Đề kiểm tra chất lượng hè Ngữ văn 7

Đề kiểm tra chất lượng hè Ngữ văn 7

1. Chọn quan hệ từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau (1 điểm)

- Em yêu những hàng cây xanh tươi chúng làm cho con đường tới trường của chúng em rợp sắc xanh bóng mát.

- Lâu lắm rồi nó mới cởi mở . tôi như vậy.

- Có hiểu hoàn cảnh .Đỗ Phủ thấy hết . tấm lòng nhân ái cao cả đến mức xả thân ông dành cho con người.

- . ngòi bút tài hoa . sự quan sát tinh tế . tấm lòng trân trọng, Thạch Lam đã có công đưa hương vị và giá trị của một thức quà dân dã vào văn chương . một nét đẹp văn hoá nước nhà cần được nâng niu trân trọng.

2. Phân tích cái hay của từ “cố hương” trong câu thơ kết bài “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” của Hạ Tri Chương.(1 điểm)

 

doc 2 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 664Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng hè Ngữ văn 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra chất lượng hè 2005	Họ tên:.
1. Chọn quan hệ từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau (1 điểm)
- Em yêu những hàng cây xanh tươi  chúng làm cho con đường tới trường của chúng em rợp sắc xanh bóng mát.
- Lâu lắm rồi nó mới cởi mở .. tôi như vậy.
- Có hiểu hoàn cảnh ..Đỗ Phủ thấy hết. tấm lòng nhân ái cao cả đến mức xả thân  ông dành cho con người. 
- .. ngòi bút tài hoa .. sự quan sát tinh tế.. tấm lòng trân trọng, Thạch Lam đã có công đưa hương vị và giá trị của một thức quà dân dã vào văn chương. một nét đẹp văn hoá nước nhà cần được nâng niu trân trọng. 
2. Phân tích cái hay của từ “cố hương” trong câu thơ kết bài “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” của Hạ Tri Chương.(1 điểm)
3. Chỉ ra nghệ thuật tương phản trong khổ thơ cuối bài “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”, từ đó bày tỏ cảm nghĩ về tấm lòng của nhà thơ Đỗ Phủ dành cho con người: (3 điểm)
 “Ước được nhà rộng muôn ngàn gian
Che khắp thiên hạ kẻ sỹ nghèo đều hân hoan
Chao ôi! Bao giờ nhà ấy sừng sững dựng trước mắt
Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được”.
5. Chuyển các thành ngữ sau ra cách nói tương đương và rút ra nhận xét về tác dụng của việc dùng thành ngữ: (2 điểm)
- Con dại cái mang:...
- Còn nước còn tát:.
- Thông kim bác cổ:..
- Tứ cố vô thân:
6. Đọc các đoạn văn và gạch chân câu văn chứa luận điểm mỗi đoạn. Nêu rõ cách lập luận đã được sử dụng (1 điểm)
a. Muốn xây dựng CNXH thì phải tăng gia sản xuất. Muốn tăng gia sản xuất thì phải có kỹ thuật cải tiến. Muốn sử dụng tốt kỹ thuật thì phải có văn hoá. Vậy, việc bổ túc văn hoá là cực kỳ cần thiết.
b. Phong cảnh trong “Truyện Kiều” thường được miêu tả qua một vài nét chấm phá mang nhiều ý nghĩa tượng trưng. “Chim én đưa thoi”, đó là dấu hiệu của mùa xuân . Mùa hè hiện ra qua tiếng quyên kêu: “Dưới trăng, quyên đã gọi hè”, hay vào lúc mà “đào đà phai thắm, sen đà nở xanh”. Và khi “sân ngó cành biếc đã chen lá vàng”, ấy là lúc mùa thu đã tới. Nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Du thật tinh tế, gợi cảm biết bao!
c. Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu. 
	7. Hãy chứng minh rằng: “Thơ trữ tình trong chương trình Ngữ Văn 7 đã cho ta hiểu sâu sắc hơn những tình cảm cao đẹp trong đời sống tâm hồn của con người Việt Nam”.
Chỉ ra luận điểm khái quát và các luận điểm chính cho bài văn.
Có thể dùng những luận cứ và dẫn chứng nào làm sáng tỏ cho một luận điểm lớn?

Tài liệu đính kèm:

  • docDe kiem tra cuoi he lop 7.doc