Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 19 - Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 19 - Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu

Tiết 71,72:

TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ

1. Mục tiêu. Giúp HS:

 a) Về kiến thức: Nắm được những ưu và nhược điểm trong bài làm: việc nắm bắt kiến thức cơ bản, cách trình bày; lỗi về dùng từ, đặt câu,. Thấy rõ được những hạn chế về việc nắm bắt kiến thức của học sinh trong học kỳ 1 để có hướng bù đắp trong học kỳ 2

 b) Về kỹ năng: Rèn kỹ năng nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm qua bài làm tổng hợp học kỳ I.

 c) Về thái độ: Có ý thức trong việc sửa lỗi sai, biết rút kinh nghiệm cho các bài kiểm tra sau.

2. Chuẩn bị của GV và HS.

 Thầy: Nghiên cứu đáp án, chấm bài, tổng hợp điểm.

 Trò: Xem lại những kiến thức có liên quan đến bài làm.

 

doc 6 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 561Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 19 - Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19
Kết quả cần đạt
- Thấy được những ưu và nhược điểm của trong bài kiểm tra học kỳ I: về kiến thức, kĩ năng trình bày,
- Thấy rõ được những hạn chế về việc nắm bắt kiến thức trong học kỳ 1 để có hướng bù đắp trong học kỳ 2
Ngày soạn: 21/12/2010
Ngày thực hiện: 23/12/2010
Dạy lớp: 8B
	Tiết 71,72:
TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ
1. Mục tiêu. Giúp HS:
 a) Về kiến thức: Nắm được những ưu và nhược điểm trong bài làm: việc nắm bắt kiến thức cơ bản, cách trình bày; lỗi về dùng từ, đặt câu,.... Thấy rõ được những hạn chế về việc nắm bắt kiến thức của học sinh trong học kỳ 1 để có hướng bù đắp trong học kỳ 2
 b) Về kỹ năng: Rèn kỹ năng nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm qua bài làm tổng hợp học kỳ I.
 c) Về thái độ: Có ý thức trong việc sửa lỗi sai, biết rút kinh nghiệm cho các bài kiểm tra sau.
2. Chuẩn bị của GV và HS.
 Thầy: Nghiên cứu đáp án, chấm bài, tổng hợp điểm.
 Trò: Xem lại những kiến thức có liên quan đến bài làm.
3. Tiến trình bài dạy. 
* Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số lớp 8B../17
a) Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp trong tiết học)
	* Giới thiệu bài: tiết 68, 69 các em đã làm bài kiểm tra học kỳ I. Trong tiết trả bài cô sẽ giúp các em thấy được những ưu nhược điểm của mình trong bài làm.
 b) Dạy nội dung bài mới:
 I. Đề bài.
	Câu 1: ( 1 điểm )
	Em hãy cho biết nghĩa của các từ ngữ sau: 
a. Ruồng rẫy (trong văn bản Trong lòng mẹ):.
b. Lực điền (trong văn bản Tức nước vỡ bờ):.
a. Gia sản (trong văn bản Cô bé bán diêm):.
a. Lừng lẫy (trong văn bản Đập đá ở Côn Lôn):.
	Câu 2: ( 1,5 điểm )
 Hãy điền tiếp (theo trí nhớ) vào phần (....) để có nội dung đúng về Công dụng của dấu hai chấm
"Dấu hai chấm dùng để:
	Câu 3: ( 1,5 điểm )
Để bài văn thuyết minh có sức thuyết phục dễ hiểu, sáng rõ, người ta thường sử dụng phối hợp những phương pháp thuyết minh, em hãy kể tên những phương pháp đó?
Câu 4: ( 1điểm )
	Chép đúng, chép đẹp (theo trí nhớ) phần luận và phần kết của bài thơ "Muốn làm thằng Cuội" của Tản Đà
Câu 5: ( 5 điểm )
	Em hãy viết bài thuyết minh về cái phích đựng nước - một đồ dùng quen thuộc trong gia đình em.
 II. Đáp án, biểu điểm:
Câu 1: ( 1 điểm - Mỗi câu trả lời đúng: 0,25 điểm)
a. Ruồng rẫy: hắt hủi, ghét bỏ, không nhìn gì đến;
b. Lực điền: người làm ruộng khoẻ mạnh;
c. Gia sản: tài sản của gia đình;
d. Lừng lẫy: có nghĩa là ngạo nghễ, lẫm liệt.
Câu 2: ( 1,5 điểm )
Dấu hai chấm dùng để:
- Đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó; 
(0,5 điểm)
- Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang). (1 điểm)
Câu 3: ( 1,5 điểm )
Để làm bài văn thuyết minh có sức thuyết phục dễ hiểu, sáng rõ, người ta thường sử dụng phối hợp những phương pháp thuyết minh:
- Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích;
- Phương pháp liệt kê;
- Phương pháp nêu ví dụ;
- Phương pháp dùng số liệu (con số);
- Phương pháp so sánh;
- Phương pháp phân loại, phân tích,...
Câu 4: ( 1 điểm )
Có bầu có bạn can chi tủi,
Cùng gió, cùng mây thế mới vui.
Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám,
Tựa nhau trông xuống thế gian cười.
Câu 5: ( 5 điểm )
?Kh. Hãy xác định yêu cầu của đề bài?
	- Thể loại: Thuyết minh 
	- Phạm vi, đối tượng: Cái phích đựng nước (đặc điểm, công dụng, cách bảo quản).
?Kh: Em sẽ sử dụng phương pháp thuyết minh nào khi thuyết minh về cái phích nước?
 - Sử dụng phương pháp thuyết minh phân tích, liệt kê và giải thích.
	* Lập dàn ý.
 a) Mở bài.
?Tb: Với đề bài này em dự định giới thiệu như thế nào?
 - Giới thiệu vai trò của cái phích nước trong đời sống gia đình: phích nước là đồ dùng thường có trong mỗi gia đình.
 b) Thân bài.
?Kh: Em sẽ thuyết minh về cái phích nước theo những phương diện nào?
 - Hình dáng: hình trụ, cao khoảng 40 cm.
 - Cấu tạo của phích gồm:
 + Vỏ phích là bộ phận bao bên ngoài ruột phích có phần tay xách và tay cầm.
 + Chất liệu bằng nhựa hoặc bằng sắt (nếu bằng sắt thì được phủ một lớp sơn bóng màu). Tay xách và tay cầm làm bằng nhựa hoặc bằng nhôm tùy chất liệu của vỏ phích.
 + Ruột phích gồm hai lớp thủy tinh, giữa là lớp chân không làm mất khả năng truyền nhiệt ra ngoài. Phía trong lớp thủy tinh được tráng bạc nhằm hắt nhiệt trở lại để giữ nhiệt. Miệng phích nhỏ làm giảm khả năng truyền nhiệt.
 + Nắp đậy bên ngoài miệng phích làm bằng nhôm hoặc bằng nhựa.
 + Nút phích làm bằng gỗ đậy kín cho khỏi bốc nhiệt.
 - Công dụng: Giữ nhiệt độ của nước nóng lâu để dùng trong sinh hoạt hằng ngày.
?Tb: Em sẽ thuyết minh thế nào về cách sử dụng và bảo quản phích nước?
 - Cách sử dụng và bảo quản:
 + Sau khi rót nước vào cần đậy ngay miệng phích để giữ nhiệt.
 + Đặt phích nước nơi khuất, không để gần bếp lửa, đặt phích trong hộp đựng để tránh đổ vỡ.
 c. Kết bài.
?Tb: Phần kết bài cần nêu những nội dung gì?
 - Ngày nay tuy đã có những đồ dùng khác để đựng nước nhưng cái phích nước vẫn là đồ dùng sinh hoạt phổ biến và tiện dụng nhất là ở vùng nông thôn và miền núi.
	* Biểu điểm:
	Mở bài: ( 1 điểm ) 
- Hình thức ( 0, 5 điểm ): Theo đúng kiểu bài thuyết minh.
- Nội dung ( 0, 5 điểm ): Giới thiệu những nét chung về tác giả, đoạn trích.
Thân bài: ( 3,5 điểm )
- Hình thức ( 0,5 điểm ): 
+ Lời văn rõ ràng, có sự liên kết chặt chẽ giữa các ý.
- Nội dung ( 3 điểm ): 
+ Giới thiệu được những nét cơ bản về tác giả, thân thế, sự nghiệp...
	+ Giới thiệu giá trị đoạn trích: nghệ thuật, nội dung.
Kết bài: ( 0,5 điểm ) 
	- Hình thức ( 0, 25 điểm ): Chặt chẽ, có tính khái quát.
	- Nội dung ( 0, 25 điểm ): Nhận xét xác đáng về tác giả, đoạn trích.
3. Nhận xét chung. 
* Ưu điểm:
	- Một số em có ý thức học bài và làm bài tốt, cụ thể:
 	 + Nắm chắc kiến thức cơ bản và vận dụng được vào từng loại câu hỏi trong quá trình làm bài.
	 + Câu 5, đúng yêu cầu của kiểu bài văn thuyết minh; đảm bảo bố cục 3 phần; nội dung tương đối đảm bảo; diễn đạt tương đối lưu loát, trình bày rõ ràng, sạch, đẹp. Điển hình: Thuỳ Linh, Hà, Lụa.
* Nhược điểm:
	- Một số em còn lười học, ý thức làm bài kém, không chịu suy nghĩ; trình bày cẩu thả; nắm kiến thức phần văn bản và tiếng Việt còn quá sơ sài dẫn đến làm bài còn sai: Hạnh (1,5 điểm), Thịnh (4 điểm), Đức (4 điểm); - Câu chép đúng, đẹp theo trí nhớ câu luận và kết bài thơ Muốn làm thằng Cuội còn sai (chưa sử dụng đúng các dấu câu), chữ viết quá xấu.
	- Một số em nắm phương pháp làm bài văn thuyết minh chưa vững, bài làm tỏ ra còn lúng túng trong việc trả lời câu hỏi; ở câu 5, viết bài còn sơ sài, chưa giới thiệu được đầy đủ như yêu cầu (về đặc điểm cũng như công dụng, cách bảo quản của cái phích nước; còn mắc nhiều lỗi chính tả: Minh, Thuận, Long...); có bài viết còn làm theo kiểu tìm ý (gạch đầu dòng các ý, sơ sài: bài của Đức), hoặc làm bài không tuân thủ bố cục cơ bản của bài văn thuyết minh, như không có mở bài (Hiếu)
4. Chữa một số lỗi sai cơ bản.
GV: Ghi lỗi sai lên bảng:
	1) Rồi cứ mỗi năm giằm tháng 8
	2) Đánh đấu (báo trước) lời dấn chực tiếp.
	3) Chắc ai cũng viết trong nhà không thể o có phích nước, nó giúp trúng ta rất nhiều trong đời sống. (Thịnh)
Chữa lỗi: 
? Chỉ ra lỗi sai của của những câu trên?
 Câu 1: Sai lỗi chính tả: giằm và viết tắt tháng 8
 Câu 2: lỗi chính tả: lời dấn chực tiếp
 Câu 3: Sai lỗi chính tả: ai cũng viết .....không thể o có phích nước, nó giúp trúng ta rất nhiều trong đời sống.	
? Hãy chữa lại các câu trên cho đúng?
	1) Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám,
	2) Đánh đấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp.
	3) Chắc ai cũng biết trong nhà không thể không có phích nước, nó giúp chúng ta rất nhiều trong đời sống. 
5. Trả bài, gọi điểm:
 Kết quả: Giỏi: 2; 
Khá: 2; 
TB: 10;
Yếu: 2; 
Kém: 01
c) Củng cố, luyện tập: Củng cố trong quá trình trả bài. 
 d) Hướng dẫn HS học bài ở nhà:
	- Chuẩn bị; nghiên cứu lại đề bài và cách làm bài kiểm tra học kỳ để chuẩn bị cho tiết trả bài học kỳ 
	- Chuẩn bị sách vở, để học kỳ 2.
	- Soạn bài: Nhớ rừng (Đọc kĩ văn bản và câu hỏi tìm hiểu; trả lời các câu hỏi)
==========================

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 19.doc