Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Vật lí Khối 6,7,8

Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Vật lí Khối 6,7,8

1) Các chất nở ra khi nóng lên , co lại khi lạnh đi .

2) Mô tả được hiện tượng nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng , khí .

3) Nhận biết được các chất khác nhau nở vì nhiệt khác nhau .

4) Nêu được ví dụ vật khi nở vì nhiệt , nếu bị ngăn cản thì gây ra lực rất lớn .

5)SNVN làm tăng thể tích, tức làm giãm trọng lượng riêng , gây nên rất nhiều hiện tượng trong thiên nhiên .

1) NK dùng chất lỏng hoạt động dựa trên hiện tượng gì ? Cấu tạo NKCL ?

2) Điểm đặc biệt của NK y tế .

3) Thang NĐ Cenxiut (C) , NĐ âm

4) Nhận biết được 3 NĐ thường gặp : NĐ nước đá đang tan là 00C , nước sôi 1000C , thân nhiệt bình thường (không bị bệnh sốt) là 370C , (390C là sốt cao , 420C rất nguy hiểm .)

 

doc 25 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 1172Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Vật lí Khối 6,7,8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. MỤC TIÊU MÔN VẬT LÍ THCS 
1. Về kiến thức : Đạt được một hệ thống kiến thức vệt lý phổ thông , cơ bản ở trình độ Trung học cơ sở và phù hợp với những quan điểm hiện đại , bao gồm :
- Những kiến thức về sự vật , hiện tượng và quá trình vật lý quan trọng nhất trong đời sống và sản xuất .
- Các đại lượng,các khái niệm và mô hình vật lý đơn giản, cơ bản , quan trọng được sử dụng phổ biến .
- Những qui luật định tính và một số định luật vật lí quan trọng nhất .
- Những ứng dụng phổ biến , quan trọng nhất của vật lý trong đời sống và trong sản xuất .
- Những hiểu biết ban đầu về một số phương pháp nhận thức khoa học , trước hết là phương pháp thực nghiệm và phương pháp mô hình .
2. Về kỹ năng :
- Biết quan sát các hiện tượng và các quá trình vật lý trong tự nhiên , trong đời sống hàng ngày hoặc trong các thí nghiệm và từ các nguồn tài liệu khác để thu thập các thông tin cần thiết cho việc học tập môn Vật lí .
- Biết sử dụng các dụng cụ đo phổ biến của vật lí , lắp ráp và tiến hành được các thí nghiệm vật lý đơn giản.
- Biết phân tích,tổng hợp và xử lý các thông tin thu được để ruát ra kết luận, đề ra các dự đoán đơn giản về các mối quan hệ hay về bản chất của các hiện tượng hoặc quá trình vật lí, cũng như đề xuất phương án thí nghiệm đơn giản để kiểm tra dự đoán đã đề ra.
- Vận dụng được kiến thức để mô tả và giải thích một số hiện tượng và quá trình vật lí đơn giản trong học tập và trong đời sống, để giải các bài tập vật lý chỉ đòi hỏi những suy luận lô gic và những phép tính đơn giản .
- Biết sử dụng được các thuật ngữ vật lý , các biểu, bảng, đồ thị để trình bày rõ ràng, chính xác những hiểu biết , cũng như những kết quả thu được qua thu thập và xử lý thông tin .
3. Về thái độ :
- Có thái độ nghiêm túc, chăm chỉ , dần dần có hứng thú học tập Vật lý , yêu thích tìm tòi khoa học ; trân trọng đóng góp của Vật lý học cho sự tiến bộ của xã hội đối với công lao của các nhà khoa học .
- Có thái độ khách quan, trung thực ; có tác phong tỉ mỉ , cẩn thận , chính xác và có tinh thần hợp tác trong việc quan sát, thuu thập thông tin và trong thực hành thí nghiệm .
- Có ý thức vận dụng những hiểu biết vật lí vào các hoạt động trong gia đình , cộng đồng và trong nhà trường .
B. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH :
- Chương trình coi trọng kiến thức về các phương pháp nhận thức đặc thù của Vật lí học như phương pháp thực nghiệm, phương pháp mô hình .
- Nội dung kiến thức mà chương trình quy định phải được trình bày một các tinh giản , phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh. Khối lượng kiến thức và kỹ năng của mỗi tiết học cần được lựa chọn cân đối với việc thực hiện các nhiệm vụ của dạy học Vật lí , đặc biệt là với việc tổ chức các hoạt động học tập tích cực , tự lực và đa dạng của học sinh .
- Các kiến thức của chương trình được cấu trúc theo hệ thống xoáy ốc, không trùng lặp, có sự kế thừa và phát triển từ lớp dưới lên lớp trên . 
Ở lớp 6,7 , các kiến thức được trình bày theo cách khảo sát hiện tượng luận . Từ lớp 8 trở lên , ngoài cách khảo sát hiện tượng luận , các kiến thức còn được trình bày theo quan điểm năng lượng và theo cơ chế vi mô.
LƯU Ý :
+ Về phương pháp : phải nhằm đạt mục tiêu bộ môn ; Cần phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh . Bồi dưỡng phương pháp tự học cũng như rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh . Cần căn cứ vào kinh nghiệm , vốn hiểu biết , nhu cầu nhận thức của học sinh mà tìm ra phương pháp dạy học thích hợp.
- Tăng cường phương pháp tìm tòi nghiên cứu , phát hiện và giải quyết vấn đề . Tạo tình huống để học sinh phát hiện ra vấn đề (thắc mắc, hoài nghi) và tự phát biểu ý kiến , suy nghĩ của mình. Giáo viên cần khuyến khích, hỗ trợ học sinh bằng các nhận xét theo kiểu phản biện , cố gắng hạn chế việc thông báo kết quả theo kiểu áp đặt . 
- Tổ chức cho học sinh thảo luận với nhau trong nhóm khi tìm cách giải quyết vấn đề . Rèn luyện cách ứng xử và cộng tác trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao ; phân công công việc trong nhóm . Mạnh dạng nêu lên và bảo vệ ý kiến riêng cũng như cầu thị và tôn trọng ý kiến của người khác .
- Tăng cường và tận dụng mọi khả năng để học sinh tự lực tiến hành các thí nhiệm vật lí đơn giản. Khuyến khích học sinh tiến hành thí nghiệm vật lí ở nhà.
- Tổ chức tham quan, tạo điều kiện để học sinh quan sát trực tiếp trong tự nhiên, đời sống và kỹ thuật .
- Với một số chủ đề thích hợp , có thể giao cho học sinh những đề tài nghiên cứu nhỏ, theo nhóm ; trong đó học sinh cần phải sưu tầm , đọc tài liệu , làm thí nghiệm  để hoàn thành báo cáo .
+ Về Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh cần căn cứ vào mục tiêu của bộ môn . Mục tiêu nầy được cụ thể hóa bằng chuẩn kiến thức và kỹ năng. Để đánh giá đầy đủ kết quả học tập của học sinh, phải coi trọng không những kiến thức mà cả kỹ năng , cả thái độ của học sinh nữa .
+ Tùy theo đặc điểm của địa phương, điều kiện cơ sở vật chất , trang thiết bị dạy học và đối tượng học sinh, nhà trường và giáo viên vật lý có thể vận dụng chương trình vật lí một cách linh hoạt , sao cho đạt đầy đủ mục tiêu của chương trình ( được cụ thể hóa qua chuẩn kiến thức và kỹ năng ). Cụ thể là :
- Phân bổ và xác định thời lượng thích hợp cho việc dạy và học mỗi bài trong phạm vi từng chương .
- Có thể thay đổỉ trình tự , thời lượng của một số bài trong từng chương và nên được thống nhất trong từng khối lớp .
- Có thể đưa thêm những kiến thức gắn với thực tiễn địa phương trong phần liên hệ mở rộng .
- Giáo viên có thể lựa chọn những phần không quá phức tạp để học sinh tự đọc và tự học .
C. CHUẨN KIẾN THỨC , KỸ NĂNG 
HỌC KỲ 1 :
Lớp 6 - 
Tổng số tiết
Lý thuyết
Thực hành
ôn tập
18
16
1
1
Chủ Đề - (Bài số SGK)
Mức Độ Cần Đạt
Ghi Chú
I – CƠ HỌC
1. Đo độ dài-(1,2)
. Đo thể tích (3, 4)
Kiến thức 
Nêu được một số dụng cụ đo độ dài, đo thể tích với giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của chúng.
Kĩ năng 
Xác định được giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của dụng cụ đo độ dài, đo thể tích.
Xác định được độ dài trong một số tình huống thông thường.
Đo được thể tích một lượng chất lỏng. Xác định được thể tích vật rắn không thắm nước bằng bình chia độ, bình tràn.
Chỉ dùng các đơn vị hợp pháp do nhà nước quy định.
Học sinh phải thực hành đo độ dài, thể tích theo đúng quy trình chung của phép đo, bao gồm ; ước lượng cỡ giá trị cần đo ; lựa chọn dụng cụ đo thích hợp ; đo và đọc giá trị đo đúng quy định ; tính giá trị trung bình.
2. Khối lượng và lực
a) Khối lượng (5)
b) Khái niệm lực (6,7)
c) Trọng lực (8)
d) Lực đàn hồi (9,10)
e) Trọng lượng riêng. Khối lượng riêng (11,12)
Kiến thức
Nêu được khối lượng của một vật cho biết lượng chất tạo nên vật.
Nêu được ví dụ về tác dụng đẩy, kéo của lực.
Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm vật biến dạng hoặc biến đổi chuyển động( nhanh dần, chậm dần, đổi hướng ).
Nêu được ví dụ về một số lực
Nêu được ví dụ về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng và chỉ ra được phương, chiều, độ mạnh, yếu của hai lực đó.
Nhận biết được lực đàn hồi là lực của vật biến dạng tác dụnglên vật làm nó biến dạng.
So sánh được độ mạnh, yếu của lực dựa vào tác dụng làm biến dạng nhiều hay ít.
Nêu được đơn vị đo lực.
Nêu được trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật và độ lớn của nó được gọi là trọng lượng.
Viết được công thức tính trọng lượng P = 10m, nêu được ý nghĩa và đơn vị đo P, m.
Phát biểu được định nghĩa khối lượng riêng (D), trọng lượng riêng (d) và viết được công thức tính các đại lượng này. Nêu được đơn vị đo khối lượng riêng và đo trọng lượng riêng.
Nêu được cách xác định khối lượng riêng của một chất.
Kĩ năng
Đo được khối lượng bằng cân.
Vận dụng được công thức P = 10m.
Đo được lực bằng lực kế.
Tra được bảng khối lượng riêng của các chất.
Vận dụng được các công thức D = m/V và d = P/V để giải các bài tập đơn giản.
* Ở Trung học cơ sở, coi trọng lực gần đúng bằng lực hút của Trái Đất và chấp nhận một vật ở Trái Đất có khối lượng là 1kg thì có trọng lượng xấp xỉ 10N. Vì vậy P = 10m, trong đó m tính bằng kg, P tính bằng N.
* Bài tập đơn giản là những bài tập mà khi giải chúng, chỉ đòi hỏi sử dụng một công thức hoặc tiến hành một hay hai lập luận(suy luận )
3. Máy cơ đơn giản (13)
.Mặt phẳng nghiêng, (14)
.Đòn bẩy(15)
. Ròng rọc (16,17)
Kiến thức
Nêu được các máy cơ đơn giản có trong các vật dụng và thiết bị thông thường.
Nêu được tác dụng của máy cơ đơn giản là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực. Nêu được tác dụng này trong các ví dụ thực tế.
Kỹ năng
Sử dụng được máy cơ đơn giản phù hợp trong những trường hợp thực tế cụ thể và chỉ rõ được lợi ích của nó.
Lớp 7
Tổng số tiết
Lý thuyết
Thực hành
Ôn tập+Kiểm tra
18
13
1
2+2
CHỦ ĐỀ - (Bài số SGK)
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
GHI CHÚ
I – QUANG HỌC
Sự truyền thẳng ánh sáng 
Điều kiện nhìn thấy một vật.(1)
Nguồn sáng. Vật sáng (1)
Sự truyền thẳng ánh sáng(2,3)
Tia sáng (2)
Kiến thức
Nhận biết được rằng, ta nhìn thấy các vật kho có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta.
Nêu được ví dụ về nguồn sáng và vật sáng.
Phát biểu được định luật truyền thẳng của ánh sáng.
Nhận biết được ba loại chùm sáng : song song, hội tụ và phân kì.
Kĩ năng
Biểu diễn được đường truyền của ánh sáng ( tia sáng ) bằng đoạn thẳng có mũi tên.
Giải thích được một số ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng trong thực tế : ngắm đường thẳng , bóng tối, nhật thực, nguyệt thực, 
Về Ứng dụng sự truyền thẳng của ánh sáng, GV cần cập nhật nội dung SGK nêu một số ứng dụng thực tế như : bóng đỗ , ứng dụng trong việc phóng thẳng đường, đào kênh, trang bằng mặt ruộng ....thay cho nội dung nhật thực nguyệt thực.
Hiểu nguồn sáng là các vật tự phát ra ánh sáng, vật sáng là mọi vật có ánh sáng từ đó truyền đến mắt ta. Các vật được đề cập trong phần Quang học ở cấp Trung học cơ sở đều được hiểu là các vật sáng.
Không yêu cầu giải thích các khái niệm môi trường trong suốt, đồng tính, đẳng hướng.
Chỉ xét các tia sáng thẳng. 
Phản xạ ánh sáng
Hiện tượng phản xạ ánh sáng
Định luật phản xạ ánh sáng (4)
Gương phẳng
Ảnh tạo bởi gương phẳng(5,6))
Kiến thức 
Nêu được ví dụ về hiện tượng phản xạ ánh sáng
Phát biểu được định luật phản xạ ánh sáng
Nhận biết được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, pháp tuyến đối với sự phản xạ ánh sáng bởi gương phẳng.
Nêu được những đặc điểm chung về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng : đó là ảnh ảo, có kích thước bằng vật, khoảng cách từ gương đến vật và ảnh bằng nhau.
Kĩ năng
Biểu diễn được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, pháp tuyến trong sự phản xạ ánh sáng bởi gương phẳng.
Vẽ được tia phản xạ khi biết tia tới đối với gương phẳng, và ngược lại, theo hai cách là vận dụng định luật phản xạ ánh sáng hoặc vận dụng đặc điểm của ảnh tạo bởi gương phẳng.
Dựng được ảnh của một vật đặt trước  ... dẫn điện và vật liệu cách điện .Dòng điện trong kim loại 
20
- Nhận biết được vật liệu dẫn điện là vật liệu cho dòng điện đi qua , vật liệu các điện là vật liệu không cho dòng điện đi qua .
- Kể tên một số vật liệu dẫn điện và cách điện thường dùng .
- Nêu được dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng .
-
- không y/c HS giảithích electron tự do trong kim loại là gì .
1) Nêu ứng dụng của chất cách điện , kể tên một số chất cách điện .
2) Nêu ứng dụng của chất dẫn điện , kể tên một số chất dẫn điện .
4.Sơ đồ mạch điện.Chiều dòng điện 
21
- Nêu được qui ước về chiều dòng điện 
- Vẽ được sơ đồ mạch điện đơn giản đã được mắc sẵn bằng các ký hiệu đã được qui ước .
- Mắc được mạch điện đơn giản theo sơ đồ đã cho .
- Chỉ được chiều dòng điện chạy trong mạch điên .
- Biểu diễn được bằng mũi tên chiều dòng điện chạy trong sơ đồ mạch điện 
Mạch điện đơn giản gồm nguồn điện, một bóng đèn , dây dẫn, công tắc .
1) Như phần KT,KN 
2) Cho hình một mạch điện bị sai (như mạch bị hở ,công tắc mắc song song hay chỉ mắc một đầu vào mạch điện , bóng đèn mắc sai như hai đầu dây chỉ đấu vào một chấu đèn hoặc chỉ đấu môt chấu đèn vào một cực .) , chỉ ra chổ sai , sửa lại cho đúng .
5.Các tác dụng của dòng điện 
22,23
- Kể tên các tác dụng nhiệt, quang, từ , hóa , sinh lý của dòng điện và nêu được biểu hiện của từng tác dụng nầy .
- Nêu được ví dụ cụ thể về mỗi tác dụng của dòng điện 
- Đọc thêm phần chuông điện .
- Biểu hiện của tác dụng từ : chỉ cần nêu làm quay kim nam châm .
1) Như phần KT,KN
2) Cho một dụng cụ điện thông dụng, hỏi nó sử dụng tác dụng nào của dòng điện .
3) Đèn điện có dây tóc là do dây kim loại phát sáng , Bút thử điện là do chất khí phát sáng, đèn ống là do chất bột bên trong thành ống phát sáng , đi ốt phát quang là do mẫu chất bán dẫn phát sáng , màn hình tivi .
6. Cường độ dòng điện 
24
- Nêu được tác dụng của dòng điện càng mạnh thì số chỉ của ampe kế càng lớn, nghĩa là cường độ càng lớn .
- Nêu được đơn vị đo CĐ D Đ là gì.
- Sử dụng được ampe kế để đo C Đ D Đ 
không y/c phát biểu định nghĩa CĐ D Đ 
- Vẽ mạch điện đơn giản có mắc ampe kế để đo CĐDĐ .
- Cho hình Ampe kế với kim đang chỉ vào một số , hỏi CĐ D Đ là bao nhiêu ?
7. Hiệu điện thế 
a) HĐT giữa hai dực của nguồn điện 
b) HĐT giữa hai đầu dụng cụ dùng điện 
25,26
- Nêu được: giữa hai cực của nguồn điện có một hiệu điện thế .
- Nêu được : khi mach hở , hiệu điện thế giữa hai cực của pin hay acqui (còn mới) có giá trị bằng số vôn ghi trên vỏ mỗi nguồn điện nầy .
- Nêu được đơn vị đo hiệu điện thế 
-Nêu được khi có hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn thì có dòng điện chạy qua bóng đèn .
- Nêu được rằng một dụng cụ điện sẽ hoạt động bình thường khi sử dụng nó đúng với hiệu điện thế định mức được ghi trên dụng cụ đó . 
- Sử dụng được vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai cực của pin hay acquy trong một mạch điện hở .
- Sử dụng được ampe kế để đo cường độ dòng điện và vôn kế để đo hiệu điện thể giữa hai đầu bóng đèn trong trường hợp mạch điện kín .
hiệu điện thế còn được gọ là điện áp 
- Vẽ mạch điện đơn giản có mắc vôn kế để đo hiệu điện thế .
- Cho hình vôn kế với kim đang chỉ vào một số , hỏi hiệu điện thế đo được là bao nhiêu ?
8. Cường độ dòng điên và hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp, đoạn mạch song song
27,28
- Nêu được mối quan hệ giữa các cường độ dòng điện trong đoạn mạch nối tiếp , đoạn mạch song song.
- Nêu được mối quan hệ giữa các hiệu điện thế trong đoạn mạch nối tiếp , đoạn mạch song song .
- Mắc được hai bóng đèn nối tiếp , song song và vẽ được sơ đồ tương ứng .
- Xác định được bằng thí nghiệm mối quan hệ giữa các cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch nối tiếp , đoạn mạch song song .
Chỉ xét đoạn mạch gồm hai bóng đèn
1) Như phần KT KN
2) Cho mạch điện nối tiếp hoặc song song (hai bóng đèn) , có ba dụng cụ đo điện , cho số chỉ của hai dụng cụ đo điện , hỏi số chỉ của dụng cụ thứ ba .
2) Cách dùng đúng hiệu điện thế gi ở dụng cụ điện với hiệu điện thế của nguồn điện , tiên đoán điều gì sẽ xãy ra khi hiệu điện thế nguồn điện lớn hơn ( hoặc nhỏ hơn ) hiệu điện thế ghi trên dụng cụ điện .
9. An toàn khi sử dụng điện
- Nêu được giới hạn nguy hiểm của hiệu điện thế và cường độ dòng điện đối với cơ thể người (chú ý HĐT) .
- Nêu và thực hiện được một số qui tắc để đãm bảo an toàn khi sử dụng điện .
(Mắc đường dây điện nhà đúng kỹ thuật , dùng cầu chì , phòng chống cháy, không rà điện để bắt cá, không bẫy chuột bằng điện , khuyến khích dùng cầu dao chống giật )
VẬT LÝ 8 HỌC KỲ II - CHƯƠNG III : NHIỆT HỌC Tổng số : 12 tiết , 10 lý thuyết , 2 ôn tập, bài tập. Kiểm tra học kỳ 2 nội dung đến hết chủ đề 2 : Nhiệt Năng.
Chủ đề 
Bài Số 
kiến thức
kỹ năng
GC
Gợi ý kiểm tra 
1.Cấu tạo phân tử của các chất 
a) Cấu tạo phân tử của các chất .
b) Nhiệt độ và chuyển động phân tử .
c) Hiện tượng khuyết tán 
19, 20 
- Nêu được các chất đều được cấu tạo từ các phân tử , nguyên tử .
- Nêu được giữa các nguyên tử , phân tử có khoảng cách .
- Nêu được các nguyên tử phân tử chuyển động không ngừng.
-Nêu được ở nhiệt độ càng cao thì các phân tử chuyển động càng nhanh.
- Giải thích được một số hiện tượng xãy ra do giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách hoặc do chúng chuyển động không ngừng.
- Giải thích được hiện tượng khuyết tán 
TBTL minh họa hạt chuyển động 
1) Như phần KTKN
2) Mô tả một hiện tượng chứng tỏ các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt , giữa chúng có khoảng cách .
3) Tại sao các chất trông có vẻ như liền một khối mặc dù chúng được cấu tạo từ các hạt riêng biệt .
4) Lấy một cốc nước đầy và một muỗng nhỏ muối bọt , cho muối dần dần vào nước cho đến khi hết muỗng muối , ta thấy mực nước vẫn không dân lên và nước không tràn ra ngoài .
5) Mô tả một hiện tượng chứng tỏ các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt , các hạt đó chuyển động không ngừng (các hạt phấn hoa chuyển động trong chất lỏng, nước hoa được ngửi thấy từ xa, mực tan trong nước , nhiệt độ càng cao thì chuyển động càng nhanh (đường tan nhanh trong nước nóng ) 
2.Nhiệt năng 
a) Nhiệt năng và sự truyền nhiệt 
b)Nhiệt lượng. Công thức tính nhiệt lượng.
c) Phương trình cân bằng nhiệt
21 22 23 24 25 
- Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng. Nêu được nhiệt độ của một vật càng cao thì nhiệt năng của nó càng lớn .
- Nêu được tên hai cách làm biến đổi nhiệt năng và tìm được ví dụ minh họa cho mỗi cách .
- Nêu được tên của ba cách truyền nhiệt(dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt) và tìm được ví dụ minh họa cho mỗi cách .
- Phát biểu được định nghĩa nhiệt lượng và nêu được đơn vị đo nhiệt lượng là gì .
- Nêu được ví dụ chứng tỏ nhiệt lượng trao đổi phụ thuộc vào khối lượng, độ tăng giảm nhiệt độ và vật chất cấu tạo nên vật .
- Chỉ ra được nhiệt chỉ truyền từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp hơn .
- Vận dụng được công thức Q=mcrt0
- Vận dụng đươc kiến thức về các cách truyền nhiệt để giải thích một số hiện tượng đơn giản.
- Vận dụng được phương trình cân bằng nhiệt để giải một số bài tập đơn giản
Chỉ yêu cầu học sinh giải các bài tập đơn giản về trao đổi nhiệt giữa tối đa là ba vật 
1) Như phần KTKN
2) Áp dụng công thức Q=mcrt0
để tính nhiệt lượng Q
3) Vận dụng phương trình 
Q tỏa ra = Q thu vào
để giải bài toán: Hiện có 2 kg nước lạnh ở nhiệt độ 250C , nếu cần nước nóng 750C để ngâm hạt giống, thì cần cho vào nước lạnh bao nhiêu Kg nước sôi 1000C 
Câu Hỏi Gợi Ý Kiểm Tra 
VẬT LÝ 6
Câu 1 : (2,5Đ ) Cho mô hình một nhiệt kế dùng chất lỏng dưới đây, em hãy cho biết :
 oC
 |.|.|.|.|.|.|.|.|.|.|.|.|.|.|.|.|.|.|.|.|.|.|.|
-5 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 55 60 65 70 75 80 85 90 95 100 105 110
a) Nhiệt kế chất lỏng hoạt động dựa vào hiện tượng nhiệt gì ?
b) Giới hạn đo (hay còn gọi là phạm vi đo) của nhiệt kế nầy ?
c) Độ chia nhỏ nhất của nhiệt kế nầy ?
d) Nhiệt kế nầy đang chỉ bao nhiêu ?
e) Nhiệt kế nầy có phải là nhiệt kế y tế không ?
Câu 2 : (2Đ ) Em hãy nêu lên bốn cách làm cho vải ướt mau khô .
Câu 3 : (2Đ ) Em hãy giải thích vì sao gương (kiếng) bị mờ đi khi ta hà hơi vào ? và vì sao để một lúc nó sáng trở lại ? 
Câu 4 : (3,5Đ ) Cho bảng số liệu quá trình đun sôi nước như sau :
Thời gian (phút)
Nhiệt độ (0C)
0
25
2
50
4
75
6
100
8
100
10
100
12
125
a) Em hãy vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian .
b) Từ phút thứ mấy thì nước bắt đầu sôi ? vì sao em biết ? 
c) Từ phút thứ mấy thì nước đã bị biến hết thành hơi ? 
d) Trong thí nghiệm nầy, ta có thể dùng nhiệt kế ở câu 1 được hay không ? Vì sao?
Tài liệu tham khảo : 
- Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD ĐT ngày 05/05/2006 Ban hành chương trình giáo dục phổ thông .
- Công văn số 7299/BGD ĐT -GDTrH ngày 12 /8/2008 Phân phối chương trình THCS,THPT năm học 2008-2009 .
- Các hướng dẫn chuyên môn của Sở Giáo dục và Đào tạo Tiền Giang .
VẬT LÝ 7
Câu 1 : (2Đ ) 
a) Chất cách điện là gì ? Nêu ứng dụng của chất cách điện . 
b) Kể tên hai chất cách điện . Nước sông có phải là chất cách điện hay không ? 
Câu 2 : (2Đ ) Kể tên năm tác dụng của dòng điện, mỗi tác dụng cho một ví dụ .
Câu 3 : (4Đ ) Cho mô hình mạch điện như sau : (các vôn kế chỉ dùng để hiển thị hiệu điện thế giữa hai điểm, coi như không có dòng điện chạy qua, không ảnh hưởng đến mạch điện chính ) 
1
2
3
? V
a) Em hãy cho biết hai bóng đèn được mắc nối tiếp hay song song ? 
b ) Nếu tháo một bóng đèn thì bóng còn lại có còn sáng hay không ?
c) Biết rằng vôn kế thứ nhất mắc vào hai điểm 1và 3 chỉ 9V ; vôn kế thứ hai mắc vào hai điểm 1và 2 chỉ 4V . Hỏi vôn kế thứ ba mắc vào hai điểm 2 và 3 chỉ bao nhiêu?
d ) Hãy dùng các ký hiệu biểu thị các bộ phận của mạch điện để vẽ sơ đồ cho mạch điện trên .
e) Vẽ mũi tên chỉ chiều dòng điện chạy trong mạch điện 
Câu 4 : (2Đ ) 
Để an toàn , em hãy nêu hai điều nên làm và hai điều không nên làm khi sử dụng điện .
VẬT LÝ 8
Câu 1 : (1 Đ ) 
Mô tả ngắn gọn một hiện tượng chứng tỏ các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt, giữa chúng có khoảng cách .
Câu 2 : (4 Đ ) 
Nêu tên ba cách truyền nhiệt . Mỗi cách truyền nhiệt cho một ví dụ minh họa.
Câu 3 : (3,5 Đ ) 
a) Em hãy viết công thức tính nhiệt lượng thu vào của một vật (nêu tên và đơn vị tính của từng thành phần trong công thức ).
b) Áp dụng : Tính nhiệt lượng cần thiết để nấu 2 kg nước từ 250C lên 1000C . 
Cho nhiệt dung riêng của nước là 4.200 J/kg.K .
Câu 4 : (1,5 Đ )
a) Em hãy viết phương trình cân bằng nhiệt .
b) Áp dụng : Giả sử em có 1kg nước lạnh ở nhiệt độ bình thường là 250C và một bình nước sôi ở nhiệt độ 1000C . Hỏi nếu cần nước có nhiệt độ 750C để pha trà thì phải cho vào số nước lạnh trên một lượng nước sôi là bao nhiêu ?
 (Giải thích thêm : Người ta nhận thấy rằng để bình trà ngon hơn, giữ được các dược chất thì nước pha trà nên chỉ ở nhiệt độ 750C) .

Tài liệu đính kèm:

  • docChuan KTKN Vat ly 678.doc