Đề cương ôn tập học kì II môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Giản Nguyên - Trường THCS Hoàng Liệt

Đề cương ôn tập học kì II môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Giản Nguyên - Trường THCS Hoàng Liệt

Bài 1. Một người đi xe máy trên đoạn đường 5km, lực cản trung bình của chuyển động là 70N. Tính công của lực kéo của động cơ trên quãng đường đó. Coi chuyển động của xe là chuyển động đều.

Bài 2. Một thang máy có khối lượng m = 500kg, được kéo từ đáy hầm mỏ sâu 120m lên mặt đất bằng lực căng của 1 dây cáp. Tính công nhỏ nhất của lực căng để thực hiện việc đó.

Bài 3. Động cơ của 1 ôtô thực hiện kéo không đổi là 3600N.Trong 30s ôtô đi được quãng đường 540m,coi chuyển động của ôtô là đều. Tinh vận tốc của ôtô và công của lực kéo.

Bài 4. Một thang máy có khối lượng 580kg, được kéo từ đáy hầm mỏ sâu 125m lên mặt đất bằng lực căng của 1 dây cáp do máy thực hiện.

 

doc 3 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 494Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Giản Nguyên - Trường THCS Hoàng Liệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS HOÀNG LIỆT
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN VẬT LÍ KHỐI 8 HỌC KÌ 2
NĂM HỌC 2011 -2012
PHẦN LÍ THUYẾT
Công cơ học phụ thuộc vào những yếu tố nào? viết công thức tính công và đơn vị của công?
Trình bầy định luật về công? viết công thức tính hiệu suất của các máy cơ đơn giản?
Công suất của một máy cơ, một vật cho biết điều gì? viết công thức tính và đơn vị của công suất?
Khi nào vật có cơ năng? Cơ năng của một vật tồn tại dưới những dạng nào? Lấy ví dụ minh họa?
Nhiệt năng là gì? Các cách làm biến đổi nhiệt năng? Lấy ví dụ minh họa?
Trình bầy các hình thức truyền nhiệt, lấy ví dụ minh họa cho mỗi hình thức?
PHẦN BÀI TẬP
Bài tập về công, công suất, định luật về công
Bài tập về tính nhiệt lượng thu vào hoặc tỏa ra, phương trình cân bằng nhiệt.
Bài tập về giải thích cấu tạo chất, chuyển động của phân tử.
Bài tập giải thích các dạng cơ năng, nhiệt năng, các phương thức truyền nhiệt, các hiện tượng xảy ra trong quá trình truyền nhiệt.
VẬN DỤNG
Dạng bài tập về công
Bài 1. Một người đi xe máy trên đoạn đường 5km, lực cản trung bình của chuyển động là 70N. Tính công của lực kéo của động cơ trên quãng đường đó. Coi chuyển động của xe là chuyển động đều.
Bài 2. Một thang máy có khối lượng m = 500kg, được kéo từ đáy hầm mỏ sâu 120m lên mặt đất bằng lực căng của 1 dây cáp. Tính công nhỏ nhất của lực căng để thực hiện việc đó.
Bài 3. Động cơ của 1 ôtô thực hiện kéo không đổi là 3600N.Trong 30s ôtô đi được quãng đường 540m,coi chuyển động của ôtô là đều. Tinh vận tốc của ôtô và công của lực kéo.
Bài 4. Một thang máy có khối lượng 580kg, được kéo từ đáy hầm mỏ sâu 125m lên mặt đất bằng lực căng của 1 dây cáp do máy thực hiện.
Tính công nhỏ nhất của lực căng để thực hiện việc đó.
Biết hiệu suất của máy là 75%. Tính công do máy thực hiện và công hao phí do lực cản.
Dạng bài về định luật công
 Bài 1. khi đưa 1 vật lên cao 2,5m bằnng mặt phẳng nghiêng, người ta phải thực hiện công là 3600J.Biết hiệu suất của mặt phẳng nghiêng là 0,75. Tính trọng lượng cảu vật.Cho biết chiều dài của mặt phẳng nghiêng là 24m,tìm công để thắng lực ma sát khi kéo vật lên và độ lớn của lực ma sát đó.
Bài 2. Một máy bay trực thăng khi cất cánh, động cơ tạo ra 1 lực phát động 10500N, sau 90s máy bay đạt được độ cao 850m.Tính công của động cơ máy bay trong thời gian cất cánh.
F
M
l
h
2
m
1
a
·
·
·
Bài 3. Cho hệ thống như hình vẽ. Góc nghiêng a = 300, dây và ròng rọc là lý tưởng. Xác định khối lượng của vật M để hệ thống cân bằng. Cho khối lượng m = 1kg. Bỏ qua mọi ma sát.
Dạng bài về công suất
Bài 1. Một máy bay khi hoạt động với công suất P = 1600W thì nâng được 1 vật nặng 70kg lên độ cao 10m trong 60s.
Tính công suấ ma 2 máy bay đã thực hiện trong thời gian nâng vật.
Tìm hiệu suất của máy bay trong quá trình làm việc.
Bài 2. Để kéo 1 vật lên cao 5m, người ta cần dùng lực tối thiểu là 850N. Cũng để thực hiện việc này người ta dùng 1 máy kéo tới có công suất 1450W và hiệu suất 70%, tính thời gian máy làm công việc trên.
Bài 3. Một máy bay trực thăng khi cất cánh,động cơ có công suất 95600W tạo ra 1 lực phát động 7500N nâng máy bay lên đều. Tính công của động cơ thực hiện trong 45s và quãng đườngmáy bay nâng lên theo phương thẳng đứng trong thời gian đó.
Dạng bài về công thức nhiệt
Bài 1. Người ta cung cấp cho 5 lít nước một nhiệt lượng là 600 kJ. Hỏi nước sẽ nóng lên bao nhiêu độ? 
Bài 2. Một thỏi sắt có khối lượng 4,5 kg được nung nóng tới 3200C. Nếu thỏi sắt nguội đến 700C thì nó tỏa ra nhiệt lượng bao nhiêu? Biết nhiệt dung riêng của sắt là 460J/kg.độ.
Bài 3. Người ta hạ nhiệt độ cho 400g nước sôi ở 1000C và 12 lít nước ở 240C xuống cùng nhiệt độ là 100C. Hỏi trường hợp nào nhiệt lượng tỏa ra nhiều hơn và nhiều hơn bao nhiêu? Cho nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.độ.
Dạng bài về phương trình cân bằng nhiệt
Bài 1. Thả một quả cầu nhôm có khối lượng 0.2 kg đã được nung nóng tới 1000C vào một cốc nước 200C. Sau một thời gian, nhiệt độ của quả cầu và nước đều bằng 270C.
Tính nhiệt lượng do quả cầu tỏa ra.
Tìm khối lượng nước trong cốc.
Coi như chỉ có quả cầu và nước trao đổi nhiệt với nhau.
Bài 2. Người ta pha một lượng nước ở 800C vào một bình chứa 9l nước đang có nhiệt độ 220C. Nhiệt độ cuối cùng khi có cân bằng nhiệt là 360C. Tính lượng nước đã pha thêm vào bình.
Bài 3. Người ta thả một thỏi đồng nặng 0.6kg ở nhiệt độ 850C vào 0.35kg nước ở nhiệt độ 200C. Hãy xác định nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt. Cho nhiệt dung riêng của đồng là 380J/kg.độ.
Bài 4. Đổ một lượng chất lỏng vào 20g nước ở nhiệt độ 1000C. Khi có cân bằng nhiệt, nhiệt độ của hỗn hợp là 360C, khối lượng hỗn hợp là 140g. Tìm nhiệt dung riêng của chất lỏng đã đổ vào, biết rằng nhiệt độ ban đầu của nó là 200C.
Bài 5. Thả đồng thời 150g sắt ở 200C và 500g đồng ở 250C vào 250g nước ở 950C. Tính nhiệt độ khi cân bằng nhiệt. Cho nhiệt dung riêng của sắt là 460J/kg.độ, đồng 380J/kg.độ.
Bài 6. Một cái nồi nhôm chứa nước ở t1=240C.Cả nồi và nước có khối lượng là 3 kg ,người ta đổ thêm vào đó 1 lít nước sôi thì nhiệt độ của hệ khi cân bằng là 450C. Hỏi phải đổ thêm bao nhiêu nước sôi nữa thì nhiệt độ của nước trong nồi là 600C.(bỏ qua sự mất nhiệt cho môi trường).
Bài 7. Có2 bình, mỗi bình đựng một chất lỏng nào đó. Một học sinh múc từng ca chất lỏng ở bình 2 trút vào bình 1 và ghi lại nhiệt độ ở bình 1 sau mỗi lần trút: 200C,350C,bỏ xót, 500C. Tính nhiệt độ cân bằng ở lần bỏ xót và nhiệt độ của mỗi ca chất lỏng lấy từ bình 2. Coi nhiệt độ và khối lượng của mỗi ca chất lỏng lấy từ bình 2 là như nhau, bỏ qua sự mất nhiệt cho môi trường.

Tài liệu đính kèm:

  • docde cuong vat li 8 ki 2 nam 2012.doc