Câu 1: Nêu rõ ý nghĩa sinh học của giấc ngủ. Muốn đảm bảo giấc ngủ tốt cần những điều kiện gì?
- Ý nghĩa sinh học của giấc ngủ: Ngủ là nhu cầu sinh lí của cơ thể, là một quá trình ức chế tự nhiên có tác dụng bảo vệ, phục hồi khả năng làm việc của hệ thần kinh.
- Biện pháp để có giấc ngủ tốt:
+ Cơ thể sảng khoái.
+ Chổ ngủ thuận tiện.
+ Không dùng chất kích thích : Chè, càfê .
+ Tránh các kích thích ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Câu 2: Trong vệ sinh đối với hệ thần kinh cần quan tâm đến những vấn đề gì? Vì sao như vậy?
Trong vệ sinh đối với hệ thần kinh cần tránh sử dụng những chất gây hại đối với hệ thần kinh như:
- Chất kích thích: rượu, trà, càphê . Vì: Rượu: làm hoạt động của vỏ não bị rối loạn, trí nhớ kém; Nước trà, càphê: Kích thích hệ thần kinh, gây khó ngủ.
- Chất gây nghiện: Thuốc lá, matúy. Vì thuốc lá làm cơ thể suy yếu, dễ mắc các bệnh ung thư. Khả năng làm việc trí óc giảm, trí nhớ kém; Ma túy làm suy yếu nòi giống, cạn kiệt kinh tế, lây nhiễm HIV, mất nhân cách.
Câu 3: Ý nghĩa của sự thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện trong đời sống con người?
Sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện ở người là hai quá trình thuận nghịch quan hệ mật thiết với nhau, là cơ sở để hình thành thói quen, tập quán, nếp sống có văn hóa.
Câu 4: Tiếng nói và chữ viết có vai trò gì trong đời sống con người?
- Tiếng nói và chữ viết là kết quả của sự khái quát hóa và trừu tượng hóa các sự vật và hiện tượng cụ thể, thuộc hệ thống tín hiệu thứ hai.
- Tiếng nói và chữ viết là phương tiện để con người giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm với nhau.
Câu 5: Phân biệt phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện?
- Phản xạ không điều kiện là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập.
- Phản xạ có điều kiện là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA 1 TIẾT HKII Năm học: 2008- 2009 Câu 1: Nêu rõ ý nghĩa sinh học của giấc ngủ. Muốn đảm bảo giấc ngủ tốt cần những điều kiện gì? - Ý nghĩa sinh học của giấc ngủ: Ngủ là nhu cầu sinh lí của cơ thể, là một quá trình ức chế tự nhiên có tác dụng bảo vệ, phục hồi khả năng làm việc của hệ thần kinh. - Biện pháp để có giấc ngủ tốt: + Cơ thể sảng khoái. + Chổ ngủ thuận tiện. + Không dùng chất kích thích : Chè, càfêù. + Tránh các kích thích ảnh hưởng đến giấc ngủ. Câu 2: Trong vệ sinh đối với hệ thần kinh cần quan tâm đến những vấn đề gì? Vì sao như vậy? Trong vệ sinh đối với hệ thần kinh cần tránh sử dụng những chất gây hại đối với hệ thần kinh như: Chất kích thích: rượu, trà, càphê . Vì: Rượu: làm hoạt động của vỏ não bị rối loạn, trí nhớ kém; Nước trà, càphê: Kích thích hệ thần kinh, gây khó ngủ. Chất gây nghiện: Thuốc lá, matúy. Vì thuốc lá làm cơ thể suy yếu, dễ mắc các bệnh ung thư. Khả năng làm việc trí óc giảm, trí nhớ kém; Ma túy làm suy yếu nòi giống, cạn kiệt kinh tế, lây nhiễm HIV, mất nhân cách. Câu 3: Ý nghĩa của sự thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện trong đời sống con người? Sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện ở người là hai quá trình thuận nghịch quan hệ mật thiết với nhau, là cơ sở để hình thành thói quen, tập quán, nếp sống có văn hóa. Câu 4: Tiếng nói và chữ viết có vai trò gì trong đời sống con người? Tiếng nói và chữ viết là kết quả của sự khái quát hóa và trừu tượng hóa các sự vật và hiện tượng cụ thể, thuộc hệ thống tín hiệu thứ hai. Tiếng nói và chữ viết là phương tiện để con người giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm với nhau. Câu 5: Phân biệt phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện? Phản xạ không điều kiện là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập. Phản xạ có điều kiện là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện Câu 6: Trình bày quá trình hình thành phản xạ có điều kiện (tự chọn) và nêu rõ những điều kiện để sự hình thành có kết quả? VD: Bật đèn rồi cho chó ăn nhiều lần, ánh đèn sẽ trở thành tín hiệu của ăn uống. Sau đó chỉ cần bật đèn, không cho chó ăn, chó vẫn tiết nước bọt. Điều kiện để sự hình thành có kết quả: Phải có sự kết hợp giữa bật đèn và cho chó ăn. Sự kết hợp trên phải được lặp lại nhiều lần. Câu 7: Nêu rõ ý nghĩa của sự hình thành và sự ức chế phản xạ có điều kiện đối với đời sống các động vật và con người? Sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện có ý nghĩa đối với đời sống các động vật và con người là: Đảm bảo sự thích nghi với môi trường và điều kiện sống luôn thay đổi của các động vật Sự hình thành các thói quen, các tập quán tốt đối với con người. Câu 8: Hãy trình bày cấu tạo của ốc tai? Ốc tai xoắn hai vòng rưởi, gồm: Ốc tai xương ở ngoài. Ốc tai màng ở trong, gồm: + Màng tiền đình ở trên + Màng bên áp sát vách xương của ốc tai xương. + Màng cơ sở ở dưới Trên màng cơ sở có cơ quan Coocti, trong đó có các tế bào thụ cảm thính giác. Câu 9: Quá trình thu nhận kích thích của sóng âm diễn ra như thế nào giúp người ta nghe được? Sóng âm vào tai làm rung màng nhĩ, truyền qua chuỗi xương tai vào tai trong gây sự chuyển động ngoại dịch rồi nội dịch trong ốc tai màng và tác động lên các tế bào thụ cảm thính giác của cơ quan Coocti nằm trên màng cơ sở ở vùng tương ứng với tần số và cường độ của sóng âm làm các tế bào này hưng phấn chuyển thành xung thần kinh truyền về vùng thính giác ở thùy thái dương cho ta nhận biết về âm thanh đã phát ra. Câu 10: Vì sao ta có thể xác định được âm phát ra từ bên phải hay bên trái? Ta xác định được nguồn âm phát ra ở phía nào là nhờ nghe bằng hai tai: Nếu ở bên phải thì sóng âm truyền đến tai phải trước tai trái và ngược lại. Câu 11: Cận thị là do đâu? Làm thế nào để nhìn rõ? + Cận thị là do: Cầu mắt dài. Thể thủy tinh quá phồng: do không giữ đúng khoảng cách trong vệ sinh học đường. + Muốn nhìn rõ vật ở khoảng cách bình thường, người cận thị phải đeo kính cận. Câu 12: Tại sao người già thường phải đeo kính lão? Ở người già, thể thủy tinh bị lão hóa, mất tính đàn hồi, không phồng được. Vì vậy người già thường phải đeo kính lão. Câu 13: Tại sao không nên đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng, trên tàu xe bị xóc nhiều? Không nên đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng, trên tàu xe bị xóc nhiều vì đọc sách ở những nơi đó mắt phải điều tiết nhiều, thể thủy tinh luôn ở trạng thái phồng nhiều, mất dần khả năng đàn hồi, dẫn đến cận thị. Câu 14: Nêu rõ những hậu quả của bệnh đau mắt hột và cách phòng tránh? - Hậu quả của bệnh đau mắt hột: Khi hột vỡ ra làm thành sẹo, co kéo lớp trong mi mắt làm cho lông mi quặp vào trong, cọ xát làm đục màng giác dẫn tới mù lòa. - Cách phòng tránh: Giữ vệ sinh mắt; Dùng thuốc theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc. Câu 15: Mô tả cấu tạo của cầu mắt nói chung và màng lưới nói riêng? Cấu tạo của cầu mắt gồm: + Màng bọc: Màng cứng: Phía trước là màng giác. Màng mạch: Phía trước là lòng đen. Màng lưới: Có tế bào nón và tế bào que. + Môi trường trong suốt, gồm: thủy dịch, thể thủy tinh, dịch thủy tinh. Cấu tạo của màng lưới: + Tế bào nón: Tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc. + Tế bào que: Tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu. + Điểm vàng: là nơi tập trung nhiều tế bào nón. + Điểm mù: Không có tế bào thụ cảm thị giác. Câu 16: Trình bày sự giống nhau và khác nhau về mặt cấu trúc và chức năng giữa hai phân hệ giao cảm và đối giao cảm trong hệ thần kinh sinh dưỡng? Giống nhau: Đều gồm phần trung ương và phần ngoại biên. Khác nhau về cấu tạo: ( Bảng 48-1 trang 152) Khác nhau về chức năng: tác dụng đối lập nhau. Câu 17:Trình bày phản xạ điều hoà hoạt động của tim và hệ mạch trong trường hợp lúc huyết áp tăng cao. Lúc huyết áp tăng cao, áp thụ quan bị kích thích, xuất hiện xung thần kinh truyền về trung ương phụ trách tim mạch nằm trong các nhân xám thuộc phân hệ đối giao cảm, theo dây li tâm (dây phế vị) tới tim làm giảm nhịp co và lực co đồng thời làm dãn các mạch da và mạch ruột gây hạ huyết áp. Câu 18: Giải thích vì sao người say rượu thường có biểu hiện chân nam đá chân chiêu trong lúc đi? Người say rượu chân nam đá chân chiêu do rượu đã ngăn cản, ức chế sự dẫn truyền qua xináp giữa các tế bào có liên quan đến tiểu não khiến sự phối hợp các hoạt động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể bị ảnh hưởng. Câu 19:Nêu rõ các đặc điểm cấu tạo và chức năng của đại não người, chứng tỏ sự tiến hóa của người so với các động vật khác trong lớp thú? Khối lượng não so với cơ thể ở người lớn hơn các động vật thuộc lớp Thú. Vỏ não người có nhiều khe và rãnh làm tăng bề mặt chứa các nơron (Khối lượng chất xám lớn). Ở người, ngoài các trung khu vận động và cảm giác như các động vật thuộc lớp Thú, còn có các trung khu cảm giác và vận động ngôn ngữ. Câu 20: Trình bày cấu tạo trong và cấu tạo ngoài của đại não (Ghi nhớ trang 150) Câu 21: Lập bảng so sánh cấu tạo và chức năng trụ não, não trung gian và tiểu não Xem bài ghi trong vở để lập bảng Câu 22: Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha? Mỗi dây thần kinh tủy bao gồm các bó sợi thần kinh hướng tâm (cảm giác) và các bó sợi thần kinh li tâm (vận động) được nối với tủy qua các rễ sau và rễ trước. Vì vậy, người ta nói dây thần kinh tủy là dây pha. Câu 23: Da có cấu tạo như thế nào? Có nên trang điểm bằng cách lạm dụng kem phấn, nhổ lông mày tạo dáng không? Vì sao? Da có cấu tạo gồm 3 lớp: Lớp biểu bì: Gồm tầng sừng và tầng tế bào sống Lớp bì: cấu tạo từ các sợi mô liên kết bện chặt, trong đó có các thụ quan, tuyến mồ hôi, tuyến nhờn, mạch máu Lớp mỡ dưới da: gồm các tế bào mỡ. Không nên trang điểm bằng cách lạm dụng kem phấn, nhổ bỏ lông mày vì lông mày có vai trò ngăn không cho mồ hôi và nước chảy xuống mắt; Lạm dụng kem, phấn sẽ làm bít các lỗ chân lông và lỗ tiết chất nhờn, tạo điều kiện cho vi khuẩn bám vào da và phát triển. Câu 24: Da có những chức năng gì? Những đặc điểm cấu tạo nào của da giúp da thực hiện những chức năng đó? Da có những chức năng như: Bảo vệ cơ thể: nhờ đặc điểm cấu tạo từ các sợi mô liên kết bện chặt, lớp mỡ dưới da, tuyến nhờn, sắc tố da. Tiếp nhận kích thích xúc giác: nhờ các cơ quan thụ cảm và dây thần kinh. Bài tiết: qua tuyến mồ hôi. Điều hòa thân nhiệt: nhờ sự co dãn của mạch máu dưới da, tuyến mồ hôi, cơ co chân lông, lớp mỡ dưới da. Da và sản phẩm của da tạo nên vẻ đẹp của người. Chúc thành công!
Tài liệu đính kèm: