Đề cương ôn tập Ngữ văn 8 – Học Kỳ II

Đề cương ôn tập Ngữ văn 8 – Học Kỳ II

B. PHẦN TIẾNG VIỆT

- Câu trần thuật

- Câu nghi vấn

- Câu cầu khiến

- Câu cảm thán

- Hành động nói

- Hội thoại

- Lựa chọn trật tự từ trong câu.

* Yêu cầu HS :

-> Nắm được các khái niệm, đặt câu, viết được đoạn hội thoại, đoạn văn.

C. PHẦNTẬP LÀM VĂN

 -Văn nghị luận:

 - Nắm được đặc điểm của văn nghị luận: bố cục, cách trình bày luận điểm, luận cứ.

-Cách xây dựng đoạn và lời văn trong bài văn nghị luận có yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm.

* Yêu cầu HS biết viết một đoạn văn, bài văn nghị luận cụ thể:

 - Viết một đoạn văn có độ dài khoảng 90 chữ; bài văn độ dài khoảng 450 chữ nghị luận về một vấn đề chính trị xã hội hoặc văn học có sử dụng yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm.

 

doc 13 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 941Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Ngữ văn 8 – Học Kỳ II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIỚI HẠN NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KỲ II MÔN NGỮ VĂN 8
NĂM HỌC 2011- 2012
A. PHẦN VĂN BẢN
	1. Học sinh nắm được các văn bản sau:
Các tác phẩm thơ
Các văn bản nghị luận
 - Quê hương ( Tế Hanh)
	- Khi con tu hú ( Tố Hữu)
	- Tức cảnh Pác Bó ( Hồ Chí Minh)
 - Ngắm trăng ( Hồ Chí Minh)
- Hịch Tướng Sĩ ( Trần Quốc Tuấn) - Nước Đại Việt ta (Nguyễn Trãi)
 - Thuế máu ( Nguyễn Ái Quốc)
 - Bàn luận về phép học ( NguyễnThiếp
2. Yêu cầu:
HS nắm được tên tác giả, hoàn cảnh ra đời của các tác phẩm, tóm tắt được các tác phẩm.
- Nắm vững đặc điểm của từng thể loại.
- Nắm được nghệ thuật, nội dung và ý nghĩa của văn bản.
B. PHẦN TIẾNG VIỆT
- Câu trần thuật
- Câu nghi vấn
- Câu cầu khiến
- Câu cảm thán
- Hành động nói
- Hội thoại
- Lựa chọn trật tự từ trong câu.
* Yêu cầu HS : 
-> Nắm được các khái niệm, đặt câu, viết được đoạn hội thoại, đoạn văn.
C. PHẦNTẬP LÀM VĂN
 -Văn nghị luận: 
	- Nắm được đặc điểm của văn nghị luận: bố cục, cách trình bày luận điểm, luận cứ. 
-Cách xây dựng đoạn và lời văn trong bài văn nghị luận có yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm.
* Yêu cầu HS biết viết một đoạn văn, bài văn nghị luận cụ thể: 
 - Viết một đoạn văn có độ dài khoảng 90 chữ; bài văn độ dài khoảng 450 chữ nghị luận về một vấn đề chính trị xã hội hoặc văn học có sử dụng yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm.
 A .Phần văn .
STT
Tên vb
Tác giả
Thể loại
Giá trị nội dung
Giá trị nghệ thuật
1
Quê hương
Tế Hanh 1921
Thơ mới 8chữ/ câu
- Tình quê hương trong sáng, thân thiết được thể hiện qua bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khoẻ khoắn, đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt làng chài.
* Ý nghĩa .
- Bài thơ là bày tỏ của tác giả về một tình yêu tha thiết đối với quê hương làng chài.
- Tạo lên những hình ảnh cuộc sống lao động thơ mộng 
- Tạo liên tưởng so sánh độc đáo lời thơ bay bổng , đầy cảm xúc .
- Sử dụng thể thơ 8 chữ hiện đại có những sáng tạo mới mẻ phóng khoáng
2
Khi con tu hú
Tố Hữu 1920- 2002
Lục bát
- Tình yêu cuộc sống và khát vọng tự do của người chiến sĩ cách mạng trong tù.
Giọng thơ tha thiết, sôi nổi, tự tin phong phú.
3
Tức cảnh Pác Bó
Hồ Chí Minh1890-1969
Đường luật thất ngôn tứ tuyệt
-Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pắc Bó.
giọng thơ hóm hỉnh, nụ cười vui, từ láy.
4
Ngắm trăng
Hồ Chí Minh. 1890-1969
Đường Luật thất ngôn tứ tuyệt.
-Tình yêu thiên nhiên, yêu trăng đến say mê và phong thái ung dung rất nghệ sỹ của Bác ngay trong cảnh tù ngục.
Nhân hoá, điệp từ, câu hỏi tu từ, đối lập.
 * Hệ thống tác phẩm nghị luận 
STT
Tên VB
Tác giả
T. loại
Tóm tắt 
 Giá trị nội dung
Giá trị N.T
 1
Hịch tướng sĩ( Dự chu tỳ tướng hịch văn)
Trần .Q.Tuấn
( 1231- 1300)
Hịch- chữ Hán
Thơ Đường
-Trước tình thế lâm nguy, tác giả lấy gương các trung thần nghĩa sĩ để nêu gương, sau đó khích lệ lòng yêu nước và tinh thần sẵn sàng chiến đấu xả thân vì nước của các tướng lĩnh trog triều đình . 
-Tinh thần yêu nước nồng nàn của DT ta trong cuộc KC chống Mông- Nguyên, thể hiện qua lòg căm thù giặc, ý chí quyết chiến quyết thắng kẻ thù, trên cơ sở PP khuyết điểm của tì tướng, khuyên bảo họ học tập binh thư, rèn quân để đánh giặc
 - Lập Luận chặt chẽ, lí lẽ hùng hồn đanh thép, tình cảm thống thiết...
 2
Nước Đại Việt ta (Trích BNĐC)
Nguyễn Trãi ( 1380- 
Cáo- chữ Hán Thơ Đường 
- 
- ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập : Nước ta là đất nước có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử; kẻ thù xâm lược là phản nhân nghĩa nhất định thất bại.
Lập Luận chặt chẽ, chứng cứ hùng hồn, xác thực.
* Ý nghĩa: Thể hiện quan niệm, tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Trãi về tổ Quốc, đất nước và có ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập 
 3
Bàn luận về phép học( Luận học pháp )
La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp 
( 1723- 1804 )
Tấu- chữ Hán Nghị Luận Thơ Đường
-Từ luận điểm “Ngọc không mài,không thành đồ vật’ người không học không biết rõ đạo”tác giả tấu trình pép học để kẻ tài lập công, nhà nước vững yên.
- Quan niệm tiến bộ của tác giả về mục đích và tác dụng của việc học là để làm người có đạo đức, có tri thức góp phần hưng thịnh đất nước. Muốn học tốt phải có PP, theo điều học mà làm.( hành)
- Lập luận chặt chẽ, luận cứ rõ ràng.
 4
Thuế máu
(Trích BACĐTDP)
Nguyễn.Aí. Quốc
(1890- 1969 )
Phóng sự - nghị luận 
- phần 1 chỉ rõ sự giả nhân giả nghia của thực dân pháp bắt dân thuộc địa làm bia đỡ đạnvà chết thay cho bọn tướng tá thực dân. Phần 2 tố các cái gọi là tình nguyện của những người dân tình nguyện của những người dân thuộc địa. phần 3 nói về kết quả của sự hy sinh,vạch trần những lời lẽ lừa bịp, giả nhân giả giả nghĩa của bọn thống trị . Cả 3 phần làm nổi bật tính chất giã man của thuế máu đán vào dân thuộc địa .
- Bộ mặt giả nhân giả nghĩa, thủ đoạn tàn bạo của CQTDP trong việc sử dụng người dân thuộc địa làm bia đỡ đạn trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa.
-Tư liệu pp xác thực, tính chiến đấu cao, NT trào phúng sắc sảo, hiện đại: mâu thuẫn trào phúng, ngôn ngữ, giọng giễu nhại.
*Đặc điểm các thể loại :
*Thể hịch :- Là thể văn chính luận .
- Do vua chúa, tướng lĩnh hoặc thủ lĩnh của một phong trào dùng để cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài.
- Kích động tình cảm tư tưởng người nghe, có tính chiến đấu cao
* Cáo: - là thể văn nghị luận . được vua chúa thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương hay công bố một kết quả, một sự nghiệp để mọi người cùng biết.
* Tấu : - Kiểu văn bản nghị luận trình bày đề nghị một vắn đề, chủ trương chính sách thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo con người.
*Phóng sự : - Kiểu văn nghị luận vì người viết chủ yếu dùng lý lẽ và dẫn chứng để làm rõ vấn đề “thuế máu” trong cđ thực dân, từ đó thuyết phục người đọc.
B. PHẦN TIẾNG VIỆT các kiểu câu đã học 
1.Câu nghi vấn. 2. Câu cầu khiến. 3. Câu cảm thán. 4. Câu trần thuật. 5. Hành động nói. 6. Hội thoại 7. Lựa chọn trật tự từ trong câu.
* Yêu cầu HS : 
- Nắm được các khái niệm, đặt câu, viết được đoạn hội thoại, đoạn văn.
Kiểu Câu
Khái niệm
1.
Câu nghi vấn
* Câu nghi vấn là câu:
- Có những từ nghi vấn (ai, gì, nào, sao, tại sao...) hoặc có từ hay ( nối các vế có quan hệ lựa chọn).
- Có chức năng chính là dùng để hỏi.
* Khi viết câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm hỏi.
*Trong nhiều trường hợp câu nghi vấn không dùng để hỏi mà để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ tình cảm, cảm xúc... và không yêu cầu người đối thoại trả lời .
2. 
Câu cầu khiến
* Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như : hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào,... hay ngữ điệu cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo...
* Khi viết câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.
3.
Câu cảm thán
* Là câu có những từ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi...dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói hoặc người viết, xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hàng ngày hay ngôn ngữ văn chương.
- Khi viết câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than.
4. 
Câu trần thuật
* Câu trần thuật không có đặc điểm hình thức của các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán; thường dùng để kể, thông báo, nhận đinh, miêu tả,..
- Ngoài những chức năng trên đây câu trần thuật còn dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ tình cảm, cảm xúc...( vốn là chức năng chính của những kiểu câu khác).
* Khi viết câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu chấm, nhưng đôi khi nó có thể kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.
* Đây là kiểu câu cơ bản và được dùng phổ biến trong giao tiếp. 
5
Hành động nói
* Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm những mục đích nhất định.
* Những kiểu hành động nói thường gặp là :
- Hành động hỏi ( Bạn làm gì vậy ? )
- Hành động trình bày( báo tin, kể, tả, nêu ý kiến, dự đoán..) ( Ngày mai trời sẽ mưa )
- Hành động điều khiển ( cầu khiến, đe dọa, thách thức,...) ( Bạn giúp tôi trực nhật nhé )
- Hành động hứa hẹn .( Tôi xin hứa sẽ không đi học muộn nữa )
- Hành động bộc lộ cảm xúc. ( Tôi sợ bị thi trượt học kì này )
* Mỗi hành động nói có thể được thực hiện bằng kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động đó ( cách dùng trực tiếp) hoặc bằng kiểu câu khác ( cách dùng gián tiếp)
6
Hội thoại. 
- Vai hội thoại là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại . Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội:
- Quan hệ trên- dưới hay ngang hàng ( theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình và xã hội) .
- Quan hệ thân-sơ ( theo mức độ quen biết, thân tình)
* Trong hội thoại ai cũng được nói. Mỗi lần có một người tham gia hội thoại nói được gọi là một lượt lời .
* Để giữ lịch sự cần tôn trọng lượt lời của người khác, tránh nói tranh lượt lời, cắt lời hoặc tranh vào lời người khác.
* Nhiều khi, im lặng khi đến lượt lời của mình cũng là một cách biểu thị thái độ.
7
Lựa chọn trật tự từ trong câu
* Trong một câu có thể có nhiều cách sắp xếp trật tự , mỗi cách đem lại hiệu quả diễn đạt riêng. Người nói,viết cần biết lựa chọn trật tự từ thích hợp với yêu cầu giao tiếp.
* Trật tự từ trong câu có tác dụng :
- Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm.
- Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.
- Liên kết câu với những câu khác trong văn bản.
- Đảm bảo sự hài hòa về mặt ngữ âm của lời nói.
C. PHẦNTẬP LÀM VĂN
* Đặc điểm văn bản nghị luận . 
=>Là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, một quan điểm nào đó. Muốn thế văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ,dẫn chứng thuyết phục. Những tư tưởng , quan điểm trong bài 
văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống thì mới có ý nghĩa.
* Bố cục: 3 phần .
Mở bài : ..
Thân bài: .
Kết bài :..
* Cách xây dựng đoạn văn .
* Khi trình bày luận điểm trong đoạn văn nghị luận cần : 
- Thể hiện rõ ràng, chính xác nội dung của luận điểm trong câu chủ đề. Trong đoạn văn trình bày luận điểm, câu chủ đề thường được đặt ở vị trí đầu tiên( đoạn diễn dịch) hoặc cuối cùng ( đoạn qui nạp)
- Tìm đủ các luận cứ cần thiết, tổ chức luận điểm theo một trình tự hợp lí để làm nổi bật luận điểm.
- Diễn đạt ý trong sáng hấp dẫn để sự trình bày luận điểm có sức thuyết phục.
* Một số đề văn lớp 8 tham khảo.
Đề bài 1 
 Văn bản Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ, hãy nêu suy nghĩ về vai trò của những người lãnh đạo anh minh như Lý Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đối với vận mệnh cuẩ đất nước.
 Nước Việt Nam chúng ta là nước truyền thống đấu tranh dựng nước và cứu nước , trải qua hàng ngàn năm, nước VN đã xuất hiện những vị vua , vị tướng lỗi lạc tài ba , anh minh như Lí Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn trong bài chiếu dờ ... ẻ giáo dục tốt hơn. Về phía gia đình, các bậc phụ huynh cần quan tâm đến con mình nhiều hơn, không quá nuông chiều mà hãy khuyên răng chỉ bảo cho con em mình tránh xa. Về phía nhà trường, cần thường xuyên tổ chúc những buổi sinh hoạt ngoại khóa để giáo dục kỷ năng sống cho học sinh. Còn về xã hội , mọi người cần chung tay góp sức, kết hợp với các cơ quan, đoàn thể để bài trừ nhưng tệ nạn xã hội, Người Việt Nam hãy cùng nhau xây dựng một Việt Nam mới, một Việt Nam văn minh hơn , tươi đẹp hơn.
 Đã biết tệ nạn xã hội nguy hiểm đến vậy thì tại sao chúng ta lại không tránh xa nó để bảo vệ nhân cách ,danh dự của bản thân cũng như để xây dựng xã hội ngày càng văn minh tươi đẹp. Hãy cầm tay và cùng nhau nói rằng: HÃY NÓI KHÔNG VỚI TỆ NẠN XÃ HỘI.
ĐỀ 6 : Câu nói của M. Go-rơ-ki:“Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”gợi cho em những suy nghĩ gì?
 Nói đến M. Go-rơ-ki, người ta nghĩ đến 1 nhà văn nôi tiếng, 1 bậc thầy của giai cấp vô sản trưởng thành từ cậu bé mô` côi, thất học, và cũng ko thể không nói đến tự học, do đó phải nói đến sách. Ông đã từng nói: "Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sông'". Câu nói ấy hàm chứa 1 ý nghĩa sâu sắc, 1 chân lí, 1 lời khuyên. 
 Từ lâu, con người đã biết đến sự kì diệu của sách. Sách là 1 cái thần kì trong sô' những cái thần kì mà con người tạo ra. Nói tới sách là nói tới trí tuệ của loài người. Nó là những gì tinh tú nhất, đẹp đẽ nhất, văn minh nhất của con người mà tổ tiên ta tích lũy từ ngàn đời truyền lại cho mai sau. Môt. thế giới mà ko có sách thì ko thể gọi là 1 nền văn minh được. Từ ngàn đời xưa, khi chưa có giấy bút, nhân loại đã nghĩ đến sách. Từ thời kì còn "ăn lông ở lỗ", những người đầu tiên tiến hóa đã biết cách ghi lại những cảm xúc của bản thân bằng cách khắc lên đá, trên nền đất. Sau, nền văn minh tiến bô hơn, con người bít khắc trên thẻ tre, xương thú, mai rùa, trên da dê,.. mà tiêu biểu là TQ, Ấn Đô, Hy Lạp, La Mã,.... Cho tới bây giờ, sách đã hoàn toàn quen thuôc vời chúng ta. Môt cuôn' sách là 1 kho tàng kiến thức của nhân loại, là chìa khóa vàng mở cánh cửa két sắt trong ngân hàng tri thức. Như thế, lẽ nào sách ko quan trọng Môt cuôn' có thể mang y' nghĩa cho hôm nay, ngày mai, và cả ngày mai nữa. Môt sản phẩm kì diệu như vậy thì sao có thể bỏ qua . Sách như 1 hướng dẫn viên du lịch đưa đến cho ta những hiểu biết mới mẻ về thế giới xung quanh, vế vũ trụ bao la, giúp ta khám phá những điều còn chưa rõ, nuôi dưỡng cho ta những ước mơ, khát vọng đẹp đẽ cho tương lai. 
 Sách chiếm 1 vị trí cực kì quan trọng trong việc học tập của chúng ta. Môt người có thể tự học, ko cần thầy, ko cần bạn nhưng ko thể ko cần sách. Đó là phương tiện học tập thuận lợi nhất, ít tô'n kém nhất. Đời sóng con người thì mênh mông biển trời, đòi hỏi con người ta phải năng học hỏi hơn nữa: học ở xung quanh, học ở thầy, học ở sách... sách cung như 1 người thầy, nhưng là người thầy trầm lặng, giúp ta tự suy nghĩ, tìm tòi, làm tăng tính đôc lập, tự giải quyết vấn đề nêu ra. Sách là 1 ng bạn đôg` hành cho tất cả mọi người 
Mở sách ra là mở cả chân trời phía trước: Sách khoa học cho ta những kiến thức về tự nhiên và xã hội sách văn học giúp ta hiểu rõ về tâm tư, nguyện vọng của ng xưa va nay...SÁch của mỗi thời đại đều có nhưng lợi ích vô tận. Bởi vậy, ta cũng đồg y' vớY lời khuyên của M. Go-rơ-ki "Hãy đọc sách!" 
 Tuy vậy, nếu ngẫm nghĩ cho kĩ cho chín chắn, ta cũg cần phải lưu ý: " không-phải-sách-nào-cũg-có-thể-đọc." Cuộc sông' càng ngày càng phát triển, sách cũg trở thành 1 thứ hàng hóa. Ngày càng nhiều người tìm đến sách. Nhưng vì lợi ích cá nhân mà rât nhiều người dần đánh mất sự đẹp đẽ của sách. Cứ thử vào 1 nhà sách tư nhân lớn, ta sẽ thấy bạt ngàn là sách, từ sách danh cho lứa tuổi mãu giáo tới sách cho ng già; từ SGK den sach giai tri',...được trang trí bìa rât bắt mắt. Nhưg có ai biết đâu là sách tôt', đâu là sách xấu?! Vậy thế nào là sách tôt', thế nào là sách xâu? Câu trả lời rất đơn giản mà có lẽ ai cũng biết. Sách tôt' là những cuôn' sách phản ánh đúng quy luật của tự nhiên, xh. Nó giúp mọi ng hiểu rõ về mình. Nó cung cấp kiến thức, giúp ta có những hiểu biết phong phú, đúg sai. Nó ca ngợi tình anh em, tình dân tộc, tình đoàn kết hữu nghị giữa các quốc gia trên thế giới. Nó chỉ ra những mặt trái của con người, khơi gợi những t/c, tâm tư tôt đẹp. Đọc nnhững cuôn' sách ấy, ta như đi trên đại lé thênh thang , có thêm sưc mạnh để mở räng cánh cửa vào đời. Vậy còn sách xấu? Đó là những cuôn' sách có nôi dung xuyên tạc, bôi nhọ hoặc kích động lẫn nhau. Đọc nó chỉ khiến ta thêm mê muôi, vị kỉ, có những ước muôn' tầm thường, đớn hèn . Giữa sách cũ và sách xấu khác nhau 1 trơi 1 vực. Đoc sách tôt như uông' liều thuôc' tôt' còn sách xấu chỉ làm con người ta bạc nhược, xấu xa. Bởi vậy, ta cần chọn sách mà đọc như chọn bạn để chơi. 
 Tuy nhiên thái đô của bản thân với việc đọc sách cg~ rât quan trọng. Đọc sách là 1 công việc bô? ích và lí thú nhưng ko phải ai cũng hiểu như thế. Đọc sách chính là làm cho cuôc sông' của mình phong phú hơn, đẹp hơn.  Sách là 1 phần quan trọng và tất yếu của cuôc sông'. Ko có nó, cuôc sông ko cón niềm vui, nền văn minh nhân loại cũng sẽ ko còn. Chúng ta hãy làm theo lơi khuyên của M. Go-ro-ki: Hãy đọc sách... 
.Viết đoạn văn Cảm nhận về bai thơ “Quê hương” 
 Với những vần thơ bình dị mà gợi cảm, bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển với tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ:
“Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông”
 Mở đầu là hai câu thơ giới thiệu về làng quê vô cùng giản dị nhưng nó lại thể hiện ông luôn nhớ tới vị trí nơi chôn rau cắt rốn luôn có một tấm lòng hướng về quê hương yêu dấu. Rồi ở những câu thơ tiếp theo, hình ảnh dân chài lưới ra khơi trong một ngày “Trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng”,rất thuận lợi cho công việc đánh bắt cá. Tác giả đã hồi tưởng lại tất cả những gì đẹp nhất về làng biển. Đặc biệt, nổi bật nên là biểu tượng chiếc thuyền – linh hồn của làng khi lướt song chạy ra biển. Nó “mạnh mẽ” vượt qua mọi khó khăn trở ngại. Ngoài ra, cảnh sinh hoạt đông vui “tấp nập” sau mỗi lần đoàn thuyền trở về cũng được Tế Hanh in sâu vào tâm trí, vô cùng đẹp. Nhưng điều mà tác giả nhớ nhất là “cái mùi nồng mặn” và “làn da ngăm rám nắng” chỉ có ở vùng biển. Đó chính là nét đặc trưng của dân chài lưới. Cái vị muối mặn mòi “thấm dần trong thấm vỏ”. Đến đoạn cuối tình cảm của tác giả đã được bộc lộ một cách trực tiếp qua từ “nhớ”. Phải chăng nó đã được dồn nén tới mức phải vỡ òa ở những câu cuối.
.
* Viết đoạn văn Cảm nhận về 4 câu thơ sau: 
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ 
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi 
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi 
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn qúa! 
 Đây là đoạn thơ nói lên cảm xúc của tác giả -  một người con xa quê đang hướng về quê hương, đất nước. Thì ra, nhà thơ không đứng trên mảnh đất quê hương để viết lên những cảm nhận ấy, mà bằng một cách vô hình nào đó, ông cảm nhận nó bằng cả trái tim, tâm hồn tha thiết yêu thương, lúc nào cũng nhớ về nguồn cội. Yêu quê hương là yêu những gì bình dị nhất, gần gũi nhất. Kí ức không những không mơ hồ mà còn rất rõ nét. Lúc này ta thấy những gì còn lại trong đôi mắt tác giả, là cái màu xanh của nước, màu bạc của cá, màu trắng của cánh buồm ngoài khơi xa, những thứ đơn sơ mà đẹp đẽ nhất của quê hương - cái nơi có con sông Trà Bồng uốn khúc chảy quanh. Đặc biệt không thể quên được trong tâm thức người con đang ở nơi đất khách quê người đó là cái vị mặn mòi của biển khơi, nó gắn bó với những người dân lao động vùng biển, nó như trở thành một phần máu thịt, một phần linh hồn của quê hương, mang một dấu ấn rất riêng biệt. Và cũng giống như chất thơ của Tế Hanh vậy bình dị, sâu lắng nhưng cũng rất ngọt ngào.
- Chúc các em thi tốt !
 Câu hỏi 1. Bài ca dao.
“ Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần”
 Bài ca dao, dân ca, bài “Cày đồng đang buổi ban trưa” được viết bằng thể thơ lục bát quen thuộc. Giọng thơ nhẹ nhàng thấm thía. Ngôn từ chọn lựa tinh tế, vừa giàu sức biểu hiện vừa đậm đà sắc thái biểu cảm: thánh thót, dẻo thơm, đắng cay, bát cơm đầy,Các biện pháp tu từ: ví von so sánh, tương phản đối lập được vận dụng sáng tạo, để viết nên những vần thơ giàu hình ảnh, nhạc điệu.
a. Từ tường hình : Thánh thót 
b.Phân tích tác dụng : 
* Thánh thót . ->Chỉ nỗi vất vả của người nông dân.
.
Câu hỏi 2: a.? Phân tích biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong 2 câu thơ sau:
" Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trongthớ vỏ"
 (Quê hương - Tế Hanh)
Trả lời .: - Biện pháp nghệ thuật được sử dụng : nhân hóa. (con thuyền )
 - Bằng biện pháp nhân hóa: tác giả không chỉ diễn tả hình ảnh con thuyền nằm im trên bến mà còn cảm thấy nó như đang lắng nghe, đang cảm nhận chất mặn mòi của biển cả. Hình ảnh con thuyền vô tri đã trở nên có hồn. Và , cũng như người dân chài, con thuyền lao động ấy cũng thấm đậm vị muối mặn của biển khơi, đó là sự vất vả nhưng tràn đầy hạnh phúc.
- Câu thơ thể hiện sự tinh tế tài hoa và một tấm lòng gắn bó sâu nặng với con người, cuộc sống lao động của quê hương.
..
Câu hỏi .3 
	? Phân tích giá trị tu từ so sánh trong khổ thơ sau:
 Quê hương tôi có con sông xanh biếc,
 	 Nước gương trong soi tóc những hàng tre
 Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
 Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng. 
(Nhớ côn sông quê hương – Tế Hanh)
Trả lời .
Chỉ ra (xác định) phép tu từ so sánh:
- Mặt nước sông được so sánh với mặt gương trong (nước trong như gương)
 - Hàng tre được so sánh với những người thiếu nữ(tóc những hàng tre). Hàng tre được hình dung như đang rũ tóc soi mình vào mặt gương trong.
 - Tâm hồn tác giả được so ssanhs với buổi trưa hè: buổi trưa ấm áp, tỏa nắng quyện lấp dòng sông, thể hiện sự gắn bó của tác giả với con sông.
b) phân tích: (hình ảnh con sông quê hương và tình cảm gắn bó của tác giả). Cách miêu tả bằng so sánh làm cho câu thơ có hình ảnh cụ thể. Tác giả tả con sông quê hương qua hồi ức tuổi thơ. Con sông quê hương đã hiện về và được vẽ lên bằng sắc màu hiền diệu: hàng tre xanh in bóng dưới lòng sông. Trời mùa hè cao rộng; nắng gắt được dòng nước gương trong phản chiếu lấp loáng. Tình cảm gắn bó, hòa quyện với con sông quê hương là tình cảm của tác giả khi xa quê. Vì vậy, qua miêu tả bằng so sánh, con sông quê miền Trung thân thương đã hiện lên rất đẹp, hiền hòa và nên thơ. Tình cảm về quê hương, về con sông rất chan thật và mãnh liệt, nó hòa quyện vào lòng sông, ôm ấp, bao trùm cả con sông. Đó là sự gaswns bó không bao giờ phai mờ trong kí ức tác giả.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE CUONG THEO HAN CHE CT V 8 KY II.doc