Câu 1: Hãy nêu chủ đề của văn bản "Tôi đi học" bằng một câu ngắn gọn (1.0đ).
Câu 2: Tóm tắt đoạn trích "Tức nước vỡ bở" bằng một đoạn văn khoảng 4 - 5 dòng. (2.0 đ)
Câu 3: Thế nào là từ ngữ địa phương? Cho 1 ví dụ. (1.0 đ)
Câu 4: Chỉ ra trợ từ, thán từ và tình thái từ trong đoạn trích sau:
".Chà! Giá quẹt một que diêm mà sưởi cho đỡ rét một chút nhỉ? Giá em có thể rút một que diêm ra quẹt vào tường mà hơ ngón tay nhỉ? Cuối cùng em đánh liều quẹt một que. Diêm bén lửa thật là nhạy. ngọn lửa lúc đầu xanh lam, dần dần biến đi, trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói trông đến vui mắt."
BỘ 20 ĐỀ THI HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 ĐỀ SỐ 1 Trắc nghiệm Câu 1: Câu nào dưới đây là sai? A. Công dụng của dấu ngoặc đơn là đánh dấu phần chú thích. B. Công dụng của dấu ngoặc đơn là đánh dấu phần bổ sung thêm. C. Công dụng của dấu ngoặc đơn là đánh dấu phần thuyết minh. D. Cả ba ý trên đều đúng Câu 2: Từ nào dưới đây không thuộc trường từ vựng "gương mặt"? A. Cánh tay B. Gò má C. Đôi mắt D. Lông mi Câu 3: Từ nào dưới đây là từ tượng hình? A. Ve vẩy B. Ăng ẳng C. Ư ử D. Gâu gâu Câu 4: Đọc đoạn thơ sau: "Và má muôn đời Nam Bộ vẫn chờ tôi. Má ngước đầu lên má biểu: "Thằng Hai! Gặp bữa, con ngồi xuống đây ăn cơm với má". Từ nào sau đây là từ ngữ địa phương vùng Nam Bộ? A. Biểu B. Đầu C. Ngồi D. Ngước Câu 5: Câu "Các lông mao này có chức năng quét dọn bụi bặm và các vi khuẩn theo luồng không khí tràn vào phế quản và phổi..." là: A. Câu ghép B. Câu đơn C. Câu đặc biệt D. Tất cả đều sai Câu 6: Dấu ngoặc kép trong "Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông" được dùng để làm gì? A. Đánh dấu từ ngữ, đoạn dẫn trực tiếp. B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt. C. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san,... dẫn trong câu văn. D. Tất cả đều đúng Câu 7: Tác giả của văn bản "Lão Hạc" là ai? A. Nam Cao B. Ngô Tất Tố C. Nguyên Hồng D. Thanh Tịnh Câu 8: "Tức nước vỡ bờ" được rúc từ tập truyện nào? A. Tắt đèn B. Quê mẹ C. Lão Hạc D. Những ngày II. Tự luận Câu 1 (2 điểm): a. Chép đúng, chép đẹp theo trí nhớ bài thơ "Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác" b. Bài thơ trên của ai? Viết theo thể thơ nào? Câu 2 (3 điểm): Nêu đặc điểm của câu ghép? Xác định câu ghép có trong đoạn văn sau và cho biết mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong mỗi câu ghép: "Vào mùa sương, ngày ở Hạ Long như ngắn lại. Buổi sớm, mặt trời lên ngang cột buồm, sương tan, trời mới quang. Buổi chiều, nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển ..." (Thi Sảnh) Câu 3 (5 điểm): Thuyết minh về cây phượng vĩ. Đáp án Tự luận Câu 1 (2 điểm): a. Chép đúng, chép đẹp theo trí nhớ bài thơ "Muốn làm thằng Cuội" mỗi câu đúng, đẹp được (1điểm). MUỐN LÀM THẰNG CUỘI Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi! Trần thế em nay chán nửa rồi, Cung quế đã ai ngồi đó chửa? Cành đa xin chị nhắc lên chơi. Có bầu có bạn can chi tủi, Cùng gió, cùng mây thế mới vui. Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám, Tựa nhau trông xuống thế gian cười. b. Bài thơ trên của tác giả Tản Đà. (0,5 điểm) Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. (0,5 đ) Câu 2 (3 điểm): Câu ghép là câu do hai hoặc nhiểu cụm chủ vị không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm chủ vị này được gọi là một vế câu. (1 điểm) Đoạn văn có hai câu ghép: (0,5 điểm) Buổi sớm, mặt trời lên ngang cột buồm, sương tan, trời mới quang. (0,5 điểm) Buổi chiều, nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển. (xác định đúng mỗi câu ghép được (0,5 điểm) Mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong hai câu ghép là quan hệ nguyên nhân. (0,5 điểm) Câu 3 (5 điểm): A. Yêu cầu chung: 1. Về nội dung: Học sinh phải nhớ chính xác về đặc điểm,cấu tạo,lợi ích, của cây phượng và kiểu bài thuyết minh về loài vật (loài cây). 2. Về hình thức: Học sinh nắm vững phương pháp làm bài văn thuyết minh về loài cây. Ngôn từ chính xác, dễ hiểu; cách viết sinh động, hấp dẫn, đảm bảo tính khách quan. Đảm bảo bố cục chung của bài viết. Nhận diện được câu ghép và mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong câu ghép. B. Yêu cầu cụ thể: Dàn ý: a) Mở bài: Giới thiệu cây phượng là loài cây đẹp, gần gũi, gắn bó với tuổi học trò. b) Thân bài: * Đặc điểm chung (sinh học) của cây phượng: Phượng là loài cây thân gỗ, phát triển không nhanh nhưng cao to. Cây không ưa nước, sống ở nơi khô ráo. Phượng cùng họ với cây vang, thường được trồng để lấy bóng mát. * Cấu tạo các bộ phận của cây phượng: Thân phượng thẳng, cao, nhiều tán xòe rộng, thưa. Vỏ màu nâu sẫm, trên thân không nhiều mắt, mấu như cây bàng. Phượng là cây rễ chùm, cây to rễ nổi trên mặt đất. Lá thuộc loại lá kép, phiến lá nhỏ như lá me, xanh ngắt về mùa hè và vàng khi mùa thu. Hoa thuộc họ đậu, mọc từng chùm, mỗi hoa có nhiều cánh như cánh bướm. Nhị hoa vàng, cong như những chiếc vòi nhỏ vươn xòe ra trên cánh. Hoa phượng nở vào mùa hè, màu đỏ thắm; khi hoa nở rộ, cả cây phượng như mâm xôi gấc khổng lồ. Quả phượng hình quả đậu, quả me nhưng to và dài, có màu xanh; khi quả khô màu nâu sẫm. * Lợi ích của cây phượng đối với đời sống con người: Cây phượng cung cấp bóng mát nên được trồng nhiều ở đường phố, trường học. Phượng gắn với kỉ niệm tuổi thơ: báo hiệu mùa hè về; gợi bao kỉ niệm về trường lớp, bạn bè... Hoa phượng đã đi vào thơ, vào nhạc, khơi nguồn cảm hứng cho các nghệ sĩ. c) Kết bài: Phượng mãi mãi là người bạn gần gũi, thân thiết của tuổi học trò. Biểu điểm câu 3 Hình thức: (1 điểm) Đúng kiểu bài văn thuyết minh về loài vật, bố cục đảm bảo, diễn đạt lưu loát, trình bày sạch đẹp, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp Nội dung: (4 điểm) Mở bài đúng yêu cầu của đề (0,5 điểm) Thân bài (3 điểm) Thuyết minh được đặc điểm chung của cây phượng (0,5 điểm). Thuyết minh được cấu tạo các bộ phận của cây phượng (2 điểm). Thuyết minh được lợi ích của cây phượng trong đời sống (0,5 điểm). Kết bài đúng yêu cầu của đề (0.5 điểm). Lưu ý: Hướng dẫn chấm là những nội dung cơ bản, học sinh phải đảm bảo đạt được trong bài làm của mình. Ngoài ra, trong quá trình chấm, giáo viên phát hiện những sáng tạo của học sinh để cho điểm phù hợp. Điểm trừ nội dung kiến thức căn cứ vào đáp án, dàn ý và bài làm của học sinh ở từng phần thiếu nhiều hay ít để trừ. Điểm trừ tối đa đối với bài viết (câu 3) không đảm bảo bố cục là 1 điểm. Điểm trừ tối đa đối với bài viết mắc nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp, lỗi diễn đạt là 1 điểm. ĐỀ SỐ 2 A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3.0 điểm) (Thời gian 15 phút) Khoanh tròn vào chữ cái (a, b, c hoặc d) trước đáp án đúng. Câu 1: Nội dung chính của đoạn trích "Trong lòng mẹ" (Nguyên Hồng) chủ yếu a. trình bày nỗi đau khổ của mẹ bé Hồng. b. trình bày tâm địa độc ác của người cô bé Hồng. c. trình bày sự tủi hờn của bé Hồng khi gặp mẹ. d. trình bày diễn biến tâm trạng của bé Hồng. Câu 2: Nói quá là a. cách thức sắp đặt để đối chiếu hai sự vật, hiện tượng có mối liên hệ giống nhau. b. biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng. c. phương tiện tu từ làm giảm nhẹ, làm yếu đi một đặc trưng tích cực nào đó của một đối tượng. d. phương thức chuyển tên gọi từ vật này sang vật khác. Câu 3: Trong tác phẩm "Lão Hạc" (Nam Cao), nhân vật lão Hạc là một người a. có số phận bi thương nhưng có phẩm chất cao quý. b. sống ích kỉ đến mức gàn dở, ngu ngốc. c. có thái độ sống vô cùng cao thượng. d. có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ. Câu 4: Trong truyện "Cô bé bán diêm" tác giả An-đec-xen đã làm nổi bật hoàn cảnh của cô bé bằng biện pháp nghệ thuật a. Tương phản. b. Hoán dụ. c. Liệt kê. d. Ẩn dụ. Câu 5: Các từ tượng hình và từ tượng thanh thường được dùng trong các kiểu văn bản a. tự sự và nghị luận. b. tự sự và miêu tả. c. miêu tả và nghị luận. d. nghị luận và biểu cảm. Câu 6: Theo em trong thực tế, biện pháp tốt nhất để hạn chế sự gia tăng dân số là a. đẩy mạnh sự phát triển kinh tế của các quốc gia, châu lục. b. đẩy mạnh sự phát triển giáo dục, nhất là giáo dục với phụ nữ. c. tạo nên sự ổn định về chính trị của các quốc gia, châu lục. d. đẩy mạnh phát triển văn hóa, xã hội của quốc gia, châu lục. Câu 7: Trong "Hai cây phong" (Ai-ma-tốp), người kể chuyện giới thiệu mình là một a. nhà báo. b. nhạc sĩ. c. họa sĩ. d. nhà văn. Câu 8: Văn bản "Ôn dịch thuốc lá"có sự kết hợp chặt chẽ giữa các phương thức biểu đạt a. thuyết minh và tự sự. b. tự sự và biểu cảm. c. nghị luận và thuyết minh. d. biểu cảm và thuyết minh. Câu 9: Trường từ vựng là tập hợp tất cả các từ a. có chung cách phát âm. b. có ít nhất một nét chung về nghĩa. c. cùng từ loại (danh từ, động từ,...). d. có chung nguồn gốc (từ Thuần Việt, từ mượn). Câu 10: Trong đoạn trích "Đánh nhau với cối xay gió" (Xéc-van-tet), Đôn Ki-hô-tê thất bại khi đánh nhau với những chiếc cối xay gió là do a. lão không có đủ vũ khí lợi hại. b. lão không lường trước được sức mạnh của kẻ thù. c. đầu óc lão mê muội, không tỉnh táo. d. những chiếc cối xay gió được phù phép. Câu 11: Chị Dậu được coi là điển hình về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945 vì chị là a. người nông dân nghèo khổ nhất từ trước đến nay. b. người nông dân mạnh mẽ nhất từ trước đến nay. c. người phụ nữ nông dân luôn nhịn nhục trước sự áp bức của bọn thực dân phong kiến. d. người phụ nữ nông dân phải chịu nhiều cực khổ nhưng vẫn giữ được những phẩm chất vô cùng cao đẹp. Câu 12: Dấu ngoặc kép trong ví dụ: Nam Cao (1915 – 1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri, quê ở làng Đại Hoàng, phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam. Ông là một nhà văn hiện thực xuất sắc của nền văn học Việt Nam với một số tác phẩm nổi tiếng như: "Chí Phèo" (1941), "Trăng sáng" (1942), " Đời thừa" (1943)... được dùng để đánh dấu a. tên tác phẩm. b. phần giải thích cho phần trước đó. c. phần bổ sung cho phần trước đó. d. từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp. B. PHẦN TỰ LUẬN: (7.0 điểm) (Thời gian 75 phút) Câu 1: (1.0 điểm) Hãy cho biết công dụng của dấu hai chấm? Câu 2: (1.0 điểm) Kết thúc truyện "Chiếc lá cuối cùng" của O. Hen-ri, Xiu đã nói với Giôn- xi: "Đó là kiệt tác của bác Bơ-men" Theo em, chiếc lá cuối cùng ấy có xứng đáng là một kiệt tác hay không? Vì sao? Câu 3: (5.0 điểm) Thuyết minh về một đồ dùng trong học tập hoặc trong sinh hoạt. Đáp án A. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3.0 điểm) Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án d b a a b b c c b c d a B. PHẦN TỰ LUẬN: (7.0 điểm) * Hướng dẫn chung: Giáo viên khi chấm bài lưu ý đọc kĩ, chấm cẩn thận, không đếm ý cho điểm mà cần cân nhắc tổng thể bài làm theo từng câu của đề để cho điểm chung. Hướng dẫn sau đây chỉ mang tính định hướng, gợi ý, nêu những yêu cầu chung, không đi vào chi tiết. Tổ chấm bài cần thảo luận kĩ yêu cầu, vận dụng biểu điểm để có thống nhất chung trước khi chấm. Cần lưu ý những điểm sau: Trong từng phần, tùy vào thực tế bài làm của học sinh, giáo viên xem xét để trừ điểm về các lỗi chính tả, ngữ pháp, diễn đạt, trình bày ... sao cho phù hợp. Giáo viên cần vận dụng đáp án và biểu điểm một cách linh hoạt; căn cứ tình hình thực tế bài làm của học sinh để đánh giá cho điểm hợp lý; trân trọng và đánh giá cao những suy nghĩ sáng tạo của học sinh. * Đáp án và biểu điểm: Câu 1: Học sinh trả lời được: Dấu hai chấm được dùng để: Đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó; (0,5đ) Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang) (0,5đ) Câu 2: Chiếc lá đó xứng đáng được coi là một kiệt tác (0,5đ) V ... tác dụng của cách nhìn nhận con người bằng cái nhìn cảm thông, thấu hiểu, bằng lòng nhân ái của con người. (1,0đ) Nêu bài học cho bản thân mình trong cách ứng xử. (0,5đ) Về hình thức: Hình thức một bài văn: bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Diễn đạt rõ ràng, linh hoạt, uyển chuyển, không mắc các lỗi viết câu, dùng từ, chính tả) (1,0đ) Câu 3: (10đ) Yêu cầu về kỹ năng: Viết một bài văn nghị luận về tác phẩm với những yêu cầu cụ thể sau: Hình thức một bài văn: bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, có sự phân tích, bình giá, cảm thụ về nội dung cảm xúc, các yếu tố nghệ thuật (ngôn từ, hình ảnh, thể thơ các thủ pháp tu từ...) trong hai bài thơ. (0,5đ) Diễn đạt rõ ràng, linh hoạt, uyển chuyển, không mắc các lỗi viết câu, dùng từ, chính tả) (0,5đ) Yêu cầu về kiến thức a. Giới thiệu vấn đề nghị luận (1,0đ) Giới thiệu về tác giả Hồ chính Minh và hai bài thơ "Tức cảnh Pác Bó", "Ngắm trăng". Dẫn dắt nêu vấn đề nghị luận. b. Chứng minh màu sắc cổ điển và tinh thần thời đại ở hai bài thơ. Bài Tức cảnh Pác Bó Màu sắc cổ điển. "Thú lâm tuyền" Câu thơ đầu ngắt nhịp 4/3 tạo thành hai vế sóng đôi toát nên cảm giác về sự nhịp nhàng, nề nếp, giọng điệu thật thoải mái, phơi phới cho ta thấy Bác sống thật ung dung hòa điệu với nhịp sống núi rừng. (0,5đ) Câu thơ 2 tiếp tục mạch cảm xúc đó, có chút đùa vui: lương thực, thực phẩm ở đây đầy đủ đến mức dư thừa. (0,5đ) Câu thơ thứ nhất nói về việc ở, câu thơ thứ hai nói về việc ăn, câu thơ thứ 3 nói về việc làm của Bác. Tất cả đều hòa hợp cùng thiên nhiên toát nên cảm giác thích thú, bằng lòng. (0,5đ) Giọng điệu thoải mái pha chút đùa vui hóm hỉnh có phần khoa trương tạo cho nhân vật trữ tình mang dáng dấp một ẩn sĩ, một khách lâm tuyền thực thụ. (0,5đ) Tinh thần thời đại. Bác đến tìm đến thú lâm tuyền không giống với người xưa là để "lánh đục tìm trong" hay tự an ủi mình bằng lối sống" an bần lạc đạo" mà đến với thú lâm tuyền để "dịch sử Đảng" tức là làm cách mạng. Nhân vật trữ tình mang dáng vè một ẩn sĩ song thự chất vẫn là người chiến sĩ. (1,0đ) Trung tâm của bức tranh Pác Bó là hình tượng người chiến sĩ được đặc tả bằng những nét đậm, khỏe đầy ấn tượng qua tử láy " chông chênh" và 3 chữ " dịch sử đảng" toàn vần trắc, toát nên vẻ khỏe khoắn, mạnh mẽ. (1,0đ) Niềm vui sống giữa thiên nhiên hòa quện trong niềm vui làm cách mạng. (0,5đ) Bài "Ngắm trăng". Màu sắc cổ điển. Phân tích đề tài "Vọng nguyệt" và thi liệu cổ: "rượu, hoa, trăng" (0,75đ) Phân tích dáng dấp thi nhân xưa của Bác qua: Cấu trúc đăng đối, nghệ thuật nhân hóa ở hai câu thơ cuối, nhất là chủ thể trữ tình yêu trăng, coi trăng như người bạn gắn bó, tri kỷ. (1,0đ) Tình thần thời đại: Phân tích hồn thơ lạc quan, tinh thần vượt lên trên hoàn cảnh khó khăn gian khổ biểu hiện ở sự tự do nội tại, phong thái ung dung, vượt hẳn lên sự nặng nề, tàn bạo của ngục tù. (1,0đ) Phân tích tâm hồn thi sĩ hòa quện trong tâm hồn chiến sĩ. (0,75đ) ĐỀ SỐ 18 PHẦN I: VĂN – TIẾNG VIỆT (4 điểm) Câu 1: (2 điểm) - Thế nào là câu ghép? - Xác định câu ghép trong đoạn trích sau và cho biết mối quan hệ ý nghĩa giữa chúng? ... "Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...". (Trích "Lão Hạc" của Nam Cao). Câu 2: (2 điểm) Qua hai nhân vật chị Dậu (trích: "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố) và Lão Hạc (trích: "Lão Hạc" của Nam Cao). Em hãy viết một đoạn văn ngắn (5 - 7 dòng) nêu suy nghĩ về số phận và tính cách của người nông dân Việt Nam lúc bấy giờ. PHẦN II: TẬP LÀM VĂN (6 điểm) Giới thiệu về ngày tết ở quê hương em. Đáp án PHẦN I: VĂN-TIẾNG VIỆT (4 điểm) Câu 1: (2 điểm) Nêu đúng khái niệm câu ghép. (1 điểm) Câu ghép trong đoạn trích là: "Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít". (0,5 điểm) Mối quan hệ ý nghĩa: quan hệ đồng thời. (0,5 điểm) Câu 2: (2 điểm) Về hình thức: Học sinh viết đúng yêu cầu đoạn văn (0,5 điểm) Về nội dung: Đoạn văn nêu được các ý chính sau: Bối cảnh xã hội: thực dân nửa phong kiến. (0,5 điểm) Số phận nhân vật: nghèo túng, khó khăn, vất vả. (0,5 điểm) Sống ân tình, thủy chung, đạo đức, giữ gìn nhân phẩm, sức sống mãnh liệt... thể hiện truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam ta. (0,5 điểm) PHẦN II: TẬP LÀM VĂN: (6 điểm) 1. Yêu cầu chung: * Hình thức: Bài làm đảm bảo các yêu cầu sau: Bài làm sạch đẹp, chữ viết đúng chính tả, câu văn đúng ngữ pháp. Biết chọn lọc và sử dụng từ ngữ một cách chính xác. Biết cách sắp xếp ý, đoạn, bố cục bài hợp lí. Diễn đạt mạch lạc, lô gíc, có tính liên kết. * Nội dung: Làm đúng thể loại văn thuyết minh. Có sự lựa chọn và sử dụng hợp lí các phương pháp thuyết minh đã học. 2. Yêu cầu cụ thể: Học sinh giới thiệu được ngày tết ở quê hương mình a. Mở bài: 1 điểm Giới thiệu chung về ngày tết Âm lịch truyền thống của quê hương. b. Thân bài: 4 điểm Không khí chuẩn bị đón tết: Vệ sinh, trang trí nhà cửa, đường làng ngõ xóm, treo băng rôn, khẩu hiệu...làm bánh, chuẩn bị thức ăn, mua sắm đồ mới... Không khí đón tết ở các gia đình: Cúng giỗ người thân đã qua đời, đi chúc tết, mừng tuổi... Các lễ hội mừng xuân: các trò chơi giân gian, lễ tảo mộ.... c. Kết bài: 1 điểm Cảm nghĩ về ngày tết ở quê hương, tuyên truyền ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống dân tộc. 3. Hướng dẫn chấm: Điểm 5 - 6: Bài làm đạt yêu cầu như đáp án, diễn đạt trôi chảy, văn viết có hình ảnh, không sai lỗi chính tả, ngữ pháp. Điểm 4 - <5: Bài làm đạt yêu cầu như đáp án song có một số lỗi sai sót về chính tả hoặc diễn đạt. Điểm 3 - <4: Hiểu đúng thể loại, bố cục đủ, nhưng diễn đạt đôi chỗ còn lủng củng, có sai ít lỗi về chính tả, ngữ pháp. Điểm 2 - <3: Hiểu đúng thể loại bố cục chưa rõ ràng, nội dung nghèo nàn, diễn đạt lủng củng, sai sót nhiều lỗi chính tả. Điểm 1 - <2: Bài làm không đúng theo yêu cầu, viết lan man, mắc quá nhiều lỗi. * Lưu ý: Trên đây chỉ là định hướng cơ bản, khi chấm giáo viên cần linh động căn cứ vào tình hình bài làm cụ thể của học sinh, tôn trọng sự sáng tạo của các em. Có thể không đủ các ý trên nhưng bài viết giới thiệu sâu sắc, hấp dẫn cũng có thể cho điểm tối đa. ĐỀ SỐ 19 I. PHẦN VĂN VÀ TIẾNG VIỆT: (4 điểm) Câu 1: (1 điểm) a/ Văn bản "Trong lòng mẹ" thuộc thể loại gì? b/ Nhận định sau đây ứng với nội dung văn bản nào? "Số phận bi thảm của người nông dân cùng khổ và những phẩm chất tốt đẹp của họ khi bị chà đạp và họ đã chống trả một cách mạnh mẽ, quyết liệt được thể hiện qua cái nhìn thương cảm và sự tôn trọng của nhà văn". Câu 2: (4 điểm). Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới: "Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau,ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc..." a/ Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Nêu nội dung chính của đoạn văn. b/ Xác định phép tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên và nêu tác dụng của phép tu từ đó. II./ TẬP LÀM VĂN: (5 điểm) Em hãy thuyết minh về một loài hoa mà em yêu thích. Đáp án I/ PHẦN VĂN, TIẾNG VIỆT: (5 điểm) Câu 1: (1 điểm) Thể loại: Hồi kí. Câu 2: a/ (2 điểm) Đoạn trích trích trong tác phẩm Lão Hạc. Tác giả là: Nam Cao. Nội dung chính: Tâm trạng buồn bã, đau đớn, day dứt của lão Hạc sau khi bán đi cậu Vàng b/ (2 điểm) Phép tu từ: So sánh (Lão Hạc với con nít). Từ so sánh: như. Tác dụng: gợi tả và nhấn mạnh tâm trạng đau khổ của lão Hạc. II/ PHẦN TẬP LÀM VĂN: (8 điểm) HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các yêu cầu sau: Mở bài: Giới thiệu được đối tượng thuyết minh: loài hoa Thân bài: Trình bày được: Đặc điểm, cấu tạo, màu sắc, tác dụng, giá trị của loài hoa Ý nghĩa của loài hoa Kết bài: Cảm nghĩ về loài hoa. ĐỀ SỐ 20 I/ Trắc nghiệm: (2 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. Xe chạy chậm chậm ... Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc, rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sịt theo: - Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà. Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật mầu hồng của gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi, lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường. Câu 1: Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào? A. Trong lòng mẹ B. Những ngày thơ ấu C. Một tuổi thơ văn D. Khi đứa con ra đời Câu 2: Đoàn trích kể lại sự việc nào? A. Bé Hồng mơ thầy được gặp mẹ B. Bé Hồng được gặp lại mẹ C. Bé Hồng nói chuyện với mẹ D. Bé Hồng nhớ về người mẹ Câu 3: Những phương thức biểu đạt nào đã được sử dụng trong đoạn văn? A. Tự sự kết hợp nghị luận B. Tự sự kết hợp miêu tả C. Tự sự kết hợp biểu cảm D. Tự sự kết hợp miêu tả biểu cảm Câu 4: Đoạn văn trên trình bầy nội dung theo cách nào? A. Theo cách diễn dịch B. Theo cách quy nạp C. Theo cách tổng - phân - hợp D. Theo cách song hành II. Tự luận: (8 điểm) Câu 1: (1 điểm) Thế nào là từ tượng hình, tượng thanh? Câu 2: (2 điểm) Viết một đoạn văn ngắn, chủ đề tự chọn, có xử dụng từ tượng hình, tượng thanh. Câu 3: (5 điểm) Em hãy kể về ngày đầu tiên đi học của mình. Đáp án I . Trắc nghiệm: (2 điểm) Mỗi câu trả lời đúng 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 Đáp án A B D D II. Tự luận: Câu 1: (1 điểm) Nêu được khái niệm từ tượng hình, tượng thanh. Câu 2: (2 điểm) Viết được đoạn văn ngắn có sử dụng từ tượng hình, tượng thanh. Câu 3: (5 điểm) Yêu cầu về kiến thức Xác định ngôi kể: Thứ nhất, thứ ba Xác định trình tự kể: Theo thời gian, không gian Theo diễn biến sự việc Theo diễn biến của tâm trạng a. Mở bài: (1 điểm) Giới thiệu hoàn cảnh tác động đến nhân vật tôi nhớ lại kỷ niệm đầu tiên đi học. b. Thân bài: (3 điểm) Kể theo trình tự tâm trạng náo nức, bỡ ngỡ, mới mẻ, thông qua hồi tưởng (từ hiện tại nhớ về quá khứ) Tâm trạng của đêm trước ngày đến trường. Tâm trạng trước lúc đến trường. Tâm trạng trên đường đến trường. Tâm trạng lúc ở trường. Tâm trạng khi rời tay người thân và ở trong lớp. c. Kết bài: (1 điểm) Ấn tượng của nhân vật tôi lần đầu tiên đi học Ý nghĩa của việc đi học Suy nghĩ ước mơ của em về ngày mai. Yêu cầu về hình thức: Trình bày sạch sẽ văn phong sáng sủa
Tài liệu đính kèm: