Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lí Lớp 8 - Bài 1: Chuyển động cơ học - Nguyễn Đức Hiệp - Lê Cao Phan

Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lí Lớp 8 - Bài 1: Chuyển động cơ học - Nguyễn Đức Hiệp - Lê Cao Phan

y nối các đối tượng ở cột bên trái và ở cột bên phải cho phù hợp

1- Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời ·

2- Chuyển động của thang máy · · Chuyển động thẳng

3- Chuyển động của ngăn kéo hộc tủ · · Chuyển động cong

4- Chuyển động tự quay của Trái Đất · · Chuyển

động tròn

Câu 6: Ngồi trên chiếc xe đạp đang chạy, em hãy cho biết :

a) Các bộ phận nào của xe chuyển động theo quỹ đạo thẳng ?

b) Các bộ phận nào của xe chuyển động theo quỹ đạo tròn ?

Câu 7: Em hãy cho thí dụ về một vật :

a) Đứng yên so với vật này, nhưng lại chuyển động so với vật khác.

b) Vừa tham gia chuyển động tròn, vừa tham gia chuyển động thẳng.

c) Đối với người này, quỹ đạo là đường thẳng, còn đối với người khác,

quỹ đạo là đường cong.

Câu 8: Vẽ và cắt hình một toa tàu bên trong có một hành khách A đang ngồi.

Trên một tờ giấy lớn hơn, vẽ một hành khách B đang đứng chờ tàu.

Trong toa, vẽ một quả bóng rơi theo phương thẳng đứng. Hành khách A

trong toa thấy quỹ đạo là một đường thẳng. Dùng một cây kim, ấn mạnh vào

các điểm trên quỹ đạo để tạo các vết trên tờ giấy lớn. Dùng bút nối các vết này

lại, đó chính là quỹ đạo của quả bóng mà hành khách B quan sát được. Em hãy

vẽ quỹ đạo này trong các trường hợp sau :

a) Toa tàu đứng yên.

b) Toa tàu chuyển động (bằng cách cho mô hình toa tàu trượt nhẹ trên tờ

giấy lớn theo hướng từ trái sang phải ).

 

pdf 8 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 615Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lí Lớp 8 - Bài 1: Chuyển động cơ học - Nguyễn Đức Hiệp - Lê Cao Phan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 8 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
5 
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 8 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
6 
CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC 
(Hình 1.1) 
Chuyển động của đoàn tàu hỏa, sự rơi của quả táo, sự cất cánh của 
máy bay  là các chuyển động cơ học. 
 Làm thế nào để biết một vật đứng yên hay 
chuyển động ? 
 Ngồi trên ôtô đang chạy, nhìn qua cửa kính lúc 
trời mưa, em sẽ thấy hình ảnh vệt mưa rơi trên kính 
như thế nào ? 
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 8 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
7 
Câu 1: Các chuyển động nào sau đây không phải là chuyển động cơ học ? 
 A- Sự rơi của chiếc lá. 
 B- Sự di chuyển của đám mây trên bầu trời. 
 C- Sự thay đổi đường đi của tia sáng từ không khí vào nước. 
 D- Sự đong đưa của quả lắc đồng hồ. 
Câu 2: Hành khách trên tàu A thấy tàu B đang chuyển động về phía trước. Còn 
hành khách trên tàu B lại thấy tàu C cũng đang tiến chuyển động về phía trước. 
Vậy, hành khách trên tàu A sẽ thấy tàu C: 
 A- Đứng yên. 
 B- Chạy lùi ra sau. 
 C- Tiến về phía trước. 
 D- Tiến về phía trước rồi sau đó lùi ra sau. 
Câu 3: Trời lặng gió, nhìn qua cửa xe (khi xe đứng yên) ta thấy các giọt mưa rơi 
theo đường thẳng đứng. Nếu xe chuyển động về phía trước thì người ngồi trên 
xe sẽ thấy các giọt mưa : 
 A- Cũng rơi theo đường thẳng đứng. 
 B- Rơi theo đường chéo về phía trước. 
 C- Rơi theo đường chéo về phía sau. 
 D- Rơi theo đường cong. 
Câu 4: Minh và Tuấn cùng ngồi trên tàu. Minh ngồi ở toa đầu, Tuấn ngồi ở 
toa cuối. Phát biểu nào sau đây là đúng : 
a) So với mặt đường thì Minh và Tuấn cùng đứng yên. 
b) So với các toa khác, Minh và Tuấn đang chuyển động. 
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 8 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
8 
c) So với Tuấn thì Minh đang chuyển động ngược chiều. 
d) So với Tuấn thì Minh đang đứng yên. 
Câu 5: Hãy nối các đối tượng ở cột bên trái và ở cột bên phải cho phù hợp : 
1- Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời · 
2- Chuyển động của thang máy · · Chuyển động thẳng 
3- Chuyển động của ngăn kéo hộc tủ · · Chuyển động cong 
4- Chuyển động tự quay của Trái Đất · · Chuyển 
động tròn 
Câu 6: Ngồi trên chiếc xe đạp đang chạy, em hãy cho biết : 
 a) Các bộ phận nào của xe chuyển động theo quỹ đạo thẳng ? 
 b) Các bộ phận nào của xe chuyển động theo quỹ đạo tròn ? 
Câu 7: Em hãy cho thí dụ về một vật : 
 a) Đứng yên so với vật này, nhưng lại chuyển động so với vật khác. 
 b) Vừa tham gia chuyển động tròn, vừa tham gia chuyển động thẳng. 
 c) Đối với người này, quỹ đạo là đường thẳng, còn đối với người khác, 
quỹ đạo là đường cong. 
Câu 8: Vẽ và cắt hình một toa tàu bên trong có một hành khách A đang ngồi. 
Trên một tờ giấy lớn hơn, vẽ một hành khách B đang đứng chờ tàu. 
 Trong toa, vẽ một quả bóng rơi theo phương thẳng đứng. Hành khách A 
trong toa thấy quỹ đạo là một đường thẳng. Dùng một cây kim, ấn mạnh vào 
các điểm trên quỹ đạo để tạo các vết trên tờ giấy lớn. Dùng bút nối các vết này 
lại, đó chính là quỹ đạo của quả bóng mà hành khách B quan sát được. Em hãy 
vẽ quỹ đạo này trong các trường hợp sau : 
 a) Toa tàu đứng yên. 
 b) Toa tàu chuyển động (bằng cách cho mô hình toa tàu trượt nhẹ trên tờ 
giấy lớn theo hướng từ trái sang phải ). 
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 8 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
9 
Câu 9: Tàu A xuất phát từ cảng A và đi ra khơi. 
Còn tàu B đang tiến gần cảng B. Một đèn hiệu 
được đặt ở vị trí như trên hình vẽ. Sau các thời 
gian như nhau, các tàu sẽ ở các vị trí 1,2,3 
a) Ở vị trí nào thì tàu B không nhìn thấy đèn 
hiệu do bị tàu A che khuất ? 
b) Ở vị trí nào thì tàu B không nhìn thấy cảng B 
do bị tàu A che khuất ? 
c) Bắt đầu từ vị trí nào, hành khách trên tàu A 
sẽ thấy tàu B nằm phía trái của tàu mình ? 
(Hình 8.2) 
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 8 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
10 
 - Sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác gọi là 
chuyển động cơ học. 
- Vật chuyển động hay đứng yên phụ thuộc vào vật 
được chọn làm mốc. 
Vệ tinh địa tĩnh là gì ? 
Có một loại vệ tinh mà thời gian quay được đúng 
một vòng quanh Trái Đất là 24 giờ. Giả sử lúc 
đầu, người ở một vị trí trên mặt đất thấy vệ tinh 
ở trên đỉnh đầu. Do Trái Đất tự quay, 6 giờ sau, 
người đi được 10.000km, thì vệ tinh di chuyển 
được 67.000km và người vẫn thấy vệ tinh trên 
đỉnh đầu. Nói cách khác, người trên mặt đất thấy 
vệ tinh dường như cố định trên bầu trời, nên có 
tên là vệ tinh địa tĩnh (đứng yên so với mặt đất). 
Vệ tinh địa tĩnh cách mặt đất khoảng 36.000 km 
và có nhiều ứng dụng trong viễn thông, quân sự 
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 8 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
11 
1-Ban đêm nhìn lên bầu trời, nếu không có mây 
thì thấy Mặt trăng đứng yên. Nếu có mây và gió, 
ta thấy Mặt trăng chuyển động. Gió thổi càng 
mạnh, Mặt trăng chuyển động càng nhanh. Tại 
sao ? 
2- Quấn một mảnh giấy màu vào van xe đạp, khi 
xe đạp chuyển động, em sẽ thấy quỹ đạo của 
mảnh giấy màu đó như sau : 
Bây giờ, em hãy quấn mảnh giấy màu vào 
những vị trí khác nhau trên nan hoa xe đạp và 
quan sát quỹ đạo của mảnh giấy. 
 Hai bạn Thảo và Phương cùng ngồi trên một xe 
buýt đang chuyển động. 
Bạn Thảo chỉ hàng cây bên đường và nói : " 
Nhìn kìa, hàng cây đang đứng yên". 
Bạn Phương cho rằng : " Ồ, theo mình thì hàng 
cây đang lùi xa chúng ta đó chứ !". 
 Theo em, bạn nào có lí ? 
Bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 8 Nguyễn Đức Hiệp – Lê Cao Phan 
12 
Câu 1: C ; Câu 2: C; Câu 3: C; Câu 4: D 
Câu 5: 
1- Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời · 
2- Chuyển động của thang máy · · Chuyển động thẳng 
3- Chuyển động của ngăn kéo hộc tủ · · Chuyển động cong 
4- Chuyển động tự quay của Trái Đất · · Chuyển 
động tròn 
(Quỹ đạo của Trái Đất chung quanh Mặt Trời là một đường e-líp ) 
Câu 6: a) Phần dây xích, khi chưa ăn vào các đĩa, chuyển động theo đường 
thẳng. 
 b) Bánh xe, bàn đạp, đầu mút của tay lái  chuyển động theo đường 
tròn. 
Câu 7: a) Khi xe chuyển động yên xe đứng yên so với thùng xe, nhưng lại 
chuyển động so với mặt đường. 
 b) Khi bánh xe quay, một điểm trên bánh vừa chuyển động tròn, vừa 
chuyển động thẳng trên đường. 
 c) Đối với hành khách trên toa tàu thì quỹ đạo của vật rơi theo phương 
thẳng đứng, còn đối với người ở dưới sân ga thì quỹ đạo của vật là đường cong. 
Câu 8: a) Quỹ đạo là đường thẳng. 
 b) Quỹ đạo là đường cong. 
Câu 9: a) Cả hai tàu ở vị trí 4. 
 b) Cả hai tàu ở vị trí 5. 
 c) Bắt đầu từ vị trí 6. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdf01-chuyen dong co hoc.pdf