Giáo án Vật lý Lớp 8 - Tiết 21+22 - Năm học 2010-2011

Giáo án Vật lý Lớp 8 - Tiết 21+22 - Năm học 2010-2011

Hoạt động 2: Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng.

- Nêu lại chuyển động của quả bóng được mô tả ở phần mở bài?

- Khi hạt phấn hoa nằm trên mặt nước, hạt phấn hoa luôn tiếp xúc với hạt nào?

- GV yêu cầu HS trả lời các câu C1,2,3

- Vậy từ đó em rút ra kết luận gì về chuyển động của các nguyên tử, phân tử II. Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng.

- HS đọc SGK.

HS: . Quả bóng lúc bay lên, khi rơi xuống, lúc bật sang trái, khi lăn sang phải.

HS: Hạt phấn hoa luôn tiếp xúc với hạt phân tử nước

HS lần lượt trả lời các câu C1,2,3.

Kết luận: Các nguyên tử phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng

 

doc 4 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 463Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý Lớp 8 - Tiết 21+22 - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :25/8/2010
Ngày giảng:31/8/2010
Tiết 21: 	NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ CHUYỂN ĐỘNG HAY ĐỨNG YÊN
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được các nguyên tử,phân tử chuyển động không ngừng.
- Nêu được ở nhiệt độ càng cao thì các phân tử chuyển động càng nhanh.
- Giải thích được một số hiện tượng xảy ra do chúng chuyển động không ngừng .
- Có thái độ yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ:
GV: - Làm trước TN về hiện tượng khuếch tán của dung dịch đồng Sunphát.
 - Máy chiếu.
HS: Học bài cũ. Đọc bài mới
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH:
1.ổn định tổ chức: 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
- Các chất được cấu tạo như thế nào ?
- Tại sao quả bóng cao su hoặc bóng bay bơm căng, dù có buộc thật chặt cũng cứ ngày 
 3. Bài mới:
Hỗ trợ của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Giới thiệu TN Bơ - Rao
Gv giới thiệu TN Bơ - Rao và liên hệ đến bài học
Hoạt động 2: Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng.
- Nêu lại chuyển động của quả bóng được mô tả ở phần mở bài? 
- Khi hạt phấn hoa nằm trên mặt nước, hạt phấn hoa luôn tiếp xúc với hạt nào?
- GV yêu cầu HS trả lời các câu C1,2,3 
- Vậy từ đó em rút ra kết luận gì về chuyển động của các nguyên tử, phân tử
II. Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng.
- HS đọc SGK.
HS: ... Quả bóng lúc bay lên, khi rơi xuống, lúc bật sang trái, khi lăn sang phải....
HS: Hạt phấn hoa luôn tiếp xúc với hạt phân tử nước
HS lần lượt trả lời các câu C1,2,3. 
Kết luận: Các nguyên tử phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng
Hoạt động 3: Tìm hiểu về mối quan hệ giữa chuyển động của phân tử và nhiệt độ.
-Trong thí nghiệm Bơ - rao, nếu ta càng tăng nhiệt độ của nước thì chuyển động của các hạt phấn hoa càng nhanh.
- Chuyển động của hạt phấn hoa như thế nào khi tăng nhiệt độ của nước 
GV: Thông báo nhiều thí nghiệm khác cũng chứng tỏ: Nhiệt độ càng cao thì nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh. Vì chuyển động của các nguyên tử phân tử liên quan chặt chẽ với nhiệt độ, nên chuyển động này được gọi là chuyển động nhiệt
- Vậy chuyển động của các nguyên tử, phân tử phụ thuộc ntn vào nhiệt độ ?
GV: Làm thí nghiệm nhỏ mực vào 2 cốc nước nóng và nước lạnh
- Giải thích thí nghiệm phần mở bài 
III.Chuyển động phân tử và nhiệt độ
HS: Đọc.
HS: Khi nhiệt độ của nước tăng thì chuyển động của các phân tử nước càng nhanh và va đập vào các hạt phấn hoa càng mạnh làm cho các hạt phấn hoa chuyển động càng nhanh. 
Kết luận: Nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.
Hoạt động 4: Vận dụng (9’)
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ.
 - Tại sao trong nước ao, hồ, sông, biển lại có không khí mặc dù không khí nhẹ hơn nước rất nhiều ?
- Hiện tượng khuyếch tán có phụ thuộc nhiệt độ không? Tại sao?
- Lấy ví dụ về hiện tượng khuếch tán
GV: Giới thiệu hiện tượng khuếch tán xảy ra với chất rắn 
- Hiện tượng khuếch tán xảy ra với chất nào?
GV: Chốt lại bài
IV, Vận dụng
C5: Do các phân tử không khí chuyển động không ngừng về mọi phía xen kẽ vào khoảng cách giữa các phân tử nước.
C6: Nhiệt độ càng cao, hiện tượng khuyếch tán xảy ra càng nhanh. Vì các phân tử chuyển động nhanh hơn.
HS: Lấy ví dụ
HS: Rắn lỏng khí
4. Hướng dẫn về nhà:(1')
- Học thuộc phần ghi nhớ.
- Đọc phần “có thể em chưa biết”.
- Làm bài tập 20.1-20.6 SBT.
Ngày soạn :25/8/2010
Ngày giảng:01/9/2010
Tiết 22: 	NHIỆT NĂNG
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: 
- Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng.Nêu được nhiệt độ của một vật càng cao thì nhiệt năng của nó càng lớn.
	- Nêu được tên hai cách làm biến đổi nhiệt và tìm được ví dụ minh họa cho mỗi cách.
	- Phát biểu được định nghĩa nhiệt lượng và nêu được đơn vị đo nhiệt lượng là gì .
- Kỹ năng: Sử dụng đúng thuật ngữ như: Nhiệt năng, nhiệt lượng truyền nhiệt.
- Thái độ: Trung thực, nghiêm túc trong học tập.
II. CHUẨN BỊ:
	Giáo viên: Chuẩn bị cho cả lớp
	+ 1 quả bóng cao su	+ 2 miếng kim loại
	+ 1 phích nước nóng	+ 2 thìa nhôm
	+ 1 cốc thủy tinh	+ 1 banh kẹp, 1 đèn cồn, diêm.
	Chuẩn bị cho mỗi nhóm HS:1 miếng kim loại.2 cốc nhựa + 2 thìa nhôm
 Học sinh: Học bài cũ. Đọc bài mới.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH:
1.ổn định tổ chức: 
 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15'
 3. Bài mới:
Hỗ trợ của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: ( 5') Tìm hiểu khái niệm nhiệt năng
GV tổ chức tình huống học tập như SGK -- Đọc phần thông tin ở mục I. 
- Nhiệt năng của một vật là gì ?
- Mối quan hệ của nhiệt năng và nhiệt độ? Giải thích ?
- GV chốt lại kiến thức .
I. Nhiệt năng
HS đọc thông tin mục I. 
- Nhiệt năng của vật bằng tổng động năng của các phân tử(Wđ) cấu tạo nên vật.
- Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.
Hoạt động 2: ( 15') Các cách làm thay đổi nhiệt năng.
- GV: Để biết nhiệt năng của vật có thay đổi hay không ta căn cứ vào nhiệt độ của vật có thay đổi hay không Þ có cách nào làm thay đổi nhiệt độ của vật?
- Nếu có 1 đồng xu bằng đồng muốn cho nhiệt năng của nó thay đổi (tăng) ta có thể làm thế nào?
- Gọi đại diện HS nêu phương án làm tăng nhiệt năng của đồng xu.
- Cho HS tiến hành kiểm tra dự đoán đó 
và nêu kết quả của việc làm TN.
- Thả 1 chiếc thìa nhôm vào nước nóng, 1 thìa nhôm giữ lại để đối chứng, dự đoán kết quả.
- Do đâu mà nhiệt năng của thìa nhúng trong nước nóng tăng?
- Nêu phương án làm giảm nhiệt năng của đồng xu, nêu rõ đó là cách thực hiện công hay truyền nhiệt?
- Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng của 1 vật? Nêu rõ các cách đó
II.Các cách làm thay đổi nhiệt năng
- HS thảo luận theo nhóm, đề xuất phương án làm tăng nhiệt năng của đồng xu.
- Đại diện 2, 3 nhóm nêu phương án.
1. Thực hiện công.
- HS làm TN theo nhóm với phương án đề ra. 
- HS làm TN thấy được: Khi thực hiện công lên miếng đồng Þ nhiệt độ của miếng đồng tăng Þ nhiệt năng của miếng đồng tăng (thay đổi).
2. Truyền nhiệt.
- HS nêu phương án.
+ Hơ trên ngọn lửa.
+ Nhúng vào nước nóng.
- Làm TN theo nhóm kiểm tra 
HS: Do nhiệt năng từ nước truyền cho
- HS nêu cách làm giảm nhiệt năng của đồng xu 
Có 2 cách làm thay đổi nhiệt năng của vật, đó là: thực hiện công và truyền nhiệt.
Hoạt động 3: (3')Thông báo định nghĩa nhiệt lượng
- GV Yêu cầu HS đọc thông tin sgk
- Nhiệt lượng là gì? Đơn vị nhiệt lượng
- Khi cho 2 vật có nhiệt độ khác nhau tiếp xúc. Nhiệt lượng truyền từ vật nào sang vật nào?
- Nhiệt độ các vật đó thay đổi thế nào?
III. Nhiệt lượng
-Phần nhiệt năng mà vật nhận thêm hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt được gọi là nhiệt lượng.
- Đơn vị nhiệt lượng: Jun.(kh : J)
- Nhiệt lượng truyền từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp 
HS: Nhiệt độ của vật đó tăng (giảm)
Hoạt động 4 ( 5')Vận dụng – củng cố
- Gọi 1, 2 HS trả lời phần ghi nhớ.
- Yêu cầu HS trả lời C3,4
- Hãy dùng những kiến thức đã học để giải thích hiện tượng nêu ra ở đầu bài
GV chốt : Nội dung ghi nhớ
IV. Vận dụng
C3: Nhiệt năng của miếng đồng giảm, nhiệt năng của nước tăng. Đồng đã truyền nhiệt cho nước.
C4: Cơ năng chuyển hoá thành nhiệt năng. Đây là sự thực hiện công.
4. Hướng dẫn về nhà:(1')
 - Học thuộc phần ghi nhớ. 
 - Làm bài tập 21.1-21.6 SBT.
 - Đọc phần “có thể em chưa biết”.
TUẦN 3 TỪ 30/8 ĐẾN 04/9
 BGH KÍ DUYỆT

Tài liệu đính kèm:

  • docT 21 - 22 LI 8 PC.doc