Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 23 đến 26 - Năm học 2010-2011 - Trịnh Xuyến

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 23 đến 26 - Năm học 2010-2011 - Trịnh Xuyến

I. Các chất có được cấu tạo từ các hạt riêng biệt không?

Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.

Hoạt động 3: Tìm hiểu khoảng cách giữa các phân tử

II. Giữa các phân tử có khoảng cách hay không?

1. Thí nghiệm mô hình

C1: Giữa các hạt ngô có khoảng cách nên khi đổ cát vào ngô, các hạt cát đã xen vào những khoảng cách này làm cho thể tích của hỗn hợp nhỏ hơn tổng thể tích của ngô và cát.

 2. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.

Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách

 

doc 8 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 686Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 23 đến 26 - Năm học 2010-2011 - Trịnh Xuyến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 23:
Ngày soạn: 5/2/2011 Ngày dạy:10/2/2011
Mục tiêu
Kiến thức
Trình bày được một số hiện tượng chứng tỏ vật chất được cấu tạo gián đoạn từ các nguyên tử, phân tử và giữa chúng có khoảng cách.
Kỹ năng
Vận dụng kiến thức về cấu tạo nguyên tử để giải thích một số hiện tượng trong thực thế.
Chuẩn bị
Hai bình thuỷ tinh hình trụ đường kính cỡ 20mm; khoảng 100cm3 rượu và 100cm3 nước.
Hai bình chia độ đến 100cm3 , độ chi nhỏ nhất 2cm3.
Khoảng 10cm3 ngô;100cm3 cát khô và mịn.
Tiến trình dạy – học
Giới thiệu nội dung chương II.
Yêu cầu HS đọc nội dung đầu chương II (Tr.67) để biết nội dung chính của phần nhiệt học.
Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập
Hướng dẫn HS làm thí nghiệm như SGK.
Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm trình bày kết quả thí nghiệm.
Đặt vấn đề vào bài như SGK.
Làm thí nghiệm.
Thảo luận theo nhóm trình bày kết quả TN.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo của các chất
Yêu cầu 2 HS đọc nội dung phần I SGK.
Hướng dẫn HS quan sát ảnh của kính hiển vi hiện đại và ảnh của các nguyên tử silic.
Hỏi: Các chất được cấu tạo như thế nào?
Giới thiệu các đặc điểm của nguyên tử và phân tử.
Đọc SGK.
Quan sát hình 19.2 và 19.3.
Trả lời câu hỏi.
Các chất có được cấu tạo từ các hạt riêng biệt không?
Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.
Hoạt động 3: Tìm hiểu khoảng cách giữa các phân tử
Giới thiệu thí nghiệm mô hình.
Yêu cầu HS đọc yêu cầu C1.
Hướng dẫn HS làm thí nghiệm mô hình.
Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm trả lời C1.
ĐVĐ: Thể tích của hỗn hợp rượu - nước ở TN mở đẩu của bài học giảm đi, ta giải thích như thế nào?
Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm trả lời C2.
Giới thiệu về khoảng cách giữa nguyên tử và phân tử.
Tìm hiểu TN mô hình.
Đọc yêu cầu C1.
Làm TN mô hình.
Thảo luận, trả lời C1.
Giải thích hiện tượng.
Trả lời C2.
Tìm hiểu về khoảng cách giữa các nguyên tử, phân tử.
Giữa các phân tử có khoảng cách hay không?
1. Thí nghiệm mô hình
C1: Giữa các hạt ngô có khoảng cách nên khi đổ cát vào ngô, các hạt cát đã xen vào những khoảng cách này làm cho thể tích của hỗn hợp nhỏ hơn tổng thể tích của ngô và cát.
 2. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách
Hoạt động 4: Vận dụng
GV hướng dẫn HS làm C3, C4, C5.
C3: Khi khuấy lên, các phân tử đường xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước cũng như các phân tử nước xen vào khoảng cách giữa các phân tử đường.
C4: Thành bóng cao su được cấu tạo từ các phân tử cao su, giữa chúng có khoảng cách. Các phân tử không khí ở trong quả bóng có thể chui qua các khoảng cách này mà ra ngoài làm cho quả bóng xẹp dần.
C5: Ta thấy cá vẫn sống được trong nước vì các phân tử không khí có thể xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước.
Củng cố
HS nhắc lại nội dung ghi nhớ. 
4. Hướng dẫn về nhà
Làm các bài tập SBT. 
Xem trước bài 20.
IV. Rút kinh nghiệm
.....................................................................................
Ký duyệt , ngày 7 Tháng 2 năm 2011
Giáo án tuần 23
Tổ phó
Nguyễn Thị Dung
Tiết 24:
Ngày soạn: 12/2/2011 Ngày dạy:17/2/2011
Mục tiêu
Kiến thức
Nêu được các phân tử, nguyên tử chuyển động không ngừng.
Trình bày được sự phụ thuộc của chuyển động nhanh, chậm của các nguyên tử phân tử vào nhiệt độ.
Kỹ năng
Vận dụng kiến thức đã học giải thích một số hiện tượng có liên quan và hiện tượng khuếch tán.
Chuẩn bị
Thuốc tím, dung dịch đồng sunfat, cốc thủy tinh.
Tiến trình dạy – học
Kiểm tra bài cũ
Các chất được cấu tạo như thế nào?
Trả lời câu hỏi 19.2 SBT.
Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập
Yêu cầu HS cho biết nội dung hình 20.1 SGK.
Sửa sai và đặt vấn đề nghiên cứu như SGK.
Cho biết nội dung hình 20.1 SGK.
Đọc phân đặt vấn đề SGK.
Hoạt động 2: Tìm hiểu thí nghiệm Bơ – rao.
Yêu cầu HS đọc SGK để tìm hiểu thí nghiệm Bơ – rao.
Hỏi: Trình bày nội dung TN?
Đọc SGK, tìm hiểu thí nghiệm Bơ – rao.
Thí nghiệm Bơ – rao
Quan sát các hạt phấn hoa trong nước phát hiện thấy chúng chuyển động không ngừng.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về chuyển động của các phân tử, nguyên tử
Thông báo cách giải thích của chuyển động Bơ-rao như SGK.
Yêu cầu các nhóm HS lần lượt thảo luận hoàn thành C1, C2, C3. 
Hỏi: Qua kết quả C3, em rút ra nhận xét gì?
Thảo luận nhóm hoàn thành C1, C2, C3.
Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng.
Nguyên nhân gây ra chuyển động của các hạt phấn hoa là do các phân tử nước không đứng yên mà chuyển động hỗn độn không ngừng.
Hoạt động 4: Tìm hiểu sự phụ thuộc của chuyển động phân tử vào nhiệt độ
Yêu cầu HS đọc phân III SGK.
Hỏi: Chuyển động của các phân tử phấn hoa có phụ thuộc vào nhiệt độ không? Nếu có thì phụ thuộc như thế nào?
Giới thiệu về chuyển động nhiệt.
Đọc SGK.
Thảo luận theo nhóm trả lời câu hỏi.
 Chuyển động phân tử và nhiệt độ
Nhiệt độ càng cao, các nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh.
Hoạt động 5: Vận dụng
GV hướng dẫn HS làm C4, C5, C6, C7.
C4. Các phân tử nước và đồng sunfat đều chuyển động không ngừng về mọi phía, nên các phân tử đồng sunfat có thể chuyển động lên trên, xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước và các phân tử nướccó thể chyển dộng xuống dưới, xen vào khỏang cách gữa các phân tử đồng sunfat.
C5. Do các phân tử không khí chuyển động không ngừng về mọi phía.
C6. Có. Vì các phân tử chuyển động nhanh hơn.
C7. Trong cốc nước nóng, thuốc tím tan nhanh hơn vì các phân tử chuyển động nhanh hơn.
Củng cố
HS nhắc lại nội dung ghi nhớ. 
4. Hướng dẫn về nhà
Làm các bài tập trong SBT. 
Xem trước bài 21.
IV. Rút kinh nghiệm
.....................................................................................
Ký duyệt , ngày 14 Tháng 2 năm 2011
Giáo án tuần 24
Tổ phó
Nguyễn Thị Dung
Tiết 25:
Ngày soạn: 18/2/2011 Ngày dạy: 24/2/2011
Mục tiêu
Kiến thức
Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng .
Trình bày được sự phụ thuộc của nhiệt năng vào nhiệt độ.
Nêu được tên hai cách làm biến đổi nhiệt năng và tìm được ví dụ minh hoạ cho mỗi cách.
Phát biểu được định nghĩa nhiệt lượng và đơn vị nhiệt lượng
Kỹ năng
Vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng liên quan.
Chuẩn bị
Một quả bóng cao su, một miếng kim loại, một phích nước nóng, một cốc thuỷ tinh
Tiến trình dạy – học
Kiểm tra bài cũ
Trình bày thí nghiệm Bơ – rao và giải thích hiện tượng xảy ra?
Chuyển động của các nguyên tử, phân tử phụ thuộc như thế nào vào nhiệt độ?
Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập
GV làm TN như hình 21.1 SGK.
Yêu cầu HS mô tả hiện tượng xảy ra. 
Đặt vấn đề như SGK.
Quan sát TN.
Mô tả hiện tượng xảy ra.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nhiệt năng
Đặt câu hỏi: Động năng của một vật có được khi nào? Các nguyên tử, phân tử có động năng hay không? Vì sao?
Giới thiệu nhiệt năng.
Hỏi: Cho biết sự phụ thuộc của nhiệt năng vào nhiệt độ? Khi nào nhiệt năng của một vật thay đổi?
Thảo luận theo nhóm, trả lời câu hỏi.
Trả lời câu hỏi.
Nhiệt năng
Tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật gọi là nhiệt năng.
Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh do đó nhiệt năng của vật càng lớn.
Khi nhiệt độ của vật thay đổi thì nhiệt năng thay đổi.
Hoạt động 3: Tìm hiểu các cách làm thay đổi nhiệt năng
Hỏi:Từ mối quan hệ của nhiệt năng với nhiệt độ của vật, em hãy cho biết khi nào nhiệt năng của vật thay đổi? Làm thế nào để tăng nhiệt độ của miếng kim loại? 
Thông báo cách làm thay đổi nhiệt năng của vật bằng thực hiện công.
Yêu cầu HS đọc C1 và hoàn thành C1.
Hỏi: Ngoài cách thực hiện công lên vật, thì còn có cách nào làm thay đổi nhiệt độ của miếng kim loại nữa?
Yêu cầu HS làm C2.
Hỏi: Vậy có những cách nào để làm thay đổi nhiệt năng của vật?
Trả lời câu hỏi.
Đọc và hoàn thành C1.
Trả lời câu hỏi.
Làm C2.
Trả lời câu hỏi.
Các cách làm thay đổi nhiệt năng
 1. Thực hiện công
Khi thực hiện công lên một vật, vật có thể nóng lên, nhiệt năng của nó tăng
C1: Thực hiện công lên miếng đồng bằng cách:cọ xát miếng đồng lên mặt bàn (hoặc dùng búa đập miếng đồng
 2. Truyền nhiệt
Cách làm thay đổi nhiệt năng của vật mà không cần thực hiện công gọi là truyền nhiệt
C2: Cho miếng đồng vào cốc nước nóng,nung nóng 
miếng đồng...
Hoạt động 3: Tìm hiểu nhiệt lượng
Yêu cầu HS đọc SGK.
Hỏi: Nhiệt lượng là gì? Đơn vị của nhiệt lượng?
Đọc SGK.
Trả lời câu hỏi.
Nhiệt lượng
Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận được thêm hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt. Kí hiệu: chữ Q.
Đơn vị: jun (J)
Hoạt động 4: Vận dụng
GV hướng dẫn HS làm C3, C4, C5.
C3: Nhiệt năng của miếng đồng giảm, của nước tăng. Đây là sự truyền nhiệt
C4: Từ cơ năng sang nhiệt năng. Đây là sự thực hiện công.
C5: Một phần cơ năng đã biến thành nhiệt năng của không khí gần quả bóng, của quả bóng và mặt sàn.
Củng cố
Yêu cầu HS đọc và nhắc lại nội dung của ghi nhớ.
4. Hướng dẫn về nhà
- Học bài và làm bài tập SBT.
- Ôn tập kiến thức từ bài 17- 21 chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.
IV. Rút kinh nghiệm
Ký duyệt , ngày 21 Tháng 2 năm 2011
Giáo án tuần 25
Tổ phó
Nguyễn Thị Dung
Tiết 26:
Ngày soạn: 26/2/2011 Ngày dạy: 3/3/2011
Mục tiêu
Kiểm tra lại kiến thức từ tiết 19 tới tiết 25.
Rèn luyện kỹ năng làm bài cho học sinh.
Chuẩn bị
Giáo viên: Photo đề kiểm tra.
Học sinh: Ôn tập kiến thức đã học.
Nội dung
KIỂM TRA 45 PHÚT
Trắc nghiệm (3 điểm)
Câu 1: Khinh khí cầu bay lên khỏi mặt đất. Lực nào đã sinh công đưa khinh khí cầu lên cao?
Lực đẩy Acsimet của không khí
Lực đẩy khối khí bên trong quả cầu
Lực hút của mặt trời
Lực đẩy của trọng lực
Câu 2: Để đi lên tầng 5 của một tòa nhà, hai bạn đi theo hai cầu thang khác nhau. Giả sử trọng lượng hai bạn như nhau thì:
Bạn nào đi cầu thang nhiều bậc sẽ tốn công hơn.
Bạn nào đi cầu thang ít bậc sẽ tốn công hơn.
Bạn nào đi mất ít thời gian hơn thì sẽ tốn công ít hơn.
Công của hai bạn như nhau.
Câu 3: Khi nói rằng công suất của máy A hơn máy B thì:
Trong cùng thời gian, máy B thực hiện nhiều công hơn máy A.
Cùng một công thì máy B cần nhiều thời gian hơn máy A.
Cùng một công thì máy B cần ít thời gian hơn máy A.
Máy A thực hiện nhiều công hơn máy B.
Câu 4: Vật nào sau đây không có cơ năng?
Hòn bi đang lăn
Hòn bi đang đứng yên trên mặt đất
Vật gắn vào lò xo đang bị nén
Viên đạn đang bay
Câu 5: Nguyên nhân gây ra chuyển động của các hạt phấn hoa trong chuyển động Brao là:
Các hạt phấn hoa bị nhiễm điện và bị hút hoặc đẩy.
Các phân tử nước va chạm hỗn độn vào các hạt phấn hoa.
Các vi sinh vật va chạm hỗn độn vào các hạt phấn hoa.
Tất cả các lý do trên.
Câu 6: Cách nào sau đây không làm thay đổi nhiệt năng của vật?
Cọ xát vật với một vật khác.
Cho vật vào môi trường có nhiệt độ thấp hơn vật.
Đốt nóng vật.
Cho vật vào môi trường có nhiệt độ bằng vật.
Tự luận (7 đ)
Câu 1: (1.5đ) Tại sao đường tan trong nước nóng nhanh hơn trong nước lạnh?
Câu 2: (1.5đ) Về mùa nào chim hay xù lông? Tại sao?
Câu 3: (4đ) Một ô tô có công suất 50KW.
Tính công của xe thực hiện trong 2 giờ.
Biết xe chuyển động đều với vận tốc 36 km/h. Tính độ lớn lực kéo động cơ ô tô. ( Bỏ qua ma sát).
Tính lượng xăng tiêu thụ trên đoạn đường này biết rằng 1kg xăng cung cấp một năng lượng 4,6.107J và 40% năng lượng này dùng để biến thành công cơ học.
ĐÁP ÁN
Lý thuyết (3điểm)
Mỗi câu đúng được tính 0.5 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
B
D
B
B
B
D
Tự luận (7 điểm)
Câu
Đáp án
Điểm
1
Các phân tử nước nóng chuyển động nhanh hơn các phân tử nước lạnh.
0.5
Do vậy các phân tử nước nóng xen vào các phân tử đường nhanh hơn nước lạnh làm đường tan mau hơn.
1
2
Chim xù lông vào mùa đông.
0.5
Vì để tạo ra các lớp không khí dẫn nhiệt kém giữa các lớp lông chim giúp chim đỡ lạnh hơn.
1
3
Đổi: 50kW = 50000W, 2 giờ = 7200s
0.5
Công thực hiện trong 2 giờ: A = P.t = 50000.7200 = 3,6.108J.
1
Quãng đường ô tô đi được trong 2 giờ: s = v.t = 72km = 72000 m.
0.5
Lực kéo của ô tô: 
1
Vì chỉ có 40% năng lượng biến thành công cơ học nên năng lượng toàn phần mà xăng phải cung cấp : 
0.5
Khối lượng xăng cần dùng: 
0.5
IV.Rút kinh nghiệm
Ký duyệt, ngày 28 tháng 2 năm 2011
Giáo án tuần 24
Tổ phó
Nguyễn Thị Dung

Tài liệu đính kèm:

  • docT23 26.doc