Giáo án môn Vật lí Khối 8 - Bài 9: Áp suất khí quyển

Giáo án môn Vật lí Khối 8 - Bài 9: Áp suất khí quyển

. Sự tồn tại của áp suất khí quyển:

Do lớp không khí bao quanh Trái Đất có trọng lượng nên Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi phương.

 1. Thí nghiệm 1: H 9.2

Hiện tượng: vỏ hộp bị bẹp theo nhiều phía.

Giải thích: khi hút bớt không khí trong vỏ hộp ra, áp suất của không khí trong vỏ hộp nhỏ hơn áp suất ở ngoài, vỏ hộp chịu tác dụng của áp suất không khí từ ngoài vào làm vỏ hộp bị bẹp theo mọi phía.

 

doc 5 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 670Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lí Khối 8 - Bài 9: Áp suất khí quyển", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	
 Ngày dạy:	
Tiết PPCT:	
Tuần:	
BÀI 9. ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức: 
- Học sinh giải thích được sự tồn tại của lớp khí quyển, áp suất khí quyển.
- Giải thích được được cách đo áp suất khí quyển của thí nghiệm Tôrixenli và một số hiện tượng đơn giản.
- Hiểu được vì sao áp suất khí quyển thường được tính bằng độ lớn của cột thủy ngân và biết cách đổi đơn vị mmHg sang đơn vị N/m2. 
2. Về kỹ năng:
- Biết vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng thực tế.
3. Về thái độ:
- HS có ý thức quan sát hiện tượng, thí nghiệm để rút ra nhận xét. 
II. Trọng tâm bài dạy và những chuẩn bị cần thiết:
1. Trọng tâm:
- Sự tồn tại của áp suất khí quyển
- Độ lớn của áp suất khí quyển.
2. Chuẩn bị:
-GV:Nghiên cứu bài 9 trong SGK, tham khảo một số nội dung có liên quan, dụng cụ TN như hình 9.1, hình 9.3.
- HS: Tìm hiểu trước nội dung bài học.
III. Các hoạt động học – dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra sĩ số:
3. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Câu hỏi 1: Viết công thức tính áp suất chất lỏng? Ý nghĩa các đại lượng có trọng công thức?
Câu hỏi 2: yêu cầu HS làm bài tập 8.3 SBT
4. Tổ chức hoạt động dạy học: 
Giới thiệu bài: (3 phút)
GV làm thí nghiệm: lấy một chai nước suối nhỏ, nắp có đục lỗ sẵn, chế đầy nước vào rồi đậy nắp thật kín. Sau đó yêu cầu HS dự đoán: khi lộn ngược chai nước xuống nước có chảy ra ngoài được không? GV làm TN cho HS quan sát. Tại sao nước vẫn không chảy ra ngoài? Đây là nội dung mà chúng ta cần tìm hiểu trong bài học hôm nay.
Bài mới:
Trợ giúp của giáo GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự tồn tại của áp suất khí quyển (15 phút)
Yêu cầu HS đọc phần ¾ SGK.
? Vì sao có sự tồn tại của áp suất khí quyển?
Yêu cầu HS đọc thí nghiệm 1 và nêu hiện tượng xảy ra trong TN.
GV gợi ý cho HS giải thích hiện tượng:
? Khi hút sữa ra thì áp suất trong hộp như thế nào?
? Khi đó, áp suất trong hộp như thế nào với áp suất khí quyển bên ngoài?
GV làm TN như hình 9.3 cho HS quan sát.
Yêu cầu HS nêu hiện tượng xảy ra trong TN và giải thích hiện tượng.
GV chốt lại câu trả lời.
Yêu cầu HS dự đoán và giải thích hiện tượng như câu C3.
Làm TN kiểm tra lại dự đoán của HS.
Yêu cầu HS đọc TN3 và nêu lại hiện tượng trong TN.
Cho 2 HS gần nhau thảo luận để giải thích hiện tượng.
Đọc bài
Không khí có trọng lượng Ž gây ra áp suất chất khí lên các vật trên trái đất Ž áp suất khí quyển.
Áp suất trong hộp giảm.
Áp suất trong hộp nhỏ hơn áp suất khí quyển bên ngoài.
Ž hộp bị méo
Quan sát TN
Hiện tượng: nước không tụt khỏi ống.
Dự đoán: Nước sẽ chảy xuống.
Vì có thêm áp suất khí quyển tác dụng từ phía trên xuống.
Đọc bài.
- Thảo luận giải thích hiện tượng.
I. Sự tồn tại của áp suất khí quyển:
Do lớp không khí bao quanh Trái Đất có trọng lượng nên Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi phương.
 1. Thí nghiệm 1: H 9.2
Hiện tượng: vỏ hộp bị bẹp theo nhiều phía.
Giải thích: khi hút bớt không khí trong vỏ hộp ra, áp suất của không khí trong vỏ hộp nhỏ hơn áp suất ở ngoài, vỏ hộp chịu tác dụng của áp suất không khí từ ngoài vào làm vỏ hộp bị bẹp theo mọi phía.
2.Thí nghiệm 2: H9.3 SGK
Hiện tượng: nước không chảy ra khỏi ống.
Giải thích: vì áp lực của không khí tác dụng vào nước từ phía dưới lên lớn hơn trọng lượng của cột nước.
C3: 
Hiện tượng: Khi bỏ ngón tay ra, nước chảy ra khỏi ống.
Giải thích: Khi đó khí trong ống thông với khí quyển, áp suất khí trong ống cộng với áp suất cột nước trong ống lớn hơn áp suất khí quyển.
3. Thí nghiệm 3: 
Hình 9.4 SGK
C4: Khi rút hết không khí trong quả cầu ra thì áp suất trong quả cầu bằng 0, trong khi đó vỏ quả cầu chịu tác dụng của áp suất khí quyển từ mọi phía là hai bán cầu áp chặt vào nhau.
Hoạt động 2: Tìm hiểu độ lớn của áp suất khí quyển (10 phút)
Yêu cầu HS đọc và trình bày lại các bước tiến hành TN.
Yêu cầu HS so sánh áp suất tác dụng lên điểm A và điểm B. Tại sao? 
Yêu cầu HS trả lời C6.
Nhận xét câu trả lời.
Yêu cầu HS tính áp suất tại B.
Trình bày lại các bước tiến hành TN.
Chúng có giá trị bằng nhau. Vì hai điểm A và B đều nằm trên mặt phẳng nằm ngang trong cùng 1 chất lỏng.
Trả lời C6.
Áp dụng công thức tính pB từ đó suy ra áp suất khí quyển.
II. Tìm hiểu độ lớn của áp suất khí quyển:
1. Thí nghiệm Tô–ri–xe–li
+ Đổ đầy thuỷ ngân vào ống dài 1m.
+ Lấy tay bịt miệng ống rồi úp ngược cho miệng ống chìm trong 1 chậu thuỷ ngân.
+ Buông ngón tay bịt miệng ống, thuỷ ngân trong ống tụt xuống còn 76 cm.
2. Độ lớn của áp suất khí quyển:
C5: pA = pB (vì 2 điểm A và B cùng nằm ở trên mặt phẳng nằm ngang trong chất lỏng)
C6: 
pA là áp suất của khí quyển
pB là áp suất gây ra bởi trọng lượng cột Hg cao 76 cm.
C7: Cho biết:
h = 0.76 m
d = 136.000 N/m3
pB? ; pkq?
Giải:
Áp suất tại điểm B:
pB = d.h = 136000 . 0,76
 = 103360 N/m2
Ž pkq = pB = 103360 N/m2
Hoạt động 3: Vận dụng- củng cố – Dặn dò (12 phút)
Lần lượt cho HS thảo luận để trả lời các câu C8, C9, C10.
GV nhận xét câu trả lời.
Hướng dẫn HS trả lời câu C11.
Yêu cầu HS suy nghĩ trả lời C12.
GV nhận xét câu trả lời.
Yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK.
Yêu cầu HS giải bài tập SBT.
Yêu cầu HS về nhà học bài và hoàn thành các câu “ C” trong bài
HS làm bài tập SBT.
Đọc trước nội dung bài mới
Trả lời câu C8, C9, C10.
Theo dõi trả lời C11.
III. Vận dụng:
C10:
Nói p = 76 cmHg nghĩa là áp suất khí quyển bằng áp suất gây bởi cột Hg cao 76 cm.
C11: Cho biết:
p = 103360 N/m2
d = 10000 N/m3
h = ? 
Giải:
Độ cao của cột nước:
Từ công thức: p = d.h
Ž 
C12: Vì độ cao của cột khí quyển không thể xác định chính xác, trong lượng riêng của khí quyển là thay đổi.
* Giáo dục môi trường: Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi phương. Khi lên cao thì áp suất khí quyển giảm. Ở áp suất thấp thì lượng ôxi trong máu giảm ảnh hưởng đến sự sống của con người và động vật. Khi xuống các hầm sâu, áp suất khí quyển tăng gây ra các áp lực chèn ép lên các phế nang của phổi và màng nhĩ, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
 * Biện pháp: Để bảo vệ sức khoẻ cần tránh thay đổi áp suất đột ngột, tại những nơi áp suất quá cao hoặc quá thấp thì cần mang theo bình dưỡng khí Oâxi. 
IV. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 9 vat ly 8.doc