Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 23 - Trường THCS BTCX Nguyễn Bá Ngọc

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 23 - Trường THCS BTCX Nguyễn Bá Ngọc

Tuần 23

Tiết 82 CÂU CẦU KHIẾN NS:

ND:

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Đặc điểm hình thức của câu cầu khiến .

- Chức năng của câu cầu khiến .

2. Kĩ năng :

 - Nhận biết câu cầu khiến trong văn bản .

 - Sử dụng câu cầu khiến phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp .

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng.

2. Học sinh:

- Soạn bài.

III. Phương pháp:

- Thảo luận nhóm.

- Bình giảng, thuyết trình.

- Nêu vấn đề.

 

doc 9 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 590Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 23 - Trường THCS BTCX Nguyễn Bá Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23
Tiết 82 
CÂU CẦU KHIẾN
NS: 
ND:
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 
- Đặc điểm hình thức của câu cầu khiến .
- Chức năng của câu cầu khiến .
2. Kĩ năng :
 - Nhận biết câu cầu khiến trong văn bản .
 - Sử dụng câu cầu khiến phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp .
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng.
2. Học sinh:
- Soạn bài.
III. Phương pháp:
- Thảo luận nhóm.
- Bình giảng, thuyết trình.
- Nêu vấn đề.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:(1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (2 phút) Hãy cho biết đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn?
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho hs.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 2 phút.
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu cầu khiến
Mục tiêu: Hs nắm chức năng chính của câu nghi vấn.
Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm.
Thời gian: 15 phút.
- Gọi HS đọc đoạn trích a, b. 
+ Trong đoạn trích trên câu nào là câu cầu khiến? Vì sao?
+ Các câu cầu khiến trên dùng để làm gì?
- Gọi HS đọc mục I.2.
+ Cách đọc Mở cửa ở a và b có gì khác nhau?
+ Mục đích của Mở cửa ở mỗi ví dụ trên là gì?
+ Qua các ví dụ trên, theo em đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến là gì?
- GV cho hs tìm ví dụ.
Hoạt động 3: Luyện tập.
Mục tiêu: Hs vận dụng kiến thức vào bài tập thực hành.
Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm.
Thời gian: 20 phút.
- Hd hs làm BT 1, 2.
Hoạt động 4: Củng cố.
Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức bài học.
Phương pháp: Thảo luận nhóm.
Thời gian: 4 phút.
- Cho hs đặt một số câu cầu khiến.
Hoạt động 5: Dặn dò.
Thời gian: 1 phút
- Học bài.
- Chuẩn bị Câu cảm thán.
- Vì có các từ cầu khiến: đừng, đi, thôi.
- Thôi đừng lo lắng: khuyên bảo.
- Cứ về đi. Đi thôi con: yêu cầu.
- Ở a bình thường, ở b nhấn mạnh hơn.
 - Ở a: trả lời câu hỏi. Ở b: đưa ra đề nghị, yêu cầu.
- TL
- Tìm.
I. Đặc điểm hình thức và chức năng:
1. Tìm hiểu bài:
Câu cầu khiến là:
- Thôi đừng lo lắng.
- Cứ về đi!
- Đi thôi con.
2. Bài học:
Ghi nhớ: Sgk/31
II. Luyện tập:
Bài tập 1:	
a. Có hãy. b. Có đi. c. Có đừng.
- Chủ ngữ trong ba câu trên đều chỉ người đối thoại. Nhưng có đặc điểm khác nhau:
+ Ở a: Chủ ngữ chắc chắn là người đối thoại, nhưng phải dựa vào ngữ cảnh của những câu trước mới có thể biết cụ thể người đối thoại đó là Lang Liêu
+ Ở b: Chủ ngữ là ông giáo, ngôi thứ hai số ít.
+ Ở c: Chủ ngữ là chúng ta, ngôi thứ nhất số nhiều.
- Có thể thêm hoặc bớt hình thức chủ ngữ trong câu trên:
+ Con hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương. 
+ Hút trước đi.
+ Nay các anh đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được k. 
Bài tập 2:
- Câu cầu khiến:
a. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi.
b. Các em đừng khóc.
c. Đưa tay cho tôi mau! Cầm lấy tay tôi này!
Nhận xét:
a. Vắng chủ ngữ; từ ngữ cầu khiến đi.
b. Chủ ngữ các em; từ ngữ cầu khiến đừng.
c. Vắng chủ ngữ, không có từ ngữ cầu khiến.
4. Rút kinh nghiệm: 
Tuần 23
Tiết 83 
THUYẾT MINH VỀ MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH
NS: 
ND:
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 
- Sự đa dạng về đối tượng được giới thiệu trong văn bản thuyết minh .
- Đặc điểm và cách làm bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh .
- Mục đích, yêu cầu, cách quan sát và cách làm bài văn giới thiệu danh lam thắng cảnh .
2. Kĩ năng :
 - Quan sát danh lam thắng cảnh .
 - Đọc tài liệu, tra cứu, thu thập, ghi chép những tri thức khách quan về đối tượng để sử dụng trong bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh .
 - Tạo lập được một văn bản thuyết minh theo yêu cầu: biết viết một bài văn thuyết minh về một cách thức, phương pháp, cách làm có độ dài 300 chữ . Nhận biết câu cầu khiến trong văn bản .
 II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng.
2. Học sinh:
- Soạn bài.
III. Phương pháp:
- Thảo luận nhóm.
- Bình giảng, thuyết trình.
- Nêu vấn đề.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:(1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (2 phút) Khi làm bài văn thuyết minh về một phương pháp cần chú ý điều gì? Thứ tự trình bày ra sao?
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho hs.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 1 phút.
Hoạt động 2: Giới thiệu một phương pháp (cách làm).
Mục tiêu: Hs nắm được bài văn thuyết minh về một phương pháp.
Phương pháp: Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề.
Thời gian: 15 phút.
- Gọi HS đọc bài văn mẫu, sgk/33, 34.
+ Đối tượng của bài văn thuyết minh này?
+ Bài viết cho biết những tri thức gì?
- Để có thể viết được bài giới thiệu về một danh lam thắng cảnh, chúng ta phải chuẩn bị trước những việc gì?
- Khi xây dựng một bài thuyết minh danh lam thắng cảnh, chúng ta phải làm những việc gì, theo trình tự nào?
Hoạt động 3: Luyện tập.
Mục tiêu: Hs vận dụng kiến thức vào bài tập thực hành.
Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm.
Thời gian: 20 phút.
- Hd hs làm bt 1.
Hoạt động 4: Củng cố.
Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức bài học.
Phương pháp: Thuyết minh.
Thời gian: 4 phút.
- Đọc một số bài văn thuyết minh cho HS nghe.
Hoạt động 5: Dặn dò.
Thời gian: 1 phút
- Học bài.
- Chuẩn bị Ôn tập về văn bản thuyết minh.
- Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn.
- TL 
- Người viết phải có kiến thức về danh lam thắng cảnh đó. 
- Bố cục đầy đủ 3 phần.
Mở bài: Giới thiệu về địa lý của danh lam thắng cảnh.
Thân bài: Giới thiệu, niêu tả từng bộ phận của danh lam thắng cảnh.
Kết bài: Phát biểu cảm xúc, tình cảm của mình khi đến thăm danh lam thắng cảnh hay vị trí của nó trong đời sống tình cảm con người.
I. Giới thiệu một danh lam thắng cảnh:
1. Tìm hiểu bài:
 - Hồ Hoàn Kiếm: Nguồn gốc hình thành, sự tích tên hồ.
- Đền Ngọc Sơn: Nguồn gốc, sơ lược qua trình xây dựng, vị trí và cấu trúc đền.
2. Bài học:
 Ghi nhớ: SGK
II. Luyện tập:
1.
Mở bài: Giới thiệu khái quát danh lam thắng cảnh hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơn.
Thân bài:
- Hồ: vị trí, diện tích, độ sâu qua các mùa, cầu Thê Húc, tháp rùa
- Đền: như bài mẫu.
Kết bài: Ý nghĩa lịch sử, vắn hoá của thắng cảnh, bài học về giữ gìn và tôn tạo thắng cảnh.
4. Rút kinh nghiệm: 
Tuần 23
Tiết 84 
ÔN TẬP VỀ VĂN BẢN THUYẾT MINH
NS: 
ND:
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 
- Khái niệm văn bản thuyết minh, các phương pháp thuyết minh.
- Yêu cầu cơ bản khi làm bài văn thuyết minh.
- Sự phong phú, đa dạng về đối tượng cần giới thiệu trong văn bản thuyết minh.
2. Kĩ năng :
 - Khái quát, hệ thống hóa những kiến thức đã học.
 - Đọc - hiểu yêu cầu đề bài văn thuyết minh.
 - Quan sát đối tượng cần thuyết minh.
 - Lập dàn ý, viết đoạn văn và bài văn thuyết minh.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng.
2. Học sinh:
- Soạn bài.
III. Phương pháp:
- Thảo luận nhóm.
- Bình giảng, thuyết trình.
- Nêu vấn đề.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:(1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (2 phút) Kiểm tra vở của HS.
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho hs.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 1 phút.
Hoạt động 2: Ôn tập lý thuyết.
Mục tiêu: Hs nắm được đặc điểm, tính chất của bài văn thuyết minh.
Phương pháp: Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề.
- Văn bản thuyết minh có vai trò và tác dụng như thế nào trong đời sống?
- Văn bản thuyết minh có những tính chất gì khác với văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận?
- Phân biệt tính chất của các loại văn bản?
- Muốn làm tốt văn bản thuyết minh, cần phải chuẩn bị những gì?
- Bài văn thuyết minh làm nổi bật điều gì?
- Những phương pháp thuyết minh nào thường được chú ý vận dụng?
Hoạt động 3: Luyện tập.
Mục tiêu: Hs vận dụng kiến thức vào bài tập thực hành.
Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm.
Thời gian: 20 phút.
- Hd hs làm bt 1.
Hoạt động 4: Củng cố.
Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức bài học.
Phương pháp: Thuyết minh.
Thời gian: 4 phút.
- Đọc một số bài văn thuyết minh cho HS nghe.
Hoạt động 5: Dặn dò.
Thời gian: 1 phút
- Học bài.
- Chuẩn bị Viết bài tập làm văn số 5.
- Đáp ứng nhu cầu hiểu biết, cung cấp cho con người những tri thức tự nhiên xã hội, để có thể vận dụng vào phục vụ lợi ích của mình. 
- Tính chất của văn bản thuyết minh là xác thực, khoa học và rõ ràng đồng thời cũng cần hấp dẫn.
- TL
- Chúng ta cần tìm hiểu, quan sát, nghiên cứu về sự vật, hiện tượng cần thuyết minh.
- Bài văn thuyết minh cần nổi bật tri thức khách quan, khoa học về đối tượng thuyết minh.
- TL
I. Ôn tập lý thuyết:
Kiểu văn bản
Đặc điểm, tính chất
Mục đích
Tự sự
Kể lại sư kiện,
câu chuyện đã 
xảy ra
Làm cho người
đọc cảm là
chủ yếu
Miêu tả
Tả lại cảnh vật,
 con người
Biểu cảm
Bộc lộ tình cảm của 
người viết.
Nghị luận
Trình bày luận 
điểm bằng lập luận
Để người đọc
hiểu được 
luận điểm
Thuyết minh
Giới thiệu sự vật, 
hiện tượng tự nhiên,
 xã hội
Để người đọc 
hiểu bản chất 
của sự vật, 
h/tượng
II. Luyện tập:
Bài tập 1: 
a. Giới thiệu một đồ dùng trong học tập hoặc trong sinh hoạt.
Mở bài: Khái quát tên đồ dùng và công dụng của nó.
 Thân bài: Hình dáng, chất liệu, công dụng. 
Kết bài: Tình cảm đối với đồ dùng.
b. Giới thiệu danh lam thắng cảnh ở quê hương em.
 Mở bài: Vị trí và ý nghĩa văn hoá, lịch sử, xã hội của danh lam đối với quê hương, đất nước.
Thân bài: Vị trí địa lý, quá trình hình thành, phát triển, định hình, tu tạo . 
Kết bài: Tình cảm đối với danh lam thắng cảnh đó.
c. Thuyết minh một văn bản, một thể loại văn học.
Mở bài: Giới thiệu chung về văn bản hoặc thể thơ, vị trí của nó đối với văn học, xã hội hoặc hệ thống thể loại.
 Thân bài: Giới thiệu, phân tích cụ thể.
Kết bài: Tình cảm đối với văn bản, thể loại văn học đó.
d. Giới thiệu cách làm một đồ dùng học tập (một thí nghiệm)
Mở bài: Tên đồ chơi, thí nghiệm, thí nghiệm, mục đích, tác dụng của nó.
Thân bài: Nguyên vật liệu, số lượng, chất lượng. Qui trình, cách thức tiến hành cụ thể từng bước, từng khâu từ đầu đến.
Kết bài: Tình cảm đối với đồ chơi đó.
4. Rút kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 23.doc