Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 1 đến 13 - Năm học 2009-2010

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 1 đến 13 - Năm học 2009-2010

Yêu cầu 1 em đọc câu C1 và cho HS thảo luận để đưa ra câu trả lời.

HS: + Ô tô chuyển động xa dần cây cột điện bên đường.

 + Ô tô đứng cạnh một cái cây cột điện, ô tô đang đứng yên.

? Tại sao em lại cho là ô tô chuyển động hay là đứng yên?

HS: +Ô tô chuyển động vì vị trí của nó thay đổi.

 + Ô tô đứng yên vì vị trí của nó không thay đổi.

? Muốn biết được ô tô chuyển động hay đứng yên thì em phải dựa vào yếu tố nào?( So sánh vị trí của ô tô so với cây cột điện )

? Làm thế nào để nhận biết được chiếc thuyền trên sông đang chuyển động hay đứng yên? Đám mây trên trời đang chuyển động hay đứng yên?

? Để nhận biết một vật chuyển động hay đứng yên ta phải dựa vào vật nào? ( Vật mốc)

 

doc 40 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 613Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 1 đến 13 - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 NS: 14 /8 /2009
 Chương I: Cơ học
 Tiết1: Bài 1: chuyển động cơ học 
I. Mục tiêu:
* Kiến thức: 
 - Nêu được những ví dụ về chuyển động cơ học trong đời sống hàng ngày.
 - Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động và đứng yên, đặc biệt biết xác định trạng thái của vật đối với mỗi vật được chọn làm mốc.
 - Nêu được ví dụ về các dạng chuyển động cơ học thường gặp: chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn.
 * Kỹ năng:
- Rèn luyện khả năng quan sát, so sánh của học sinh.
* Thái độ: Yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
*Cả lớp: Tranh vẽ h 1.1, h1.2, h1.3 SGK tr 4,5 nếu có. 
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1:(5p) Đặt vấn đề bài mới
GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK và cho biết chương cơ học lớp 8 nghiên cứu những vấn đề gì? ( HS trả lời như SGK) 
GV: ĐVĐ Mặt trời mọc ở đằng đông, lặn ở đằng tây như vậy có phải Mặt trời chuyển động còn Trái đất đứng yên không? ( HS đưa ra các ý kiến trả lời có thể đúng có thể sai ...) 
GV: Để kiểm tra xem câu trả lời của các em đúng hay sai bài hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó .
Hoạt động 2: (15p) Nhận biết một vật chuyển động hay đứng yên
?Yêu cầu 1 em đọc câu C1 và cho HS thảo luận để đưa ra câu trả lời.
HS: + Ô tô chuyển động xa dần cây cột điện bên đường.
 + Ô tô đứng cạnh một cái cây cột điện, ô tô đang đứng yên.
? Tại sao em lại cho là ô tô chuyển động hay là đứng yên? 
HS: +Ô tô chuyển động vì vị trí của nó thay đổi.
 + Ô tô đứng yên vì vị trí của nó không thay đổi.
? Muốn biết được ô tô chuyển động hay đứng yên thì em phải dựa vào yếu tố nào?( So sánh vị trí của ô tô so với cây cột điện ) 
? Làm thế nào để nhận biết được chiếc thuyền trên sông đang chuyển động hay đứng yên? Đám mây trên trời đang chuyển động hay đứng yên?
? Để nhận biết một vật chuyển động hay đứng yên ta phải dựa vào vật nào? ( Vật mốc)
? Vậy vật mốc là gì? Trong thực tế những vật nào có thể chọn để làm mốc? 
HS: Vật mốc là vật chọn để so sánh thường là vật gắn liền với trái đất.
? Khi nào được gọi là chuyển động cơ học? 
GV Chuyển động cơ học gọi tắt là chuyển động 
? Lây một vài ví dụ về chuyển động cơ học, chỉ rõ vật được chọn làm mốc? 
GV yêu cầu vài HS lấy ví dụ và yêu cầu bạn khác nhận xét câu trả lời của bạn. 
? Khi nào một vật được coi là đứng yên? Tìm vài ví dụ về vật đứng yên và chỉ rõ vật được chọn làm mốc?
? Có khi nào một vật vừa chuyển động với vật này vừa đứng yên với vật khác không? 
? Một người đang ngồi trên ô tô rời bến hãy cho biết người đó chuyển động hay đứng yên? 
HS: + Nếu chọn ô tô làm mốc thì người đó đang đứng yên.
 + Nếu chọn bến xe làm mốc thì người đó đang chuyển động. 
GV vậy chuyển động hay đứng yên chỉ có tính tương đối 
I/ Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên.
* Chú ý: Ta có thể chọn bất kì một vật nào đó làm mốc. Thường chọn trái đất và những vật gắn với trái đất làm vật mốc. Như cây cối, nhà cửa, cây cột số...
* Khi vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời giạn thì vật chuyển động so với vật mốc. Chuyển động này gọi là chuyển động cơ học
Ví dụ: Ô tô chuyển động so với cây cột điện bên đường. 
( Vật làm mốc là cột điện)
*Một vật được coi là đứng yên khi vật không thay đổi vị trí đối với một vật khác được chọn là mốc. 
Ví dụ: Một người ngồi cạnh cây cột điện thì người đó là đứng yên so với cây cột điện. 
( Cột điện là vật làm mốc)
Hoạt động 3:(18p) Tìm hiểu tính tương đối của chuyển động và đứng yên 
?Quan sát H1.2 Làm câu C4? 
? Hành khách đang ngồi trên toa tàu rời khỏi nhà ga so với nhà ga thì hành khách chuyển động hay đứng yên? tại sao? ( Hành khách chuyển động vì hành khách thay đổi vị trí so với nhà ga )
? So với toa tàu thì hành khách chuyển động hay đứng yên tại sao? ( Hành khách đứng yên vì hành khách không thay đổi vị trí so với toa tàu)
? Dựa vào 2 câu trả lời trên hãy điền vào chỗ chấm của câu C6? 
với vật này
 Đứng yên
? Em hãy nêu một vài ví dụ minh hoạ cho nhận xét trên? 
? Chuyển động hay đứng yên phụ thuộc vào yếu tố nào? ( vật chọn làm mốc)
? Qua các kiến thức đã học em nào có thể đưa ra câu trả lời chính xác cho câu hỏi nêu ra ở đầu bài? 
HS: Mặt trời thay đổi vị trí so với một điểm mốc gắn với trái đất vì vậy có thể coi Mặt trời là chuyển động khi lấy mốc là trái đất 
? Yêu cầu HS làm việc cá nhân trả lời câu C10. 
? Khi nói khỏang cách từ vật tới vật mốc 
không thay đổi thì vật đứng yên so với vật mốc nói như thế có phải lúc nào 
cũng đúng hay không? lấy ví dụ minh hoạ? 
II/ Tìm hiểu tính tương đối của chuyển động và đứng yên.
* Một vật có thể chuyển động với vật này nhưng lại là đứng yên đối với vật khác. 
* Ví dụ: Hành khách chuyển động so với nhà ga nhưng lại đứng yên so với tàu.
* Chuyển động hay đứng yên phụ thuộc vào việc chọn vật làm mốc ta nói chuyển động hay đứng yên có tính tương đối.
C10:
- Ô tô : chuyển động so với người đứng bên đường và cột điện. Đứng yên so với người lái xe.
 - Người lái xe: Chuyển động so với cây cột điện và người đứng bên đường. đứng yên so với ô tô.
 - Người đứng bên đường: Chuyển động so với ô tô và người lái xe. đứng yên so với cây cột điện.
 - Cột điên: Chuyển động so với ô tô và người lái xe. Đứng yên so với người đứng bên đường. 
C11: Có lúc không đúng ví dụ : Vật chuyển động tròn quanh vật làm mốc như chuyển động của đầu kim đồng hồ.
Hoạt động 5: ( 5p)Tìm hiểu một số chuyển động thường gặp 
? Bằng thực tế và quan sát hình vẽ SGK em hãy cho biết gồm có những dạng chuyển động nào thường gặp? 
? Hãy tìm thêm vài ví dụ về chuyển động thẳng, chuyển động cong và chuyển động tròn trong cuộc sống? 
III/ Một số chuyển động thương gặp
Chuyển động thẳng
Chuyển động cong
Chuyển động tròn.
 Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà( 2p) 
 - Học thuộc phần ghi nhớ SGK.
 - Làm bài tập 1.1 đến 1-.6 SBT
 - Đọc trước bài 2 .
NS: 21/ 8 /2009
 Tiết 2: Bài 2: vận tốc
I. Mục tiêu:
 * Kiến thức: 
 - Từ ví dụ so sánh quãng đường chuyển động trong một giây của mỗi chuyển động để rút ra cách nhận biết sự nhanh hay chậm của chuyển động đó (gọi là vận tốc).
 - Nắm vững công thức tính vận tốc v = và ý nghĩa của khái niện vận tốc. Đơn vị hợp pháp của vận tốc là m/s, km/h và cách đổi đơn vị vận tốc.
 - Vận dụng công thức để tính quãng đường thời gian của chuyển động . 
 *Kỹ năng:
 - Rèn luyện kĩ năng so sánh và kĩ năng vận dụng công thức làm bài tập. 
 * Thái độ: Trung thực thông qua việc ghi kết quả đo.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
*GV: Bảng 2.1, 2.2 SGK tr 8,9 ( phiếu học tập )
 Tranh vẽ tốc kế của xe máy. 
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ + Tổ chức tình huống học tập ( 10phút)
?1: Làm bài 1.1, 1.2, 1.3
?2: Lmà bài 1.4, 1.5, 1.6
GV ở bài trước các em đã biết một vật chuyển động hay đứng yên bài hôm nay ta đi tìm hiểu xem thế nào là chuyển động nhanh, châm. ví dụ : Người đi xe máy đi nhanh hơn người đi bộ ta nói người đi xe máy có vận tốc lớn hơn người đi bộ vậy vận tốc là gì? 
Hoạt động 2: Tìm hiểu về vận tốc ( 15p) 
?GV hướng dẫn HS tìm hiểu bảng 2.1 SGK trả lời câu C1, C2? 
? Để biết được bạn nào chạy nhanh bạn nào chạy chậm ta phải làm như thế nào? ( Cùng quãng đường bạn nào mất ít thời gian hơn thì bạn đó chạy nhanh hơn)
GV yêu cầu các nhóm tính quãng đường mỗi học sinh chạy được trong 1s ghi vaò cột 5 của phiếu học tập 
GV treo bảng phụ yêu cầu HS sử lí kết quả.
? Từ kết quả trên hãy cho biết bạn 
nào chạy nhanh nhất? ( Hùng)
? Trong một giây bạn hùng chạy được bao nhiêu m? ( 6,67m) 
GV quãng đường chạy được trong 1s gọi là vận tốc .
? Độ lớn của vận tốc biểu thị tính chất nào của chuyển động ? ( Nhanh hay chậm)
? Độ lớn của vận tốc được tính như thế nào? 
? Từ kết luận trên ta có thể rút ra công thức tính vận tốc như thế nào? 
? Giải thích ý nghĩa các đại lượng có mặt trong công thức? 
? Từ công thức (1) muốn tính quãng đường, thời gian ta làm như thế nào? 
? Vận tốc được tính theo đơn vị nào? 
GV phát phiếu học tập yêu cầu học sinh đọc thông tin SGK hoàn thành bảng 2.2 và cho biết đơn vị hợp pháp của vận tốc là gì? 
GV ngoài 2 đơn vị trên thì đôi khi người ta còn sử dụng các đơn vị khác ví dụ km/s đối với những chuyển động có vận tốc lớn.
? Cũng như các đại lượng khác phải có dụng cụ đo vậy dụng cụ để đo vận tốc là gì? ( h2.2 Tốc kế xe máy)
GV khi xe chuyển động thì kim của tốc kế quay chỉ đến số nào thì cho biết vận tốc của chuyển động.
I/ Vận tốc là gì? 
Bảng 2.1
Cột
1
2
3
4
5
TT
Tên
s(m)
t( s)
xếp
s/ t
1
An
60
10
3
6
2
Bình 
60
9,5
2
6,32
3
Cao
60
11
5
5,45
4
Hùng
60
9
1
6,67
5
Việt
60
10,5
4
5,71
Kết luận: 
* Độ lớn của vận tốc cho biết sự nhanh hay chậm của chuyển động 
* Độ lớn của vận tốc được tính bằng quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
II/ Công thức tính vận tốc.
 v = (1) 
trong đó: v: Vận tốc
 s: Quãng đường 
 t: Thời gian đi hết quãng đường. 
(1)→ s = v.t t = 
III/ Đơn vị vận tốc.
Bảng 2.2
Đvị 
m
m
km
km
cm
t
s
ph
h
s
s
v
m/s
m/ph
km/h
km/s
cm/s
* đơn vị hợp pháp của vận tốc là: m/s và km/h
* Dụng cụ đo vận tốc là tốc kế( gọi là đồng hồ đo vận tốc)
Hoạt động 3: Vận dụng( 18p) 
? GV yêu cầu HS làm việc cá nhân trả lời C5 GV hướng dẫn. 
? Nói vận tốc của ô tô là 36km/h, xe đạp 18,8 km/h, tàu hoả 10m/s điều đó có nghĩa là gì? 
? Làm thế nào để biết được trong 3 chuyển động trên chuyển động nào nhanh nhất, chậm nhất? ( đổi vận tốc ra cùng đơn vị đo)
GV yêu cầu HS đọc đề C6, C7, C8 tóm tắt đề, 3 hs lên bảng trình bày lời giải. các HS khác ở dưới tự trình bày và vở và nhận xét bài làm của bạn.
C5a/ Mỗi giờ ô tô đi được 36 km
Mỗi giờ xe đạp đi được 10,8 km
Mỗi giây tàu hoảđi được 10 m
C5b/ để biết được vật nào chuyển động nhanh, châm ta phải so sánh vận tốc. ( đối ra cùng một đơn vị đo )
 Ô tô: v = 36km/h = 
 Xe đạp: v = 10,8 km/h =
 Xe lửa: v = 10m/s. 
Ô tô , xe lửa chuyển động ngang nhau, xe đạp chuyển động chậm nhất.
C6: Tóm tắt: 
 t = 1,5 h
 s = 81 km
 v = ? km/h; m/s 
Giải: Vận tốc của tàu là: 
 v = 
 Đáp số: v = 15 m/s.
C7: Tóm tắt: 
t = 40 p = 2/3 h
v = 12km/h
s = ? km
Giải: Quãng đường người đó đi được là: 
 s = v.t = 12. 2/3 = 8km.
 đ/s: s = 8km
C8: Tóm tắt: t = 30p = 1/2h
 v = 12km/h
 s = ? km
Giải: Khoảng cách từ nhà đến nơi làm việc là: s = v.t = 4. 1/2 = 2 km.
Đ/S: s = 2 km.
Hoạt động 5: Hướng dẫn học ở nhà( 2p) 
 - Học thuộc phần ghi nhớ SGK.
 - Đọc phần có thể em chưa biết. 
 - Làm 2.1 →2.5 SBT.
 - Đọc trước bài 3. Chuyển động đều, chuyển động không đều.
NS: 28/8/2009
 Tiết3: Bài 3: Chuyển động đều- chuyển động không đều
Mục tiêu:
* Kiến thức: 
 - HS biết phát biểu định nghĩa chuyển động đều và nêu được những ví dụ về chuyển động đều.
 - Nêu được ví dụ về chuyển động khô ... C12? 
? Có xác định được độ cao khí quyển không? 
? Trọng lượng riêng của khí quyển có thay đổi theo độ cao không? 
? Tại sao mọi vật trên trái đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển? 
? Tại sao đo po = pHg trong ống? 
III/ Vận dụng 
C8: Tờ giấy không rơi chứng tỏ: po = pn 
C10: po = pHg có độ cao 76cmtrong ống thuỷ ngân.
C11: po = pn = d.h 
 →h = 
C12: Không. Vì áp suất khí quyển được tính bằng công thức: p = d.h
+ h không xác định được 
+ d giảm dần theo độ cao.
.
Hoạt động 5: Hướng dẫn học ở nhà( 2p) 
 - Học thuộc phần ghi nhớ SGK.
 - Đọc phần có thể em chưa biêt.
 - Làm bài tập 9.1 đến 9.7SBT
NS: 5/11/ 2007
 Tiết 10: ôn tập 
 Tiết 11: Kiểm tra 1 tiết
I) Mục tiêu:
 *Kiến thức: 
 - Học sinh nắm được chuyển động, đứng yên, vật làm mốc, vận tốc trung bình của chuyển động, quán tính, lực ma sát, áp lực, áp suất chất rắn, áp suất chất lỏng  
* Kĩ năng: 
 - Biết vận dụng công thức tính vận tốc trung bình, công thức tính áp suất chất rắn, chất lỏng.
II) Đề bài: 
 1/ Hình thức : Trắc nghiệm + Tự luận
 2/ Tỉ lệ: 40% trắc nghiệm, 60% Tự luận
 Khoanh tròn vào câu trả lời đúng từ câu 1 đến câu 8
Câu 1: Hai người X và Y ngồi trên ô tô đang chuyển động trên đường, người Z đang đứng ở bên đường. Nhận xét nào sau đây là sai
A. X không chuyển động so với Y B. X không chuyển động so với Z
C. Y chuyển động so với Z. D. Z chuyển động so với X
Câu 2: Khi ta nói trăng lên lấy vật nào sau đây làm mốc là sai
A. Trái Đất B. Mặt Trăng
C. Các vì sao trên bầu trời. D. Một vật trên trái đất.
Câu 3: Vận tốc của các chuyển động V1 = 18km/h, V2 = 14m/s, V3 = 1km/ph. chọn đáp án đúng trong các câu sau: 
A. V1 > V2 > V3. B. V2 > V3 > V1. 
C. V3 > V1 > V2. C. V3 > V2 > V1. 
Câu 4: Một viên bi lăn hết máng nghiêng với quãng đường S1 hết thời gian t1. sau đó lăn trên quãng đường nằm ngang S2 hết thời gian t2. Vận tốc trung bình trên cả quãng đường được tính theo công thức nào trong các công thức sau? 
A. Vtb = B. Vtb = 
C. Vtb = D. Vtb = 
Câu 5: Hiện tượng nào trong các hiện tượng sau đây không phải là do quán tính? 
Bạn Nam đang đi trên đường bị vấp ngã về phía trước.
Bạn bắc đi trong trời mưa, không cẩn thận bị trượt ngã về phía sau. 
Bạn đông rửa tay xong thì vẩy mạnh bàn tay cho tay ráo nước.
Bạn tây đập mạnh rẻ lau bảng vào gốc cây cho bụi phấn trong rẻ bay bớt ra ngoài
Câu 6: Kéo 1 hộp gỗ trên mặt bàn thông qua lực kế, kết quả ghi được là: 
Hộp gỗ đứng yên khi lực kế chỉ 10N.
Hộp gỗ chuyển động đều khi lực kế chỉ 12N.
Hộp gỗ chuyển động nhanh dần khi số chỉ của lực kế lớn hơn 12 N.
Lực ma sát nghỉ xuất hiện trong trường hợp nào? 
Câu 7: Chọn câu đúng nhất trong các câu sau: 
áp lực là lực ép của vật lên mặt giá đỡ.
áp lực là lực ép cuả lực ép lên vật.
áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
áp lực là lực ép vuông góc với mặt bị ép và có độ lớn bằng trọng lượng của vật. 
Câu 8: Đơn vị nào trong các đơn vị sau đây là đơn vị đo áp suất? 
A. kg/m3 B. N/m3
C. N/m2 D. kg/m2.
Câu 9: Một người đi xe đạp xuống một cái dốc dài 120m hết 30s, sau đó đi trên đoạn đường nằm ngang 60m nữa hết 24s rồi dừng lại. Tính vận tốc trung bình của người đi xe đạp trên trên mỗi đoạn đường và cả quãng đường . 
Câu 10: Một Thùng nhôm có khối lượng 16,8 kg đặt trên mặt bàn nằm ngang, biết diện tích tiếp xúc của đáy thùng nhôm với mặt bàn là 0,3 m2 . 
 a) Tính áp suất do thùng nhôm tác dụng xuống mặt bàn. 
 b) Thùng nhôm cao 1,2m đổ đầy nước. Tính áp suất của nước lên đáy thùng và lên một điểm cách đáy thùng 0,4m.
III/ Đáp án + thang điểm
Câu
Đáp án
Điểm
1
B
0,5
2
B
0,5
3
D
0,5
4
B
0,5
5
B
0,5
6
A
0,5
7
C
0,5
8
C
0,5
9
Vtb1 = 
Vtb2 = 
Vtb = 
1
1
1
10
 a)p= 
b) p1 = d.h1 = 10000.1,2 = 12000N/m2
 p2 = d.h2 = 10000.( 1,2 - 0,4) = 8000N/m2
1
1
1
NS:15/11 /2008 
 Tiết12: Bài 10: Lực đẩy ác si mét 
I. Mục tiêu:
* Kiến thức: 
 - Nêu được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại củaFA.
 - Viết được công thức tính độ lớn của FA. nêu tên các đại lượng có mặt trong công thức.
* Kỹ năng:
 - Giải thích được các hiện tượng đơn giản thường gặp có liên quan.
 - Vận dụng được công thức tính lực đẩy các si mét để giải các bài tập đơn giản.
 - Rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm, đọc kết quả và xử lí thí nghiệm.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
* Mỗi nhóm: .1chậu nước, cốc nhưa, 1lực kế, bình tràn, quả nặng khăn lau giá treo, bút dạ.
* GV: Bảng 10.2, 10.3 
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: kiểmt tra bài cũ + tổ chức tình huống học tập (2p) 
GV Tại sao khi kéo nước từ dưới giếng lên gầu nước khi còn ngập nhẹ hơn khi đã lên khỏi mặt nước?
Có phải chất lỏng đã tác dụng một lực lên vật nhúng trong nó không? 
Để trả lời câu hỏi này chúng ta nghiên cứu bài học hôm nay.
Hoạt động 2: Tìm hiểu tác dụng của chất lỏng tác dụng lên vật nhúng chìm trong lòng nó (28p) 
 ?GV yêu cầu 1HS đọc C1 quan sát H10.2 và dự đoán.
HS: Dự đoán: P1 < P; P1 = P.
GV yêu cầu HS làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán và báo cáo kết quả? 
Nhóm
P(N)
P1 (N)
P P1
1
2
3
4
5
6
? Qua kết quả thí nghiệm ta rút ra nhận xét gì?
 ? Từ nhận xét thí nghiệm trả lời C1? 
HS: C1: Vì chất lỏng đã tác dụng vào vật nặng một lực đẩy lên.
? Lực đẩy vật lên này có đặc điểm gì? 
HS: Điểm đặt vào vật, có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên.
? Chọn từ thích hợp điền vào câu kết luận? 
GV lực có đặc điểm như trên gọi là lực đẩy ác si mét.kí hiệu là FA 
? Độ lớn của lực đẩy ac si mét được tính như thế nào? 
I/Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong lòng nó.
a) Thí nghiệm.
+ Dự đoán: P1 < P; P1 = P.
+ Kiểm tra :
Nhận xét: Khi nhúng chìm một vật vào trong chất lỏng, chất lỏng đã tác dụng một lực lên vật, nâng vật lên.
Kết luận: Một vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng tác dụng một lực đẩy hướng từ dưới lên trên.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về độ lớn của lực đẩy ac si mét(15p)
 ?GV ngoài các yếu tố đó là điểm đặt , phương , chiều, thì lực này còn có một yếu tố rất quan trọng đó là độ lớn vậy độ lớn của lực này có đo được không đo bằng cách nào?
? Hãy dự đoán về độ lớn của lực đẩy 
ácsimét? 
GV thông báo lực này là do nhà bác học Ac simet tìm ra ông ta dự đoán lực này có độ lớn bằng trọng lượng phần chất lỏng vật bị chiếm chỗ.
Yêu cầu HS quan sát GV làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán? 
? quan sát h10.3 nêu dụng cụ và các bước tiến hành thí nghiệm? 
Yêu cầu HS quan sát thí nghiệm điền vào bảng. 
P1
P2
P1’
 P1 P1/
Từ bảng kết quả thí nghiệm hãy cho biết nhận xét trên là đúng hay sai? Trả lời C3? 
? Vậy độ lớn của lực đẩy ca si mét được tính theo công thức nào? 
II/ Độ lớn của lực đẩy ac si mét (FA
1)Dự đoán: 
 * FA = P
* FA phụ thuộc vào lượng chất lỏng trong bình.
2/ Thí nghiệm kiểm tra 
 B1: h10.3a
 B2: h10.3b
 B3: h10.3c
C3: 
- Nhúng vật chìm trong bình tràn, thể tích nước tràn ra chính là thể tích của vật.
- Khi vật nhúng trong nước bị nước đẩy một lực từ dưới lên số chỉ của lực kế lúc này là P2 = P1 – F < P1. 
P1 : là trọng lượng của vật
FA: là lực đẩy Ac si mét.
- Khi đổ nước từ cốc B vào cốc A lực kế chỉ P1’ = P1 điều đó chứng tỏ lực đấỷ ac si mét có độ lớn bằng trọng lượng phần chất lỏng bị chiếm chỗ vậy dự đoán của ác si mét là đúng.
3) Công thức tính độ lớn của lực đẩy ác si mét 
 FA = d.V
Trong đó: 
d : trọng lượng riêng của chất lỏng
V: thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
 F A: lực đẩy Ac si mét.
Hoạt động 4: Vận dụng (5p) 
 ? GV yêu cầu HS làm việc cá nhân trả lời C4, C5, C6? 
III/ Vận dụng 
C4: Vì gầu nước chìm trong nước bị nước tác dụng một lực đẩy hướng từ dưới lên trên, lực này có độ lớn bằng trọng lượng của phần nước bị gầu nước chiếm chỗ.
C5: Hai thỏi chịu tác dụng của lực đẩy Ac si mét có độ lớn bằng nhau vì lực đẩy ác si mét chỉ phụ thuộc vào trọng lượng riêng của nước và thể tích của phần nước bị mỗi thỏi chiếm chỗ.
C6: Thỏi nhúng vào nước chịu lực đấy ác si mét lớn hơn . Vì hai thỏi có thể tích như nhau nên lực đẩy ác si mét phụ thuộc vào trọng lượng riêng của chất lỏng
 ( d nước > d đầ) 
Hoạt động 5: Hướng dẫn học ở nhà( 2p)
 - Làm câu C7, chuẩn bị mỗi em một 
 mẫu báo cáo thực hành trang 42.
 - Học thuộc phần ghi nhớ SGK
 - Đọc phần có thể em chưa biết
 - Làm bài tập trong SBT 10.1 đến 10.6 
 ( Lớp 8c làm 4 bài )
NS: 24/11/2007
 Tiết 13: Bài 11: thực hành và kiểm tra thực hành: 
 nghiệm lại lực đẩy Acsimét
I. Mục tiêu:
 - Viết được công thức tính độ lớn lực đẩy Acsimét , nêu đúng tên và đơn vị đo các đại lượng có mặt trong công thức.
 - Tập đề suất phương án làm thí nghiệm với những dụng cụ đã có .
 - Sử dụng được lực kế bình chia độ ..để làm thí nghiệm kiểm chứng độ lớn lực đẩy Acsimét . 
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
* Mỗi nhóm: .1lực kế, một vật nặng bằng nhôm có thể tích 50 cm3 , một bình chia độ, một giá đỡ, một khăn lau.
 * Mỗi học sinh một bản báo cáo thí nghiệm. 
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Ôn lại kĩ năng đo trọng lượng và thể tích (5p) 
? Nêu dụng cụ đo trọng lượng và thể tích của một vật ? 
? Cách đo trọng lượng và thể tích của một vật ? 
HS1: Dùng lực kế đo trọng lượng và dùng bình chia độ và bình tràn để đo thể tích vật rắn . 
GV yêu cầu HS nêu rõ cách đo ? 
Hoạt động 2: Nội dung thực hành ( 35 p) 
 ? Nêu mục tiêu bài thực hành ? 
? Muốn đo lực đẩy acsi mét cần có những dụng cụ gì? tiến hành theo mấy bước bước đó là những bước nào? 
GV yêu cầu nhận dụng cụ đo lực đẩy acsi mét và điền vào báo cáo thí nghiệm 
? Muốn đo thể tích của vật nặng ta làm như thế nào? 
? Nêu cách đo thể tích phần nước bằng thể tích của vật? 
GV yêu cầu học sinh nhận dụng cụ làm thí nghiệm .
? Muốn đo trọng lượng của chất lỏng ta làm như thế nào? 
? Trọng lượng của phần nước bị vật chiếm chỗ được tính như thế nào? 
1) Đo lực đẩy Acsi mét 
B1: Đo P trong không khí.
B2: Nhúng chìm vật trong nước đo hợp lực F.
B3: Tính FA = P – F ( đo 3 lần ) 
B4: FA = 
2- Đo trọng lượng của phần nước có thể tích bằng thể tích của vật 
*Đo thể tích vật nặng cũng chính là đo thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
B1: Đổ nước vào bình chia độ đánh dấu mức nước khi chưa bỏ vật. V1 
B2: Nhúng vật chìm trong nước đánh dấu mức nước dâng lên V2 
B3: Thể tích của vật được tính 
 V = V2 – V1 
* Đo trọng lượng của chất lỏng có thể tích bằng thể tích của vật .
B1: Dùng lực kế đo trọng lượng của bình nước ở mức nước1 (P1)
B2: Đổ thêm nước vào bình đến mức 2 đo trọng lượng của bình (P2) 
 B3: PN = P2 – P1 ( Đo 3 lần ) 
 B4: P = 
3- So sánh kết quả P và FA nhận xét và rút ra kết luận.
Hoạt động 3: Thu báo cáo thực hành nhận xét tiết thực hành ( 5p) 
Thu báo cáo thực hành
Nhận xét ý thức trong tiết thực hành 
Thu dọn dụng cụ thực hành .
Đọc trước bài sự nổi .

Tài liệu đính kèm:

  • dockhoi 8.1.doc