Giáo án Ngữ văn 8 - Từ tiết 11 đến hết

Giáo án Ngữ văn 8 - Từ tiết 11 đến hết

Tiết: 11,12

VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1 (VĂN TỰ SỰ)

I-Mục tiêu bài học:

-Qua bài viết, ôn lại cách viết văn bản tự sự, chú ý tả người, kể việc, kể những cảm xúc trong tâm hồn mình.

-Luyện viết bài văn, đoạn văn theo trình tự 4 bứơc đã học ở lớp 7.

II-Chuẩn bị:

III-Tiến trình tổ chức dạy - học:

1.ổn định:

2.kiểm tra.

A. Đề bài: Kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học.

 

doc 293 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 495Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Từ tiết 11 đến hết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 9/9 Tiết: 11,12
Viết bài tập làm văn số 1 (văn tự sự)
I-Mục tiêu bài học: 
-Qua bài viết, ôn lại cách viết văn bản tự sự, chú ý tả người, kể việc, kể những cảm xúc trong tâm hồn mình.
-Luyện viết bài văn, đoạn văn theo trình tự 4 bứơc đã học ở lớp 7.
II-Chuẩn bị: 
III-Tiến trình tổ chức dạy - học: 
1.ổn định: 
2.kiểm tra. 
A. Đề bài: Kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học.
B. Đáp án:
 Cấp độ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng cao
Tổng điểm
TN
TL
TN
TL
TN
TL
-Giới thiệu hoàn cảnh thời gian, không gian, sự việc gợi cho em nhớ về ngày đầu tiên đi học.
1 đ
1 đ
-Kỉ niệm khi ở nhà chuẩn bị cho ngày khai trường.
2 đ
2 đ
-Kỉ niệm trên đường đến trường.
2 đ
2 đ
-Kỉ niệm trong buổi lễ khai giảng đầu tiên.
2 đ
2 đ
-Kỉ niệm trong buổi học đầu tiên.
2 đ
2 đ
-Suy nghĩ của bản thân về việc học hành, về trường lớp.
1 đ
1 đ
1.MB: 1điểm
-Giới thiệu hoàn cảnh thời gian, không gian, sự việc gợi cho em nhớ về ngày đầu tiên đi học.
2.TB: 8 điểm
-Kỉ niệm khi ở nhà chuẩn bị cho ngày khai trường.
-Kỉ niệm trên đường đến trường.
-Kỉ niệm trong buổi lễ khai giảng đầu tiên.
-Kỉ niệm trong buổi học đầu tiên.
3.KB: 1 điểm
-Suy nghĩ của bản thân về việc học hành, về trường lớp.
4. Củng cố 
-GV nhận xét ý thức làm bài của hs. 
- Học sinh thu bài.
5. Hướng dẫn học bài: 
-Ôn lại văn tự sự.
-Đọc bài: Liên kết các đoạn văn trong văn bản (Đọc ví dụ và trả lời câu hỏi trong từng phần). 
IV.Rút kinh nghiệm: 
Ngày giảng: 7/9 Tiết: 13;14
Lão Hạc
 (Nam Cao)
I-Mục tiêu bài học: 
-Thấy được tình cảnh khốn cùng và nhân cách cao quý của nhân vật Lão Hạc, qua đó hiểu thêm về số phận đáng thương và vẻ đẹp tâm hồn đáng trọng của người nông dân Việt Nam trước CM/8.
-Thấy được lòng nhân đạo sâu sắc của Nam Cao: thương cảm đến xót xa và thật sự trân trọng đối với người nông dân nghèo khổ.
-Bước đầu hiều đựơc đặc sắc NT truyện ngắn Nam Cao: khắc hoạ nhân vật tài tình, cách dẫn truyện tự nhiên, hấp dẫn, sự kết hợp giữa tự sự, triết lí và trữ tình. 
II-Chuẩn bị: 
III-Tiến trình tổ chức dạy - học: 
1.ổn định: 
2.kiểm tra. 
-Phân tích h/ả chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ ?
-Nêu những nét nổi bật về nội dung và NT của đoạn trích ?
3. Bài mới: 
 Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc của nền vh Vn gđ 1930-1945. T/g đã vẽ nên trg t/p của mình bộ mặt nông thôn VN trc CM/8 tiêu điều xơ xác vì đói khổ. Cái đói gậm nhấm nhân cách con người. Nhưng trg cảnh nghèo đói thê thảm đó, những p/c đẹp đẽ của người nông dân vẫn tồn tại và âm thầm toả sáng. Một trg những t/p thể hiện cái nhìn sâu sắc của Nam Cao là truyện ngắn Lão Hạc.
 Hoạt động của thầy-trò 
 Nội dung kiến thức 
-Dựa vào chú thích*, em hãy nêu 1 vài nét về t/g Nam Cao ?
-Em hãy nêu xuất sứ của t/p Lão Hạc ?
H/dẫn đọc: chú ý phân biệt các giọng đọc: giọng n.v ông giáo (người kể chuyện) :đọc với giọng chậm, buồn , cảm thông, xót xa đau đớn và suy tư. Giọng Lão Hạc : khi đau đớn, ân hận, dằn vặt, khi năn nỉ giãi bày, khi chua chát mỉa mai.
Hs đọc phân vai.
Giải thích từ khó.
Hd hs tóm tắt t/p: Lão Hạc là người hàng xóm của ông giáo. Lão có người con trai đi phu đồn điền cao su. Lão sống với con chó vàng – kỉ vật của con trai lão để lại. Mặc dù h/c khó khăn, nhưng lão đã từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo và quết không xâm phạm vào mảnh vườn để giành cho con. Lão bán con chó, tự trù liệu đám ma của mình và sau đó lão tự tử bằng bả chó.
-Ta có thể chia ND chính của t/p thành mấy phần ? Mỗi phần từ đâu đến đâu ? ý của từng phần ?
-Câu chuyện đc kể từ nv nào ? Kể theo ngôi thứ mấy? (Kể từ nv ông giáo- ngôi thứ nhất)
Gv: Nhờ cách kể này mà câu truyện trở nên gần gũi, chân thực. T/g như kéo người đọc cùng nhập cuộc, cùng sống, cùng chứng kiến với các nv.
-Em hãy tóm tắt các sự việc chính trg phần v/b vừa đọc ? (Sau khi buộc phải bán cậu vàng, lão H sang nhà ông giáo kể việc này và nhờ giữ giúp 3 sào vườn cho con trai và 30 đồng bạc dành dụm để khi chết có tiền ma chay. Sau đó, khi không còn gì ăn, lão H đã xin bả chó để tự đầu độc. Cái chết của lão vật vã, thê thảm thật đáng thg. T/g (nv ông giáo) đc chứng kiến và kể lại những sự việc này với niềm thg cảm trân thành)
-Trg chuỗi các sự việc đó luôn có mặt những nv nào ? Ai là nv trung tâm ? Vì sao ? (Lão Hạc và ông giáo-Lão H là trung tâm. Vì câu truyện xoay quanh quãng đời khốn khó và cái chết của lão H, như tên gọi của t/p)
-Tình cảnh của lão H đc g/t ở phần đầu truyện ntn ? (Lão H là 1 lão nông nghèo, vợ mất sớm, con vì nghèo không lấy đc vợ đã bỏ đi đồn điền cao su, lão sống thui thủi trg cảnh già cùng với con chó vàng làm bạn. Hàng ngày lão phải làm thuê để kiếm sống cho qua ngày và mòn mỏi chờ tin con trg tuyệt vọng. Rồi mất mùa, đói kém, lại bệnh tật, không có việc làm, không có cái ăn)
-Qua lời kể trên, em hiểu gì về gia cảnh của lão H ? (Gia cảnh cơ cưc: khổ cả về v/chất lẫn tinh thần)
-T/cảm của lão H đối với cậu vàng ntn?
(Lão rất yêu quí cậu vàng, coi nó như con cháu, gọi nó là cậu vàng, cho nó ăn vào bát như nhà giàu, ăn gì cũng cho nó ăn...)
-Lão H yêu quí cậu vàng là thế nhưng lão vẫn phải bán cậu vàng – Vì sao lại phải bán cậu vàng? (Vì gia cảnh của lão ngày càng túng quẫn, không còn cái để ăn)
-Tìm những từ ngữ, h/a m/tả t/trạng và thái độ của lão H, khi lão kể chuyện bán cậu vàng với ông giáo?
-Em hiểu ầng ậc có nghĩa là thế nào ?
(Nc mắt dâng lên nhiều, sắp tràn ra ngoài mi mắt)
Em có nx gì về cách m/tả của t/g ở đv này ?
-Tìm những từ ngữ, chi tiết nói về sự phân trần, than vãn của lão H với ông giáo ?
-Em có nx gì về lời nói của lão H ? qua đó ta thấy đc t/trạng gì của lão ?
-Qua PT diễn biến t/trg của lão H sau khi đã bán cậu vàng, em thấy lão H là người ntn ?
-Gv: Cách dẫn truyện của t/g rất hay, hay ở chỗ vừa khám phá đc những nét mới trg tâm hồn và t/cách của lão H vừa chuyển mạch câu chuyện từ chỗ bán chó sang chuyện chính: chuyện lão H chuẩn bị cho cái chết của mình ?
Gv: Bằng những việc làm cụ thể, lão Hạc đã chuẩn bị cái chết cho mình. Tác giả đã dành đoạn văn cuối cùng để đặc tả cái chết của lão Hạc . 
-Hãy tìm những chi tiết miêu tả về cái chết của lão Hạc ?
-Em có n.x gì về cách dùng từ của tác giả trong đoạn văn ? Tác dụng của cách dùng từ đó? 
-Vì sao lão H phải tự vẫn ? (Vì không muốn ăn vào tiền đã dành dụm cho con và cũng không muốn trở thành người như Binh tư )
-Qua đó, em thấy Lão Hạc là người có những phẩm chất gì ? 
-Bi kịch của Lão Hạc có tác động ntn đến người đọc ? (xót thg cho thân phận nghèo khổ của người nông dân )
-Cái chết của Lão Hạc có ý nghĩa gì ? (Tố cáo XH phong kiến bất công, vô nhân đạo đã đẩy những người nông dân đến bước đường cùng) 
-GV: Cái chết của lão H là nỗi ám ảnh cho những người xq và cho cả người đọc chg ta. Cái chết đó có ý nghĩa rất sâu sắc nó nói lên đc chân lí: Chết trg còn hơn sống đục.
N/v ông giáo như một người dẫn truyện, như một người chứng kiến bi kịch cuộc đời Lão Hạc làm cho tác phẩm chân thật, cảm động. Em hãy tìm những chi tiết nói về t/cảm của ông giáo đối với Lão Hạc ?
-Những chi tiết trên cho ta thấy ông giáo là người ntn ?
Gv: Đó là thái độ và t/c của những người cùng cảnh ngộ biết thg yêu và chia sẻ cho nhau. Đó cũng chính là tình thg yêu những người nông dân nghèo khổ của nhà văn Nam Cao.
-Ông giáo đã có cách nhìn nhận và suy nghĩ ntn về cuộc đời ?
-Cách nhìn đời của ông giáo có ý nghĩa gì ?
-Khi nghe Binh Tư cho biết lão H xin bả chó để bắt 1 con chó hàng xóm thì nv “tôi” cảm thấy: ....
Nhưng khi chứng kiến cái chết đau đớn của lão H, nv “tôi” lại nghĩ: .....
Em hiểu ý nghĩa đó của nv “tôi “ntn ?
(Buồn vì con người đáng kính như lão H lại phải chết 1 cách bi thảm như vậy và buồn vì số phận con người thật mong manh, không có gì đảm bảo trg cái xh đầy rẫy sự bất công vô nhân đạo.Một nỗi buồn....)
Gv: Ông giáo là điển hình cho người trí thức tiểu tư sản nghèo: sống mòn mỏi, bế tắc, có k/vọng hoài bão lớn lao mà bị “c/s áo cơm ghì sát đất”, luôn có cái nhìn day dứt đầy triết lí đối với c/s, đối với con người.
Em hãy nêu những nét đ/sắc về ND và NT của v/b ? – Hs đọc ghi nhớ.
-Qua đ/trích Tức nc vỡ bờ và truyện ngắn Lão Hạc, em hiểu thế nào về c/đời và t/cách người nông dân trg xh cũ ?
I-Giới thiệu chung: 
1-Tác giả: Nam Cao (1915-1951), quê Đại Hoà- Lí Nhân- Hà Nam.
-Là nhà văn x/sắc mà tên tuổi gắn liền với trào lưu vh h/thực p/phán trc CM/8. 
-Chuyên viết về những người nông dân nghèo đói bị vùi dập và những người trí thức tiểu tư sản sống mòn mỏi, bế tắc trg xh cũ.
-Truyện của ông thấm được một tinh thần nhân đạo sâu xa.
2-Tác phẩm:
-Lão Hạc (1943) là một trong những truyện ngắn xuất sắc của Nam Cao viết về người nông dân.
3.Đọc văn bản:
*Tóm tắt văn bản:
4.Bố cục: 2 phần.
-Từ Hôm sau -> lo liệu: những việc làm của lão Hạc trc khi chết.
-Còn lại: cái chết của lão Hạc.
II.Tìm hiểu chi tiết
1-Lão Hạc:
a-Tâm trạng của lão Hạc sau khi bán cậu vàng:
-Cố làm ra vui vẻ, cười như mếu, nc mắt ầng ậc, mặt đột nhiên co rúm lại, những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nc mắt chảy ra, cái đầu ngoẹo về 1 bên, miệng mếu như con nít, hu hu khóc.
->s/d 1 loạt các từ ngữ, h/a chân thật, cụ thể, chính xác - Lột tả đc sự đau đớn, hối hận, xót xa, thg tiếc của lão H đối với cậu vàng.
-Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sướng hơn 1 chút...
-Kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng ?
->Lời nói chua chát ngậm ngùi-Thể hiện nỗi buồn và sự bất lực trc hiện tại và tương lai mù mịt, vô vọng.
=>Lão H là người sống có tình nghĩa và giàu lòng y/thg.
b-Cái chết của lão Hạc:
-Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi...
 Khắp người chốc chốc lại giật mạnh một cái nảy lên. 
->Sử dụng một loạt các từ tượng hình, tượng thanh vừa cụ thể vừa sinh động- làm cho người đọc như thấy đc cái chết đau đớn, dữ dội, thê thảm của Lão Hạc.
=>Lão Hạc là người giàu lòng tự trọng có ý thức cao về lẽ sốngvà rất trọng danh dự làm người. 
->Tố cáo xh pk bất công, vô nhân đạo.
2-Nhân vật ông giáo:
-Tôi muốn ôm choàng lấy lão mà oà lên khóc.
-Lúc thì ái ngại, lúc thì an ủi
-Tìm cách giúp đỡ Lão Hạc 
-Là người lão Hạc tin cậy, gửi gắm
->Là người giàu lòng yêu thương, biết cảm thông và chia sẻ với nỗi bất hạnh của người khác. 
-Nếu ta không cố tìm hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi...
-Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ đến ai được nữa
=> Con người phải có tình thương, phải có sự cảm thông và không thành kiến, tàn nhẫn.
-
Cuộc đời quả thật đáng buồn.
-Không! C/đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo 1 nghĩa khác.
->Một nỗi buồn vừa có giá trị tố cáo s/sắc lại vừa mang ý nghĩa nhân đạo cao cả .
*Ghi nhớ: sgk (48 )
*Luyện tập:
-Cuộc đời của người nông dân vô cùng cực khổ và ...  những tư tưởng, quan điểm, chủ trương mà người viết (nói) nêu ra ở trong bài.
9-Gv cho một luận điểm, hs nối tiếp câu có yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm:
Mỗi khi có quân xâm lăng xâm phạm bờ cõi thì dân ta già trẻ, gái trai đều đứng lên giết giặc (hs nối vào một vài sự tích đánh giặc).
10-Văn bản tường trình: là loại VB trình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xảy ra gây hậu quả cần phải xem xét.
-VB thông báo: là loại VB truyền đạt những thông tin cụ thể từ phái cơ quan, đoàn thể, người tổ chức cho những người dưới quyền, thành viên, đoàn thể hoặc những ai quan tâm đến nội dung thông báo được biết để thực hiện hay tham gia.
4.Củng cố dặn dò. 
-Học bài theo nội dung ôn tập, chú ý về VB thuyết minh.
5.Rút kinh nghiệm: 
Tiết.135;136
Kiểm tra tổng hợp cuối năm
(Thực hiện theo đề của Phòng GD)
Ngày soạn:8/5
Ngày giảng: 11/5 Tiết.137
Văn bản thông báo
I-Mục tiêu bài học: 
-Hiểu những trường hợp cần viết văn bản thông báo.
-Nắm được đặc điểm của văn bản thông báo.
-Biết cách làm một văn bản thông báo đúng qui cách.
II-Chuẩn bị: 
III-Tiến trình tổ chức dạy - học: 
1. Kiểm tra: 
2. Giới thiệu bài: 
3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung kiến thức
-Hs đọc 2 VB.
-Trong các VB trên, ai là người thông báo, ai là người nhận thông báo ? Mđích thông báo là gì ?
-Nội dung thông báo thường là gì ? Nhận xét về thể thức của VB thông báo?
-Hãy dẫn một số trường hợp cần viết thông báo trong học tập và sinh hoạt ở trường ?
-Qua tìm hiểu 2 VB thông báo trên, ta thấy VB thông báo thường có những đặc điểm gì ?
-Hs đọc 3 tình huống trong sgk.
-Trong các tình huống trên, tình huống nào phải viết thông báo, ai thông báo và thông báo điều gì ? (Tình huống a phải viết tường trình, tình huống b,c viết thông báo).
-Một VN thông báo cần có những mục nào ?
-Hs đọc ghi nhớ 3.
-Hs đọc lưu ý- sgk (143 ).
I-Đặc điểm của văn bản thông báo:
*Văn bản:
1-Người thông báo: Hiệu trưởng, liên đội trưởng.
-Người nhận thông báo: Các gv chủ nhiệm và lớp trưởng; các chi đội thiếu niên tiền phong HCM.
-Mđích thông báo: Về kế hoạch duyệt các tiết mục văn nghệ, về kế hoạch Đại hội đại biểu liên đội TNTP HCM.
2-Nội dung thông báo: Thường là những thông tin về công việc phải làm để những người dưới quyền biết và thực hiện.
-Thể thức của VB thông báo: Là thể thức hành chính theo đúng những mẫu đã qui định.
3-Một số trường hợp cần viết thông báo: 
-Chuẩn bị đi thăm quan du lịch.
-Sắp thi học kì, thi hs giỏi, thi cuối năm.
-Đợt ủng hộ người nghèo.
-Chuẩn bị kết nghĩa với trường bạn.
*Ghi nhớ 1,2: sgk (143 ).
II-Cách làm VB thông báo:
1-Tình huống cần làm VB thông báo:
-Tình huống b: Nhà trường thông báo và thông báo cho gv, cán bộ và hs trong toàn trường.
-Tình huống c: Ban chỉ huy liên đội TNTP HCM thông báo và thông báo cho các ban chỉ huy chi đội trong toàn trường.
2-Cách làm VB thông báo: gồm 3 phần
-Thể thức mở đầu VB thông báo.
-Nội dung thông báo.
-Thể thức kết thúc VB thông báo.
*Ghi nhớ3: sgk (143 ).
3-Lưu ý:
4.Củng cố dặn dò 
-Học thuộc ghi nhớ.
-Sưu tầm một số bản thông báo để tham khảo.
-Chuẩn bị bài: Luyện tập văn bản thôg báo (Đọc ví dụ và trả lời câu hỏi trong từng phần).
5. Rút kinh nghiệm: 
Ngày soạn:8/5
Ngày giảng: 13/5 Tiết.138 
Chương trình địa phương (phần tiếng Việt)
I-Mục tiêu bài học: 
-Biết nhận ra sự khác nhau về từ ngữ xưng hô ở các địa phương.
-Có ý thức tự điều chỉnh cách xưng hô của địa phương theo cách xưng hô của ngôn ngữ toàn dân trong những hoàn cảnh giao tiếp có tích chất nghi thức.
II-Chuẩn bị: 
III-Tiến trình tổ chức dạy - học: 
1. Kiểm tra:
2. Giới thiệu bài: 
3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung kiến thức
-Đọc các đoạn trích.
-Xác định từ xưng hô địa phương trong các đoạn trích trên ?
-Trong các đoạn trích trên, những từ xưng hô nào là từ toàn dân, những từ xưng hô nào không phải là từ toàn dân nhưng cũng không thuộc lớp từ địa phương ?
-Tìm những từ xưng hô và cách xưng hô ở địa phương em và ở những địa phương khác mà em biết ?
-Từ xưng hô của địa phương có thể được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp nào ?
-Đối chiếu những phương tiện xưng hô được xác định ở bài 2 và những phương tiện chỉ quan hệ thân thuộc trong bài chương trình địa phương (phần tiếng Việt) ở học kì I và cho nhận xét ?
1-Bài 1 (145):
-Đoạn trích a có từ xưng hô địa phương Nam Bộ: u- dùng để gọi mẹ.
-Trong đoạn trích b: 
+Từ xưng hô toàn dân là từ: mẹ.
+Từ xưng hô không phải là từ toàn dân nhưng cũng không thuộc lớp từ địa phương là từ: mợ- dùng để gọi mẹ. Đây là biệt ngữ xã hội dùng trong những gia đình thuộc tầng lớp trung lưu, thượng lưu trước cách mạng tháng tám.
2-Bài 2 (145):
*Từ xưng hô
-Đại từ trỏ người: tui, choa, qua (tôi); tau (tao); bầy tui (chúng tôi); mi (mày); hấn (hắn).
-Danh từ chỉ quan hệ thân thuộc dùng để xưng hô: bọ, thầy, tía, ba (bố); u, bầm, đẻ, mạ, má (mẹ); ôông (ông); mệ (bà); cố (cụ); bá (bác); eng (anh); ả (chị).
*Cách xưng hô:
-Xưng hô với thầy, cô giáo là: em, con - thầy, cô.
-Xưng hô với chị của mẹ là: cháu - bá, dì
-Xưng hô với chồng của cô là: cháu- chú, dượng.
-Xưng hô với ông nội, bà nội là: cháu, con - ông, bà, nội.
-Xưng hô với ông ngọi, bà ngoại là: cháu, con - ông, bà, ngoại.
-Xưng hô với người ngoài là: cháu, con - ông, bà, chú, cậu, bác, bá cô, dì.
3-Bài 3 (45):
-Từ xưng hô địa phương chỉ được dùng trong những phạm vi giao tiếp rất hẹp (giữa những người trong gia đình hay những người cùng địa phương) và không được dùng trong những hoàn cảnh giao tiếp có tính chất nghi thức.
4-Bài 4 (45):
-Đối chiếu:
 Từ toàn dân Từ địa phương
 Mẹ Má, bầm, u, bu, mạ
 Bố Ba, thầy, tía, bọ
 Ông nội Ông nội
-Nhận xét: Trong tiếng Việt phần lớn các từ chỉ quan hệ thân thuộc đều có thể dùng để xưng hô. Chỉ có một số ít trường hợp không dùng để xưng hô, có thể coi là cá biệt như: vợ, chồng, con dâu, con rể. Hiện tượng dùng phổ biến các từ chỉ quan hệ thân thuộc để xưng hô là một đặc trưng nổi bật của tiếng Việt. Tuy nhiên, ngoài từ chỉ quan hệ thân thuộc, tiếng Việt còn dùng nhiều phương tiện khác để xưng hô như đại từ nhân xưng, từ chỉ chức vụ nghề nghiệp hay tên riêng.
4.Củng cố dặn dò. 
-Ôn tập phần tiếng Việt đã học trong học kì II (Theo nội dung bài ôn tập).
-Tìm các từ địa phương em và địa phương khác.
5. Rút kinh nghiệm: 
Ngày soạn:10/5
Ngày giảng: 14/5 Tiết.139
Luyện tập văn bản thông báo
I-Mục tiêu bài học: 
-Ôn lại những kiến thức về văn bản thông báo: mục đích, yêu cầu, cấu tạo của một thông báo.
-Nâng cao năng lực viết thông báo cho học sinh.
II-Chuẩn bị: 
III-Tiến trình tổ chức dạy - học: 
1. Kiểm tra: 
2. Giới thiệu bài: 
3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung kiến thức
-Hãy cho biết tình huống nào cần làm văn bản thông báo, ai thông báo và thông báo cho ai ?
-Nội dung và thể thức của một văn bản thông báo:
+Nội dung thông báo thường là gì ?
+Văn bản thông báo có những mục gì ?
-Văn bản thông báo và văn bản tường trình có những điểm nào giống nhau, những điểm nào khác nhau ?
-Hs đọc 3 trường hợp trong sgk và lựa chọn loại văn bản thích hợp trong các trường hợp trên ? 
-Hs đọc thông báo trong sgk.
-Chỉ ra những chỗ sai trong VB thông báo trên và chữa lại cho đúng ?
-Hãy nêu một số tình huống thường gặp trong nhà trường hoặc ngoài XH mà em cho là cần viết VB thông báo (không lặp lại tình huống trong sgk) ?
I-Ôn tập lí thuyết:
1-Tình huống cần làm VB thông báo:
-Cấp trên hoặc tổ chức cơ quan Đảng, Nhà nước,... cần thông báo cho cấp dưới hoặc nhân dân biết về một vấn đề chủ trương, chính sách, việc làm,...
2-Nội dung, thể thức của một VB thông báo:
-Nội dung thông báo: thường là những thông tin về công việc phải làm để người dưới quyền biết và thực hiện
-Thể thức của VB thông báo: là thể thức hành chính theo đúng những mẫu đã qui định (Gồm 3 phần: Thể thức mở đầu VB thông báo, nội dung thông báo, thể thức kết thúc VB thông báo)
3-Phân biệt VB tường trình và VB thông báo:
-Giống nhau: về thể thức trình bày (3 phần), về sự chính xác rõ ràng của nội dung VB (nội dung tường trình và nội dung thông báo đề phải rõ ràng và chính xác).
-Khác nhau: 
+Tường trình là trình bày sự việc xảy ra để cấp trên biết và đề nghị cấp trên xem xét và giải quyết. Còn thông báo là loại VB để truyền đạt những nội dung, công việc, yêu cầu nào đó từ cấp trên xuống cấp dưới (hoặc từ một tổ chức, cơ quan thông báo chung cho mọi người biết).
+Tường trình thường là của cá nhân viết có kèm theo những đề nghị được giải quyết, còn thông báo thường là của cơ quan đoàn thể do người đại diện kí để cấp dưới (hoặc mọi người) biết mà thực hiện. Vì vậy trong thể thức viết thông báo có số công văn, nơi nhận là hai điều mà tường trình không có.
II-Luyện tập:
1-Bài 1 (149 ):
a-Thông báo. b-Báo cáo. c-Thông báo.
2-Bài 2 (150 ):
-Ghi ngày, tháng, năm chưa đúng chỗ.
-Thông báo thiếu số công văn, thiếu nơi gửi ở góc trái phía dưới.
-Nội dung thông báo không phù hợp không phù hợp với tên VB thông báo (tên VB là thông báo kế hoạch mà nội dung yêu cầu là sắp xếp kế hoạch, tức là chưa có kế hoạch), ở đây chỉ là thông báo về đợt kiểm tra vệ sinh và tổ chức Ban kiểm tra vệ sinh mà thôi. 
-Bản thông báo này phải viết lại: Sắp tới trường tổ chức đợt kiểm tra vệ sinh từ ngày... đến ngày... tháng..., thành lập ban kiểm tra, đề nghị ban kiểm tra lập kế hoạch cụ thể...
3-Một số tình huống thường gặp trong nhà trường hoặc ngoài XH mà cần viết VB thông báo:
-Trong nhà trường: Góp sách vở, dụng cụ học tập giúp các bạn học sinh vùng bị ngập lụt; góp phân trâu khô để trồng cây, góp thủy tinh để cắm lên tường bảo vệ trường.
-Ngoài xã hội: Tiêm phòng dịch chống các loại bệnh cho trẻ em, tiêm phòng dịch cho chó, cho gia cầm.
4.Củng cố dặn dò. 
-Làm bài 4 (150).
-Chuẩn bị bài: Ôn tập phần tập làm văn (Đọc và trả lời câu hỏi trong từng phần).
5.Rút kinh nghiệm: 
Tiết.140
Trả bài kiểm tra học kì II
I-Mục tiêu bài học: 
-Hs nắm được những ưu, nhược điểm trong bài làm của mình. Qua đó củng cố và hệ thống toàn bộ kến thức và kĩ năng chủ yếu đã được học trong chương trình Ngữ văn 8.
-Rèn kĩ năng hệ thống hóa kiến thức đã học và rèn kĩ năng làm bài, chữa bài.
II-Chuẩn bị: 
III-Tiến trình tổ chức dạy - học: 
1.ổn định tổ chức: 
2. Giới thiệu bài: 
3.Bài mới: 
Hs xem lại đề bài.
GV nêu đáp án
-Về cách lựa chọn đề bài.
-Về phần trả lời câu hỏi trắc nghirmj.
-Về phần làm bài văn tự luận.
-Nêu nhận xét tổng hợp khái quát, sau đó phân tích một số trường hợp cụ thể.
-Hs trao đổi và tham gia ý kiến.
-Về chính tả và dùng từ.
-Về diễn đạt câu, đoạn.
-Về trình bày bố cục.
-Về những lỗi khác.
Đọc một bài khá và một bài kém:
I.Đề bài
II.Đáp án.
III. Nhận xét chung:
IV. Hướng dẫn hs sửa chữa bài:
4-Hướng dẫn học bài: 
-Tiếp tục sửa lỗi trong bài.
5-Rút kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an ngu van 8(6).doc