Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 11 đến 33 - Giáo viên: Nguyễn Thị Hoài Thương

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 11 đến 33 - Giáo viên: Nguyễn Thị Hoài Thương

 Tiết 42 : Văn bản :

LUYỆN NÓI : KỂ CHUYỆN THEO NGÔI KỂ

KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM

A. Mục tiêu cần đạt : Sgv/122

B. Chuẩn bị :

- Giáo viên : Sgv, Sgk, đề giáo án

- Học sinh : Sgk/bài soan(

C. Tiến trình lên lớp

Hoạt động I : Khởi động ( 5 )

1. Ổn định :

2.Bài củ : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh

3 Bài mới : giới thiệu bài

Hoạt động II : Đọc hiểu văn bản ( 35

doc 140 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 677Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 11 đến 33 - Giáo viên: Nguyễn Thị Hoài Thương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết 42 : Văn bản : 
LUYỆN NÓI : KỂ CHUYỆN THEO NGÔI KỂ
KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM
A. Mục tiêu cần đạt : Sgv/122
B. Chuẩn bị :
- Giáo viên : Sgv, Sgk, đề giáo án
- Học sinh : Sgk/bài soan(
C. Tiến trình lên lớp
Hoạt động I : Khởi động ( 5’ )
1. Ổn định : 
2.Bài củ : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3 Bài mới : giới thiệu bài
Hoạt động II : Đọc hiểu văn bản ( 35’ )
Hoạt động của GV-Hs Nội dung ghi bảng
Hỏi: Kể theo ngôi thứ nhất là kể ntn? Ntn là ngôi kể thứ 3? Nêu t/d của mỗi loại ngôi kể ?
Hỏi: Lấy vd về cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất và ngôi thứ 3 ở một vài tp hay được trích tự sự đã học?
Hỏi: Tại sao người ta phải thay đổi ngôi kể
Để thay đổi điểm nhìn đối với sự việc và nhân vật
+ Người trong cuộc kể khác người ngoài cuộc
+ sự việc có liên quan đến người kể khác sự việc không liên quan đến người kể
-Thay đổi thái độ miêu tả , biểu cảm
+ Người trong cuộc có thể buồn vui theo cảm tính chủ quan
+ Người ngoài cuộc có thể buồn vui theo cảm tính chủ quan
+ Người ngoài cuộc cvó thể linh hoạt dùng mtả , biểu cảm để góp phần khắc hoạ tính chất nhân vật
*Luyện nói : : Kể chuyện kết hợp với mtả & biểu cảm
-Gv cho hs đọc lại đoạn văn kể lại việc chị Dậu đã đánh lại tên cai lệ và người nhà lí trưởng trong Tp Tắt đèn 
-Lưu ý cho hs theo dõi việc kết hợp các yếu tố mtả và biểu cảm trong việc kể chuyện
-Lần lược cho hs tìm hiểu câu hỏi sgk
+ Các sự việc và các nhân vật chính trong đoạn văn
+ Các yếu tố biểu cảm trng đoạn văn
Xác định các yếu tố mtả và nêu tác dụng của chúng
+ Đóng vai chị dậu kể theo ngôi thứ nhất
*Hướng dẫn học sinh tập nói kết hợp với các yếu tố điệu bộ cử chỉ
Lưu ý khi nói : Nói to, rõ , thay đổi giọng kể hướng mặt về mọi ngưởi
Các nhóm tập nói với nhau ( Khoản 10’)
Cử đại diện lên nói trước lớp
Các nhóm nhận xét, bổ sung -> Gv nhận xét
I/ Ôn tập về ngôi kể
1-Kể theo ngôi thứ nhất
Người kể xưng tôi-Người kể có tư cách là người trong cuộc-> độ tin cậy cao
Vd : Tôi đi học –Lão Hạc – Trong Lòng Mẹ
2/ Kể theo ngôi thứ ba:
Người kể giấu mình đi gọi tên sự vật 1 cách khách quan người kể có tư cách là người chứng kiến các sự việc kể lại
Kể linh hoạt
Vd : Cô bé bán diêm
II/ Luyện nói:
 Kể lại việc chị Dậu đánh lại tên cai lệ và người nhà lí trưởng trong tp Tắt đèn bằng lời của Chị Dậu
(ngôi thứ nhất)
Hoạt động III : Củng cố – Dặn dò (5’)
Củng cố : Gv so sánh 2 cách kể theo ngôi thứ nhất ( của hs) và cách kể theo ngôi thứ 3 ( của sgk)
Dặn dò – Luyện tập bằng cách thay đổi ngôi kể bằng VB đã học
Soạn bài : Câu ghép
+ Xác định các cụm C – V trong những câu in đậm
+ Phân tích cấu tạo của những câu có 2 hoặc nhiều cụm C –V 
Sau đó trình bày kết quả phân tích ở hai bước trên vào bảng theo mẫu
 Mang theo bảng phụ.
Tiết 43 : Văn bản : 
 CÂU GHÉP
A. Mục tiêu cần đạt : Sgv/115
B. Chuẩn bị :
- Giáo viên : Sgv, Sgk, giáo án, bảng phụ 
- Học sinh : Sgk/bài soan, bảng phụ 
C. Tiến trình lên lớp
Hoạt động I : khởi động ( 5’ )
1. Ổn định : 
2.Bài củ : Thế nào là nói giảm nói tránh? Tác dụng . cho Vd
3 Bài mới : giới thiệu bài
 Hoạt động II : Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của Gv- HS Nội dung ghi bảng
Tìm hiểu đặc điểm của câu ghép
Gv treo bảng phụ ghi những câu in đậm trong sgk 
Gọi hs đọc vd sgk 
Gv y/c hs đọc kỉ những câu văn trên bảng để trả lời câu hỏi
Hỏi : Tìm các cụm C -V trong những câu trên?
Hỏi : Phân tích cấu tạo của những câu có 2 hoặc nhiều cụm C -V ?
-> + “ Tôi quên thế nào được  bầu trời quang đãng”
( Có 2 cụm C-V nhỏ làm phụ ngữ cho động từ quên và động từ nảy nở )
+ “ Cảnh vật  hôm nay tôi đi học “
(Có 3 cụm C-V , Cụm C-V cuối cùng giải thích nghĩa cho cụm C-V thứ 2 )
-Gv treo bảng phụ kẻ bảng (3) trong sgk và y/c hs điền vào
Hỏi : Cho biết câu nào là câu đơn ? câu nào là câu ghép?
Hỏi : Vậy đặc điểm của câu ghép là gì ?
Gv chốt -> hs đọc lại ghi nhớ
Tìm hiểu cách nói các với của câu ghép
Gv treo bảng phụ 
Hỏi : tìn thêm các câu ghép trong đoạn trích?
Hỏi : trong mỗi câu ghép các vế câu được nối với nhau bằng cách nào?
Gv cho hs đánh số câu theo thứ tự
Hỏi : Dựa vào những kiến thức đã học ở các lớp dưới hảy nêu thêm vd về cách nối vế các câu trong câu ghép?
Hỏi : Vậy có mấy cách nối các vế trong câu ghép ?
-> Gv chốt -> hs đọc ghi nhớ
Hoạt động III : Luyện tập (15’)
Hướng dẫn hs làm bài tập
Gọi hs xác định lần lượt các y/c bài tập
Hs thảo luận nhóm , trả lời
Gv nhận xét
A . Tìm hiểu bài
I. Đặc điểm của câu ghép
1. Ví dụ
a- Câu có 1 cụm C-V
“Buổi mai hôm ấymẹ tôi/âu yếm nắm tay tôidài – hẹp ->Câu đơn
b/ Câu có nhiều cụm C-V bao nhau
-( Cụm C-V nhỏ nằm trong cụm C-V lớn)
- Tôi /quên không thế nào được những cảm giác trong sáng ấy/nẩy nỡ trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi/mỉm cười giữa bầu trời quang đãng -> dùng cụm C-V để mở rộng câu
c- Câu có nhiều cụm C-V không bao nhau
- Cảnh vật chung quanh tôi/đều thay đổi, vì chính lòng tôi/đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi / đi học -> câu ghép
2- ghi nhớ : sgk/112
II. Cách nối các vế câu
Ví dụ:
- Các câu ghép (1) (3)
- Câu vế trong câu (3) (6) nối với nhau bằng quan hệ từ : (vì ,nhưng )
- Câu (7) : Vế (1)&(2) nối vế nhau bằng quan hệ từ (vì)
- Các vế trong câu (1) ; (vế (2) và vế (3) trong câu (7) không dùng từ nối
2- ghi nhớ: sgk/112
B : Luyện tập 
Gợi ý:
Bài tập 1:/113 Tìm câu ghép
U van Dần , U lạy Dần
Chị con có đi, U mới có tiền nôp sưu, thầy Dần mới được về với Dần chứ
Sáng ngày người ta đánh trói thầy Dần như thế, Dần có thương không ? 
Nếu Dần không buôn ra , chốc nữa ông Lý vào đây, ông ấy trói nốt cả U, trói nốt cả Dần nữa đấy
Cô tôi chưa dứt câu , cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng (Nối + dấu phẩy)
Giá những cổ tục  đầu mẫu gỗ, (thì) tôi quyết vồ lấy mà cắn , mà nhai 
Tôi lại im lặng cuối đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt lại ( nối = dấu hai chấm)
Bài tập 2/113 Đặt câu ghép
-Vì trời mưa to nên đường rất trơn 
-Nếu Hà chăm học thì nó sẽ thi đỗ
-Tuy nhà xa trường nhưng Hồng vẫn đi học đúng giờ
-Không những Toàn học giỏi mà còn rất khéo tay
Bài tập 3/113 
trời mưa to nên đường rất trơn/ đường trơn và trời mưa to
Hà chăm chỉ học thì nó sẽ thi đỗ/Nó sẽ thi đỗ nếu chăm học
Nhà ở xa trường nhưng Hồng vẫn đi học đúng giờ/Hồng vẫn đi học đúng giờ tuy xa trường
Toàn học giỏi mà rất khéo tay/Toàn học giỏi mà còn rất khéo tay
Bài tập 4/113
Nó vừa được khen đã huênh hoang
Nó nằm đâu là ngủ đấy
Nó càng nói càng thấy có lí 
Hoạt động IV : Củng cố – Dặn dò
1-Củng cố : - Thế nào là câu ghép ? Đặc điểm của câu ghép?
 -Nêu những cách nối câu ghép
2-Dặn dò :
Học thuộc ghi nhớ : Làm bài tập 5
Tập đặt câu viết đoạn văn có sử dụng câu ghép ?
Soạn bài : Tìm hiểu chung về VB thuyết minh
+ Đọc lại VB : Thông tin về ngày trái đất năm 2000
+ Đọc kỉ VB – Cây dừa bình định
Tại sao lá cây có màu xanh lục ?
Huế
Trả lời những câu hỏi phần I
+ Đọc trước phần ghi nhớ, xem luyện tập
Tiết 44 : 
 TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN 
THUYẾT MINH 
A. Mục tiêu cần đạt : Sgv/115
B. Chuẩn bị :
1- Giáo viên : Sgv, Sgk, giáo án
2- Học sinh : Sgk/bài soan 
C. Tiến trình lên lớp
Hoạt động I : khởi động ( 5’ )
1. Ổn định : 
2.Bài củ : kiểm tra việc chuẩn bị của hs
3 Bài mới : giới thiệu bài
Hoạt động II : Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV-HS Nội dung ghi bảng
-Gv mời hs đọc lại VB : Cây dừa Bình định
Hỏi:VB trình bày vấn đề gì?
Hỏi : Lợi ích mà cây dừa đem lại gắn với điều gì? Đặc điểm của cây dừa mà cây khác không có
GV mời hs đọc VB . Tại sao lá cây có màu xanh
Hỏi: Vb này giải thích điều gì ? 
Hỏi : Để giải thích vấn đề này cần phải như thế nào ?
Hs đọc vb Huế .
Hỏi : Vb này giơí thiệu điều gì ?
Hỏi : Em thường gặp các loại VB trên ở đâu? Hãy kể thêm một vài vb cùng loại mà em biết?
- Gv : VB thuyết minh là vb thông dụng trong đời sống.
* Phân biệt các kiểu vb đã học để hiểu tính chất chung của vb thuyết minh.
- Hs thảo luận nhóm 4 câu hỏi sgk .
- Gv gợi ý cho hs trả lời.
- Các nhóm trình bày – gv nhận xét,bổ sung.
- Hỏi : Qua phân tích,em hảy cho biết đặc điểm chung của vb thuyết minh là gì ? ( trình bày đặc điểm tiêu biểu của sv, hiện tượng.)
- Hs thảo luận câu hỏi c,d sgk.
- Gv phân tích , chốt – hs đọc ghi nhớ .
 Hoạt động III : Luyện tập – Củng cố . (15p)
Hs lần lượt xđ yêu cầu các bài tập .
Hs thảo luận nhóm , trả lời – gv nhận xét, bổ sung.
Gợi ý giải bài tập.
I.Vai trò và đặc điểm chung của VB thuyết minh
1- VB thuyết minh trong đời sống con người
a- Văn bản: Cây dừa Bình định trình bày lợi ích của cây dừa
b.Tại sao lá cây có màu xanh lục :Giải thích t/d của chất diệp lục làm cho người thấy lá cây có màu xanh
c-Văn bản : Huế
Giới thiệu : Huế như là 1 trung tâm nghệ thuật lớn của VN với những đặc điểm tiêu biểu riêng của Huế
3-Đặc điểm chung của ..
Thuyết minh
- Chủ yếu làm cho người ta hiểu
- Chỉ có kiến thức
- Trình bày đặc điểm tiêu biểu của sv , hiện tượng , rút ra từ thực tế khách quan
II . Ghi nhớ: sgk/117
III – Luyện tập : 1/117
Bài tập :1/ 117.
VB : Khởi nghĩa Nông Văn Vân là VB thuyết minh ,cung cấp kiến thức về lịch sử
VB Con giun đất là VB thuyết minh , cung cấp kiến thức về khoa học,sinh vật.
Bài tập : 2/ 118.
 	Vb Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 là vb nghị luận ,để xuất một hành động tích cực bảo vệ môi trường,nhưng đã sử dụng yếu tố thuyết minh để nói rõ tác hại của bao bì ni lông, làm cho lời đe ... ïc , gv nhắc lại.
Gv thông báo về điểm số: 
- 8E: 83,7 %trênTB ; 8G : 81 %trênTB 
Hoạt động III : Củng cố – Dặn dò ( 5’ )
1. Củng cố : 
 - Giáo viên biểu dương bài viết khá, còn cảm xúc.
 - Giáo viên nhắc nhở, rút kinh nghiệm cho bài viết sau.
2. Dặn dò : 
	- Xem lại bài , tìm hướng sửa chữa.
- Soạn bài : Tìm hiểu yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận
+ Đọc kĩ vb ,tìm hiểu chú thích.
 + Trả lời câu hỏi sgk.
* Đề 1: Hãy viết một bài văn nghị luận để nêu rõ tác hại của một trong các tệ nạn mà chúng ta cần phải kiên quyết và nhanh chóng bài trừ như : cờ bạc,tiêm chích ma tuý hoặc tiếp xúc với văn hoá phẩm không lành mạnh.
*Đề 2 : Chứng minh rằng văn học của dân tộc ta luôn đề cao những ai biết “thương người như thể thương thân” và phê phán những kẻ thơ ơ dửng dưng trước người gặp hoạn nạn.
I. Tìm hiểu đề : 
1. Kiểu bài : văn nghị luận
2. Nội dung : 
- tác hại của một trong các tệ nạn mà chúng ta cần phải kiên quyết và nhanh chóng bài trừ
- văn học của dân tộc ta luôn đề cao những ai biết “thương người như thể thương thân” và phê phán những kẻ thơ ơ dửng dưng trước người gặp hoạn nạn.
 II. Lập dàn ý : 
 Đề 1 .
1.Mở bài : Nêu thực trạng đáng buồn hiện nay của xã hội ,nhiều loại tệ nạn xã hội không ngừng xuất hiện và gia tăng
2.Thân bài : 
- Thế nào là tệ nạn xã hội?
- Tác hại của những tệ nạn xã hội ?
+ Với bản thân
+ Với gia đình
+ Với xã hội
- Hãy nói không với các tệ nạn , thí độ và hành động cụ thể 
+ Tự bảo vệ mình
+ Với người trót lầm lỡ
+ Với xã hội
3. Kết bài : Quyết tâm vì một xã hội an toàn ,lành mạnh không có tệ nạn.
Đề 2 .
1.Mở bài : - Vẻ đẹp của văn chương
 - Nêu vấn đề 
 2.Thân bài : 
- Văn học dân tộc ta ca ngợi những ai có lòng nhân ái
+Tình cảm gia đình : Trong lòng mẹ, Tắt đèn
+ Tình làng xóm : Lão Hạc,Tắt đèn
- Văn học phê phán những kẻ bất nhân 
+ Lý Thông ,mẹ con Cám,người anh trong Cây khế
+ Tội ác của thực dân Pháp , quan lại tay sau phong kiến.
3. Kết bài : Khẳng định lại vấn đề.
III. Trả bài:
1-Tự nhận xét , sửa chữa bài làm
2-Tham khảo bài viết khá
IV.Tổng kết:
 Các lỗi phổ biến
+ Lỗi chính tả, viết hoa tuỳ tiện.
+ Lỗi lặp tư.ø
+Dùng từ chưa chính xác,câu không đúng ngữ pháp.
+Câu văn chưa liên kết, mạch lạc.
+Lập luận chưa chặt chẽ .
 Tiết 132 : VĂN BẢN THÔNG BÁO
	A- Mục đích yêu cầu: sgv/ 184
	B- Chuẩn bị: 
	- Giáo viên	: Sgk, Sgv, giáo án
	- Học sinh	: Sgk/bài soạn
	C- Tiến trình lên lớp:
	Hoạt động I : 	Khởi động (5’)
	1/ Ổn định:
	2/ Bài cũ: Nêu đặc điểm cách làm của vb tường trình
	3/ Bài mới: 
	Hoạt động II: Hình thành kiến thức mới (35p)
 Hoạt động của gv – hs Nội dung ghi bảng
1. Tìm hiểu đặc điểm của vb thông báo
- Hs đọc 2 vb sgk 
- Gv hỏi : + Trong các vb trên ,ai là người thông báo và ai l2 người nâhn thông báo?Thông báo được viết ra nhằm mục đích gì ?
+ Nội dung và thể thức vbản thông báo có gì đáng chú ý ?
- Hs thảo luận 
- Gv tổng kết ,gợi ý cho hs phát biểu định nghĩa vb thông báo 
 -> ý 1 ghi nhớ sgk/143
- Hãy nêu một số trường hợp cần viết vb thông báo trong học tập và sinh hoạt ở trường
2. Tìm hiểu cách làm vb thông báo 
- Hs thảo luận các tình huống cần phải viết vb thông báo -> b,c
- Hs đọc thầm lại hai vb trên và rút ra những phần chủ yếu của một vb thông báo 
- Hs thảo luận nhóm tìm hiểu nội dung và cách viết từng phần của vb thông báo .
- Gv chốt – hs đọc sgk
- Khi làm vb tường trình cần chú ý điều gì ?->hs xem sgk/143
3. Gv tổng kết về đặc điểm và cách làm vb thông báo -> hs đọc ghi nhớ sgk
I. Đặc điểm của văn bản thông báo 
1. Vb1 : P.HT thông báo cho các gvcn và các lớp trưởng về kế hoạch duyệt các tiết mục văn nghệ
2. Vb 2: Liên đội trưởng thông báo cho các chi đội về kế haọch Đại hội đại biểu liên đội TNTP HCM
II. Cách làm vb thông báo 
1.Các tình huống làm vb thông báo 
2. Cách làm thông báo (sgk)
a. Thể thức mở đầu
b. Nội dung tường trình
c. Thể thức kết thúc vb thông báo .
3. Lưu ý : sgk/143
III. Ghi nhớ sgk/143 
Hoạt động III. Củng cố – Dặn dò (5p)
1. Củng cố :Nêu đặc điểm và cách làm vb thông báo 
2. Dặn dò : - Xem lại lí thuyết về vb thông báo 
 - Soạn : Tổng kết phần Văn ( đọc kĩ các câu hỏi và trả lời vào vở)
 Tiết 133 – 134 . TỔNG KẾT PHẦN VĂN ( tiếp theo)	
A- Mục đích yêu cầu: sgv/ 186
B- Chuẩn bị: 
- Giáo viên	: giáo án , sgk,sgv
- Học sinh	: sgk , soạn bài.
C- Tiến trình lên lớp:
 Hoạt động I : Khởi động (5’)
1/ Ổn định: 
2/ Bài cũ: kiểm tra sự chuẩn bị của hs.
3/ Bài mới: 
	Hoạt động II: Hình thành kiến thức. ( 80p)
- Gv yêu cầu hs lần lượt xác định các yêu cầu của câu hỏi
- Hs thảo luận trả lời
* Gợi ý 
Câu hỏi 3 :
 - Văn nghị luận dùng lí lẽ, dẫn chứng và bằng chách lập luận nhằm thuyết phục nhận thức của người đọc.
 - So sánh văn nghị luận trung đại với văn nghị luận hiện đại:
 + Văn nghị luận trung đại: có nhiều từ ngữ cổ, cách diễn đạt cổ: nhiều hình ảnh và hình ảnh thường giàu tính ước lệ, câu văn biền ngẫu sóng đôi nhịp nhàng (Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta), dùng nhiều điển tích, điển cố Ngoài ra, văn nghị luận trung đại mang đậm dấu ấn của thế giới quan con người trung đại: tư tưởng “thiên mệnh” (mệnh trời) 
( Chiếu dời đô), đạo “thần chủ” (Hịch tướng sĩ) , lí tưởng nhân nghĩa (Nước Đại Việt ta), tâm lí sùng cổ (noi theo những bậc tiền nhân, tìm khuôn mẫu ở thời đã qua)
 + Văn nghị luận hiện đại: không có những đặc điểm trên. Cách hành văn giản dị, câu văn gần gũi với lối nói thường này, gần vời đời sống hơn.
Câu hỏi 4:
 Các văn bản nghị luận trên đều được viết có lí, có tình, có chứng cứ :
 - Có lí: tức là có luận điểm xác đáng, lập luận chặt chẽ.
 - Có tình: là có cảm xúc (có thể là thái độ, niềm tin, khát vọng của tác giả gửi gắm vào trong tác phẩm của mình).
 - Có chứng cứ : là có sự thật hiển nhiên để khẳng định luận điểm.
 Trong văn bản nghị luận, ba yếu tố này kết hợp chặt chẽ với nhau và yếu tố lí là chủ chốt.
Cụ thể cách lập luận ở một số tác phẩm:
 - Trong bài Chiếu dời đô của Lí Thái Tổ có trình tự lập luận chặt chẽ:
 + Nêu sử sách làm tiền đề, làm chỗ dựa cho lí lẽ.
 + Soi sáng tiền đề vào thực tế hai triều đình đại Đinh, Lê để chỉ rõ thức tế ấy không còn thích hợp đối với sự phát triển của đất nước, nhất thiết phải dời đô
 + Đi tới kết luận: khẳng định thành Đại La là nơi tốt nhất để chọn làm kinh đô.
 - Trong bài Hịch tướng sĩ trình tự lập luận như sau:
 + Khích lệ lòng căm thù giặc, nỗi nhục mất nước.
 + Khích lệ lòng trung quân ái quốc và lòng ân nghĩa thuỷ chung cuả người cùng cảnh ngộ.
 + Khích lệ ý chí lập công danh, xả thân vì nước.
 + Khích lệ lòng tự trọng, liêm xỉ ở mỗi người khi nhận thấy rõ cái sai, thấy rõ điều đúng.
 + Khích lệ lòng yêu nước bất khuất, quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược.
 - Trong bài Bàn luận về phép học:
 + Phê phán những sai trái, lệch lạc trong việc học.
 + Khẳng định quan điểm, phương pháp học đúng đắn.
 + Mục đích chân chính của việc học.
 + Tác dụng của việc học chân chính.
Câu hỏi 5:
- Về hình thức: ba văn bản nghị luận trong bài 22,23,24 thuộc ba thể loại khác nhau. Mỗi thể loại có những nguyên tắc nghiêm ngặt riêng.
 + Chiếu dời đô: thể chiếu.
 + Hịch tướng sĩ : thể hịch.
 + Nước Đại việt ta: thể cáo.
- Về nội dung:
 + Giống nhau: cả ba tác phẩm đều thể hiện niềm tự hào, tinh thần yêu nước tha thiết của dân tộc ta nói chung và của các tác giả nói riêng.
 + Khác nhau:
 - Chiếu dời đô: thể hiện khát vọng về một đất nước độc lập, thống nhất, khí phách của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.
 - Hịch tướng sĩ: thể hiện lòng căm thù giặc sâu sắc và ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược.
 - Nước Đại việt ta: là bản tuyên ngôn độc lập: nước ta là đất nước có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, có phong tục riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử; kẻ xâm lược là phản nhân nghĩa, nhất định thất bại.
Câu hỏi 6:
 Vb Sông núi nước Nam của Lí Thường Kiệt là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta. Ý thức dân tộc được xác định chủ yếu trên hai yếu tố : lãnh thổ và chủ quyền.
 Văn bản Nước Đại Việt ta được Nguyễn trãi phát triển một chách hoàn chỉnh quan niệm về quốc gia, dân tộc. So với quan niệm của Lí Thường Kiệt thì học thuyết của Nguyễn Trãi được phát triển cao hơn bởi tính toàn diện và sâu sắc hơn. Nguyễn trãi đưa ra các yếu tố căn bản để xác định độc lập, chủ quyền của dân tộc : nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng
Hoạt động III. Củng cố – Dặn dò (5p)
1. Củng cố : nhắc lại nội dung của các vb nghị luận trên
2. Dặn dò :
 - Xem lại nội dung ôn tập
 - Xem lại tất cả các bài ôn tập về vb , Tiếng Việt và TLV để chuẩn bị thi HK II.
Tiết 135 – 136 . KIỂM TRA HỌC KỲ II	
A- Mục đích yêu cầu: sgv/ 194
B- Chuẩn bị: 
- Giáo viên	: đề ra
- Học sinh	: xem bài
C- Tiến trình lên lớp:
 Hoạt động I : Khởi động (5’)
1/ Ổn định: kiểm ra sỉ số
2/ Bài cũ: nhắc nhở chung trước khi kiểm tra
3/ Bài mới: 
	Hoạt động II: Kiểm tra (80p)
1. Gv phát đề trắc nghiệm cho hs
2. Gv đọc và dò lại đề cho hs
3. Gv hd hs cách làm bài 
4. Hs làm bài ( sau 15p thu trắc nghiệm)
5. Gv ghi đề tự luận lên bảng
6. Hs làm bài
 Hoạt động III. Củng cố – Dặn dò (5p)
1. Củng cố : thu bài và kiểm tra số lượng bài nộp
2. Dặn dò : - Xem lại cách làm bài
 - Xem chương trình địa phương phần Tiếng Việt , làm các bài tập vào vở.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 8 tuan 11-33.doc