Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 8 - Năm học 2009-2010 - Trường THCS Đạ M'Rông

Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 8 - Năm học 2009-2010 - Trường THCS Đạ M'Rông

I – Yêu cầu giáo dục :

 - Giúp học sinh hiểu được truyền thống của lớp, của trường sau hai năm học tập và rèn luyện.

 - Học sinh biết trân trọng những truyền thống đó.

 - Học sinh biết xây dựng kế hoạch phấn đấu của cá nhân, của lớp để phát huy truyền thống tốt đẹp của lớp, của trường.

II – Nội dung và hình thức hoạt động :

1. Nội dung :

- Truyền thống của lớp, của trường.

- Trách nhiệm của mỗi học sinh đối với việc phát huy các truyền thống của trường, của lớp.

- Kế hoạch và biện pháp của lớp, của từng cá nhân để phát huy truyền thống của lớp, của trường.

- Văn nghệ ca ngợi trường, lớp.

2. Hình thức hoạt động :

- Trao đổi, thảo luận, tự liên hệ, tự đánh giá, đề xuất các biện pháp.

- Văn nghệ.

III – Chuẩn bị hoạt động :

1. Phương tiện hoạt động :

 -Một số câu hỏi thảo luận :

Câu 1 : Hãy nêu các truyền thống tốt đẹp của trường.

Câu 2 : Do đâu có được truyền thống đó ?

Câu 3 : Nêu các truyền thống của lớp.

Câu 4 : Nêu tên các học sinh tiểu biểu đã góp nhiều công sức xây dựng truyền thống của lớp, của trường.

 - Bản kế hoạch phát huy truyền thống của lớp, của trường (Bản kế hoạch cá nhân, của tổ, của lớp).

 - Một vài tiết mục văn nghệ.

 

doc 30 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 412Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 8 - Năm học 2009-2010 - Trường THCS Đạ M'Rông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 17/9/2009 
 Ngày dạy : 24/9/2009
Chủ điểm tháng 9 : 	 TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
Hoạt động 1 : 	 TÔI LÀ HỌC SINH LỚP 8
I – Yêu cầu giáo dục :
	- Giúp học sinh hiểu vị trí, nhiệm vụ quan trọng của mình trong năm học lớp 8.
	- Học sinh biết giúp nhau thực hiện tốt nhiệm vụ năm học.
	- Học sinh có ý thức tự giác, quyết tâm cao trong học tập.
II – Nội dung và hình thức hoạt động :
Nội dung : 
- Xác định vị trí quan trọng của năm học lớp 8.
- Những nhiệm vụ trong năm học này.
- Những biện pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học này.
2. Hình thức hoạt động :
Trao đổi, thảo luận.
III – Chuẩn bị hoạt động :
Phương tiện hoạt động : 
 	-Một số câu hỏi thảo luận :
Câu 1 : Bạn có suy nghĩ gì khi mình là học sinh lớp 8 ? (Vị trí, vai trò và trách nhiệm của người học sinh lớp 8 ).
	Câu 2 : Bạn thấy mình phải làm tốt những nhiệm vụ gì ở năm học này ? Vì sao ?
	Câu 3 : Để làm tốt những nhiệm vụ đó, theo bạn phải có những biện pháp nào ? (Về chủ quan, khách quan).
	- Phiếu làm việc cá nhân.
	- Bút lông và giấy khổ to.
	- Một vài tiết mục văn nghệ.
Tổ chức : 	
GVCN phổ biến cho cả lớp về yêu cầu, nội dung hoạt động và phân công chuẩn bị các việc sau :
- Thống nhất chương trình, hình thức và kế hoạch hoạt động.
- Mỗi em tự chuẩn bị một tờ giấy ô ly để làm phiếu cá nhân.
- Phân công người điểu khiển chương trình (lớp trưởng), thư ký (một học sinh).
- Mỗi tổ chuẩn bị một tiết mục văn nghệ, một bút lông, một tờ giấy khổ to.
	- Tổ 1, 3: Trang trí lớp, kê bàn ghế.
	- Tổ 2 : Kẻ bảng với nội dung “TÔI LÀ HỌC SINH LỚP 8”.
- Tổ 4 : Mời đại biểu (đại diện chi hội phụ huynh, đại diện BGH).
IV – Tiến trình hoạt động :
1. Khởi động :
	- Hát tập thể bài “Tuổi hồng”.
	- Tuyên bố lý do : 
	- Giới thiệu: Người điều khiển, thư ký.
2. Diễn biến hoạt động :
	a. Thảo luận về vị trí và nhiệm vụ năm học :
	+ Người điều khiển nêu câu hỏi 1 và 2.
	+ Cả lớp trao đổi, thảo luận theo tổ. Thư ký tổ ghi kết qủa thảo luận lên giấy khổ to.
	+ Đại diện từng tổ trình bày kết qủa thảo luận của tổ mình.
	+ Lớp thống nhất ý kiến về vị trí và nhiệm vụ của năm học.
	+ Người điều khiển tổng kết thảo luận.
	b. Làm việc cá nhân về biện pháp thực hiện nhiệm vụ năm học :
+ Người điểu khiển yêu cầu mỗi bạn suy nghĩ và tự viết những biện pháp của mình vào phiếu cá nhân.
	+ Mời một số học sinh trình bày trước lớp về những biện pháp của mình. Thư ký ghi tóm tắt những ý kiến chính lên bảng.
	+ Cả lớp cùng góp ý, bổ sung, lựa chọn các biện pháp phù hợp để thực hiện nhiệm vụ năm học. 
	+ Người điều khiển tổng kết lại các biện pháp cơ bản để mỗi học sinh, tổ, lớp thực hiện.
	c. Văn nghệ :
	Xen kẽ vào những hoạt động trên.
	V- Kết thúc hoạt động :
	- GVCN nêu khái quát vị trí, nhiệm vụ của năm học và động viên học sinh phấn đấu thực hiện tố nhiệm vụ năm học.
	- Hát tập thể bài 
 Ngày soạn: 17/09/2009 
 Ngày dạy : 24/09/2009
Chủ điểm tháng 9 : 	 TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
Hoạt động 2 : PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG CỦA LỚP, CỦA TRƯỜNG
I – Yêu cầu giáo dục :
	- Giúp học sinh hiểu được truyền thống của lớp, của trường sau hai năm học tập và rèn luyện.
	- Học sinh biết trân trọng những truyền thống đó.
	- Học sinh biết xây dựng kế hoạch phấn đấu của cá nhân, của lớp để phát huy truyền thống tốt đẹp của lớp, của trường.
II – Nội dung và hình thức hoạt động :
Nội dung : 
- Truyền thống của lớp, của trường.
- Trách nhiệm của mỗi học sinh đối với việc phát huy các truyền thống của trường, của lớp.
- Kế hoạch và biện pháp của lớp, của từng cá nhân để phát huy truyền thống của lớp, của trường.
- Văn nghệ ca ngợi trường, lớp.
2. Hình thức hoạt động :
- Trao đổi, thảo luận, tự liên hệ, tự đánh giá, đề xuất các biện pháp.
- Văn nghệ.
III – Chuẩn bị hoạt động :
Phương tiện hoạt động : 
 	-Một số câu hỏi thảo luận :
Câu 1 : Hãy nêu các truyền thống tốt đẹp của trường.
Câu 2 : Do đâu có được truyền thống đó ?
Câu 3 : Nêu các truyền thống của lớp.
Câu 4 : Nêu tên các học sinh tiểu biểu đã góp nhiều công sức xây dựng truyền thống của lớp, của trường.
	- Bản kế hoạch phát huy truyền thống của lớp, của trường (Bản kế hoạch cá nhân, của tổ, của lớp).
	- Một vài tiết mục văn nghệ.
Tổ chức : 	
GVCN phổ biến cho cả lớp về yêu cầu, nội dung, kế hoạch hoạt động và hướng dẫn học sinh chuẩn bị :
- Thống nhất chương trình, hình thức và kế hoạch hoạt động.
- Lớp trưởng dự thảo và trình bày kế hoạch phấn đấu của lớp.
- Phân công người điểu khiển chương trình (một học sinh có năng khiếu), thư ký (một học sinh).
- Có thể phân công một số bạn làm nòng cốt trong việc chuẩn bị cho hoạt động (kế hoạch cá nhân, văn nghệ).
- Mỗi tổ chuẩn bị một tiết mục văn nghệ.
	- Tổ 1, 3: Trang trí lớp, kê bàn ghế.
	- Tổ 2 : Kẻ bảng .
- Tổ 4 : Mời đại biểu (đại diện chi hội phụ huynh, BGH, TPT).
IV – Tiến trình hoạt động :
1. Khởi động :
- Hát tập thể bài
- Tuyên bố lý do : 
	- Giới thiệu: Người điều khiển, thư ký.
2. Diễn biến hoạt động :
	a. Thảo luận về truyền thống của trường, của lớp :
	+ Người điều khiển nêu câu hỏi 1; 2; 3 và 4.
	+ Tổ 1, tổ 2 trao đổi, thảo luận câu 1và 2; Tổ 3, tổ 4 trao đổi, thảo luận câu 3 và 4. Thư ký tổ ghi kết qủa thảo luận của tổ mình. 
	+ Đại diện từng tổ trình bày kết qủa thảo luận của tổ mình.
	+ Cả lớp góp ý kiến.
	+ Người điều khiển tổng kết thảo luận.
	b. Xây dựng kế hoạch phát huy truyền thống của lớp, của trường :
+ Người điểu khiển giao nhiệm vụ cho các tổ : Xây dựng kế hoạch phấn đấu của tổ để phát huy các truyền thống của lớp, của trường.
	+ Học sinh thảo luận theo tổ, góp ý cho bản dự thảo kế hoạch của tổ. Tổ trưởng ghi kết qủa thảo luận của tổ mình. Đại diện từng tổ báo cáo trước lớp, các tổ khác góp ý kiến bổ sung.
	+ Lớp trưởng trình bày kế hoạch phấn đấu của lớp. Cả lớp thảo luận.
	+ Lớp trưởng tiếp thu ý kiến của các thành viên trong lớp và tổng kết lại.
	c. Văn nghệ :
	Xen kẽ vào những hoạt động trên.
	V- Kết thúc hoạt động :
	- GVCN góp ý vào kế hoạch phấn đấu của lớp và động viên học sinh cố gắng thực hiện.
	- Hát tập thể bài 
 Ngày soạn: 10/10/2009 
 Ngày dạy : 22/10/2009
Chủ điểm tháng 10 : 	 CHĂM NGOAN HỌC GIỎI
Hoạt động 1 : 	 LÀM THẾ NÀO ĐỂ HỌC TỐT ?
I – Yêu cầu giáo dục :
	- Giúp học sinh hiểu ý nghĩa lời Bác dạy, hiểu các kinh nghiệm và phương pháp học tập khoa học để đạt kết qủa tốt như Bác mong muốn.
	- Học sinh có tính khiêm tốn học hỏi, có thái độ học tập tích cực.
	- Học sinh phải rèn luyện và thực hành các phương pháp học tập, cùng giáp đỡ nhau học tốt.
II – Nội dung và hình thức hoạt động :
Nội dung : 
- Nội dung và ý nghĩa của việc “học tập tốt”.
- Các kinh nghiệm để học tốt các môn học.
- Các phương pháp cụ thể giúp học tốt các môn học.
2. Hình thức hoạt động :
Trao đổi và thảo luận chủ đề “Làm thế nào để học tập tốt ?”
III – Chuẩn bị hoạt động :
Phương tiện hoạt động : 
 	- Các báo cáo về kinh nghiệm học tập, về phương pháp học tập tốt do cá nhân tự chuẩn bị.
	- Phấn, bảng để các cá nhân trình bày và minh họa, các mô hình, dụng cụ học tập liên quan khác (nếu có).
	- Một vài tiết mục văn nghệ.
Tổ chức : 	
- GV :
+ Nêu nội dung, yêu cầu và hình thức hoạt động với chủ đề “Làm thế nào để học tập tốt ?” để giúp học sinh định hướng và sẵn sàng tham gia hoạt động.
+ Mỗi học sinh phải chuẩn bị : Báo cáo về kinh nhgiệm và phương pháp học tập của mình. Các em có thể viết theo môn học hoặc nhóm môn học.
+ Quy định thời gian nộp báo cáo, các tổ trưởng thu báo cáo của tổ viên nộp cho lớp phó học tập.
+ Người điều khiển : Lớp trưởng. Người điều khiển thảo luận : Lớp phó học tập. Hai người cùng GVCN chuẩn bị chương trình hoạt động.
+ Thư kí : Một học sinh trong lớp.
+ Chuẩn bị chương trình văn nghệ : Lớp phó văn thể.
+ Trang trí, kê bàn ghế : Tổ 1, tổ 2, tổ 3.
+ Mời đại biểu : Tổ 4 (Dự kiến mời giáo viên bộ môn làm cố vấn).
 - Học sinh : 
+ Thực hiện các yêu cầu được giao.
+ Lớp phó phụ trách học tập thu báo cáo của các tổ, cùng lớp trưởng tổng hợp, phân loại các vấn đề cần trao đối thảo luận. Lựa chọn học sinh điển hình để làm hạt nhân trao đổi.
IV – Tiến trình hoạt động :
1. Khởi động :
	- Hát tập thể bài “Lớp chúng mình”.
	- Tuyên bố lý do : 
	- Giới thiệu: Người điều khiển, thư ký.
2. Diễn biến hoạt động :
	a. Trao đổi thảo luận :
	+ Lớp trưởng nêu cách thức tiến hành trao đổi thảo luận theo chủ đề “Làm thế nào để học tập tốt ?”. Yêu cầu một số bạn phát biểu ý kiến, trao đổi, thảo luận.
	+ Lớp trưởng lần lượt nêu các vấn đề để lớp trao đổi, thảo luận.
Ví dụ : 	- Làm thế nào để học tốt môn Toán ?
	- Làm thế nào để học tốt môn Anh văn ?
	- Lớp ta học yếu nhất môn học nào? Tại sao? Cách khắc phục?
	+ Lớp trưởng hoặc lớp phó phụ trách học tập tổng kết tóm tắt từng vấn đề đã được trao đổi, thảo luận và nhất trí cao.
	+ Với những vấn đề hoặc tình huống khó, lớp trưởng mởi giáo viên cố vấn giải đáp.
	b. Văn nghệ :
Người điểu khiển chương trình văn nghệ giới thiệu một vài tiết mục đã chuẩn bị sẵn, có thể xen kẽ với phần thảo luận.
	V- Kết thúc hoạt động :
	- GVCN nhận xét buổi sinh hoạt, nêu nội dung của tiết sinh hoạt tuần sau và những việc cần chuẩn bị trước. 
	- Hát tập thể bài “ Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng “
 Ngày soạn:10/10/2009 
 Ngày dạy :22/10/2009
Chủ điểm tháng 10 : 	 CHĂM NGOAN HỌC GIỎI
Hoạt động 2 : LỄ GIAO ƯỚC THI ĐUA
I – Yêu cầu giáo dục :
	- Giúp học sinh hiểu lời dạy của Bác, hiểu nội dung và ý nghĩa của việc giao ước thi đua.
	- Học sinh có ý thức thi đua lành mạnh, có thái độ, động cơ học tập tốt.
	- Học sinh biết đoàn kết giúp đỡ nhau cùng học tập, rèn luyện, biết thực hành phương pháp học tập tích cực.
II – Nội dung và hình thức hoạt động :
Nội dung : 
- Những lời dạy của Bác Hồ về học tập tốt, rèn luyện tốt.
- Các chỉ tiêu về học tập, rèn luyện đạo đức của lớp, tổ, cá nhân học sinh.
- Các biện pháp để thực hiện giao ước thi đua.
2. Hình thức hoạt động :
- Các tổ, cá nhân giao ước thi đua.
	- Thảo luận các chỉ tiêu và biện pháp thực hiện.
- Văn nghệ.
III – Chuẩn bị hoạt động :
Phương tiện hoạt động : 
 	- Thư Bác Hồ gửi học sinh năm 1945 và 1968.
	- Các bản đăng kí giao ước thi đua (của cá nhân, tổ, lớp) với nội dung, chỉ tiêu, biện pháp cụ thể.
	- Một vài tiết mục văn nghệ.
Tổ chức : 	
- GV
+ Nêu nội dung, yêu cầu và kế hoạch tổ chức hoạt động “Lễ giao ước thi đua” cho cả lớp.
+ Phân công, giúp đỡ cán bộ lớp và học sinh chuẩn bị các công việc cụ thể cho họat động: Xây dựng các nội dung thi đua và chỉ tiêu phấn đấu. Người điều khiển : Lớp trưởng. Người điều khiển thảo luận : Lớp phó học tập. Thư kí : Một học sinh trong lớp. Chuẩn bị chương trình văn nghệ : Lớp phó văn thể.
+ Trang trí, kê bàn ghế : Tổ 1, tổ 2, tổ 3.
+ Mời đại biểu : Tổ 4 (Dự kiến mời giáo viên bộ môn làm cố vấn).
- Học sinh : 
+ Bàn bạc, thực hiện các yêu cầu được giao.
+ Chuẩn bị tốt  ... ý nghĩa ngày thành lập Đoàn 26/3.
	- Thảo luận các vấn đề nêu ra và rút ra được những bài học bổ ích về đạo đức, tư cách người đoàn viên, về con đường phấn đấu để trở thành người đoàn viên
	- Kể chuyện về các tấm gương sáng là đoàn viên học sinh.
2. Hình thức hoạt động :
- Tổ chức diễn đàn và thảo luận.
- Kể chuyên.
- Các tiết mục văn nghệ xen kẽ với chủ đề Đoàn, Đội.	
III – Chuẩn bị hoạt động :
1. Phương tiện hoạt động : 
Giáo viên yêu cầu 4 tổ tự phân công để viết 4 tham luận với các chủ đề sau :
	- Tổ 1 : Ý nghĩa ngày thành lập đoàn 26/3/1931. Vai trò và nhiệm vụ vụ của Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM hiện nay.
	- Tổ 2 : Lý tưởng và nhiệm vụ của đoàn viên học sinh hiện nay.
	- Tổ 3 : Bạn hãy cho biết đôi nét về phong trào hoạt động của Đoàn trường ta. Bạn có muốn phấn đấu trở thành đoàn viên không? Tại sao?
	- Tổ 4 : Nếu được đứng trong hàng ngũ của Đoàn, bạn sẽ làm gìtrong điều kiện, hoàn cảnh của trường và của bản thân để xứng đáng là người đoàn viên.
- Mỗi tổ chuẩn bị một tiết mục vân nghệ.
	- Mỗi tổ cử một người chuẩn bị một câu chuyện về gương sáng của các đoàn viênlà học sinh thông qua đài, báo (báo khăn quàng đỏ, báo thiếu niên tiền phong).
2. Tổ chức hoạt động : 	Giáo viên :
- Thông báo cho học sinh về chủ điểm của hoạt động.
	- Nhắc nhở động viên học sinh tìm hiểu các tư liệu về đoàn thông qua sách, báo hay các anh (chị) đã vào Đoàn để chuẩn bị ý kiến đóng góp cho buổi thảo luận.
	- Phân công hoạt động :
	+ Người dẫn chương trình : Một học sinh có năng khiếu và yêu cầu em đó viết lời tuyên bố lí do rồi đưa cho giáo viên góp ý.
	+ Yêu cầu lớp trưởng viết giấy mời gồm : Tổng phụ trách, bí thư đoàn trường, đại diện lớp cùng khối, một vài đoàn viên lớp trên.
	+ Cử thư ký.
	+ Kê bàn ghế (không thay đổi bàn ghế, chỉ kê bàn ghế đại biểu, thư ký, người dẫn chương trình) : Học sinh nam.
	+ Trang trí lớp học : Học sinh nữ.
IV – Tiến trình hoạt động :
1. Khởi động :
- Hát tập thể bài “Tiến lên đoàn viên”.
- Tuyên bố lý do : 
	- Giới thiệu: Đại biểu, người điều khiển, thư ký.
	- Giới thiệu chương trình của hoạt đọng :
	+ Khởi động.
	+ Trình bày tham luận và văn nghệ.
	+ Kể chuyện về gương sáng đoàn viên.
	+ Ý kiến đại biểu.
	+ Bế mạc.
2. Diễn biến hoạt động :
	a. Trình bày tham luận và văn nghệ :
	+ Nghe các tham luận của các tổ.
	+ Thảo luận lấy ý kiến.
	+ Xen kẽ các tiết mục văn nghệ.
+ Nhận xét, tóm tắt nội dung chính của các tham luận và rút kinh nghiệm.
	b. Tiết mục kể chuyện:
+ Lần lượt các tổ trình bày các câu chuyện của tổ mình.
+ Người dẫn chương trình đặt câu hỏi : Qua những câu chuyện các bạn vừa kể bạn học tập được gì từ những gương sáng đoàn viên đó? Trong những hoàn cảnh như trên bạn có làm được như những đoàn viên đó không? Tại sao?
	+ Qua phần trả lời rút ra bài học chung cho cả lớp và đại diện lớp xin hứa sẽ thực hiện tốt những điều vừa rút ra.
	+ Hát tập thể bài “Thanh niên làm theo lời Bác” (Đoàn ca).
V- Kết thúc hoạt động :
- Đại diện đại biểu phát biểu ý kiến.
- Thư ký thông qua sơ luợc biên bản của hoạt động.
- Cảm ơn Đại biểu tham dự. 
	Ngày soạn:
 Ngày dạy : 
Chủ điểm tháng 3 : 	 	TIẾN BƯỚC LÊN ĐOÀN
Hoạt động 2 : VUI VĂN NGHỆ MỪNG NGÀY THÀNH LẬP ĐOÀN
I – Yêu cầu giáo dục :
- Giúp học sinh biết thêm nhiều bài hát, bài thơ, câu chuyện về Đoàn Củng cố thêm nhận thức về ý nghĩa ngày thành lập Đoàn 26 – 3 và lí tưởng của đoàn viên, thanh niên hiện nay.
	- Học sinh có kỹ năng phân loại bài hát theo chủ điểm về Đoàn.
	- Học sinh có tình cảm yêu mến, tôn trọng tổ chức Đoàn và người đoàn viên; sống lạc quan , gắn bó, đoàn kết trong tập thể lớp, trường.
II – Nội dung và hình thức hoạt động :
1. Nội dung : 
	- Học sinh thể hiện những bài hát, điệu múa, bài thơ, kể những câu chuyện, trình bày những tiểu phẩm về Đoàn và những đoàn viên ưu tú.
	- Những sáng tác tự biên, tự diễn về Đoàn.
2. Hình thức hoạt động :
Biểu diễn van nghệ của lớp mừng ngày thành lập Đoàn 26 – 3.
III – Chuẩn bị hoạt động :
1. Phương tiện hoạt động : 
	- Các bài hát, bài thơ, câu chuyện, tiểu phẩm về Đoàn.
- Những tác phẩm thơ, ca tự sáng tác về Đoàn.
- Một số nhạc cụ thông thường (nếu có).
2. Tổ chức hoạt động : 	
- Giáo viên chủ nhiệm nêu nội dung hoạt động biểu diễn văn nghệ của lớp và hướng dẫn các tổ, các cá nhân chuẩn bị tập luyện.
- Thống nhất thời gian, kế hoạch tiến hành hoạt động cũng như thời gian các tổ và cá nhân đăng kí các tiết mục tham gia.
IV – Tiến trình hoạt động :
1. Khởi động :
- Hát tập thể bài “Như có Bác Hồ”.
- Giới thiệu nội dung hoạt động, đại biểu.
2. Diễn biến hoạt động :
	 Trình diễn văn nghệ
	+ Lần lượt các tổ đã đăng ký được mời lên trình diễn tiết mục của mình. Học sinh phải thể hiện được phong cách riêng của mình, trang nhã, tự tin.
	+ Cả lớp vỗ tay cổ vũ, có thể mời đại biểu cùng tham gia để không khí thêm sôi nổi.
V- Kết thúc hoạt động :
- Đại diện đại biểu phát biểu ý kiến.
- GVCN nhận xét hoạt động và cảm ơn Đại biểu tham dự, dăn dò chuẩn bị hoạt động sau. 
	Ngày soạn:
 Ngày dạy : 
Chủ điểm tháng 4 : 	 HOÀ BÌNH VÀ HỮU NGHỊ
Hoạt động 1 : HỌC SINH VỚI CÁC VẤN ĐỀ TOÀN CẦU 
I – Yêu cầu giáo dục :
	- Giúp học sinh hiểu được một vài vấn đề chủ yếu hiện 
	- Học sinh có kĩ năng tham gia thảo luận, bàn bạc kế hoạch chuẩn bị Hội trại, biết điều khiển một hoạt động cụ thể.
	- Học sinh có tinh thần ủng hộ Hội trại, sẵn sàng tham gia với trách nhiệm cao.
II – Nội dung và hình thức hoạt động :
1. Nội dung : 
	- Các nhiệm vụ lớp được giao để chuẩn bị cho Hội trại.
	- Kế hoạch chuẩn bị của lớp.
- Các nội dung hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao để tham gia Hội trại của lớp.
2. Hình thức hoạt động :
Thảo luận kế hoạch chuẩn bị Hội trại.
III – Chuẩn bị hoạt động :
1. Phương tiện hoạt động : 
Bản thông báo của nhà trường tới các lớp về kế hoạch và nội dung tổ chức Hội trại 26 – 3. Các công việc, nội dung cụ thể nhà trường đã phân công cho lớp chuẩn bị tham gia Hội trại.
2. Tổ chức hoạt động : 	
- Giáo viên chủ nhiệm thông báo cho cả lớp về kế hoạch, nội dung tổ chức Hội trại 26 – 3 của nhà trường và các công việc, nội dung lớp phải chuẩn bị. Yêu cầu lớp bàn bạc, thảo luận thực hiện các nội dung cụ thể càn chuẩn bị như :
+ Các phương tệin để dựng trại (lều, bạt, dây, cọc, hoa trang trí).
+ Các nội dung hoạt động để tham gia Hội trại (văn nghệ, thể thao, trò chơi).
+ Các công việc khác do nhà trường phân công.
	- Cán bộ lớp và các tổ trưởng hội ý để phân công, chuẩn bị nội dung thảo luận và xây dựng kế hoạch tham gia của lớp.
	- Lớp trưởng, lớp phó văn thể bàn bạc và phân công nhau điều khiển lớp thảo luận kế hoạch tham gia Hội trại.
IV – Tiến trình hoạt động :
1. Khởi động :
- Hát tập thể bài “Lớp chúng ta kết đoàn”.
- Giới thiệu nội dung hoạt động.
2. Diễn biến hoạt động :
	a. Thảo luận nội dung tham gai Hội trại
	+ Người điều khiển lần lượt nêu các nội dung tham gia Hội trại của lớp như thi đấu thể thao, biểu diễn văn nghệ, tham gia các trò chơi để lớp bàn bạc, thảo luận.
	+ Học sinh thảo luận khả năng tham gia các hoạt động của lớp, phát hiện những cá nhân có khả năng tham gai các nội dung cụ thể.
	+ Tổ chức đăng kí tham gia theo nhu cầu của học sinh.
	+ Thành lập các nhóm, các đội để thi đấu.
	+ Xây dựng và thống nhất kế hoạch tập luyện.
	b. Thảo luận về hình thức dựng trại:
+ Người điều khiển nêu yêu cầu chung, đề nghị cả lớp thảo luận, bàn bạc, thiết kế hình thức dựng trại của lớp.
+ Cả lớp thảo luận về việc xây dựng mô hình lều trại của lớp.
	+ Phân công mỗi tổ chuẩn bị một phần công việc cụ thể để dựng trại.
V- Kết thúc hoạt động :
- GVCN nhận xét hoạt động và dặn dò chuẩn bị hoạt động sau.
	Ngày soạn:
 Ngày dạy : 
Chủ điểm tháng 04 : 	 HOÀ BÌNH VÀ HỮU NGHỊ
Hoạt động 2 : CHÚNG EM HÁT VỀ BÁC HỒ
I – Yêu cầu giáo dục :
	- Giúp học sinh nâng cao hiểu biết về tình cảm và công lao của Bác Hồ với dân tộc, với thiếu nhi.
	- Học sinh có thái độ tự hào, kính trọng và biết ơn Bác Hố, nguyện học tập và làm theo lới Bác.
	- Rèn luyện cho học sinh tính tích cực, tự giác rèn luyện để xứng đáng là con cháu của Bác Hồ kính yêu. Biết biểu diễn những bài hát ca ngợi về Bác Hồ.
II – Nội dung và hình thức hoạt động :
1. Nội dung : 
	- Hát các bài hát ca ngợi công lao của Bác Hồ đối với dân tộc, với thiếu nhi.
- Hát các bài hát ca ngợi tình cảm của Bác Hồ với dân tộc, với thiếu nhi và ngược lại – tình cảm của người dân đối với Bác.
2. Hình thức hoạt động : Biểu diễn văn nghệ theo các thể loại : Đơn ca, song ca, tam ca, tốp ca, hợp ca, múa, đọc thơ, kể chuyện (theo hình thức thi đua giữa các tổ).
III – Chuẩn bị hoạt động :
Phương tiện hoạt động : 
- Các bài hát về Bác Hồ, các điệu múa, bái thơ, câu chuyện về Bác Hồ kính yêu, thi tìm hiểu về cuộc đới và sự nghiệp của Bác.
	- Nhạc cụ dùng cho biểu diễn (nếu có), các phương tiện để trang trí lớp : 
2. Tổ chức hoạt động : 	Giáo viên :
- Thông báo cho học sinh về chủ điểm của hoạt động.
	- Nhắc nhở động viên học sinh tìm hiểu các tư liệu về đoàn thông qua sách, báo hay các anh (chị) đã vào Đoàn để chuẩn bị ý kiến đóng góp cho buổi thảo luận.
	- Phân công hoạt động :
	+ Người dẫn chương trình : Một học sinh có năng khiếu và yêu cầu em đó viết lời tuyên bố lí do rồi đưa cho giáo viên góp ý.
	+ Yêu cầu lớp trưởng viết giấy mời gồm : Tổng phụ trách, bí thư đoàn trường, đại diện lớp cùng khối, một vài đoàn viên lớp trên.
	+ Cử thư ký.
	+ Kê bàn ghế (không thay đổi bàn ghế, chỉ kê bàn ghế đại biểu, thư ký, người dẫn chương trình) : Học sinh nam.
	+ Trang trí lớp học : Học sinh nữ.
IV – Tiến trình hoạt động :
1. Khởi động :
- Hát tập thể bài “Tiến lên đoàn viên”.
- Tuyên bố lý do : 
	- Giới thiệu: Đại biểu, người điều khiển, thư ký.
	- Giới thiệu chương trình của hoạt đông :
	+ Khởi động.
	+ Trình bày tham luận và văn nghệ.
	+ Kể chuyện về gương sáng đoàn viên.
	+ Ý kiến đại biểu.
	+ Bế mạc.
2. Diễn biến hoạt động :
	a. Trình bày tham luận và văn nghệ:
	+ Nghe các tham luận của các tổ.
	+ Thảo luận lấy ý kiến.
	+ Xen kẽ các tiết mục văn nghệ.
	+ Nhận xét, tóm tắt nội dung chính của các tham luận và rút kinh nghiệm.
	b. Tiết mục kể chuyện:
+ Lần lượt các tổ trình bày các câu chuyện của tổ mình.
+ Người dẫn chương thình đặt câu hỏi : Qua những câu chuyện các bạn vừa kể bạn học tập được gì về từ những gương sáng đoàn viên đó? Trong những hoàn cảnh như trên bạn có làm được như những đoàn viên đó không? Tại sao?
	+ Qua phần trả lời rút ra bài học chung cho cả lớp và đại diện lớp xin hứa sẽ thực hiện tốt những điều vừa rút ra.
	+ Hát tập thể bài “Thanh niên làm theo lời Bác” (Đoàn ca).
V- Kết thúc hoạt động :
- Đại diện đại biểu phát biểu ý kiến.
- Thư ký thông qua sơ luợc biên bản của hoạt động.
- Cảm ơn Đại biểu tham dự. 
Ghi chú : Một số bài hát chủ điểm 26/03
	1.
	2. 
	3. 
	4. 
	5. 
	6. 
	7. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoat_dong_ngoai_gio_len_lop_lop_8_nam_hoc_2009_2010.doc