Đề cương ôn Văn 8

Đề cương ôn Văn 8

ĐỀ CƯƠNG ÔN VĂN 8

PHẦN TIẾNG VIỆT

Câu 1:Thế nào là câu nghi vấn? Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câunghi vấn. ở mỗi chức năng cho ví dụ minh hoạ

-K/n: Câunghi vấn là câu

+ Có những từ nghi vấn (ai, gì, nào, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à,ư, hả, hử, chứ, có không, đã.chưa)hoặc có từ hay (nối các vế có quan hệ lựa chọn)

+ Có chức năng chính dùng để hỏi

 VD: Anh đã làm bài chưa?

+ Trong nhiều trường hợp , câu nghi vấn không dùng để hỏi mà dngf để cầu khiến ,khẳng định,phủ định, đe doạ, bộc lộ tình cảm cảm xúc, và không yêu cầu người đối thoại trả lời.

VD: Anh có thể giúp tôi làm bài tập này không?

 Cần chú ý:

+Có khi, về hình thức là câu nghi vấn nhưng về nội dung là khẳng định

+Có hình thức nghi vấn liên kết với hình thức phủ định, để khẳng định.

 

doc 6 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 972Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn Văn 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn văn 8
Phần Tiếng Việt
Câu 1:Thế nào là câu nghi vấn? Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câunghi vấn. ở mỗi chức năng cho ví dụ minh hoạ
-K/n: Câunghi vấn là câu 
+ Có những từ nghi vấn (ai, gì, nào, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à,ư, hả, hử, chứ, cókhông, đã..chưa)hoặc có từ hay (nối các vế có quan hệ lựa chọn)
+ Có chức năng chính dùng để hỏi
 VD: Anh đã làm bài chưa?
+ Trong nhiều trường hợp , câu nghi vấn không dùng để hỏi mà dngf để cầu khiến ,khẳng định,phủ định, đe doạ, bộc lộ tình cảm cảm xúc,và không yêu cầu người đối thoại trả lời.
VD: Anh có thể giúp tôi làm bài tập này không?
 Cần chú ý:
+Có khi, về hình thức là câu nghi vấn nhưng về nội dung là khẳng định
+Có hình thức nghi vấn liên kết với hình thức phủ định, để khẳng định.
Câu 2: Thế nào là câu trần thuật? Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật. ở mỗi chức năng cho ví dụ minh hoạ
1. Khái niệm: Là kiểu câu dùng để kể, tả, xác nhận, thông báo, nhận định, trình bày.
2. Đặc điểm hình thức và chức năng:
-Câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu chấm hoặc dấu chấm lửng.
-Chức năng: Dùng để kể, xác nhận, miêu tả, thông báo , nhận định, trình bày.
VD: Hôm nay con được điểm mười.
-Câu trần thuật còn có thể dùng để yêu cầu, đề nghị hay biểu lộ tình cảm, cảm xúc, được biểu lộ bằng tình thái từ hoặc dấu chấm than.
VD: Cháu cảm ơn ông.
Câu 3: Thế nào là câu cầu khiến? Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến. cho ví dụ minh hoạ.
Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến : hãy , đừng, chớ,đi, thôi, nào,, hay ngữ điệu cầu khiến: dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị , khuyên bảo.
VD: Mở cửa!
Anh hãy học bài đi.
Câu 4: Thế nào là câu cảm thán? Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán. Cho ví dụ minh hoạ.
1. K/n: Là câu dùng để bộc lộ một cách rõ rệt những cảm xúc , tình cảm thái độ của người nói với sự vật, sự việc được nói tới.
2. Đặc điểm hình thức và chức năng:
-Được cấu tạo nhờ những từ ngữ cảm thán.
-Dùng để biểu thị cảm xúc trực tiếp của người nói.
VD: Ôi! lòng Bác vậy cứ thương ta
Câu 5: Thế nào là câu phủ định? Có mấy loại câu phủ định? Cho mỗi loại 1 ví dụ.
* k/n: Câu phủ định là câu có những từ ngữ phủ định như: không, chưa, chẳng, không phải, đâu có phải, chả
* Đặc điểm hình thức và chức năng:
-Câu phủ định thường được cấu tạo bằng các phó từ : không, chưa, chẳng; các tổ hợp không phải, chưa phải hoặc cóđâu
-Câu phủ định dùng để:
+Thông báo, xác nhận không có sự vật , sự việc, tính chất, quan hệ nào đó9 câu phủ định miêu tả)
VD: Nam không đi Huế
+Phản bác ý kiến, nhận định( câu phủ định bác bỏ)
VD: Tôi đâu có làm việc này.
Câu 6: Thế nào là hành động nói? Có những kiểu hành động nói nào? Có mấy cách thực hiện hành động nói? Cho ví dụ minh hoạ.
- Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định.
- Người ta dựa theo mục đích của hành động nói mà đặt tên cho nó. Những kiểu hành động nói thường gặp là hỏi, trình bày (báo tin, kể ,tả,nêu ý kiến, dự đoán), điều khiển ( cầu khiến, đe doạ, thách thức), hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc
VD: Anh đã làm bài chưa?
Đây là lời Bác dạy thiếu niên và nhi đồng.
Anh hãy mau trốn đi.
Trời ơi!
2. Một số kiểu hành động nói thường gặp:
-Hành động hỏi
Nhưng như vậy lấy ai gác đêm cho anh?
-Hành động trình bày: bày tỏ, kể, thông báo, tả, nhận định.
Ta viết ra bài hịch này để các ngươi biết bụng ta.
-Hành động điều khiển.
Van xin, đề nghị, yêu cầu, ra lệnh, thách, khuyên bảo, mời, giục, xúi, rủ rê
Cành đa xin chị nhắc lên chơi
Ta thử ra bãi biển xem sao.
Bạn làm bài tập nhanh lên kẻo hết giờ.
-Hành động ước kết.: cam kết sẽ thực hiện, tuân giữ điều quan trọng gì đó trong quan hệ với nhau: giao ước, hợp đồng, ca cược, cam đoan, hứa hẹn, đe doạ, cho , tặng, biếu
VD: Hè này con sẽ về thăm bố.
-Hành động bộc lộ cảm xúc: ca ngợi, thán phục, chê, than phiền, trách, ngạc nhiên, vui, mừng, lo sợ, cầu chúc, cầu mong, cảm ơn, xin lỗi, chào
VD: Khốn nạnÔng giáo ơi!...Nó có biết gì đâu!
3.Cách thực hiện hành động nói.
a) Cách thực hiện hành động nói theo cách trực tiếp: mời, xin, đề nghị, yêu cầu, ra lệnh, tuyên bố, cam đoan, hứa hẹn, thè, mong, chúc , thách, đố, ban bố, quyết định  để thực hiện hành động nói.
b) Cách thực hiện hành động nói theo cách gián tiếp
-Dùng kiểu câu trần thuật để diễn đạt hành động nói khác.
VD: trời nóng lắm mẹ ạ.
Dùng kiểu câu nghi vấn để diễn đạt hành động nói khác
VD: Than ôi Thời oanh liệt nay còn đâu?
-Dùng kiểu câu cảm thán để diễn đạt hành động nói khác.
VD: Ôi sức trẻ
Câu 7: Thế nào là vai xã hội trong hội thoại? Có những kiểu vai xã hội nào? Thế nào là lựot lời? Trong giao tiếp cần chú ý những gì về lượt lời? 
-Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại. Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội:
+ Quan hệ trên dưới hay ngang hàng ( theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình và xã hội)
+ Quan hệ thân-sơ ( theo mức độ quen biết, thân tình)
- Mỗi lần có người tham gia hội thoại nói được gọi là một lượt lời.
- Để giữ lịch sự cần tôn trọng lời của người khác, tránh nói tranh lượt lời, cắt lời hoặc chêm vào lời người khác.
- Nhiều khi, im lặng khi đến lượt lời của mình cũng là một cách biểu thị thái độ.
Câu 8: Thế nào là lựa chọn trật tự từ trong câu? Tác dụng của việc lựa chọn trật tự từ trong câu.
- Trong một câu có thể có nhiều cách sắp xếp trật tự từ, mỗi cách đem lại hiệu quả diễn đạt riêng. Người nói, người viết cần biết lựa chọn trật tự từ thích hợp với yêu cầu giao tiếp.
- Trật tự từ trong câu có thể:
+Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật hiện tượng, hoạt động, đặc điểm (như thứ bậc quan trọng của sự vật, thứ tự trước sau của hoạt đoọng, trình tự quan sát của người nói)
+ Nhấn mạnh h/a, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.
+Liên kết câu với những câu khác trong văn bản.
- Đảm bảo sự hài hoà về ngữ âm của lời nói.
Phần Tập làm văn
Câu 1: Thế nào là luận điểm? Trong bài văn nghị luận có hệ thống luận điểm như thế nào? Khi làm bài văn nghị luận cần chú ý yêu cầu gì về luận điểm?
- Luận điểm trong bài văn nghị luận là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương mà người viết (nói) nêu ra ở trong bài.
- Khi trình bày luận điểm trong đoạn văn nghị luận cần chú ý:
+ Thể hiện rõ ràng chính xác nội dung của luận điểm trong câu chủ đề. Trong ĐV trình bày LĐ,câu chủ đề thường đặt ở vị trí đầu tiên ( đoạn diễn dịch) hoặc cuối cùng ( đoạn quy nạp)
+ Tìm đủ các LC cần thiết, tổ chức lập luận theo một trật tự nhất định để làm nổi bật LĐ
+ Diễn đạt trong sáng hấp dẫn để sự trình bày luận điểm có sức thuyết phục.
Câu 2: Nêu vai trò của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận? Để viết được bài văn nghị luận có yếu tố biểu cảm tác động tới người đọc, người nghe đòi hỏi người viết cần có những phẩm chầt gì?
- Văn nghị luận rất cần yếu tố biểu cảm. Yếu tố biểu cảm giúp cho văn nghị luận có sức thuyết phục lớn hơn, vì nó tác động mạnh mẽ tới người đọc, người nghe.
- Để bìa văn nghị luận có sức biểu cảm cao, người làm văn phải thật sự có cảm xúc trước những điều mình nói ( viết) và phải biết diễn tả cảm xúc đó bằng những từ ngữ, những câu văn có sức truyền cảm. Sự diễn tả cảm xúc cần phải chân thực và không được phá vỡ mạch nghị luận của bài văn.
Câu 3: Nêu vai trò của yếu tố miêu tả và tự sự trong văn nghị luận? Khi đưa yếu tố miêu tả và tự sự vào bài văn nghị luận cần chú ý những gì?
- Bài văn nghị luận thường phải có các yếu tố tự sự và miêu tả. Hai yếu tố này giúp cho việc trình bày luận cứ trong bài văn được rõ ràng, cụ thể sinh động hơn, và do đó, có sức thuyết phục mạnh hơn.
Các yếu tố tự sự và miêu tả được dùng làm luận cứ phải phục vụ cho việc làm rõ luận điểm và không phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn.
Phần văn
Câu 1:Thống kê các tác phẩm đã học trong chương trình văn 8 từ đầu kì II theo từng giai đoạn: Thơ mới, văn học yêu nước và cách mạng, văn xuôi trung đại, văn học nước ngoài.
Câu 2: Nắm được toàn bộ nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm
Câu 3: học thuộc lòng các tác phẩm là thơ và tóm tắt được các tác phẩm là văn xuôi.
Văn bản
Tác giả
Thể loại
Giá trị nội dung chủ yếu
Vào nhà ngục 
Phan Bội Châu
Thơ thất ngôn bát cú đường luật
Phong thái ung dung, đường hoàng và khí phách kiên cường bất khuất vượt lên trên cảnh tù ngục khốc liệt của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu.
Đập đá ở Côn Lôn
Phan Châu Trinh
Thơ thất ngôn bát cú đường luật
Hình tượng đẹp lẫm liệt , ngang tàng của người anh hùng cứu nước dù gặp bước nguy nan nhưng vẫn không sờn lòng đổi chí.
Muốn làm thằng Cuội
Tản Đà
Thơ thất ngôn bát cú đường luật
Tâm sự của một con người bất hoà sâu sắc với thực tại tầm thường, xấu xa, muốn thoát li bằng mộng tưởng lên cung trăng để bầu bạn với chị Hằng.
Hai chữ nước nhà
Trần Tuấn Khải
Song thất lục bát
Mượn một câu chuyên lịch sử có sức gợi cảm lớn để bộc lộ cảm xúc của mình và khích lệ lòng yêu nước, ý chí cứu nước của đông bào.
Nhớ rừng
Thế Lữ
Thơ tám chữ
Mượn lời một con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khao khát tự do mãnh liệt, khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy.
Ông đồ
Vũ Đình Liên
Thơ 5 chữ
Thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của “ông đồ”, qua đó toát lên niềm cảm thương chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi nhớ tiếc cảnh cũ người xưa của nhà thơ.
Quê hương
Tế Hanh
Thơ tám chữ
Bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khoẻ khoắn, đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt lao động làng chài
- t/c quê hương trong sáng tha thiết của nhà thơ
Khi con tu hú
Tố Hữu
Thơ lục bát
Thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sốngvà niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đầy.
Tức cảnh Pác Bó
Hồ Chí Minh
Thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật
Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó.
-Làm cách mạng và sống hoà hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn
Ngắm trăng
Hồ Chí Minh
Thơ thất ngôn tứ tuyệt 
Tình yêu thiên nhiên đến say mêvà phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong cảnh ngục tù cực khổ tối tăm
ĐI đường
Hồ Chí Minh
Thơ thất ngôn tứ tuyệt ,bản dịch(Thơ lục bát)
Từ việc đi đường núi gợi ra chân lí đường đời: Vượt qua gian lao chồng chất sẽ đi tới thắng lợi vẻ vang.
Chiếu dời đô
Lí Công Uẩn
Chiếu
Phản ánh khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất , đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.
Hịch tướng sĩ
Trần Quốc Tuấn
Hịch
Phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, thể hiện qua lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến , quyết thắng kẻ thù xâm lược
Nước Đại Việt ta
Nguyễn Trãi
Cáo
(trích)
Có ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập: Nước ta là đất nước có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử; kẻ xâm lược là phản nhân nghĩa, nhất định thất bại
Bàn luận về phép học
Nguyễn Thiếp
Tấu
-Mục đích của việc học là để làm người có đạo đức, có tri thức, góp phần làm hưng thịnh đất nước, chứ không phải để cầu danh lợi
-Muốn học tốt, phải có phương pháp, học cho rộng nhưng phải nắm cho gọn, đặc biệt, học phải đi đôi với hành
Thuế máu
Nguyễn ái Quốc
Văn xuôi, viết bằng tiếng Pháp
Vạch trần bộ mặt của chính quyền thực dân: Biến người nghèo khổ ở các xứ thuộc địa thành vật hi sinh cho mình trong các cuộc chiến tranh tàn khốc
II. Nghệ thuật
-Cả ba vb thơ trong các bài 15,16 đều thuộc thể thơ TNBC đường luật.
-Các bài Nhớ rừng, Quê hương hình thức linh hoạt, phóng khoáng, tự do 
-Sự đổi mới của thơ chủ yếu không phải ở phương diện thể thơ mà là ở chiều sâu cảm xúc và tư duy thơ
1. Những điểm khác nhau của văn học trung đại và hiện đại.
-Hình thức của văn nghị luận trung đại thường được cố định ở một số thể loại như: chiếu, hịch, cáo, tấu,..Còn trong nghị luận hiện đại thì hình thức co duỗi tự nhiên, câu văn sinh động, phong phú, có nhiều yếu tố khác cùng tham gia vào quá trình lập luận( biểu cảm, tự sự, miêu tả)
-Nội dung:
+Văn nghị luận trung đại thường bàn tới những vấn đề to lớn , quan hệ tới quốc kế, dân an.
+ Văn nghị luận hiện đại có đề tài rộng hơn, phong phú hơn. Những vấn đề đời thường cũng được đưa ra để nghị luận
2.Các vb nghị luận trong các bài 22, 23, 24, 25,26 đều được viết có lí có tình, có sức thuyết phục cao.
3. Những nét giống nhau và khác nhau cơ bản về nội dung tư tưởng và hình thức thể loại ở các vb 22, 23, 24 
-Tất cả các tác tác phẩm này đều là nghị luận thời trung đại, có thể coi đây là những áng văn chương bất hủ. Yếu tố nội dung là nghiêng về nhận thức lí tính nhưng yếu tố cảm xúc, yếu tố hình tượng rất đạm nét trong các vb này.
-Hình thức các tác phẩm này rất giầu nhạc điệu . Yếu tố biền ngẫu khiến cho những câu văn chia thành các vế nhịp nhàng và trầm bổng giàu chất thơ
-Sự khác nhau là do nội dung tư tưởng của thể loại quy định (Nhắc lại khái niệm chiếu, cáo, biểu)
4.VB Nước Đại Việt ta trích trong Bình Ngô Đại cáo là một bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta khi đó . Bởi đoạn trích đã khẳng định được:
+Nước ta có nền văn hoá lâu đời
+Có lãnh thổ riêng 
+Phonh tục riêng 
+ Có chủ quyền, có các triều đại đặt ngang hàng với các triều đại phương Bắc.
+ Có truyền thống lịch sử oanh liệt: Bất cứ kẻ xâm lược nào vào nước ta đều bị sức mạnh nhân nghĩa của ta làm cho đại bại
Vào thời đại Nguyễn Trãi, 5 yếu tố trên là 1 định nghĩa khá toàn diện và sâu sắc về khái niệm dân tộc
-So với Sông núi nước Nam, thì Nước Đại Việt ta có nhiều điểm mới
 Trong Sông núi nước Nam, tác giả khẳng định
+Nước là của vua
+Điều này đã được sách trời thừa nhận
+Vì thế kẻ thù xâm phạm bị đánh tơi bời do ý trời không chấp nhận.
Với Nguyễn Trãi, khái niệm đất nước , dân tộc được quan niệm toàn diện và sâu sắc hơn. Tác giả nhấn mạnh vào nền văn hiến, vào cương vực lãnh thổ tự nhiên, vào phong tục văn hoá, vào các triều đình tiêu biểu cho từng thời kì tồn tại và phát triển của dân tộc. Điều cuối cùng có vẻ giống Sông núi nước Nam là kẻ thù phải thất bại khi đến xâm lước Đại Việt. Tuy nhiên, những chiến thắng ở đây là rất cụ thể, nó đã xảy ra chứ không phải sẽ xảy ra như Sông núi nước Nam.
ý thức về nền độc lập dân tộc đã được xác lập thành khái niệm truyền thống.
Có văn hoá, có truyền thống chống ngoại xâm , có nhân nghĩa thì lẽ đương nhiên, chúng ta sẽ chiến thắng giặc Minh để giành lại độc lập cho dân tộc

Tài liệu đính kèm:

  • docde cuong v.doc