Đề cương ôn tập học kì II Vật lí Lớp 8 - Năm học 2011-2012

Đề cương ôn tập học kì II Vật lí Lớp 8 - Năm học 2011-2012

Chương II: Nhiệt học

1/ Các chất được cấu tạo như thế nào ?

2/ Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên ? Nêu mối quan hệ giữa nhiệt độ và sự chuyển động của các phân tử, nguyên tử.

3/ Nhiệt năng của một vật là gì ? Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng của vật ? Nhiệt lượng là gì ? Nêu đơn vị của nhiệt lượng .

4/ Dẫn nhiệt là gì ? Cho ví dụ . So sánh tính dẫn nhiệt của chất rắn, chất lỏng và chất khí ?

5/ Đối lưu, bức xạ nhiệt là gì ? Cho ví dụ .

6/ Nhiệt lượng cần thu vào để vật nóng lên phụ thuộc vào những yếu tố nào ? Viết công thức tính nhiệt lượng vật thu vào và giải thích các đại lượng và đơn vị có mặt trong công thức ? Nhiệt dung riêng của một chất cho ta biết điều gì ?

7/ Trình bày nguyên lý truyền nhiệt ? Viết phương trình cân bằng nhiệt .

 

doc 6 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 568Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II Vật lí Lớp 8 - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II NĂM HỌC 2011– 2012
 MÔN VẬT LÍ 8
I/ LÍ THUYẾT
Chương I: Cơ học 
1/ Công suất là gì? viết công thức tính công suất? Giải thích các đại lượng có trong công thức? 
Trên động cơ xe máy có ghi: 1000W điều này có ý nghĩa gì?
Trên một bóng đèn có ghi: 75W điều này có ý nghĩa gì?
2/ Khi nào vật có cơ năng? cơ năng bao gồm những dạng năng lượng nào?
Động năng của vật phụ thuộc vào yếu tố nào?
Thế năng hấp dẫn của vật phụ thuộc vào yếu tố nào?
Thế năng dần hồi của vật phụ thuộc vào yếu tố nào?
Chương II: Nhiệt học
1/ Các chất được cấu tạo như thế nào ?
2/ Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên ? Nêu mối quan hệ giữa nhiệt độ và sự chuyển động của các phân tử, nguyên tử.
3/ Nhiệt năng của một vật là gì ? Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng của vật ? Nhiệt lượng là gì ? Nêu đơn vị của nhiệt lượng .
4/ Dẫn nhiệt là gì ? Cho ví dụ . So sánh tính dẫn nhiệt của chất rắn, chất lỏng và chất khí ?
5/ Đối lưu, bức xạ nhiệt là gì ? Cho ví dụ .
6/ Nhiệt lượng cần thu vào để vật nóng lên phụ thuộc vào những yếu tố nào ? Viết công thức tính nhiệt lượng vật thu vào và giải thích các đại lượng và đơn vị có mặt trong công thức ? Nhiệt dung riêng của một chất cho ta biết điều gì ?
7/ Trình bày nguyên lý truyền nhiệt ? Viết phương trình cân bằng nhiệt .
II/ BÀI TẬP :
 A/ Bài tập định tính :
1/ Mô tả một hiện tượng chứng tỏ các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt, giữa chúng có khoảng cách . 
2/ Tại sao nước ở hồ ao, sông, biển lại có không khí mặc dù không khí nhẹ hơn nước rất nhiều 
3/ Khi nhỏ một giọt mực vào một cốc nước trong . Dù không khuấy lên nhưng chỉ để một thời gian sau ta thấy toàn bộ nước trong cốc đã có màu mực như nhau . Giải thích . 
4/ Tại sao khi rót nước sôi vào cốc thuỷ tinh dày dể bị vỡ hơn cốc mỏng ? Muốn cốc khỏi vỡ khi rót nước sôi thì làm thế nào ?
5/Vì sao các đèn dầu hay bếp dầu đều có các khe hở ở xung quanh . Giải thích . 
6/ Nói nhiệt dung riêng của nước là: cnuoc = 4200 J/kg.K. Điều này có nghĩa là gì ? 
B/ Bài tập định lượng : 
1/ Một ấm nhôm có khối lượng 0,5 Kg chứa 2 lít nước ở 250C , muốn đun sôi ấm nước . Hỏi cần cung cấp một nhiệt lượng bằng bao nhiêu ? (Cho biết cnước = 4200 J/kg.K ; 
cnhôm = 880 J/kg.K ) 
2/ Người ta thả 600g sắt ở nhiệt độ 1000C vào 400g nước ở nhiệt độ 250C.
 Tính nhiệt độ cân bằng của hỗn hợp sau quá trình trao đổi nhiệt. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với thau nhôm và môi trường xung quanh. Cho biết cnước = 4200 J/kg.K, csắt= 460 J/kg.K. 
3/ Tính nhiệt lượng cần thiết để đun sôi 2Kg nước từ nhiệt độ 200C . Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.k.
4/ Cần cung cấp một nhiệt lượng 59kJ để đun nóng một miếng kim loại có khối lượng 5 kg từ 200C đến 500C. Hỏi miếng kim loại đó làm bằng chất gì?
5/ Một miếng nhôm có khối lượng 0,5 Kg ở nhiệt độ 100 0 C được nhúng vào nước, khi có sự cân bằng nhiệt, nhiệt độ miếng nhôm hạ xuống còn 30 0 C 
Tính nhiệt lượng mà miếng nhôm đã toả ra?
Tính nhiệt lượng nước đã thu vào?
Biết nhiệt độ ban đầu của nước là 250C . Tính khối lượng nước trong cốc.
Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài và cốc
 (Cho biết cnước = 4200 J/kg.K ; cnhôm = 880 J/kg.K ) 
6/ Một công nhân khuôn vác trong 2 giờ được 48 thùng hàng , mỗi thùng hàng phải tốn một công là 15000 J. Tính công suất của người công nhân đó?
7/ Một người kéo một vật từ giếng sâu 8m lên đều trong 20s. Người đó phải dùng một lực F = 180 N. Tính công và công suất của người kéo. 
I ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II NĂM HỌC 2011– 2012
 MÔN VẬT LÍ 8
I/ LÍ THUYẾT
Chương I: Cơ học 
1/ Công suất là gì? viết công thức tính công suất? Giải thích các đại lượng có trong công thức? 
Trên động cơ xe máy có ghi: 1000W điều này có ý nghĩa gì?
Trên một bóng đèn có ghi: 75W điều này có ý nghĩa gì?
Trả lời
Công suất được xác định bằng công thực hiện trên một đơn vị thời gian
Công thức tính công suất: ; 
trong đó, là công suất (W.
 A là công thực hiện (J)
 t là thời gian thực hiện công (s).
 - Trên động cơ xe máy có ghi: 1000W điều này có ý nghĩa là khi động cơ làm việc bình thường thì trong 1 s nó thực hiện một công là 1000J
 - Trên một bóng đèn có ghi: 75W điều này có ý nghĩa là trong 1s bóng đèn tiêu thụ một phần điện năng là 75J
2/ Khi nào vật có cơ năng? cơ năng bao gồm những dạng năng lượng nào?
Động năng là gì? Động năng của vật phụ thuộc vào yếu tố nào?
Thế năng hấp dẫn là gì? Thế năng hấp dẫn của vật phụ thuộc vào yếu tố nào?
Khi nào vật có Thế năng dần hồi?
 Trả lời
 - Khi một vật có khả năng thực hiện công cơ học thì ta nói vật có cơ năng. Cơ năng tồn tại dưới hai dạng động năng và thế năng.
 - Cơ năng của một vật do chuyển động mà có gọi là động năng. Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng của vật càng lớn.
 - Cơ năng của vật phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao, gọi là thế năng hấp dẫn. Vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao thì thế năng hấp dẫn càng lớn. 
 - Vật đàn hồi bị biến dạng thì có thế năng
Chương II: Nhiệt học
1/ Các chất được cấu tạo như thế nào ? Nêu mối quan hệ giữa nhiệt độ và sự chuyển động của các phân tử, nguyên tử.
 Trả lời
Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt vô cùng nhỏ bé gọi là nguyên tử và phân tử. Giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách
2/ Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên ? Nêu mối quan hệ giữa nhiệt độ và sự chuyển động của các phân tử, nguyên tử.
Trả lời
- Các phân tử, nguyên tử chuyển động không ngừng.
- Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.
3/ Nhiệt năng của một vật là gì ? Nêu mối quan hệ giữa nhiệt độ và nhiệt năng?
Trả lời
 - Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
 Đơn vị nhiệt năng là jun (J) hoặc calo (1 calo = 4,2 J).
 Nhiệt độ của vật càng cao, thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn. 
 4/ Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng của vật ? Lấy ví dụ?
Trả lời
 - Có thể làm thay đổi nhiệt năng của một vật bằng hai cách: thực hiện công hoặc truyền nhiệt. 
 Nêu được ví dụ minh họa cho mỗi cách làm biến đổi nhiệt năng, ví dụ như:
 1. Thực hiện công: Cọ xát miếng đồng vào mặt bàn, ta thấy miếng đồng nóng lên. Điều đó chứng tỏ, động năng của các phân tử đồng tăng lên. 
 2. Truyền nhiệt: Thả một chiếc thìa bằng nhôm vào cốc nước nóng ta thấy thìa nóng lên, nhiệt năng của thìa tăng chứng tỏ đã có sự truyền nhiệt từ nước sang thìa nhôm.
5/ Nhiệt lượng là gì ? Nêu đơn vị của nhiệt lượng .
 Trả lời
Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt. 
 Đơn vị của nhiệt lượng là jun (J) hoặc calo (1 calo = 4,2 J)..
6/ Dẫn nhiệt là gì ? Cho ví dụ . So sánh tính dẫn nhiệt của chất rắn, chất lỏng và chất khí ?
Trả lời
Dẫn nhiệt là sự truyền nhiệt năng từ phần này sang phần khác của một vật hoặc từ vật này sang vật khác.
Nhúng một đầu chiếc thìa nhôm vào cốc nước sôi, cầm tay cán thìa ta thấy nóng. Điều đó chứng tỏ nhiệt lượng đã truyền từ thìa tới cán thìa bằng hình thức dẫn nhiệt.
 Chất rắn dẫn nhiệt tốt. Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất. Chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém
7/ Đối lưu, bức xạ nhiệt là gì ? Cho ví dụ .
Trả lời 
 - Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng nhờ tạo thành dòng chất lỏng hoặc chất khí. Đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí. 
 Ví dụ minh hoạ về sự đối lưu, chẳng hạn như:
 1. Khi đun nước, ta thấy có dòng đối lưu chuyển động từ dưới đáy bình lên trên mặt nước và từ trên mặt nước xuống đáy bình.
 2. Sự tạo thành gió: Mặt Trời làm nóng mặt đất. Ở chỗ mặt đất bị nóng nhiều, lớp không khí ở gần mặt đất nóng lên, nở ra, nhẹ đi và bay lên. Không khí ở các miền lạnh dồn tới chiếm chỗ, tạ thành dòng đối lưu trong tự nhiên, tức là tạo thành gió.
 - Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. 
 Ví dụ minh hoạ về bức xạ nhiệt, chẳng hạn như:
 1. Mặt trời hàng ngày truyền một nhiệt lượng khổng lồ xuống Trái Đất bằng bức xạ nhiệt.
 2. Khi ta đặt bàn tay gần và ngang với ấm nước nóng, tay ta có cảm giác nóng. Nhiệt năng đã truyền từ ấm nước nóng đến tay ta bằng bức xạ nhiệt. 
8/ Nhiệt lượng cần thu vào để vật nóng lên phụ thuộc vào những yếu tố nào ? Viết công thức tính nhiệt lượng vật thu vào và giải thích các đại lượng và đơn vị có mặt trong công thức ? Nhiệt dung riêng của một chất cho ta biết điều gì ?
Nói nhiệt dung riêng của nước là: cnuoc = 4200 J/kg.K. Điều này có nghĩa là gì ? 
Trả lời
 - Nhiệt lượng mà một vật thu vào để nóng lên phụ thuộc vào ba yếu tố: khối lượng của vật, độ tăng nhiệt độ của vật và nhiệt dung riêng của chất cấu tạo nên vật.
 - Viết được công thức tính nhiệt lượng: Q = m.c.t
 trong đó: Q là nhiệt lượng vật thu vào( J);
 m là khối lượng của vật (kg)
 c là nhiệt dung riêng của chất làm vật ( J/kg.K)
 t= t2 - t1 là độ tăng nhiệt độ (oC) 
 - Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1kg chất đó tăng thêm 1oC.
 - Nói nhiệt dung riêng của nước là: cnuoc = 4200 J/kg.K. Điều này có nghĩa là nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1kg chất đó tăng thêm 1oC là 4200 J
9/ Trình bày nguyên lý truyền nhiệt ? Viết phương trình cân bằng nhiệt .
Trả lời
Khi hai vật trao đổi nhiệt với nhau thì: 
 Nhiệt năng truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
 Sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau thì ngừng lại.
 Nhiệt lượng do vật này toả ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào.
Phương trình cân bằng nhiệt:
 Qtoả ra = Qthu vào
trong đó: Qtoả ra = m.c t = m.c.(t1 – t2 ); 
 Qthu vào = m.c.t = m.c.( t2 – t1) 
II/ BÀI TẬP :
 A/ Bài tập định tính :
 1. Giải thích tại sao khi thả một miếng đường vào nước rồi khuấy lên, đường tan và nước có vị ngọt.
 Trả lời
 Cũng như mọi chất khác, đường và nước đều cấu tạo từ những hạt riêng biệt, rất nhỏ, mắt không nhìn thấy được. Những hạt đường và hạt nước này khi được khuấy lên sẽ trộn lẫn với nhau. Vì vậy, khi uống nước trong cốc ta thấy có vị ngọt của đường.
2. Giải thích tại sao khi trộn lẫn rượu với nước, thể tích của hỗn hợp nước và rượu nhỏ hơn tổng thể tích của nước và rượu.
 Trả lời
 Cũng như mọi chất khác, đường và nước đều cấu tạo từ những hạt riêng biệt, rất nhỏ và giữa chúng có khoảng cách. Khi trộn lẫn, các hạt rượu đã xen vào khoảng cách giữa các hạt nước và ngược lại. Vì thế mà thể tích của hỗn hợp rượu - nước giảm đi.
 3. Giải thích tại sao nồi, xoong thường làm bằng kim loại, còn bát đĩa, ấm chén lại thường làm bằng sứ.
 Trả lời
 Kim loại dẫn nhiệt tốt nên nồi hay xoong thường làm bằng kim loại để dễ dàng truyền nhiệt đến thức ăn cần đun nấu. Sứ dẫn nhiệt kém nên bát hay đĩa thường làm bằng sứ để khi ta cầm không bị nóng.
 4. Giải thích tại sao về mùa Hè, mặc áo màu trắng mát hơn mặc áo tối màu. 
 Trả lời
 Vì, áo sáng màu ít hấp thụ bức xạ nhiệt của Mặt Trời còn áo tối màu hấp thụ mạnh. 
 5. Giải thích tại sao khi muốn đun nóng các chất lỏng và chất khí, người ta phải đun từ phía dưới.
Trả lời
Vì chất lỏng dẫn nhiệt bằng hình thức đối lưu
B/ Bài tập định lượng : 
1/ Một ấm nhôm có khối lượng 0,5 Kg chứa 2 lít nước ở 250C , muốn đun sôi ấm nước . Hỏi cần cung cấp một nhiệt lượng bằng bao nhiêu ? (Cho biết cnước = 4200 J/kg.K ; 
cnhôm = 880 J/kg.K ) 
Giải 
Tóm tắt 
m1 = 0,5 Kg 
c1 = 880 J/kg.K 
t1 = 250C
t = 1000C
m2 = 2 Kg 
cnước = 4200 J/kg.K 
t2= 250C
t= 1000C
Q = ?
Giải
Nhiệt lượng cung cấp cho nhôm để tăng nhiệt độ từ 250C đến 1000C là: Q1 = m1.c1.(t - t1) = 0,5.880.(100 - 25) = 33000 (J)
Nhiệt lượng cung cấp cho nước để tăng nhiệt độ từ 250C đến 1000C là: Q2 = m2.c2.(t – t2) = 2.4200.(100 - 25) = 630000 (J)
Cần cung cấp một nhiệt lượng để đun sôi ấm nước là
Q = Q1 + Q2 = 33000 +630000 = 663000 (J)
Đáp số: 663000 (J)
2/ Người ta thả 600g sắt ở nhiệt độ 1000C vào 400g nước ở nhiệt độ 250C.
 Tính nhiệt độ cân bằng của hỗn hợp sau quá trình trao đổi nhiệt. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường xung quanh. Cho biết cnước = 4200 J/kg.K, csắt= 460 J/kg.K. 
Tóm tắt 
m1 = 600g = 0,6 Kg 
c1 = 460 J/kg.K 
t1 = 1000C
m2 = 400g= 0,4 Kg 
cnước = 4200 J/kg.K 
t2= 250C
t = ?
Giải
Khi có sự cân bằng nhiệt Nhiệt lượng do sắt toả ra bằng nhiệt lượng do nước thu vào nên ta có: Q1 = Q2 
 m1.c1.(t1 - t)= m2.c2.(t – t2) 
= = 31,2 0C
Đáp số: 31,2 0C
3/ Tính nhiệt lượng cần thiết để đun sôi 2Kg nước từ nhiệt độ 200C . Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.k.
Tóm tắt 
m = 2kg 
t1 = 200C 
t2 = 1000C 
c = 4200J/kg.K 
Q = ? (J) 
 Giải
 Áp dụng công thức tính nhiệt lượng
 Q = m. c . t
 Nhiệt lượng cần truyền cho 2kg nước để tăng nhiệt độ từ 200C đến 1000C là: Q = m. c . t
 Q = 2 .4200 . ( 100 – 20 ) = 672000 (J)
 Đáp số: 672000 (J)
4/ Bài 25.3 (SBT – T33)
Giải
Nhiệt lượng do miếng kim loại toả ra: Q1= m1.c1.Dt1= m1.c1(t1 – t)
Nhiệt lượng do nước thu vào: Q2= m2.c2.Dt2= m2.c2(t – t2) 
Nhiệt lượng toả ra bằng nhiệt lượng thu vào: Q1=Q2 hay 
0,4.c1(100-20) = 0,5.4190(20-13)=> c1== 458(J/kg.K) 
 => Kim loại này là thép
5/ Một miếng nhôm có khối lượng 0,5 Kg ở nhiệt độ 100 0 C được nhúng vào nước, khi có sự cân bằng nhiệt, nhiệt độ miếng nhôm hạ xuống còn 30 0 C 
Tính nhiệt lượng mà miếng nhôm đã toả ra?
Tính nhiệt lượng nước đã thu vào?
Biết nhiệt độ ban đầu của nước là 250C . Tính khối lượng nước trong cốc.
Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài và cốc
 (Cho biết cnước = 4200 J/kg.K ; cnhôm = 880 J/kg.K ) 
 Giải
a) Nhiệt lượng miếng nhôm toả ra nhiệt độ hạ từ 1000C đến 300C là: 
Q2 = = m1.c1.(t - t1) = 0,5.880.(100 - 30) = 30800 (J)
b) Khi có sự cân bằng nhiệt thì nhiệt lượng nước thu vào bằng nhiệt lượng miếng nhôm toả ra nên Q2 =Q2 =30800 (J)
c) từ Q2 = m2.c2.(t – t2) 
6/ Một công nhân khuôn vác trong 2 giờ được 48 thùng hàng , mỗi thùng hàng phải tốn một công là 15000 J. Tính công suất của người công nhân đó?
Tóm tắt
t = 2 h= 7200 s
A = 48.15 000 J
P = ?
Giải 
công suất của người công nhân đó là 
 = (W)
Đáp số: 100 W
7/ Một người kéo một vật từ giếng sâu 8m lên đều trong 20s. Người đó phải dùng một lực F = 180 N. Tính công và công suất của người kéo. 
Tóm tắt
t = 20 s
S = 8m
F = 180 N
A =?
P = ?
Giải 
Người kéo đã thực hiện một công là 
A = F.S = 180 . 8 = 1440 (J)
công suất của người công nhân đó là 
 = (W)
Đáp số: 1440 J; 720 W

Tài liệu đính kèm:

  • docDE CUONG ON TAP HK II - VAT LY 8.doc