
Câu 9: Chép lại một bài thơ (thể tứ tuyệt) của Bác Hồ mà em thuộc.
II. Tập làm văn: 	
 Hãy nói “không” với các tệ nạn.
Duyệt của chuyên môn	GV ra đề
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM VĂN 8
Trắc nghiệm: từ câu 1 đến câu 8 mối câu đúng được 0,25 điểm
Câu 1: B. 2:A. 3: C. 4: C. 5: C. 6: C. 7: B. 8: D. 
Câu 9 học sinh chép đúng một bài thơ tứ tuyệt được học hoặc đọc thêm củaBác Hồ được 1 điểm.
II. Tập Làm Văn.(7 điểm)
Yêu cầu của đề khá thiết thực đối với học sinh bậc phổ thông, nhất là tình hình hiện nay, các tệ nạn (rượu chè, cờ bạc, phim ảnh đồi truỵ, tiên chích). Có xu hướng gia tăng ở lứa tuổi học sinh.
Các em viết một bài nghị luận nêu rõ tác hại của một trongcác tệ nạn mà chúng ta cần phải kiên quyết và nhanh chóng bài trừ.
Từ việc nêu luận điểm, học sinh cần phải làm sáng tỏ luận điểm bằng phương pháp giải thích, chứng minh.
Ví dụ: Hút thuốc có hại.
 Hút thuốc ảnh hưởng tới sức khỏe, vì trong thuốc có chất độc hại huỷ hoại sức khoẻ, ảnh hưởng tới cộng đồng. Từ ảnh hưởng kinh tế bản thân dẫn tới nền kinh tế xã hội v.v
Yêu cầu học sinh lập luận chặt chẽ, dẫn dắt hợp lí để tạo sức thuyết phục cho người đọc.
Bài làm cân đối giữa các phần, câu cú, lời văn phải rành mạch, đúng nghĩa.
Tuỳ thuộc vào bài làm của học sinh để giáo viên định mức cho điểm.
Các mức cho điểm 5_6_7: học sinh có kiến thức và nhận thức tốt yêu cầu của đề ra. Có kĩ năng làm bài.
Mức diểm 3_4: Nắm được yêu cầu của đề ra, nêu được luận điểm nhưng mức độ làm sáng tỏ luận điểm còn chừng mực.
Điểm 1_2: Học sinh nhận thức được tác hại (của thuốc lá, rượu chè, phim ảnh đồi truỵ) xong diễn đạt rất luẩn quẩn, bài viết rời rạc, hoặc ý quá nghèo nàn.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_8_nguyen_ti.doc