Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I môn Ngữ văn Khối 8 - Hồ Thị Nhung

Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I môn Ngữ văn Khối 8 - Hồ Thị Nhung

I/ Phần trắc nghiệm : (4 đ)

 Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời bằng cách viết thêm vào phần còn trống hoặc khoanh tròn vào chữ cái của câu trả lời đúng nhất .

“ Cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay . Chả là đêm giao thừa mà ! Em tưởng nhớ lại năm xưa, khi bà nội hiền hậu của em còn sống, em cũng được đón giao thừa ở nhà . Nhưng Thần Chết đã đến cướp bà em đi mất, gia sản tiêu tán, và gia đình em đã phải lìa ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân bao quanh , nơi em đã sống những ngày đầm ấm , để đến chui rúc trong một xó tối tăm , luôn luôn nghe những lời mắng nhiếc chửi rủa .

Em ngồi nép trong một góc tường giữa hai ngôi nhà , một cái xây lùi vào chút ít .

Em thu đôi chân vào người , nhưng mỗi lúc em càng thấy rét buốt hơn .

Tuy nhiên , em không thể về nhà nếu không bán được ít bao diêm , hay không ai bố thí cho em một đồng xu nào đem về ; nhất định là cha sẽ đánh em .

Vả lại ở nhà cũng rét thế thôi . Cha con em ở trên gác sát mái nhà , và mặc dầu đã nhét giẻ rách vào các kẽ hở lớn trên vách, gió vẫn thổi rít vào trong nhà . Lúc này đôi bàn tay em đã cứng đờ ra ”

 Trích “Cô bé bán diêm ”- Ngữ Văn 8 – Tập 1 )

 

doc 4 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 319Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I môn Ngữ văn Khối 8 - Hồ Thị Nhung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HK I -2007 -2008 
GVRĐ : Hồ Thị Nhung	Môn : Ngữ Văn ( Khối 8 )	
	Thời gian : 90 phút 
I/ Phần trắc nghiệm : (4 đ)	
	Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời bằng cách viết thêm vào phần còn trống hoặc khoanh tròn vào chữ cái của câu trả lời đúng nhất .
“ Cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay . Chả là đêm giao thừa mà ! Em tưởng nhớ lại năm xưa, khi bà nội hiền hậu của em còn sống, em cũng được đón giao thừa ở nhà . Nhưng Thần Chết đã đến cướp bà em đi mất, gia sản tiêu tán, và gia đình em đã phải lìa ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân bao quanh , nơi em đã sống những ngày đầm ấm , để đến chui rúc trong một xó tối tăm , luôn luôn nghe những lời mắng nhiếc chửi rủa .
Em ngồi nép trong một góc tường giữa hai ngôi nhà , một cái xây lùi vào chút ít .
Em thu đôi chân vào người , nhưng mỗi lúc em càng thấy rét buốt hơn .
Tuy nhiên , em không thể về nhà nếu không bán được ít bao diêm , hay không ai bố thí cho em một đồng xu nào đem về ; nhất định là cha sẽ đánh em .
Vả lại ở nhà cũng rét thế thôi . Cha con em ở trên gác sát mái nhà , và mặc dầu đã nhét giẻ rách vào các kẽ hở lớn trên vách, gió vẫn thổi rít vào trong nhà . Lúc này đôi bàn tay em đã cứng đờ ra ”
	Trích “Cô bé bán diêm ”- Ngữ Văn 8 – Tập 1 )
1. Tác giả của đoạn văn trên là ai ?
A. Xéc – vắn – tét	B. Ohen – ri
C. An – đéc – xen 	D. Ai – ma – tốp.
2. Truyện “ Cô bé bán diêm” được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
A. Nghị luận .	B. Tự sự.
C. Miêu tả.	D. Biểu cảm.
3. Gia cảnh cô bé bán diêm có gì đặc biệt ?
A. Bà nội mất, mồ côi mẹ, gia sản tiêu tán phải sống với người bố khó tính trong một xó tối tăm .
B. Mồ côi mẹ, gia sản tiêu tán , phải sống lang thang với người bố ở ngoài vỉa hè.
C. Bà nội mất, mồ côi mẹ, nhưng em vẫn được sống cùng bố trong ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân bao quanh.
D. Mồ côi mẹ, bà nội hiền hậu mất , em bị bố đuổi ra khỏi nhà và lang thang kiếm sống .
4. Cô bé bán diêm xuất hiện trong hoàn cảnh nào ?
A. Vào một sáng mùa xuân nắng đẹp .
B. Vào một buổi tối mùa thu đầy trăng sao .
C. Vào một buổi chiều mùa hè đầy oi bức .
D. Vào một đêm giao thừa giá rét .
5. Cảnh tượng ở từng ngồi nhà trong đoạn trích trên hiện ra như thế nào?
Mọi người đang ngồi dưới ánh nến cầu nguyện một năm yên lành, hạnh phúc .
Cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay.
Mọi người đang ăn tối trong khung cảnh đầm ấm, hạnh phúc .
Cả ba phương án trên đều đúng .
6. Ở ngoài đường phố cô bé bán diêm đang làm gì ?
A. Em ngồi nép mình trong một góc tuờng , giữa hai ngồi nhà, một cái xây lùi vào chút ít .
B. Em thu đôi chân vào người , nhưng mỗi lúc em càng thấy rét buốt hơn .
C. Em không dám về nhà nếu như em không bán được que diêm nào , hay không ai bố thí cho em một đồng xu nào đem về .
D. Cả 3 phương án trên đều đúng .
7. Trong đoạn trích trên tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật chính nào ?
A. Nói giảm, nói tránh 	B. Ẩn dụ .
C. Tương phản .	D. Nói quá .
8. Trong các câu sau câu nào là câu ghép ?
A. Lúc này đôi bàn tay em đã cứng đờ ra.
B. Suốt cả ngày em không bán được bao diêm nào .
C. Em thu đôi chân vào người nhưng càng thấy rét buốt hơn .
D. Cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay .
II/ Tự luận (6 đ)
Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam .
	Giáo viên ra đề 
	 Hồ Thị Nung
Đáp án – Biểu điểm 
Môn : Ngữ văn 8 
Học kỳ I – Năm học 2007 – 2008 
I/ Trắc nghiệm : ( 4 đ) . Mỗi câu đúng được 0,5 đ .
1.C	3.A	5.B	7.C
2.B	4.D	5.D	8.D
II/ Tự luận (6đ)
A. Yêu cầu chung :
Thể loại : Thuyết minh .
Nội dung : Trình bày những tri thức về chiếc áo dài Việt Nam( Lịch sử ra đời và phát triển , chất liệu , kiểu dáng, màu sắc, vai trò ) chiếc áo dài trong đời sống của người Việt Nam .
Hình thức :
-Bố cục rõ ràng, đầy đủ , mạch lạc.
-Không sai các lỗi chính tả , từ ngữ , ngữ pháp , diễn đạt trôi chảy .
-Chữ viết rõ ràng,trình bày sạch đẹp .
B. Yêu cầu cụ thể :
	Về nội dung bài viết nêu rõ được các ý cơ bản sau .
	1. Mở bài : Giới thiệu chung về chiếc áo dài Việt Nam .
	2. Thân bài : 
a. Nguồn gốc, đặc điểm , cấu tạo  của chiếc áo dài .
	a.1 : Lịch sử ra đời và phát triển .
	a.2: Chất liệu .
	a.3: Màu sắc .
	a.4: Kiểu dáng .
b/ Vai trò và vị trí của chiếc áo dài trong đời sống của người Việt Nam .
	b1. Xuất hiện trong các dịp tết , lễ hội 
	b.2: Tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam .
	b.3: Thể hiện nét truyền thống văn hoá đáng tự hào của người Việt Nam 
c/ Vai trò vị trí của chiếc áo dài Việt Nam trên trường quốc tế..
	c.1: Được du khách nước ngoài biết đến , tôn vinh.
	c.2: Khẳng định nét bản sắc văn hoá dân tộc của người Việt Nam trên thế giới .
	3. Kết bài :
	Cảm nghĩ về chiếc áo dài Việt Nam .
C. Biểu điểm :
	- Mở bài : 0,5đ
	- Thân bài : 5đ
Trong đó : + ý a: 2đ
	 + ý b: 2đ
	 + ý c : 1đ
	- Kết bài: 0,5đ

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_hoc_ky_i_mon_ngu_van_khoi_8_ho_thi_nh.doc