Đề cương ôn tập văn bản lớp 8 - HK I

Đề cương ôn tập văn bản lớp 8 - HK I

Tôi đi học

Thanh Tịnh

Truyện ngắn

Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm - Những việc khiến nhân vật tôi có những liên tưởng về ngày đầu tiên đi học của mình: cảnh đất trời cuối thu, hình ảnh mấy em nhỏ núp dưới nón mẹ lần đầu đến trường.

- Những hồi tưởng của nv tôi:

+ không khí của ngày tựu trường náo nức vui vẻ nhưng rất trang trọng,

+ tâm trạng cảm xúc ấn tượng của nhân vật tôi về thầy giáo trường lớp, bạn bè và những người xung quanh trong buổi tựu trường đầu tiên. Buổi tựu trường đầu tiên sẽ mãi không thể nào quên trong kí úc của nhà văn Thanh Tịnh - Miêu tả tinh tế chân thực diễn biến tâm trạng của nhân vật “tôi” trong ngày đầu tiên đi học

- Sử dụng ngôn ngữ giàu yếu tố biểu cảm, hình ảnh so sánh độc đáo ghi lại dòng liên tưởng, hồi tưởngcủa nv “tôi”

- Giọng điệu trữ tình, trong sáng

 

doc 7 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1201Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập văn bản lớp 8 - HK I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VĂN BẢN LỚP 8 - HKI
A/ TRUYÊN KÍ VIỆT NAM
STT
Tên Vb
Tg -TL
PTBĐ
Nội dung
Ý nghĩa
Nghệ thuật
1
Tôi đi học
Thanh Tịnh
Truyện ngắn
Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
- Những việc khiến nhân vật tôi có những liên tưởng về ngày đầu tiên đi học của mình: cảnh đất trời cuối thu, hình ảnh mấy em nhỏ núp dưới nón mẹ lần đầu đến trường.
- Những hồi tưởng của nv tôi:
+ không khí của ngày tựu trường náo nức vui vẻ nhưng rất trang trọng, 
+ tâm trạng cảm xúc ấn tượng của nhân vật tôi về thầy giáo trường lớp, bạn bè và những người xung quanh trong buổi tựu trường đầu tiên.
Buổi tựu trường đầu tiên sẽ mãi không thể nào quên trong kí úc của nhà văn Thanh Tịnh
- Miêu tả tinh tế chân thực diễn biến tâm trạng của nhân vật “tôi” trong ngày đầu tiên đi học
- Sử dụng ngôn ngữ giàu yếu tố biểu cảm, hình ảnh so sánh độc đáo ghi lại dòng liên tưởng, hồi tưởngcủa nv “tôi”
- Giọng điệu trữ tình, trong sáng
2
Trong lòng mẹ 
(trích Những ngày thơ ấu)
Nguyên Hồng
Hồi kí
Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm 
- Cảnh ngộ đáng thương và nỗi buồn cùa nhân vật bé Hồng
- Nỗi cô đơn, niềm khát khao tình mẹ của bé Hồng bất chấp sự tàn nhẫn, vô tình của bà cô
- Cảm nhận của bé Hồng về tình mẫu tử thiêng liêng sâu nặng khi gặp mẹ.
Tình mẫu tử là mạch nguồn tình cảm không bao giờ vơi trong tâm hồn con người
- Tạo dựng được mạch truyện, mạch cảm xúc trong đ trích tự nhiên, chân thực
-Kết hợp lời văn kể chuyện với miêu tả, biểu cảm tạo nên những rung động trong lòng độc giả
- Khắc họa hình tượng nhân vật bé Hồng với lời nói hành động tâm trạng sinh động, chân thật.
3
Tức nước vỡ bờ
( trích Tắt đèn)
Ngô Tất Tố
Tiểu thuyết
Tự sự
- Bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân nửa PK đương thời qua việc miêu tả lối hành sử của nhân vật thuộc bộ máy chính quyền thực dân nửa PK, đại diện cho giai cấp thống trị (giá trị hiện thực)
- Sự thấu hiểu cảm thông sâu sắc của tác giả với tình cảnh cơ cực bế tắc của người nông dân
( giá trị nhân đạo)
- Sự phát hiện của tác giả về tâm hồn yêu thương, tinh thần phản kháng mãnh liệt của người nông dân vốn hiền lành, chất phác (giá trị nhân đạo)
Với cảm quan nhạy bén, nhà văn Ngô Tất Tố đã phản ánh hiện thực về sức ph kháng mãnh liệt chống lại áp bức của những người ND hiền lành chất phác
- Tạo tình huống truyện có tính kịch” Tức nước vỡ bờ” 
- Kể chuyện, miêu tả nhân vật chân thật, sinh động (ngoại hình, ngôn ngữ, hành động, tâm lí...)
4
 Lão Hạc 
(trích “Lão Hạc”
Nam Cao
Tiểu thuyết
Tự sự kết hợp miêu tả biểu cảm và nghị luận
1)Tác phẩm phản ánh hiên thực số phận người nông dân trước Cách mạng tháng Tám qua tình cảnh lão Hạc: 
+ Vì nghèo phải bán đi “cậu vàng” – kỉ vật của anh con trai, người bạn thân thiết của mình
+ Không có lối thoát phải chọn cái chết để bảo toàn TS cho con và không phiền hà bà con làng xóm.
2) “Lão Hạc” thể hiện tấm lòng của nhà văn trước số phận đáng thương của một con người:
+ Cảm thông với tấm lòng của người cha rất mực thương con, muốn vun đắp dành dụm tất cả những gì có thể có để con có cuộc sống hạnh phúc;
- Trân trọng ngợi ca vẻ đẹp tìềm ẩn của người nd trong cảnh khốn cùng vẫn giàu lòng tự trọng, khí khái
Văn bản thể hiện phẩm giá của người dân không thể bị hoen ố cho dù phải sống trong cảnh khốn cùng
- Sử dụng ngôi kể thứ nhất, người kể là nhân vật hiểu, chứng kiến toàn bộ câu chuyên và cảm thông với lão Hạc
- Kết hợp các phương thức tự sự, biểu cảm, nghị luân, thể hiện được chiều sâu tâm lí nhân vật với diễn biến tâm trạng phức tạp, sinh động;
- Sử dụng ngôn ngữ hiệu quả, tạo được lối kể khách quan, xây dựng được hình tượng nhân vật có tính cá thể hóa cao.
*KHÁI QUÁT GIÁ TRỊ NÔI DUNG NGHỆ THUẬT 
CỦA CÁC VĂN BẢN TRUYỆN KÍ VIỆT NAM
 1/ Nội dung:
+ Phản ánh hiến thực xã hội Việt nam trước 1945 (bộ mặt xấu xa của tầng lớp thống trị, đời sống cực khổ của người dân ...);
+ Thể hiện sự đồng cảm, thương yêu, sự trân trọng ngợi ca phẩm chất tốt đẹp cảu tác giả đối với những người nghèo khổ bất hạnh;
 2/ Nghệ thuật:
+ Có những sáng tạo độc đáo trong nghệ thuật tự sự (kết hợp giữa tự sự với miêu tả, biểu cảm, lựa chọn ngôi kể, xây dựng nhân vật...
B/ CÁC VĂN BẢN NƯỚC NGOÀI
TT
Tên VB – Tác giả - tác phẩm – Thể loại
PTBĐ
Nội dung chủ yếu
Ý nghĩa VB
Đặc sắc nghệ thuật
1.
Cô bé bán diêm
An-déc-xen
(Đan Mạch)
Truyện ngắn
Tự sự kết hợp miêu tả biểu cảm
- Số phận của em bé bán diêm: Gia cảnh đáng thương, phải chịu cảnh ngộ đói rét, không nhà, không người yêu thương ngay cả đêm giao thừa.
- Lòng thương của t giả đối với em bé bất hạnh: Đồng cảm với khát khao hạnh phúc của em bé, cách kết thúc truyện thể hiện nỗi day dứt xót xa của nhà văn đối với em bé bất hạnh.
Truyện thể hiện niềm đồng cảm sâu sắc của nhà văn đối với những số phận bất hạnh
Miêu tả rõ cảnh ngộ và nỗi khổ cực của em bé bằng những chi tiết, hình ảnh đối lập. Sắp xếp sự việcnhằm thể hiện tâm lí nhân vật em bé trong cảnh ngộ bất hạnh. Sáng tạo trong cách kể chuyện .
2.
Đánh nhau với cối xay gió (trích)
Xec-van-tex
(Tây Ban Nha)
Tự sự
- Hình tượng nhân vật Đôn Kihôtê: có khát vọng và lí tưởng cao đẹp nhưng hoang tưởng, ngỡ những chiếc cối xay gió là những kẻ thù khổng lồ dị dạng và đánh nhau với chúng rồi thảm bại.
- Hình tượng Xan-chô Pan-xa: tỉnh táo nhưng thực dụng
- Hai nhân vật đối lập nhau gay gắt nhưng lại có quan hệ bổ sung cho nhau để làm rõ chủ đề .
Kể câu chuyên về sự thất bại của Đôn-ki-hô-tê đánh nhau với cối xoay gió, nhà văn chế giễu lí tưởng hiệp sĩ phiêu lưu hão huyền, phê phán thói thực dụng thiển cận của con người trong đời sống xã hội
- Nghệ thuật kể chuyện tô đậm sự tương phản giữa 2 hình tượng nhân vật
- Giọng điệu hài hước, phê phán
3
Chiếc lá cuối cùng (trích)
O Hen-ri
(Mỹ)
Tự sự kết hợp miêu tả biểu cảm
-Cảnh ngộ và tâm trạng của Giôn-xi: bệnh tật, tuyệt vọng.
-Hình tượng người nghệ sĩ giàu tình yêu thương: + Xiu: tận tình, chu đáo chăm sóc GX.+ Cụ Bơ-men: dù không nói ra lời nhưng tình yêu thương cụ dành chi GX thật cảm động: trong đêm mưa tuyết, cụ vẽ chiếc lá th xuân lên tường, nhen lên niềm tin, niềm hi vọng và nghị lực sống cho GX.
- Ý nghĩa của TP nghệ thuật chân chính: vì sự sống của con người.
Chiếc lá cuối cùng là câu chuyên cảm động về tình yêu thương giữa những người NS nghèo. Qua đó tg thể hiện quan niệm của mình về mục đích s tạo của nghệ thuật
- Dàn dựng cốt truyện chu đáo, sắp xếp tình tiết khéo léo tạo hứng thú cho độc giả
- Đảo ngược tình huống 2 lần tạo nên sức hấp dẫn cho thiên truyện
4
Hai cây phong (trích “Người thầy đầu tiên”)
Ai-ma-tốp
Tự sự kết hợp miêu tả biểu cảm
Đoạn trích là bài ca về tình yêu quê hương xứ sở, bài ca về người thầy chân chính:
Hình ảnh hai cây phong trong cảm nhận của người họa sĩ là biểu tượng cuả quê hương
Những kỉ niệm tuổi thơ đẹp dẽ không thể nào quên
Lòng biết ơn người thầy Đuy sen - người đã gieo vào tâm hồn trẻ thơ niềm tin, niềm khát khao hi vọng về một cuộc sống tốt đẹp.
Hai cây phong là biểu tượng của tình yêu quê hương sâu nặng gắn liền với những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ của người họa sĩ làng Ku-ku-rêu
- Lựa chọn ngôi kể, người kể tạo nên 2 mạch kể lồng ghép độc đáo
- Miêu tả bằng ngòi bút đậm chất hội họa, truyền sự rung cảm đến người đọc
- Có nhiều liên tưởng, tưởng tượng hết sức phong phú
C/ CÁC VĂN BẢN NHẬT DỤNG:
Nội dung
Hình thức
Ý nghĩa VB
Thông tin về trái đất năm 2000
- Tính không phân hủy của plastis là nguyên nhân cơ bản khiến cho việc dùng bao bì ni lon gây nguy hại đến môi trường và sức khỏe con người.
VB giải thích rất đơn giản, ngắn gọn mà sáng tỏ về tác hại của việc dùng bao bì nilon, về lội ích của việc giảm bớt chất thải ni lon.
Ngôn ngữ diễn đạt sáng rõ, chính xác, thuyết phục.
Nhận thức về tác dụng của một hành động nhỏ, có tính khả thi trong việc bảo vệ môi trường Trái Đất.
Ôn dịch thuốc lá
(theo Nguyễn Khắc Viện)
Thuốc lá đe dọa sức khỏe và tính mạng loài người
Thuốc lá không chỉ làm hại tới sức khỏe mà còn gây ảnh hưởng xấu về đạo đức.
Kết hơp lập luận chặt chẽ, dẫn chứng sinh động với T minh cụ thể, phân tích trên cơ sở khoa học
Sử dụng thủ pháp so sánh để thuyết minh một cách thuyết phục một vấn đề y học liên quan đến tệ nạn xã hội.
Với những phân tích khoa học, tác giả đã chỉ ra tác hại của việc hút thuốc lá đối với đời sống con người, từ đó phê phán và kêu gọi mọi người ngăn ngừa tệ nạn thuốc lá.
Bài toán dân số
(theo Thái An)
-Câu chuyện cổ về hạt thóc trên bàn cờ đã làm sáng tỏ hiện tượng tốc độ gia tăng vô cùng nhanh chóng của dân số thế giới
-Thực trạng tình hình dân số thế giới và VN (1995) sự phát triển nhan và mất cân đối (đặc biệt ở các nước chậm phát triển) sẽ ảnh hưởng đến tương lai của cácdân tộc và nhân loại
-Giải pháp: Không có cách nào khác, phải hành động tự giác hạn chế sinh đẻ để làm giảm sự bùng nổ và gia tăng dân số.
- Sử dụng kết hợp các phương pháp so sánh, dùng số liệu phân tích
- Lập luận chặt chẽ
- Ngôn ngữ khoa học giàu sức thuyết phục
VB nêu lên vấn đề thời sự của đời sống hiện đại: Dân số và tương lai của dân tộc cảu nhân loại
Đề cương này còn thiếu bài ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN. (Các em tự ôn)
TRƯỜNG TỪ VỰNG - TỪ TƯỢNG THANH, TỪ TƯỢNG HÌNH – TỪ ĐỊA PHƯƠNG, BIỆT NGỮ XÃ HỘI
A. Trường từ vựng 
 I. Khái niệm: là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
 Vd: Hoạt động của tay:nắm ,xé ,đấm ,tát,đập,.
 II. Bài tập.
1.Cho các đoạn văn sau :
Nước mắt tôi ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hoà đầm đìa ở cằm và ở cổ. Nhưng không phải vì thấy mợ tôi chưa đoạn tang thầy tôi mà chữa đẻ với người khác mà tôi có cản giác đau đớn ấy. Chỉ vì tôi thương mẹ, tôi căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi để sinh nở một cách dấu diếm.
Tìm các từ cùng trường nghiã với từ đau đớn. Gọi tên cho những từ này.
Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ. Cha làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà quét sân. Mẹ lại đựng hạt giống đầy nón lá cọ treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau. Chị tôi đan nón lá cọ, lại đan cả mành cọ và bán cọ xuất khẩu. Chiều chiều chăn trâu chúng tôi rủ nhau đi nhặt những trái cọ rơi đầy quanh gốc cọ về om.
Tìm các từ ngữ thuộc hai trường nghĩa : cây cọ và vật dụng làm từ cây cọ.
Càng đến gần, những đàn chim đen bay kín trời, cuốn theo sau những luồng gió buốt làm tôi rối lên hoa cả mắt. Mỗi lúc lại nghe rõ từng tiếng chim kêu náo động như tiếng xóc những rổ tiền đồng. Chim đậu chen nhau trắng xoá trên những cây chà là chim cồng cộc đứng trong tổ vươn cánh, chim gà đẩy đầu hói như những ông thầy tu trầm tư rụt cổ nhìn xuống chân .nhiều con chim lạ rất to đậu đến quằn nhánh cây .
 Tìm các từ thuộc trường nghĩa chỉ hoạt động của chim.
 2. Đặt tên cho các trường từ vựng sau:
sách, vở, bút, giấy, mực, thước, com-pa, êke,..
hiền, lành, hiền lanh, độ lượng, tốt, tốt bụng, ác, ác độc, hẹp hòi, ích kỉ, xấu, xấu bụng,..
Bài làm 
1.Tìm các từ cùng trường nghĩa
Các từ cùng trường nghĩa với từ đau đớn là: sợ hãi, thương, căm tức - trường tâm trạng, tình cảm của con người .
Các từ cùng trường nghĩa cây cọ là: Chổi cọ, nón lá cọ, mành cọ, lán cọ 
Các từ thuộc trường nghĩa hoạt động của loài chim là: Bay, kêu, đậu, chen, vươn, rụt cổ, nhìn, đứng 
2.Đặt tên cho các trường từ vựng:
 -Đồ dùng học tập
 -Tính cách con người.
3.Cho các từ sau xếp chúng vào các trường từ vựng thích hợp? 
- nghĩ, nhìn, suy nghĩ, ngẫm, nghiền ngẫm, trông, thấy, túm, nắm, húc, đá, đạp, đi, chạy, đứng, ngồi, cúi,suy, phán đoán, phân tích, ngó, ngửi, xé, chặt, cắt đội, xéo, giẫm,...
* Các từ đều nằm trong TTV chỉ hoạt động của con người. Chia ra các TTV nhỏ:
- Hoạt động trí tuệ: nghĩ, suy nghĩ,phán đoán, ngẫm, nghiền ngẫm,phân tích, tổng hợp, suy,... 
- Hoạt động của các giác quan để cảm giác: nhìn, trông, thấy, ngó, ngửi,...
- Hoạt động của con người tác động đến đối tượng: 
+ Hoạt động của tay: túm, nắm, xé, cắt, chặt,... 
+Hoạt động của đầu: húc, đội,...
+ Hoạt động của chân: đá, đạp, xéo, giẫm,...
- Hoạt động dời chỗ: đi, chạy, nhảy, trườn, di chuyển,...
 - Hoạt động thay đổi tư thế: đứng, ngồi, cúi, lom khom,...
B. Từ tượng thanh – Tượng hình.
I. Kiến thức cơ bản cần nhớ.
1. Từ tượng thanh.
- Là từ mô phỏng âm thanh của người và tự nhiện.
VD: ầm, ào ào, the thé...
 2. Từ tượng hình.
- Là từ gợi hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái SV, con người.
VD: lom khom: gợi dáng đi chậm, cúi đầu ( gù lưng)
sừng sững: gợi hình ảnh sự vật rất to lớn ở trạng thái đứng im.
II. Bài tập.
Bài tập 1. Hãy miêu tả hình ảnh, âm thanh cụ thể do các từ tượng thanh, tượng hình sau đây gợi ra.
- mấp mô: chỉ sự không bằng phẳng ( tượng hình )
 miêu tả âm thanh tiếng ho cụ già.
- lụ khụ : 
 gợi tả hình ảnh yếu ớt, tiều tuỵ.
- réo rắt : âm thanh trầm bổng ngân xa.
- ú ớ : Chỉ âm thanh giọng nói không rõ ràng, đứt quãng.
- thườn thướt: chỉ vật dài.
- gập ghềnh : chỉ sự bằng phẳng, lúc xuống lúc lên khó đi.
- lanh lảnh : âm thanh trong, kéo dài, sắc.
- the thé : âm thanh cao, chói tai.
- gâu gâu: âm thanh tiếng chó sủa.
Bài tập 2. Tìm từ tượng hình thích hợp gợi tả dáng đi của người dựa vào những gợi ý sau:
 GV hướng dẫn HS làm bài tập 2,4 Sách kiến thức cơ bản nâng cao Ngữ văn 8.
C. Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
 I. Kiến thức cơ bản cần nhớ.
 1. Từ ngữ địa phương.
- Là từ ngữ dùng ở một hoặc một số địa phương nhất định.
VD: 
- O ( Nghệ Tĩnh) => cô gái.
- keo ( Miền Nam ) => lớn.
- hỉm ( Thanh Hoá ) => bé gái.
* Các kiểu các từ địa phương : 
+ Từ địa phương chỉ sự vật hiện tượng chỉ riêng địa phương đó ( khi được phổ biến rộng sẽ nhập vào vốn từ toàn dân )
VD: 
- sầu riêng, măng cụt ( Nam Bộ )
- chẻo: nước mắm trộn với vừng , mật ( Nghệ Tĩnh)
- nhút: thường là mít non băm trộn với hoa chuối, cà, măng, cua cáy.
+ Từ ngữ địa phương tương ứng với từ ngữ toàn dân.
VD: 
- Nghệ Tĩnh: bọ- cha; hòm – quan tài; mô - đâu
- Nam Bộ : ghe- thuyền; chén - - bát; heo – lợn
2. Biệt ngữ xã hội.
- Là những từ ngữ chỉ dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.
VD: 
- Tầng lớp thượng lưu, thị dân Tư sản thời Pháp thuộc: gọi cha mẹ là cậu, mợ
- Thời phongkiến : vua => trẫm; phụ nữ => thiếp
- HS, SV : xơi gậy, lệch tủ, trúng tủ
3. Sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
- Sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ XH phải thực sự phù hợp với tình huống giao tiếp => biểu cảm.
VD: O du kích nhỏ dương cao súng.
- Trong sáng tác văn học : Không nên lãm dụng quá mức = khó hiểu.
- Sử dụng tạo màu sắc địa phương, biệt ngữ XH.
II. Bài tập ( Sách kiến thức cơ bản nâng cao Ngữ văn 8 )
TRỢ TỪ – THÁN TỪ – TÌNH THÁI TỪ
I. Trợ từ.
1. Khái niệm.
- Là những tà ngữ đi kèm với những từ ngữ khác trong câu.
+ để nhấn mạnh.	Trợ từ thường do các từ loại chuyển 
+ Hoặc biểu lộ đánh giá SV, SV trong câu.	thành.
2. Các loại trợ từ.
- Trợ từ để nhấn mạnh : những, cái, thì, mà, là
VD: Người hay nói chuyện riêng là nó.
- Trợ từ biểu thị thái độ đánh giá SV, SV : chính, đích, ngay
VD: Chính anh ấy là người đã làm việc đó.
* Bài tập áp dụng: Bài tập 1,2 ( Sách một số kiến thức kỹ năng và Bài tập nâng cao Ngữ văn 8 – tr 40, 41 )
II. Thán từ.
1. Khái niệm : Là những từ dùng để bộc lộ cảm xúc hoặc gọi đáp.
2. Vị trí của thán từ.
- Thán từ tách ra thành câu đặc biệt.
VD:
- ái tôi đau quá !
- Trời ơi ! tôi biết làm sao bây giờ.
- Thán từ là một bộ phận trong câu có thể đứng ở đầu câu ( giữa )
VD: Này, cậu đi đâu đấy ?
3. Các loại thán từ.
a, Thán từ bộc lộ cảm xúc, tình cảm.
VD: Ôi, ái, trời ơi, chao ôi
b, Thán từ gọi đáp
VD: hỡi ơi, hỡi, vâng, dạ
* Bài tập áp dụng:
Đặt câu có các thán từ sau: à, úi chà, chết thật, eo ơi, ơi, trời ơi, vâng, bớ người ta.
III. Hình thái từ.
1. Khái niệm.
Tình thái từ là những từ thêm vào câu để cấu tạo câu theo mục đích nói “nghi vấn, cầu khiến, câu cảm thán”.
- Biểu lộ sắc thái tình cảm của người nói.
VD: U bán con thật ư ?
2. Chức tình thái từ.
a, Chức năng cấu tạo câu mục đích nói.
- Chức năng cấu tạo câu nghi vấn: hả, hử, à, ừ, chăng.
- Chức năng cấu tạo câu cầu khiến : đi, nào, thôi, nhé, nghe.
- Chức năng cấu tạo câu cảm thán: thay, sao, thật.
b, Chức năng biểu thị sắc thái tình cảm: à, a, nhé, cơ mà.
- Sử dụng tình thái từ phù hợp với tình huống giáo tiếp cụ thể mới đạt hiệu quả cao.
3. Sử dụng tình thái từ.
- Khi thể hiện sự lễ phép, kính trọng, thường dùng từ “ạ” .
- Khi bày tỏ ý 1 ý khác, người ta thường dùng từ “ kia”.
- Khi bày tỏ sự miễn cưỡng thường dùng từ “ vậy”.
- Khi bày tỏ sự phân tâm, giải thích thường dùng từ “ mà”.
=> Giáo viên chú ý: đi từ VD rồi đưa cách sử dụng.
* Bài tập : 1,2,3,4,5 ( Sách kiến thức cơ bản tr 47 )

Tài liệu đính kèm:

  • docon tap ngu van 8 HK I.doc